Tích đức theo cách người Mỹ

 


Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, có xem một phim hài có tài tử Jane Fonda, và ca nhạc sĩ Dolly Parton đóng, hình như “9 to 5”, khám phá ra ca và nhạc sĩ Dolly Parton rất nổi tiếng thể nhạc đồng quê (Country Music), được người Mỹ rất ưa chuộng. Bà ta là tác giả của hai tác phẩm rất nổi tiếng “I Will Always Love You” và “Jolene”. Nghe kể bà ta sáng tác 2 bản nhạc trong một đêm. Đúng là xuất thần.


Ca sĩ Elvis Presley muốn thâu đĩa bản nhạc đầu tiên với phong cách của ông ta. Bà Parton đồng ý đến khi người quản lý của ông Elvis cho biết là lấy hoa hồng 50% từ rày về sau trên tác quyền. Bà ta không đồng ý và tiếc vì biết nếu Elvis Presley hát thì bà ta sẽ được nổi tiếng thêm.

Ca nhạc sĩ Dolly Parton 

Ông Elvis có hát nhiều bản nhạc Ý Đại Lợi, dịch ra anh ngữ như “It’s now or Never” từ bản nhạc “O Solo Mio” và nhiều bản nhạc khác. Nhờ nghe bản nhạc này mà khi sang Ý Đại Lợi làm việc, khi nghe bài “O Sole Mio” mình kêu người ý dịch ra từ Elvis Presley khiến dân ý chửi mình ngu lâu dốt bền. Tương tự khi ở Pháp mình kêu Tây dịch bản “if you go away “ ra tiếng Pháp thì bị chửi như tát vào mặt. Cuối cùng mình mới mượn băng nhạc của Jacques Brel, người Bỉ để nghe mới khám phá ông ta là tác giả của 2 bài với tên pháp “ne me quittes pas” và Le Moribond mà khi xưa, ở Việt Nam thiên hạ hay hát “Seasons in the sun” …. Cho thấy sống ở Đà Lạt khi xưa, mình sống dưới đáy giếng, chả biết gì. Chán Mớ Đời 


Bà ta kể là khóc cả đêm sau khi từ chối để Elvis Presley lấy 50% tiền hoa hồng. Thiên hạ kêu bà ta khùng. Bà ta cho biết có cái gì trong tâm bà nói không chấp nhận.


Cuối cùng ca sĩ Whitney Houston hát bản này và trở thành nổi tiếng, bà ta lãnh được hoa Hồng tác quyền nên mua Dollywood, một công viên giải trí như Disneyland, Tennessee. Bà này sinh ra từ gia đình nghèo, được xem là người đã giúp đỡ giáo dục người nghèo nhiều nhất nước mỹ. Có nhiều tỷ phú tặng tiền cho đại học. Lúc viếng thăm đại học Washington, mình có thấy hai người sáng lập Microsoft đã xây và tặng 2 toà nhà to đùng.


Năm 1990, học sinh trung học của thành phố của bà ta sinh ra và lớn lên, có không tới 30% học sinh tốt nghiệp trung học. Bà ta thành lập chương tình “Buddy Program”. Mỗi học sinh chọn một người bạn đồng hành, giúp đỡ lẫn nhau để tốt nghiệp trung học. Khi tốt nghiệp, bà ta sẽ tặng cho món tiền tươi để tiếp tục đi học trên đại học. Chương trình dạy giới trẻ giúp đỡ nhau và tình bạn. Kết quả chỉ có 6% học sinh bỏ cuộc, không tốt nghiệp trung học và chỉ số này tiếp tục đến ngày nay.


Năm 1996, hoả hoạn đã thiêu rụi 900 căn nhà, bà ta tặng $1,000 cho mỗi gia đình trong 5 tháng để giúp ở họ sửa chửa lại nhà cửa. Sau đó bà ta còn cho thêm mỗi gia đình $5,000, tổng cộng là 9 triệu đôla.


Ngoài ra năm 1995, bà ta có thành lập một chương trình mang tên “Imagination Library”, bà ta nhận thấy giới trẻ ở vùng của bà sinh ra, ở vùng quê và nghèo, đã chậm về sự hiểu biết khi bắt đầu đi học so với trẻ em ở thành phố, và ngăn cản trẻ em ở miền quê tiếp tục học lên cao. Chương trình này tặng mỗi đứa trẻ 1 cuốn sách mỗi tháng từ khi mới sanh ra đến khi đi học. Ở trường đã có thư viện. Chương trình này được nhiều nước trên thế giới bắt chước thực hiện. Năm 2018, có trên 100 triệu cuốn sách được tặng qua chương trình này.


Tại Hoa Kỳ khi người Mỹ tặng tiền cho các công việc từ thiện hay cơ quan từ thiện thì họ được khấu trừ thuế. Mấy người giàu bị đánh thuế từ 45% đến 60% nên được khuyến khích giúp từ thiện để bớt đóng thuế. Thuế tài sản có thể lên đến 55%. Một gia đình tỷ phú để lại 1 tỷ, phải đóng thuế $550 triệu đô la. Có một năm miễn đóng thuế tài sản, một ông tỷ phú mỹ chết để lại 30 tỷ đô la cho vợ con khiến đảng Dân Chủ chửi quá cỡ, mất 15 tỷ đola đóng thuế. Còn dân Cộng Hoà thì kêu ông này cảm đảm dám chết đúng năm, hy sinh đời bố củng cố đời con theo kiểu mỹ.


Thay vì đóng thuế, họ thành lập một Foundation mang tên dòng họ của họ như Rockefeller Foundation, Ford Foundation,…. Cứ lấy thí dụ: họ chỉ bỏ vào ngân hàng lấy lời 4%/ năm. Mỗi năm được $40 triệu, họ tích ra 10% tiền lời là 4 triệu đem cho các chương trình do họ bảo trợ về văn hoá, từ thiện,… còn 36 triệu thì để con cháu họ xài. Nói như người Việt mình có đức mặc sức mà ăn, đời này qua đời khác. Xong om


Khi họ về già, muốn để lại gia tài cho con cháu, không bị đóng thuế, họ thành lập các cơ quan từ thiện, bỏ 99% gia sản của họ vào những Foundation, chỉ giữ lại 1% cho cá nhân họ. Làm vậy thứ nhất là không bị thưa kiện, thứ hai là không bị đóng thuế nên gia tài của họ lên hoài. Người trẻ nhất đã làm vụ này gần đây trước Covid là ông chủ của Facebook (Meta), nên gia tài cứ gia tăng, không bị thuế thiết gì cả. Lợi tức của tài sản hàng năm, họ chỉ cần lấy 10% lợi tức hàng năm để giúp từ thiện thì con cháu của họ cứ tiếp tục đời này sang đời nọ. Cho nên khi các đại biểu đảng Dân CHủ kêu gọi đánh thuế người giàu là họ mị dân. 


Lúc bán miếng đất năm ngoái đi, mình tính nhờ ông luật sư, trả ông ta để làm một công ty tương tự nhưng nhỏ hơn. Vấn đề là có cái nợ nên không được. Mình kêu ông cho vay, là chuyển cái nợ vào mấy căn nhà cho thuê của mình nhưng ông ta già nên cứ phân vân, sợ bà vợ mới lấy hết của. Sau có Opportunity Zone Fund nên mình trả tiền luật sư làm cái này. Trong tương lai, bán cái vườn thì mình sẽ làm Corporation kiểu kia vì vườn mình không có nợ, dễ cống hiến hơn. Làm vậy, con cái không bán được, chỉ ăn đời này sang đời nọ. Không sợ chúng cãi nhau, đem nhau ra toà. Xong om


Mình thấy tốt hơn là đóng thuế cho chính phủ rồi họ đem tiền đi đốt vào chuyện vớ vẩn. Đây con cháu của tỷ phú, dùng tiền lời, giúp các tổ chức bất vụ lợi, giúp nhân loại như tích đức thêm cho dòng họ. Khi có đức thì mặc sức mà ăn, khác với người Việt, xây lăng tẩm cho to lớn rồi đến đời thứ 3 là banh hết. Mình đọc đâu đó, 90% tiền gây quỹ cho hội Hồng Thập Tự, dùng vào trả lương cho nhân viên, họ đi máy bay toàn hạng thương gia nên từ đó mình chỉ cho các nhóm thiện nguyện mình biết rõ về hoạt động của họ để cuối năm khấu trừ thuế.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn