Bàn phá lưới trị giá tỷ đô la

 Quả phạt đền danh tiếng



Đến hè là có nhiều chương trình thể thao để khiến người dân chăm chú xem tại các quán, hay đi xem, tham dự để không bạo loạn. Tại Hoa Kỳ, con nít được gửi đến các trại huấn luyện thể thao vào mùa hè. Bên Âu châu có Euro2024, ở Mỹ châu thì có Copa del America tại Hoa Kỳ. Ngoài ra tháng 8 sẽ có thế vận hội tại Paris. Xem truyền hình thấy các cổ động viên túc cầu mà ớn. Nhớ lần đầu tiên đi xem đá banh tại vận động trường Wembley, 45 năm về trước mà còn sợ, với hooligan la hét bên cạnh.


2 năm nữa giải túc cầu thế giới sẽ được tổ chức chung tại bắc Mỹ, 3 nước tổ chức chung là Gia-nã-đại, Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ. Cứ mỗi lần có giải túc cầu là mình và mấy tên bạn ở Âu châu, cứ nhắn tin nhau khi đội banh của xứ họ đá. Như anh bạn từ Hoà Lan nhắn tin kêu “Holland wieder kaputt” hay anh bạn Bồ Đào Nha rên là cầu thủ già quá khi đội tuyển Georgia thắng đội tuyển Bồ Đào Nha. Ronaldo chỉ chạy lơ ngơ không bờ không bến. Sáng nay thì đội tuyển Ý Đại Lợi đá Chán Mớ Đời khiến mấy tên bạn bên Ý Đại Lợi cứ fanculo mệt thở. Khi xưa, ai mà đụng đội tuyển italia là sợ, nay nước nhỏ xíu bên cạnh, chả sợ gì cả, đá lọt 2-0. Có thể còn ghi thêm.

Cầu thủ Antonin Panenka của xứ Tiệp Khắc khi xưa, nay ông ta sống ở Prague, xem như công dân Tiệp.

Trên Paramount + có cuốn phim tài liệu nói về bàn thắng trị giá 1 tỷ đô la khi một cầu thủ Mỹ, gốc Ý Đại Lợi, tên hơi dài dòng, đá lọt giúp Hoa Kỳ đoạt vé thi đấu giải túc cầu thế giới, giúp môn túc cầu được phát triển nhanh chóng tại xứ này. Ngày nay, có rất nhiều cầu thủ Mỹ đá cho các đội tuyển lớn tại Âu châu.

Nhớ lần đầu tiên xem trực tiếp qua truyền hình màu giải túc cầu Âu châu lần đầu năm 1976. Giải túc cầu thế giới năm 1974 được tổ chức tại Tây Đức, mình ở Việt Nam, có xem mấy trận đá do đài truyền hình Tây đức cho đài Sàigòn mượn phát hình. Hình ảnh đen trắng mờ vì đài truyền hình tiếp vận lên Đà Lạt, rất xa nên hình ảnh không rõ lắm. Mình nghe nói đến Johann Cruiff, Beckenbauer,Johnny Rep,… chớ chưa xem họ đá lần nào. Sau này, sang Pháp, cứ đến trung tâm văn hoá Pompidou, xem lại trận đá Tây đức và Hoa Lan. 

Hè năm 1976, mình đi làm hè tại ngân hàng. Về là ghé ra đại lộ Champs elysees, đến tiệm Locatel, cho mướn máy truyền hình, coi cọp ngoài đường mấy trận đá. Trận chung kết giữa Tây Đức và Tiệp Khắc rất ấn tượng. Mới từ Việt Nam sang nên mình ủng hộ Tây Đức còn Tiệp Khắc là thuộc khối cộng sản thì không ưa. Điểm mình nhớ đời là cú phạt đền của cầu thủ Antonin Panenka của Tiệp Khắc rất lạ lùng. Ông ta chạy ào ào rồi đá nhẹ nhàng vào khung thành trong khi thủ môn Sepp Maier được xem là thủ môn số một thế giới đã bay xuống đất. Từ đó ai đá phạt đền nhẹ nhàng vào khung thành, người ta gọi cú phạt đền Panenka.

Panenka, là trung vệ, chơi cho đội Bohemians của Prague. Ông ta đã khoác áo đội tuyển quốc gia 59 lần, tung lưới 17 lần. Ông này kể là sau khi tập dợt với đội bóng Bohemians, ông ta và thủ môn cá độ về đá phạt đền. Ông Panenka phải đá lọt hết 5 lần trong khi thủ môn chỉ cần đỡ được một cú sút. Ai thua thì trả tiền bao uống bia.

Ông Panenka kể trong một phim tài liệu, phỏng vấn mà mình xem lâu rồi. Ông ta cho biết là cứ thua và phải bao thủ môn uống bia Hoài nên Chán Mớ Đời . Khi thua Hoài, bị vợ chửi thì ông ta đột phá tư duy là khi ông ta chạy lại quả banh để sút thì thủ môn đợi đến giây phút cuối mới quyết định nhảy qua trái hay phải. Nếu vậy ông ta cứ đá banh vào giữa khung thành. Cách đá này khiến thủ môn chới với và đã khiến ông ta phải bao ông Panenka uống bia.

Khi được uống bia Hoài thì ông Panenka chợt suy nghĩ là sao không nghiên cứu kỹ thêm về kỹ thuật đá phạt đền. Sau đó trong suốt hai năm, ông ta thử tại các trận đấu địa phương. Mỗi lần như vậy ông ta đều đá thủng lưới khiến ở Tiệp Khắc, ai cũng biết cách đá luân lưu của ông ta.

Tại Tây Âu thì không ai để ý đến túc cầu Tiệp khắc, các huấn luyện viên ở Tây Âu, không biết về kỹ thuật đá phạt đền của ông ta, để báo cho Sepp Maier, thủ môn của đội tuyển Tây đức trước trận chung kết. Đội Tiệp Khắc dẫn đầu 2-0, rồi Tây Đức gỡ đều 2-2. Và cuối cùng phải đá luân lưu. Dạo ấy chưa có màn đá luân lưu, nếu huề thì đá lại tỏng 3 ngày. Nhưng dạo đó thì gia đình các cầu thủ Tây đức đã đặt chỗ đi nghỉ hè rồi, không ngờ lại được vào chung kết nên họ bàn tính với đội tuyển Tiệp Khắc là đá luân lưu. Đội tuyển Tiệp Khắc thấy chẳng gì quan trọng, vô được chung kết lần đầu tiên trong lịch sử túc cầu của họ nên chấp thuận.

Mình nhớ ông Uli Hoeness, người hùng của giải vô địch túc cầu 1974, đá trái banh cái vèo bay trên khung thành. Đến phiên ông Panenka đá. Nếu ông ta đá lọt vào thì Tiệp Khắc đoạt giải vô địch. Mình lúc đó chỉ cầu cho tên cộng sản Tiệp khắc đá ra ngoài. Khi thủ môn Tây đức đối diện ông Panenka thì chỉ nghĩ đến lao về phía bên nào theo bản năng và linh tính. Không như sau này thủ môn đội tuyển Đức quốc phải viết trên giấy để trong vớ của mình để nhớ cầu thủ nào hay đá bên trái hay bên phải.

Mình thấy ông Panenka chạy cái vèo rất nhanh như lấy trớn để sút cho mạnh. Ông Maier, thủ môn Tây đức đã bay sang bên trái, bổng nhiên trái banh như một phim chiếu chậm, từ từ bay lên và bay vào giữa khung thành thay vì bên trái hay phải trong khi ông Panenka đã giơ tay lên trời chạy reo mừng dù trái banh chưa bay vào khung thành. Ai nấy cũng buồn vì toàn là dân di dân đứng xem. người Pháp thì mừng rỡ vì người đức thua, do sự thù hận của họ qua những năm tháng đánh nhau. Mình cứ nhớ mãi cú sút phạt đền này hoài. Rất mới lạ mà sau này nhiều người đã bắt chước đá.

Đoạt giải vô địch giúp dân Tiệp khắc vui mừng vì trước đó 8 năm là Mùa Xuân Prague, bao nhiêu xe tăng của Liên Xô đã chạy vào thủ đô của xứ này, chấm dứt mọi cải tổ của chế độ cộng sản.

Bức tường John Lennon

Vấn đề là cách đá phạt đền của ông Panenka, không giống ai khiến ông ta trở thành cái điểm chú ý của mọi người, đám đông nhưng khiến bộ chính trị cũng phải quan tâm đến ông ta. Nếu ai đi viếng Prague, sẽ thấy khi đi ngang chiếc cầu danh tiếng để lên cái lâu đài trên đồi, sẽ thấy một bức tường bên đường, có vẽ hình các bang nhạc như Beatles,… dân địa phương gọi là bức tường John Lennon. Trước giải Euro 76, công an Tiệp khắc đã vây bắt các ban nhạc rock, với tóc dài bú xua la mua hippie ýe ýe thời đó. Vì sợ sẽ trở thành cuộc cách mạng nên công an phải dẹp trước.

Mùa Xuân Prague năm 1968, có đến 4,500 chiến xa Liên Xô xâm phạm lãnh thổ Tiệp khắc nên cú đá phạt đền của ông Panenka không chính thống khiến công an chính trị tò mò, cho đây là một dấu hiệu phản kháng, mầm mống chống lại chế độ.

Khi viếng thăm xứ này, mình có đi lại con đường ngày đứng đây nhìn để hiểu thêm về lịch sử của dân tộc này

Ông Panenka cho biết, không ngờ cách đá phạt đền của tôi lại liên quan đến chính trị. Cũng may là tôi đá lọt vào chớ nếu đá ra ngoài chắc có thể bị đưa đi cải tạo. Kinh

Vấn đề là thủ môn Sepp Maier, được xem là số một thế giới, bị ông Panenka đá lọt như trò đùa. Theo truyền thống, người đức rất xem thường người Tiệp khắc. Các nhà báo Tây Âu kêu ông Panenka chọc quê ông Maier khiến ông ta không nói chuyện hay bắt tay ông Panenka trong suốt 35 năm.

Mình nhớ cầu thủ Ý Đại Lợi Andrea Pirlo cũng đá phạt đền kiểu Panenka ở giải Âu châu trước thủ môn Hart của Anh quốc. Ông ta giải thích là thấy ông Hart hăng say, gào hét này nọ nên đá kiểu Panenka. Điểm lạ lùng là ông thủ môn Hart sau trận này hình như bị chấn thương tâm lý nên bắt dỡ, phải đi đá ở các xứ khác vì các đội Anh quốc không mướn. Có nhiều cầu thủ nổi tiếng đá kiểu này như Zidane, Ronaldo,…

Ông Panenka cho biết là rất hãnh diện đã khám phá ra cách đá phạt đền, được mệnh danh tên ông ta nhưng thế giới chỉ nhớ có mỗi cách đá phạt đền của ông còn về sự nghiệp túc cầu thì không ai để ý đến dù ông ta đá rất hay. Dạo viếng Prague, mình định đi kiếm ông ta để chụp hình nhưng tìm không ra địa chỉ, hỏi vòng vòng không ai biết.

Túc cầu nay phát triển rất mạnh tại Hoa Kỳ, được thương mại hoá rất sâu. Một vé tứ kết của Copa America giá trên $1,500. Chung kết chắc còn đắt hơn. Kinh. Hỏi ra thì mấy loại vé của các môn thể thao khác cũng tương tự rất đắt. Mình mới hiểu mấy cầu thủ danh tiếng Âu châu, Nam Mỹ như Messi nay về già đến Hoa Kỳ làm tiền.

Cách đây 15, mình có ông bạn gốc Ai Cập, giáo sư tỏng đại học cộng đồng ở vùng này. Đại học có mua một phòng để xem đá banh của đội Galaxy. Lâu lâu ông ta hú mình đi xem vì không ai xem. Mình đi ké mới khám phá ra nhà giàu họ xem đá banh khá với dân nghèo, la hét, gọi là đi bão. Vào phòng ngồi, có đài truyền hình mỗi góc phòng, có bàn ghế để ăn. Có bồi, đẫy xe đem thức ăn nóng đến, phục vụ cho thiên hạ. Ăn xong muốn ngồi tỏng phòng thì ngồi, còn không thì mở cửa phòng đi ra ghế bên ngoài nhìn xuống sân cỏ xem.

Năm 1989, khi cầu thủ Paul Caligiuri đá lọt lưới, giúp Hoa Kỳ đoạt vé dự giải túc cầu thế giới năm 1990, sau 40 năm vắng bóng đã thay đổi bộ môn túc cầu tại Hoa Kỳ. Người Mỹ gọi môn này là Soccer còn một bóng bầu dục là FOOTball. Điểm đặc biệt là túc cầu nữ của Hoa Kỳ thì phát triển nhanh hơn phái nam. Đoạt giải vô địch thế giới, thế vận hội nhiều lần còn túc cầu nam thì èo ọt nhưng lại có nhiều người đi xem hơn là khi phái nữ đá nên họ đòi lương bổng trả cao hơn, bình đẳng với đội nam.

Vấn đề là Hoa Kỳ là một hợp chủng quốc nên mỗi lần có trận đá banh thì đội tuyển bạn được cổ động viên nhiều hơn nhất là khi đá với đội tuyển Mễ Tây Cơ. Cứ tưởng tượng như đang ở Mexico vì toàn là cờ Mễ. Cầu thủ Mỹ bị huýt gió, chửi bới đủ trò. Sau này thì thấy có cờ Hoa Kỳ nhiều nhiều.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen b

Nguyễn Hoàng Sơn