Tú tài pháp Tú tài việt

 Tú tài pháp BACCALAURÉAT 🧑‍🎓

Cứ đến hè là học sinh lớp 12 phải chuẩn bị thi Tú tài để ghi danh vào đại học. Xem như là sổ thông hành để được học lên cao còn không thì học lại hay đi học nghề. Ở Hoa Kỳ có vài trường có học trình thi baccalaureate như ở Âu châu nhưng đa số thì chỉ cần thi năm lớp 11 môn SAT hay ACT, vì trong năm lớp 12 là học sinh chuẩn bị nạp đơn cho đại học không có các kỳ thi tuyển như tại Pháp quốc hay Việt Nam xưa. Bên pháp thường các học sinh đậu xong Tú tài, theo học 2 năm các trường dự bị (écoles préparatoires) để thi vào các trường lớn như Bách Khoa, cao đẳng quốc gia hành Chánh,… còn ai không đậu thì theo học các đại học thường. Sinh viên các trường lớn thường được các gia đình có con gái o bế lắm vì ra trường là có việc làm tốt, lương bổng cao, tương lai sáng Lạng. Mình có hai cô bạn, học cao đẳng thương mại HEC, sau này gặp lại đều làm lớn trong các công ty của chính phủ. Có anh quen đậu école des mines, các gia đình có con gái bu lại như ruồi.

Tú tài pháp được gọi là baccalauréat mà người Pháp, khi xưa thường gọi là “bachot” sau này là “bac”. Đến từ cụm từ tiếng la-tinh “bacca laurea ” vương miệng Nguyệt quế, mà chúng ta hay thấy họ đội lên đầu các nhà vô địch thể thao ở thế vận hội. Khi xưa Tây mà đậu Tú tài là như người Việt mình đậu bằng primaire (tiểu học). Hồi nhỏ nghe thiên hạ kêu ông này ông nọ đậu bằng Primaire là giỏi lắm.

Theo mình hiểu thì kỳ thi Tú tài khởi đầu từ thời trung cổ. Bằng cấp đầu tiên được cấp tại đại học Paris, Universitas magistrorum et scholarium parisiensium (1215), sau này là đại học Sorbonne. XEm như 1 trong những đại học cổ nhất Âu châu. Hình như Bologna là cổ nhất. Tây thì kêu Paris, còn Ý Đại Lợi thì kêu Bologna.

Khi cách mạng 1789 thành công thì chính quyền mới hủy bỏ các đại học, được xem là nơi tập trung các thành phần con cháu vua chúa. Chỉ đến năm 1808, sau khi napoleon lên ngôi hoàng đế mới cho thành lập các trường đào tạo nhân tài cho chế độ thường được gọi trường lớn (grandes écoles). Để được nạp đơn thi tuyển để theo học các trường lớn cần phải có bằng Tú tài mà Tây gọi baccalauréat. Năm 1809, cuộc thi Tú tài đầu tiên dưới thời Napoleon được thành lập, chỉ thi vấn đáp khảo sát 5 môn học như ngữ pháp, luận văn, tiếng Latin, toán học và triết học. Chỉ có 31 người đậu năm ấy. 

Sau này các kỳ thi tú tài được cải tổ nhiều lần, thêm vào các môn học khác như khoa học và ngoại ngữ, giúp học sinh có thêm vốn liếng khi ra đời. 

Sau này được phân nhánh khác nhau của tú tài, tập trung vào các lĩnh vực như văn học (Littéraire), khoa học (Scientifique) và kinh tế xã hội (Économique et Social). Kiểu ban Ạ, ban B, ban C,…. Có nhiều người có khiếu về văn chương nhưng dốt toán nên họ phân nhánh để giúp, khai triển thêm về môn chọn lựa và có hệ số cao hơn. 

Dạo mình còn đi học và ngày nay tại pháp vẫn còn cuộc thi trung học mà họ gọi bằng brevet d’études premier cycle, thường để đo lường học vấn của học sinh sau trung học đệ nhất cấp. Mình may mắn đậu vớt BEPC, được ông cụ thưởng cho tô mì gói. Nếu học sinh không khá hay thích học chữ thì sẽ được chuyển qua học nghề tại các trường huấn nghệ. Thay vì bắt buộc học thêm 3 năm như tại Hoa Kỳ. Mất thời gian vô ích. 

Năm 1960: Một cải tổ quan trọng được thực hiện bởi Bộ trưởng Giáo dục, Edgar Faure, nhằm hiện đại hóa và phù hợp hơn với nhu cầu xã hội và kinh tế. Ông này mình hay nghe nói đến khi theo học tại pháp. 

1970: sau cuộc xuống đường cách mạng văn hóa năm 1968, khiến chính quyền de Gaulle suýt bị lung lay nên họ phải cải tổ. Các chuyên ngành mới được giới thiệu, và cấu trúc của kỳ thi trở nên phức tạp hơn với sự xuất hiện của nhiều môn học tùy chọn.

Ngoài ra có một loại Tú tài dành cho thuộc địa mà người Việt hay gọi bằng lô can (local). Các kỳ thi tại các thuộc địa tương đối dễ hơn bằng mẫu quốc vì chú trọng đào tạo các nhân viên cho hành Chánh địa phương. (Baccalauréat colonial). Dạo học thi bepc mình có làm bài tập trong mấy cuốn annales. 


Cải tổ năm 1995: Thêm vào các môn học như công nghệ và nghệ thuật, cũng như sự chú trọng nhiều hơn vào các môn học chuyên ngành. Dạo này mình đã qua Hoa Kỳ nên không còn để ý nhiều tin tức tại Pháp quốc. 

Gần đây, hệ thống tú tài lại được cải tổ bởi Bộ trưởng Giáo dục, Jean-Michel Blanquer. Cải tổ này bao gồm việc giảm số môn thi bắt buộc và giới thiệu hệ thống kiểm tra liên tục như tại Hoa Kỳ, thay thế một phần kỳ thi cuối cùng. Khi xưa học gần như tất cả các môn nên khi tốt nghiệp, tương đối ai nấy cũng biết chút ít các môn, nay thì bớt vụ này. 

Ở Cali, có năm gia đình một học sinh thưa nhà trường vì con học không đậu kỳ học vì điểm bài tập trong lớp không đủ nên cuối cùng nhà trường có cô hồn cho cô ta bằng tốt nghiệp trung học nhưng không vào đại học. 

Giáo dục và Đào tạo: Tú tài Pháp là một dấu mốc quan trọng trong hệ thống giáo dục Pháp, học sinh có nền tảng vững chắc trước khi vào đại học.

Xã hội: Bằng tú tài không chỉ là một chứng chỉ học vấn mà còn là biểu tượng của sự trưởng thành và khả năng tiếp thu kiến thức.


Hệ thống tú tài Pháp đã trải qua nhiều thay đổi và cải tổ từ khi được thiết lập vào đầu thế kỷ 19, để đáp ứng những thay đổi trong xã hội và nhu cầu của thị trường lao động tùy hoàn cảnh lịch sử. tú tài Pháp vẫn giữ vững vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Pháp.

người Pháp đô hộ Việt Nam nên chương trình giáo dục của họ tại Việt Nam tương tự tại các thuộc địa của họ. Chương trình cốt để đào tạo một số nhân viên phụ giúp họ trong ngành hành chánh thực dân. Hồi nhỏ mình thường nghe đến thầy thông và thầy ký là những người việt được chính quyền thực dân đào tạo làm thông ngôn và thơ ký cho họ. Họ không có chương trình khuyến khích người Việt học lên cao. Các kỳ thi của họ rất gắt gao, chỉ nhận một số lượng tùy năm cần cho nền hành chánh.  Do đó ít người đậu, còn ai đậu thì thuộc loại học sinh rất giỏi của Việt Nam. 

Mình đọc một bài viết của ông Vũ Quốc Thúc, tiến sĩ luật, tốt nghiệp tại pháp. Ông ta cho biết bạn học của ông ta rất giỏi nhưng giáo sư người Pháp, không thích nên đánh rớt. Nếu đậu thì ông Võ nguyên Giáp sẽ đi du học như ông ta và các bạn học khác. Buồn đời ông Giáp đi làm cách mạng khiến người Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ. Tương tự thấy trên mạng, thiên hạ đưa ra lá thư của ông Hồ xin Được đi học tại trường thuộc địa của pháp như ông Trần Trọng Kim nhưng đơn bị bác nên ông ta xuống thuyền đi Tây cho biết mẫu quốc ra sao, rồi thời thế đưa ông ta qua Liên Sô trên đường về Việt Nam.

Tú tài thời Việt Nam Cộng Hoà cũng rất khó vì tuyển sinh viên cho các đại học miền nam nên hàng năm chỉ lấy theo chỉ thị thêm vì nhu cầu chiến trường nên tỷ lệ đậu khá thấp. Ngoại trừ năm 1974, cuộc thi Tú tài được chấm bởi máy điện toán mà người Việt gọi là Tú từ IBM. Khởi đầu cuộc cải tổ giáo Dục theo nền giáo dục Hoa Kỳ. Đa số trong lớp ai cũng đậu ngoài trừ vài người. Cũng xem đó là kỳ thi tú tài cuối cùng của hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hoà. Sau đó thì đứt phim. 

Theo mình thì bằng trung học rất quan trọng để xem học sinh có khả năng học lên cao hay nên đổi hướng đi học nghề để khỏi mất thời gian Lê lết thêm 3 năm tại trung học. Vấn nạn ngày nay là học học học nhưng rồi không có việc cũng bù trớt. Học ra trường kiếm không được việc làm, nợ tiền mượn học đại học. Khác với thời xưa, tốt nghiệp đại học là có việc đến mãn đời.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn