Ngôi nhà trí tuệ

 


Ngôi nhà trí tuệ


Đi leo núi về, đừ quá, ngồi trong xe, hai vợ chồng và thằng con nói chuyện. Mình kể có một anh chàng người Nepal leo lên 7 đỉnh núi cao nhất thế giới trong vòng mấy tháng trong khi một ông người đức mất 19 năm trời. Vấn đề là nếu anh chàng người Nepal mà là da trắng thì sẽ giàu mệt thở, thay vì phải mượn tiền cầm thế nhà để trả cho chi phí anh ta leo núi. Đồng chí gái nhảy vào nói này nói nọ, kiểu người da trắng giỏi này nọ nên mình nói chuyện về khoa học từ xưa do người ả rập tìm ra như toán học, đại số rồi từ từ mới được du nhập vào Âu châu và ngày nay người da trắng không nhắc đến việc này, nhất là người đã đưa các trí tuệ của người ả rập vào Âu châu khiến ai cũng tưởng người da trắng đột phá tư duy như hình ảnh ông Newton, nằm chơi bị trái táo rơi xuống đầu rồi viết cuốn sách để đời.

Trung Cộng đang chiếm lĩnh về khoa học hiện nay.


40 năm trước, mình bò sang Ma-rốc để thĂm viếng xứ này để hiểu thêm về vùng Bắc phi. Suýt chút nữa là ở lại đây luôn. Lý do là mấy cô gái xứ ả rập có con mắt đẹp kinh hồn. Có ông kiến trúc sư người Việt lưu lạc sang đây thiết kế lăng tẩm, nhà thờ hồi giáo cho ông vua Hassan, kêu mình ở lại làm cho ông ta nhưng nghe ông Pierre “crabe tombour” kêu cẩn thận gái xứ Ma-rốc, muốn thoát ly ra khỏi nền văn hoá của họ sẽ dụ dỗ mày để đem về Tây nên chạy luôn.


 Xứ này cũng có chung một lịch sử như Việt Nam, bị người Pháp cai trị ở thế kỷ 19 và được trao trả lại độc lập sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Dạo ấy họ có nội chiến với đám quân Politsario ở ngoài sa mạc. Năm ngoái hai vợ chồng bò đến vùng Trung Á đến viếng thăm khu vực một thời giàu có mà người ta gọi Con đường Lụa, vùng giao thoa của hai nền kinh tế và văn minh Tây và Đông thì thất kinh vì khám phá ra nền khoa học của Âu châu mà chúng ta tán dương, đa số đều đến từ nền văn minh hồi giáo. Truyền thông Âu Mỹ hoạ chân dung người hồi giáo như những người điên, đặt bom giết người.


Buồn đời mình kiếm tài liệu đọc thì khám phá cuốn sách của ông Jonathan Lyon, một tiến sĩ gốc Úc Đại Lợi, làm luận án tiến sĩ về Ngôi Nhà trí TUỆ, ĐỊA ĐIỂM được XEM LÀ nơi tụ  HỌP CÁC TINH HOA CỦA NỀN VĂN NINH HỒI GIÁO. "The House of Wisdom:How the Arabs Transformed Civilization." Ông này nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố hồi giáo, để giúp các chính phủ Tây phương hiểu rõ về sự thành hình của các nhóm khủng bố hồi giáo để tìm ra cách trừ khử.


Cuốn sách này nói về người ả rập đã thay đổi nền văn minh Tây phương, nguồn cội của nền phục hưng Âu châu sau khi chìm đắm trong thời trung cổ giáo điều bởi nhà thờ Vatican. Lâu nay, mình cứ tưởng khi người Hồi giáo chiếm đóng Hy Lạp thì các trí thức gia Hy Lạp, bỏ chạy sang các nước Âu châu xin tỵ nạn và các tư tưởng cổ điển của Hy Lạp đã giúp Âu châu vực dậy, tạo thành kỹ nguyên mà họ gọi là thời Phục Hưng. Đó là những gì mình đọc qua sách vỡ của người Âu châu. Dựa theo những gì xẩy ra tại Hoa Kỳ vào thế kỷ 20, khi các chất xám trên thế giới di dân sang xứ này, giúp xứ này giàu mạnh, điển hình là ông Albert Einstein, Oppenheimer,…


Cuộc đời lạ lắm, hồi trẻ được thầy cô dạy ở trường rồi cứ Đinh ninh là đúng để rồi về già nghiệm lại cũng như đọc thêm tài liệu, du lịch các nơi được nhắc đến khi còn ở trường thì khám phá ra không phải như đã được học tại lớp. Lịch sử được viết do kẻ thắng trận. Chán Mớ Đời 


Thời xưa người ả rập đã học cách tìm ra Mecca 

Nhớ hôm đi tàu ở Palawan, mình có dịp nói chuyện với một bà người Anh quốc. Bà ta cho biết đi chơi các vùng thuộc đế quốc Anh quốc khi xưa, người dân rất đàng hoàng tử tế với bà ta thay vì chửi rủa, lên án tổ tiên bà ta đã cai trị, xâm lược đất nước họ. Bà ta hỏi mình nghĩ gì về sự đô hộ của Pháp quốc tại Việt Nam.


Mình cho biết là khó mà có một cái nhìn khách quan vì không sống vào thời đó vì tư duy của chúng ta thời đó và thời nay khác nhau. Nhưng chúng ta lấy thí dụ nước của bà 2000 năm về trước, quân đội viễn chinh La mã đã đến và chiếm đóng. Ngày nay chúng ta còn thấy các di tích lịch sử với các tường thành xây bởi người Anh quốc với kỹ thuật của người la mã đem đến, dưới sự đô hộ của lính la mã. Nhờ sự tiếp cận, cọ sát giữa hai nền văn minh mà sau này Anh quốc phát triển mạnh hơn xứ Tô cách Lan không bị quân La mã chiếm đóng. Tô cách Lan chỉ phát triển sau này khi bị Anh quốc đô hộ đào tạo ra nhiều nhà khoa học cho cuộc cách mạng kỹ nghệ như James Watt, Alexander fleming, James Hutton… giúp Anh quốc trở thành một đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn tại Anh quốc. 


Nếu ta nhìn lịch sử dưới gốc độ về phát triển, quân sự thì sự chiếm đóng của ngoại bang, có thể gây nên cảnh chia ly, chết chóc nhưng bù vào đó là kẻ yếu học được những điểm hay của kẻ đô hộ mình. Nếu người Tàu không đô hộ Việt Nam thì người Việt không bị ảnh hưởng văn khổng mạnh, hay không tiếp cận với kỹ thuật Âu châu nếu không có người Pháp chiếm đóng Việt Nam 86 năm. Chúng ta sẽ không có chữ Nôm hay chữ quốc ngữ, vẫn sống như các người dân tộc ở miền núi. Chúng ta có thể kêu là cổng rắn cắn gà nhà đủ loại. Chúng ta muốn sống như các người dân tộc miền núi hay sống trong các căn nhà , phố xá ở thành thị ngày nay. Thậm chí ngày nay người dân tộc miền núi nhờ có sự cọ xác với người kinh mới có đời sống khá khá hơn một tí.


Đầu thế kỷ 11, Âu châu được nhà thờ kêu gọi cuộc thánh chiến mà chúng ta hay gọi thập tự chinh. Khi thập tự quân đến vùng thánh địa do người hồi giáo cai quản thì lính hổn hợp với nông dân, dân ăn cướp, nên không để ý quan sát về mặt văn hóa địa phương nổi bật hơn Âu châu, ngược lại các nhà trí thức Âu châu thì nhận ra ngay sự giàu có, kỹ thuật cao của nền văn minh hồi giáo. Có thể xem như là một cơn địa chấn như khi mình viếng thăm Uzbekistan, khám phá ra các nơi họ xây nhà thờ và cách họ dẫn thủy nhập điền, làm giấy,… hình như mình đã có kể nhờ các cuộc thánh chiến thập tự chinh này mà Âu châu đã khỏi đầu thành lập ngân hàng mà chúng ta sử dụng ngày nay.


Từ đó các nhà buôn từ Genoa, Venezia,.. bắt đầu giao thương với vùng này, đem về Âu châu lụa gấm, nước hoa, dầu và gia vị,… dần dần việc sử dụng các số ả rập, tính toán, kế toán đều sử dụng hệ thống của người hồi giáo. Thậm chí có nhiều từ dùng đến từ tiếng ả rập và ba tư như tariff, check, traffic, arsenal,… dần dần đưa đến sự thành lập con đường lụa đã giúp giao thương từ Âu châu và trung hoa.


 Cách làm sổ sách theo phương pháp người ả rập. Ngay ông Leonardo Fibonacci, thần đồng toán học khi xưa, được ông bố một nhà kế toán gửi ông ta sang vùng này để học cách làm sổ sách và toán học. Âu châu dạo đó dùng cách đếm của người la mã như X là 10, ll là 2…


Một trường hợp khác là các freemasons. Người ta thấy sau cuộc thập tự chinh thì kiến trúc nhà thờ nhất là tại Anh quốc được thay đổi nhanh chóng, các giác cạnh rất rõ ràng cũng như cách xây cất khác với trước đây. Họ dùng hình học để xây dựng nhà cửa và nhà thờ. 


Sách ở Âu châu rất hiếm, nhà thờ to lớn thì có độ vài cuốn trong khi ở các xứ hồi giáo thì có hàng trăm ngàn cuốn về thiên văn học, toán học, đủ loại. Mình có thấy ở viện bảo tàng sách vỡ in ấn của họ thời đó. Quá đẹp. 


Điển hình là vào thế kỷ thứ 8, sự thành lập của đế quốc Abbasid, ông vua Abu Ja'far al-Mansur, xây dựng đế quốc của ông ta. Ông ta gọi các nhà thiên văn học như Nobakht; Masha'allah, người do thái nhưng theo đạo hồi giáo để xem sao trên trời. Họ thống nhất với ngày 30 tháng 7 năm 762 là ngày tốt nhất để xây thủ đô. 


Ông vua kêu kiến trúc sư vẽ đường ranh giới của cửa thành này nọ rồi theo hình tròn của Euclid và đặt tên thủ đô là thành phố hòa bình “Madinat al-Salam," ông ta cho dời đô từ Damascus đến Bagdag. 


Vua Al-Mansur yêu thích khoa học, kêu người dịch sang tiếng ả rập các tài liệu của Ấn Độ Hy Lạp, và ba tư. Ông ta cho xây dựng một thư viện to lớn dựa theo khuôn mẫu của người ba tư sau này trở thành Ngôi Nhà Trí Tuệ. Trong suốt 150 năm, các nhà nghiên cứu ả rập đã dịch rất nhiều sách và dần dần tiếng ả rập thay thế tiếng Hy Lạp và La-tinh. Các học giả ả rập rất cẩn trọng khi dịch thuật, họ sửa chửa biên tập rất nhiều. Có câu chuyện một ông học giả viết bằng tiếng ba tư rồi cuối cùng xé tập ghi chép và viết lại bằng tiếng ả rập vì chuẩn hơn, giải thích Rõ ràng hơn. Tương tự ngày nay, người Âu châu dịch thuật, sử dụng tiếng Đức cho rõ ràng hơn.


Sách vở về khoa học mà chúng ta học đều được viết theo quan điểm của người Âu châu vào thế kỷ 19 và 20 do đó chúng ta không có khái niệm về cội nguồn của khoa học trước kia. Cứ tưởng tự nhiên các ông Tây bà đầm tư duy đột phá ra nền khoa học hiện đại.


Thú thật mình học chương trình pháp từ bé đến đại học nên xem người Tây phương là số một nhưng quên xét lại lịch sử khoa học. Gần đây mình có dịp đi viếng thăm các xứ hồi giáo, đọc thêm sách báo và tài liệu thì thấy họ có một nền văn minh rất cao. Chúng ta chỉ nghe truyền thông nói về các cảm tử quân của người hồi giáo tự bấm nút bom chết banh xác. Cứ tưởng tượng phải viết số 1,000,000 bằng số la mã là ngọng trong khi người ả rập chỉ viết con số 1 với 6 con số không. 


 Nói chung thì khoa học phát triển song song với hồi giáo Hưng thịnh chớ không chống lại như chúng ta bị giới truyền thông nhồi sọ. Cũng có những cãi vả, chống chọi với các giáo điều như về thiên văn học. Các nhà lãnh đạo tinh thần không quả quyết lắm về sự giải thích của các nhà thiên văn học. Lý do là đi ngược lại những gì họ đã học. Rất khó chấp nhận khi khám phá những gì mình học hay biết trước đây, chưa chắc là đúng. Điển hình là ông Minh Tuệ đi khất thực đã khiến đa số người Việt bổng nhiên phải nhìn lại những gì chúng ta biết hay tu về Phật giáo, cúng dường để được Phước như mua bán với Phật.


Người ả rập di chuyển ban đêm nhiều vì mát hơn ban ngày nên họ nghiên cứu các sao nhiều hơn trong khi người Tàu nghiên cứu sao để đoán số mệnh người Tàu. 


Hôm trước đồng chí gái gặp ai người hồi giáo rồi kêu họ cầu nguyện chi đó rồi quỳ hướng nào. Mình nói là quỳ về hướng Mecca khiến mụ vợ nhìn mình như bò đội nón. Mình phải giải thích. Nhớ con cừu mà mình thấy ở Uzbekistan được cột nơi cây trước khi bị giết cũng hướng về Mecca. Tương tự ai chết được chôn cũng phải hướng về Mecca. Người hồi giáo gọi là qibla. 

Nếu khi xưa người da đỏ dựng bức tường thì người Tây phương không thể xâm chiếm vùng đất này tạo thành miền đất hứa mới.

Người hồi giáo lúc đầu ở Trung Đông và Tây Ban Nha khi cầu nguyện đều hướng về phía nam, bắt chước Muhammad. Lý do là ông tiên tri Muhammad dời đến Medina, phía Bắc của Mecca nên chỉ cần hướng về hướng nam. Lúc đầu Jerusalem là thánh địa nhưng sau này là Mecca và Kaaba và họ ước nguyện đi hành hương về nơi này một lần trong đời. Các con chiên hồi giáo chỉ cần quay về hướng nam để cầu nguyện như ông Muhammad. 


Vấn đề là hồi giáo phát triển rất nhanh qua các cuộc xâm chiếm, trong vài thế hệ đạo hồi giáo được lần truyền khắp nơi. Từ Bắc phi đến Á châu, Trung Á và thậm chí đến Trung Cộng ngày nay. Do đó vấn đề quay về phía nam chưa chắc là đúng vị trí của Mecca vì một người hồi giáo ở Kenya, phía nam của Mecca thì không thể quay đầu hướng nam. Nhưng khi các nhà khoa học, thiên văn học nhập cuộc thì họ cho rằng trái đất tròn nên không thể chỉ hướng thẳng phía nam được, phải tính theo trái địa cầu như ngày nay chúng ta đi máy bay, phải lên lên phía Bắc để bay vì gần nhất thay vì bay thẳng như khi xưa họ quả quyết là mặt phẳng với định đề Euclid học khi xưa, đường ngắn nhất là đường thẳng từ hai điểm a và B nhưng ngày nay chúng ta biết đường ngắn nhất là điểm a lên hướng Bắc để đến điểm b như chúng ta thấy mỗi lần bay về Việt Nam là máy bay bay lên phía Bắc rồi mới bay xuống phía nam mới đến Việt Nam. Lý do là quả cầu. Định đề Euclid chỉ đúng với không gian 2 chiều.


Vào thế kỷ 9 người ả rập đã sử dụng lượng giác với sin, tangent đủ loại. Hồi nhỏ đi học, mình tò mò hay hỏi ai chế ra mấy vụ như lượng giác nhưng không dám hỏi vì sợ bị kêu là ngu.


Có một nhân vật được xem là người có công đem khoa học về Âu châu.

Ông Adelard of Bath, người Anh quốc sinh năm 1080. Thuộc giai cấp ưu Tú và được cho đi học trường đại học tại Pháp quốc. Ông này như bao nhiêu nhà có óc cải cách kêu cách học hiện tại không đúng, cần cải tiến. Thời đó chỉ học trong nhà thờ về kinh sách vớ vẩn. https://en.wikipedia.org/wiki/Adelard_of_Bath


Khi đi viếng các vùng Trung Á thì mình khám phá lý do nền văn minh hồi giáo bị tàn suy tương tự thiên chúa giáo tại Âu châu. Dạo ấy chưa có máy in nên người biết đọc kinh thánh rất ít. Họ chỉ đào tạo một số người trở thành Iman như linh mục tại các trường học đạo Madrasa mà chúng ta hay thấy báo chí quay mấy đứa bé cứ gật tới gật lui, đọc kinh thánh. Sau khi tốt nghiệp, các Iman mới này được đưa về làng hay thành phố để hướng dẫn các con chiên hồi giáo nên họ muốn bảo vệ nồi cơm của họ nên từ từ trở thành rất cực đoan và giáo điều.


Buồn đời ông Adelard theo chân các thập tự quân đi sang trung đông. Ông ta không muốn giết người hay chiếm đất đai của cư dân. Ở lại ông ta thích học tiếng địa phương và trở về Anh quốc. 


Trong hồi ký của ông ta có kể ngày 13 tháng 11 năm 1134, ông ta đang ở thành phố Antioch của Thổ Nhĩ Kỳ thì gặp động đất và ở lại đó 7 năm. Tại đây ông ta học thêm về vật lý và y khoa. Trong chuyến đi Trung Á, mới biết môn giải phẫu do người ả rập khởi đầu. Có ông kia mê nghiên cứu nên người chết thì được điểu táng nên ông ta ra đồng mỗ xẻ cơ thể người chết rồi ghi lại giúp hậu thế tìm hiểu thêm giải phẫu học.


Ông Adelard may mắn là con nhà quý tộc nên khi về lại Anh quốc, kể chuyện những gì Ông ta học hỏi ở các xứ hồi giáo thì không bị xử tử như ông Galileo 5 thế kỷ sau này hay như ông Nguyễn Trường Tộ kêu bên Tây có cái Đèn treo ngược bị các quan triều đình chửi cho một trận. Ông ta là người dịch các tài liệu về Euclid sang tiếng La tinh.


Ông ta kêu trái đất không hình phẳng hay hình khối mà là một quả cầu. Ông cho rằng đó là các khoa học gia và tư tưởng gia cho biết, không phải các giáo điều của nhà thờ. Ông ta giới thiệu hình học Euclid vào ngôn ngữ La tinh. Trên thực tế các nhà nghiên cứu ả rập đã dịch thuật các tư tưởng của Hy Lạp cổ xưa chớ các hậu duệ Hy Lạp không đóng góp gì để giữ gìn văn chương cổ Hy Lạp như chúng ta đã học là người Hy Lạp tỵ nạn qua Ý Đại Lợi rồi giúp Âu châu thực hiện thời phục Hưng dẫn đến Âu châu giàu có ngày nay.


Ông Lyon giải thích lý do chúng ta không biết gì về nền khoa học của người ả rập. Vào thế kỷ 16, Hầu hết các nhà toán học nhân văn người Pháp thực chất là luật sư, và sau đó đã có một nỗ lực mạnh mẽ nhằm phá bỏ tư duy pháp lý của người Pháp từ một số nguồn gốc cổ điển của nó, và tạo nên truyền thống pháp luật dân tộc. Thêm nữa với tinh thần thập tự chinh, xem người hồi giáo là những đứa con hoang, bỏ đạo.


Trong bối cảnh đó, họ cũng mong muốn để tạo ra một truyền thống dân tộc về toán học cao hơn, và nâng cao toán học từ một nghệ thuật thực tiễn đến một chủ đề trí tuệ. Lúc đầu họ có nói đến các nhà toán học ả rập rồi từ từ giảm bớt và bỏ luôn. Từ đó ông Adelard cũng bị bỏ quên trong lịch sử khoa học. Và chúng ta chỉ học được thời đại ánh sáng của Âu châu.


Từ từ đó chúng ta chỉ được dạy hay nghe nói đến khoa học được truyền từ thời Hy Lạp đến nay và văn chương và khoa học của Tây phương được xem là tuyệt đỉnh. Học ở trường nên mình mến mộ nền văn minh Hy-Lạp, đã đi viếng hết những nơi bị ảnh hưởng bởi hai nền văn minh này.


Câu hỏi kết tiếp mà mình thắc mắc là một nền văn minh ả rập tuyệt đỉnh thời đó trong khi Âu châu bị chìm lắng trong các giáo điều của nhà thờ thời trung cổ suốt năm thế kỷ mà lại biến mất. Đi viếng Trung Á mới hiểu là khi đoàn quân Mông Cổ đánh chiếm vùng này với đoàn kỵ binh của họ, đã thay đổi toàn diện thế giới vào thời đó và nền văn minh của ả rập xem như tan biến khó phục dựng lại cho đến ngày nay.


CÓ một điểm ông lYon cho rằng quan niệm không tốt của người Tây phương đối với người ả rập hay hồi giáo được hình thành trước khi các đoàn thập tự quân lên đường viễn chinh sang trung đông. Họ tuyên truyền các giống dân ả rập này nọ với những từ ngữ không tốt đẹp trong khi hồi giáo là một tôn giáo yêu chuộng hòa bình. Từ đấy người theo thiên chúa giáo nhìn người hồi giáo như những người trả cần được trừ khử. 


Khi mình sang Tây Ban Nha thì được biết khi người hồi giáo cai quản vùng Iberia này thì các đạo thiên chúa giáo hay do thái giáo điều được bình yên sống chung bên nhau chỉ khi thiên chúa giáo đánh đuổi người hồi giáo ra khỏi vùng này thì họ ra lệnh trục xuất những ai không theo thiên chúa giáo. Ngày nay có giống dân Gitanos với các điệu múa và nhạc flamenco, không chịu trở về đạo nên sống du mục,…


Thế kỷ 19, 20 được xem là thế kỷ của người Tây phương, họ chiếm đóng khắp toàn cầu. Ngày nay, chúng ta thấy cuộc chiến giữa người đó thái và người Palestine kéo dài từ khi đệ nhị thế chiến chấm dứt và người Tây phương ủng hộ tuyệt đối người do thái. Họ đồng ý thành lập một quốc gia Israel, và hổ trợ súng ống để giúp họ sống an bình với người hồi giáo. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn