Hậu quả sơ khởi lương tối thiểu $20/ giờ

 Tuần trước mình có kể vụ tiểu bang Cali ra luật phải trả cho công nhân viên của nhà hàng thức ăn nhanh lương tối thiểu là $20/ giờ thì hôm nay đọc nghiên cứu sau 9 tháng thi hành luật này. 

Nguyên lý của kinh tế là nếu vật giá gia tăng thì khách hàng thắt lưng buột bụng, mua ít lại như khi xưa thời kiệm ước ở Việt Nam. Dân tình của tiểu bang Cali đang học một bài học kinh tế khi áp dụng luật $20/ giờ cho lương tối thiểu cho nhân viên các nhà hàng thức ăn nhanh. Từ ngày thấy vật giá leo thang mình cũng ít đi ăn ngoài, ngoại trừ sinh Nhật của đồng chí gái cuối tuần rồi.


Tháng 9 năm vừa rồi, ông thống đốc tiểu bang Cali, một ứng cử viên tương lai sáng giá của Đảng dân chủ cho cuộc chạy đua vào tòa bạch ốc kỳ sau, ký luật tăng lương tối thiểu từ $16/ giờ lên $20/ giờ xem như 25%. Thường thì đi làm, cuối năm chủ hay xem lại quá trình làm việc của nhân viên, rồi vỗ vai kêu nhân viên làm việc ráng chịu khó một tí rồi kêu tăng tiền lương năm tới thường 2, 3% khiến nhân viên mừng, không ngờ xếp mình thương mình quá, nguyện năm sau sẽ làm việc cật lực hơn nhưng họ không biết chủ tăng lương vì chạy theo lạm phát mỗi năm chớ chả có yêu thương gì mình cả nhưng luận điệu của kẻ tư bản là nói sao cho hay, như mình thương yêu nhân viên như con ruột. Rất tình nghĩa.


Ngược lại quốc hội Cali đang chuẩn bị ra luật chỉ cho tăng giá tiền thuê nhà lên 3% thay vì 5% như hiện nay.


Thực tế cho thấy là hàng ngàn nhân viên các nhà hàng thức ăn nhanh bị nghỉ việc sau khi luật này được áp dụng. Điển hình chuỗi nhà hàng Rubio’s Coastal Grill khai phá sản sau khi đóng cửa 48 tiệm ăn của họ. Nói cho đúng thì tiệm ăn này đã bị lộn xộn về tài Chánh trước đó nhưng khi luật này được thi hành thì họ lợi dụng trường hợp này để khai phá sản, cho rằng lương lên thì khó mà xoay sở. 


Có hai franchisees (những người mua quyền được bán thức ăn của những công ty như MacDonald ) của nhà hàng pizza hut cho biết sẽ hủy bỏ dịch vụ giao pizza tại nhà vì không đủ sở hụi để trả và sa thải hàng ngàn tài xế giao pizza. Ai muốn ăn thì gọi Uber Eats thì tốn tiền nhiều hơn. Khách hàng phải trả tiền nhiều hơn sẽ mua ít lại. Một franchisee có trên 140 nhà hàng của Burger King cũng tuyên bố sẽ trang bị máy gọi thức ăn tự động và nhà hàng El Pollo Loco cũng trang bị máy làm salsa thay vì dùng nhân viên. 


Các tiệm ăn cho biết là đã sa thải 9,500 nhân viên trước khi luật được thi hành chưa kể đến sau khi luật được thực thi. Con số này chưa được chính phủ công bố. Muốn lương nhiều mà không được thuê thì bù trớt. Nguy hiểm hơn là khi những người thất nghiệp làm việc cho Uber eats thì sẽ không có bảo hiểm y tế, tự làm cho mình, khi đau ốm là khổ cho gia đình. Các công ty như Uber hay Grab lấy phần trăm rất nhiều. Ở Sàigòn mình nói chuyện với một anh tài xế Grab, được biết Grab lấy 33% giá cuốc xe, chỉ có nhiệm vụ đưa mối cho anh ta còn xe cộ xăng dầu anh ta trả hết. Bên Phi luật Tân cũng tương tự. Tài xế sẽ Grab bị vớt 32%.


Trong khi đó thì giá biểu của nhà hàng thức ăn nhanh gia tăng như Wendy’s lên 8%, Chipotle 7.5% hay Taco Bell lên 3%. Mình nay hết dám ra Bolsa ăn phở vì quá đắt. Đi ăn mà ly trà nóng họ chặt $2.5 chả có mùi vị gì cả, nước cũng tính vì họ bỏ vào cái ly giấy. Một tô phở nay phải trả $20.


Thường giới truyền thông hay Đảng dân chủ xem các nhà hàng thức ăn nhanh là các công ty đa quốc gia, biểu tượng của giới tư bản bốc lộc giới lao động. Cần phải triệt hạ trong cuộc đấu tranh giai cấp. Trên thực tế các nhà hàng này đều do những cá nhân mua franchise và buôn bán lẻ như tiệm ăn gia đình, dưới dạng tiểu thương. Ai để dành chút tiền mua franchise rồi mượn ngân hàng để mở tiệm. Làm cực lắm vì có thể lỗ. 


Các người theo Đảng dân chủ hiểu lầm về tư bản. Ông Ray Kroc, người mua lại thương hiệu MacDonalds từ hai em nhà này và biến thành một công ty đa quốc gia. Một hôm, ông ta được mời nói chuyện tại đại học Harvard cho các sinh viên MBA. Ông ta hỏi sinh viên cách làm ăn, Business của MacDonalds là gì. Sinh viên chưng hửng kêu bán hạm Butler, CoCa cola,… anh ta giải thích MacDonalds làm giàu là nhờ đầu tư vào địa ốc khiến mọi người cảm thấy ngu lâu vững bền.


Ông ta giải thích mở tiệm ăn bán hamburger, khoai Tây chiên, họ chỉ lời có chút xíu thì sao giàu. Business của họ là xây các quán ăn ở mọi góc phố rồi cho các franchisee mướn với giá cắt cổ. Họ được trừ thuế vì depreciation trong khi franchisee làm chết cha để đóng tiền nhà cho họ. Có người kêu bán cho mình một tiệm ăn pizza hút ở Texas. Người mướn làm pizza trả cho mình tiền nhà nhưng xa quá. Chỉ cần có tiệm cho thuê ở bốn rồi cho thuê sống phè phởn thay vì làm việc.


Nay cho phép thành lập công đoàn lao công cho các nhân viên chuỗi cà phê Starbucks, thì họ sẽ thay nhân viên bằng máy làm cà phê. Mình thấy trong các trung tâm bán xe, có máy to đùng, muốn uống loại cà phê nào là bấm, ly lớn ly nhỏ hay đậm Lạt. Lại thất nghiệp, tạo dựng một giai cấp vô dụng vì không có việc, bị máy thay thế.


Tiểu bang Cali hiện nay dẫn đầu Hoa Kỳ về thất nghiệp đâu 5.3% theo chính phủ cho biết nhưng trên thực tế còn số này cao hơn. Tháng 9 năm ngoái khi luật được ban hành thì chỉ 4.7%. Trong khi Florida chỉ có 3.3% thất nghiệp. 


Thực tế cho thấy hậu quả của luật lao động không dựa trên nguyên lý kinh tế thị trường. Các chính trị gia muốn đắc cử phải câu phiếu bằng những đạo luật mị dân. Người dân nghe cũng ham nên bỏ phiếu rồi mình tự hại mình. Tháng 11 này có dự luật để dân cư Cali bỏ phiếu là lương tối thiểu là $18/ giờ sẽ có ảnh hưởng trong các ngành kỹ nghệ khác. Thất nghiệp sẽ lan rộng. 


Theo kinh nghiệm của mình là mướn thợ giỏi thì phải giữ họ. Muốn giữ họ thì phải trả tiền lương cao hơn. Nay thợ dỡ được luật lệ bảo vệ thì phải lấy tiền người xây nhà nhiều hơn trước đây. Vậy ai là người thiệt thòi? Những người đi bầu cho những tên chính trị gia không hiểu luật kinh tế thị trường, cung và cầu. Mình là nông dân nên rất sợ các trí thức chưa bao giờ làm kinh tế.

Thật ra thì luật lệ rất cần thiết để giúp môi trường làm việc cũng như lương bổng của nhân viên cần được để ý nhưng phải để kinh tế thị trường định đoạt. Nếu mình không trả thêm cho thợ giỏi thì họ sẽ kiếm việc khác nhiều tiền hơn. Mình đối xử với họ tốt, tăng lương hay bonus thì họ chịu khó làm việc tốt cho mình. Khách hàng vui, được giới thiệu thêm thì có nhiều việc hơn, lợi tức gia tăng cho mình cũng như cho thợ và khách hàng vui vẻ khiến kinh tế lên. Ai cũng có phần trong khi đem tinh thần đấu tranh giai cấp vào thì không ai hưởng lợi ngoại trừ các tên chính trị gia.


Tại Âu châu các cuộc bầu cử vừa qua cho thấy phe cực hữu đạt nhiều phiếu khiến mình lo ngại sẽ trở lại thời sau đệ nhất thế chiến. Chính trị như cái quả lắc cảm đồng hồ, khi nó ở bên phải thì bên trái là ó, kêu gào, kéo về phía họ rồi khi quả lắc chạy qua bên trái thì bên phải là ó. Gây thêm phiền phức, xứ để kinh tế thị trường định đoạt. Anh bán đắt thì người ta kiếm chỗ rẻ mua, do đó anh phải hạ giá nếu không thì banh ta lông.


Người dân bất mãn với những luật lệ ép buộc do hậu quả các cuộc đấu tranh giai cấp. Xã hội dần dần sẽ bị các nhóm phát xít cầm đầu và sẽ gây thiệt hại cho người di dân như người Việt tỵ nạn. Quyền lợi bị mất. Mình nghe kể thằng cháu mình sinh tại pháp mà ra đường trong vụ covid bị Tây trắng chửi kêu cút về nước mày. Hôm trước thấy nó kêu gọi nghệ sĩ gia nhập công đoàn lao động CGT. Bố mẹ nạn nhân của Việt Cộng vượt biển để rồi con theo cgt. Chán Mớ Đời 


Mình đoán bầu cử năm nay sẽ có nhiều thay đổi, kết quả sẽ như ở Âu châu.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn