Tại sao phải đền

 



Dạo này thấy các trí thức gia Hoa Kỳ, khơi khơi kêu Hoa Kỳ phải bồi thường cho các hậu duệ của những người bị người da trắng bốc lột, bắt làm nô lệ khiến mình thất kinh. Họ đổ lỗi lý do một số người Mỹ ngày nay nghèo khổ vì ông bà của họ bị bắt làm nô lệ, chịu nhiều oan ức của giai cấp cầm quyền, nên tinh thần bị tổn thương, không được ưu đãi như người da trắng. Không ai nói đến đạo luật cấm người Tàu kỳ thị đủ trò, bị đánh đập khi di cư sang Hoa Kỳ để làm việc trên các công trường làm đường hoả xa. Nói cho đúng là đủ trò. Vấn đề là ai trả tiền đền bù.

Ở Pháp, mình nhớ tổng thống pháp hay bộ trưởng Kuchner đã lên tiếng xin lỗi về việc chính phủ pháp đã hành sử rất tệ bạc với các người lính gốc việt, được tuyển mộ khi xưa, đem sang Âu châu đánh giặc dùm cho Tây trắng. Còn bồi thường thiệt hại thì rất khó. Được cái là họ đã nhận lỗi lầm như người gia nã đại đã xin lỗi người eskimo. 


Dạo người Pháp tuyển mộ người Việt đi lính cho Tây, gây rất nhiều thảm hoạ gia đình vì ai không có tiền lo lót là bị các tên tuần phủ ghi danh cho đi lính Tây. Đa số chết nhưng có một số trở về, kiếm mấy tên tuần trưởng thịt. Khá vui, lâu rồi mình có đọc một tài liệu về vụ này. Mình có hai anh bạn ở Đà Lạt có ông ngoại đi lính cho Tây, sống sót trở về, sau 1918, được cho phép lên Đà Lạt định cư. Được xem là một trong 100 người đầu tiên được phép lên Đà Lạt ở.

Nếu khi xưa người da đỏ làm cái tường như vậy, không cho người Anh quốc bò lên bờ thì hợp chủng quốc không bao giờ ra đời.

Nếu bắt người Mỹ hôm nay, xem như tất cả người nào có quốc tịch Hoa Kỳ, đen trắng vàng đỏ đều phải Nai lưng ra đóng thuế để trả tiền bồi thường cho những hậu duệ của những người nô lệ khi xưa. Những con cháu của họ đâu có bị đàn áp, bị bắt làm nô lệ. Nói như Hà Nội không có nợ máu nhân dân với nhóm người này. Tại sao bắt họ trả nợ cho ông bà của họ.


Tháng trước đi chơi ở Phi Luật Tân, mình có dịp trò chuyện với một bà người anh, lấy chồng gốc Ai Cập, cựu thuộc địa của Anh quốc, về chủ nghĩa thực dân và vai trò của Anh quốc khi xưa trên thế giới. Bà ly dị nên buồn đời đi chơi cho khuây khoả cuộc đời.


Khi mình ở Luân Đôn, có đồng nghiệp người gốc Ái nhỉ lan, tô cách Lan nhiều. Hai xứ này nằm trong United Kingdom, tuy là độc lập nhưng dân họ đói phải chạy sang Anh quốc kiếm việc làm. Không biết ngày nay có thay đổi không. Lần trước mình ghé lại Luân Đôn thì thấy dân Pakistan, Ấn Độ nhiều hơn xưa. Tưởng đang đứng ở Mumbai.


Anh quốc và Ái nhỉ Lan là hai hòn đảo đều là nơi sinh sống của những người vô danh, sau đó bị những giống người Celtic “thay thế” vào khoảng 1.000 năm trước Công nguyên. Khi xưa, mình tò mò đi xem người Anh quốc hoà tấu nhạc Celtic nhưng không biết có thật hay họ chế bú xua la mua. Nước Anh bị người La Mã chinh phục vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Các bộ lạc Celtic đã gây chiến, đặc biệt là do Nữ hoàng Boudica lãnh đạo. Xứ này có đặc biệt là phụ nữ cai quản. Ông vua Charles đệ Tam, sinh ra và đợi đến 73 tuổi mới lên làm vua, chưa được một năm lại nghe bị ung thư. Chán Mớ Đời. Chống trả lại sự xâm chiếm nhưng người La Mã được tổ chức và trang bị tốt hơn khiến Người dân địa phương đã phải thuần phục hay bị giết. Kiểu hàng thì sống chống thì chết.

Đó là thời xâm chiếm và biến Anh quốc thành thuộc địa khiến sử gia la mã Tacitus lên tiếng, kêu họ biến thành sa mạc và gọi đó là thanh bình. Tương tự sau này quân đội của Mông Cổ hay Hun, xâm chiếm các vùng Âu châu, cướp bóc, biến nhiều nơi thành bình địa. Đa số giống dân ở miền nam Anh quốc bị tàn sát khiến một số đất đai bị bỏ hoang. 


Ái nhỉ lan không bị quân đội la mã xâm chiếm và khi quân đội lamã rút khỏi Anh quốc thì các bộ lạc ái nhỉ lan tấn công Anh quốc như bộ lạc Scoti, sau này được gọi là Scotland, Tô cách lan. Coi phim Brave Heart thì được diễn tả người Anh quốc là bọn man rợ nhưng nếu xét lịch sử của hai xứ này trước kia thì lại khác.


Trong khi người ái nhỉ Lan đến từ phương Tây thì giống bộ lạc người Anglo-Saxon đến phía đông của Anh quốc. Rồi hai hòn đảo Anh quốc và Ái Nhỉ Lan bị nhóm người từ Na Uy, Đan mạch và Norman xâm chiếm. Norman là giống dân vùng Normandie của pháp ngày nay. Lịch sử Âu châu khi xưa có rất nhiều vương quốc rồi từ từ cá lớn nuốt cá bé biến thành các quốc gia của Âu châu ngày nay. 


Phải mất 6 năm trời ròng rả ông William mà khi xưa học lịch sử Tây gọi là Guillaume le conquerant mới lên ngôi vua của xứ Anh quốc. Rồi đâu mất 100 năm người Anh quốc và Norman mới đổ bộ lên xứ ái nhỉ Lan. Phải mất đến gần 600 năm sau người Norman mới thôn tín được ái nhỉ Lan. Vấn đề là Anh quốc bị xâm chiếm ngược lại bởi các đoàn di dân đến từ ái nhỉ Lan để tìm việc làm. Lính Mông cổ giết hết nên không bị người bị chiếm đóng trả thù hay chạy về xứ họ kiếm ăn.


Vấn nạn này đang xẩy ra tại các nước Âu châu. Các nước như Pháp quốc, Hòa Lan, Bỉ, Anh quốc,… có các thuộc địa cũ, họ cần nhân công nên nhập cảng nhân viên tại các thuộc địa cũ. Các người này sang làm việc rồi về nước lấy vợ đem qua nhưng khi già thì con cháu sinh đẻ tại Âu châu, không muốn về xứ, quê hương xưa. Thế là ngọng. Dạo này phong trào cực hữu lên cao muốn đuổi dân di dân về nước như ông thủ tướng mới của Hoà Lan tuyên bố.  

Thường là nước giàu có chiếm đóng các nước nghèo nhưng tại Việt Nam thì ngược lại. Miền Bắc Việt Nam thì nghèo đói hơn miền nam nên sau 75, dân miền Bắc chạy vào nam đông như quân nguyên còn dân miền nam xuống tàu vượt biển vì không thể chạy ra Bắc vì nghèo đói hơn miền nam. Chán Mớ Đời 


Người Anh quốc xem người ái nhỉ Lan là giai cấp thấp hèn, gọi họ là bogtrotters và tiếng tăm người ái nhỉ Lan được bay xa đến tận Hoa Kỳ, thuộc Địa của Anh quốc, vùng đất hứa sau này. Khi mình ở Anh quốc thì người Anh quốc tuy không ra mặt nhưng họ coi thường dân Ấn Độ, da đen, người Tàu đủ trò.


Trước năm 1865, nô lệ da đen có giá trị là $900/ người tương đương với $30,000 hôm nay. Các chủ đồn Điền không muốn nô lệ của họ chết nên bao nhiêu việc nặng khó nhọc đều để cho người ái nhỉ Lan làm. Điển hình là năm 1832, thành phố New Orleans cho đào con kinh mà ngày nay được gọi là new basin canal. Người ta cho biết là các việc nặng nhọc này đều giao phó cho người gốc ái nhỉ Lan vì nếu ai chết thì sẽ được thay thế ngay lập tức còn nô lệ da đen thì phải tốn cả $1000. Các công nhân ái nhỉ Lan không có chủ và không có giá trị về tài chính. Họ cho biết có trên 8000 người ái nhỉ Lan chết khi đào con kênh này. Ngày nay chúng ta rên khóc cho người nô lệ da đen nhưng ít ai hiểu rõ lịch sử của các cộng đồng di dân khác.


Ngày nay cộng đồng người gốc ái nhỉ Lan đều giàu có ở hai xứ Anh quốc và Hoa Kỳ. Hàng năm có lễ thánh Patrick, duyệt binh đủ trò. Vấn đề quan trọng nhất ngày nay tại ba xứ Anh quốc, ái nhỉ Lan và Hoa Kỳ là người nhập cư. Người dân của ba xứ này không thích người nhập cư. Chán Mớ Đời 


Về mặt chính trị và xã hội thì mình không rành lắm nhưng nhập cư di dân có ảnh hưởng trong đời sống của chúng ta. Trong khi những người nhập cư làm tăng GDP và số lượng việc làm, họ thực sự có thể làm giảm mức độ giàu có thực sự của người Mỹ trung bình. Họ sẽ cố gắng làm việc để đạt được trình độ lối sống của người Mỹ trung bình như trường hợp người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Cố gắng tạo dựng  giấc mơ Hoa Kỳ, mua được nhà, cho con học đại học để đạt đến giai cấp trung lưu.


Vấn nạn ngày nay tại Cali, có trên 5.5 triệu người di dân lậu, đủ loại. Da trắng, da đen, da vàng nhưng đông nhất vẫn là các người đến từ Mễ Tây cơ và Trung Mỹ. Họ ở lậu nên nhiều khi phải làm việc lậu nên lương bổng không cao. Vấn đề là nếu một mai, chính phủ nào chống đối nhóm người di dân lậu, muốn trục xuất họ ra khỏi Cali hay Hoa Kỳ. Ai sẽ thay thế họ?


Mình có hỏi ông thợ mộc người Mỹ gốc Ý Đại Lợi, lý do không mướn người Mỹ da trắng. Ông ta cho biết bọn này lừơi lắm. Đi làm thì tới trễ, cứ sau ăn cơm là bắt đầu dọn dẹp tà tà, xếp đồ nghề lên xe để về. Cuối tuần thì thì không muốn làm tăng ca. Cali được xem là tiểu bang sản xuất nông phẩm nhiều nhất nước Mỹ. Vấn đề là không tìm được người Mỹ làm việc trong ngành canh nông. Họ phải mướn thợ từ Mễ Tây Cơ sang theo mùa. Mấy là máy móc bắt đầu thay thế một phần.


Trong tương lai, khi máy móc thay thế con người làm việc thì chúng ta sẽ đi về đâu. Có còn giữ được cuộc sống trung lưu hay sẽ biến thành giai cấp vô dụng vì không có công ăn việc làm, đơn vị sản xuất. Trước đây mình nghĩ làm nghề tay chân chắc sẽ không bị mất việc nhưng nay thấy người máy, làm trong ngành xây dựng, hay hái trái cây đúng chở to lớn còn nhỏ thì đợi thêm vài tuần hay tháng thì mình thất kinh. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn