Người già trong xã hội ngày nay


Có cuốn phim Nhật Bản, xem từ khi còn ở Pháp, đúng 40 năm. Không hiểu sao lại khiến mình suy nghĩ hoài. Nhất là ngày nay, mình gần 7 bó. Cuốn phim, được thực hiện phỏng theo một cuốn sách của Shichiro Fukazawa, viết trước khi mình ra đời. Cuốn sách được làm phim hai lần, mình được xem cuốn phim thứ 2, do đạo diễn Shohei Imamura thực hiện năm 1983, nghe nói đoạt giải điện ảnh Cannes. Kinh


Câu truyện nói về tục lệ của một làng ở Nhật Bản nghèo khi xưa. Thất mùa, không có gạo ăn, dân tình đói, ăn cắp gạo hàng xóm,… để có cơm ăn. Trong làng đưa ra tục lệ, ai đến tuổi 70 thì được con cõng lên núi Nara (Narayama, yama là núi, sơn), để họ lại trên đó, chết để khỏi tốn cơm cho con. Khỏi chôn, nhưng từ trên núi, họ nhìn về làng, nhà cửa nơi con cháu sinh sống. Hy sinh đời bố mẹ củng cố đời con cháu. Xem như về già, con người trở nên gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Họ tìm cách đào thải chúng ta.

Sang xứ Tiệp, nghe họ kể chính phủ khuyến khích người dân uống rượu để chết sớm vì một người hưu trí ở Tiệp, tốn chính phủ đâu $150/ ngày.

Câu chuyện nói về gia đình một ông tên Tappei, goá vợ, có 4 con và bà mẹ 69 tuổi, goá chồng, xem như còn 1 năm nữa là được con cõng lên núi. Bà mẹ răng còn tốt nên ăn rất khoẻ, nên tự đập vỡ răng để khỏi ăn, chết nhưng người con bắt gặp. Cuối cùng bà ta chuẩn bị lên núi, dạy con cháu các tay nghề của mình như nấu ăn, làm bánh, kiếm vợ cho con trai út,…để ra đi thanh thản. Phụ nữ lúc nào cũng hy sinh cho con cháu, gia đình. Gặp mình thì ăn gấp đôi. Chán Mớ Đời 


Rồi ngày ấy đến, người con cõng mẹ trên lưng, đi lên núi. Hai mẹ con nói chuyện, kể lại chuyện xưa, mới khám phá ra ông bố mất tích vì người con đã giết ông ta vì không chăm sóc gia đình, đánh bài, mắc nợ,… cảnh người con cõng mẹ lên núi, nói chuyện rất tâm đắc vì thường ngày bận bịu công việc, không có thời gian để tâm sự.


Khi mình đưa bà cụ mình đi chơi ở Nhật Bản, mấy ngày chỉ có mẹ và con, cảm thấy hạnh phúc vô ngần. Không chút bùi ngùi, nhìn mẹ tóc bạc, theo mình lên núi như thể cuốn phim mà mình xem khi xưa. Kỳ đi Thái Lan vừa qua với mẹ, mình đi chơi ở Vọng Các, còn khi đến đảo cạnh Phuket thì chỉ loang quanh, ít đi đâu xa.


Cuối cùng, bà mẹ chọn chỗ để người con để bà ta xuống. Bà ta ngồi như thiền định, đuổi người con đi về. Ngoài trời tuyết rơi như những giọt nước mắt của trời đất khóc cho tình mẫu tử chia ly. Mình nhớ cảnh đầu lâu, xương sọ  của người đến trước, rãi rác khắp nơi.


Người con, buồn bả đi xuống núi, thấy người con láng giềng cũng cõng cha lên núi, ông bố lo sợ, kêu la, van nài con trai, đừng để ông ta ở lại. Hai cha con loay hoay làm sao, khiến chiếc ghế cõng ông bố rớt xuống núi. Thê thảm.

Hình ảnh người mẹ ngồi yên lặng trong khi tuyết rơi như những giọt nước mắt mẹ già

Về Việt Nam, gặp bạn học cũ, họ kể nghỉ hưu, ở nhà trông cháu ngoại, tạo điều kiện cho con xây dựng cuộc sống. Có người đang đi làm nhưng có cháu ngoại thì nghỉ làm, mê cháu ngoại ở nhà, chăm cháu. Cho thấy khi về già, chỗ đứng của chúng ta trong xã hội, gia đình khác khi còn đi làm. Chỉ làm ô sin, chăm sóc cháu. Đến khi chân tay yếu đuối thì được con chở vào viện dưỡng lão, đợi ngày về thiên quốc. 


Bà mẹ trong phim, tuy lớn tuổi, nhưng vẫn là pho sách với những kinh nghiệm sống, cách nấu ăn,… tại sao phải đem bà ta lên núi, để chết trong tuyết lạnh. Chỉ vì miếng ăn, chúng ta sẵn sàng bỏ tất cả. Không biết có nghiên cứu nào, nói về thú vật giết hại song thân mình khi rụng răng không còn khả năng để săn thú vật để ăn. Hay quá già để săn thú, phải chia xẻ thịt do mình săn.

Sách dịch ra pháp ngữ

Cảm động nhất là cuối phim, khi người con cõng mẹ lên núi. Người con trai xúc động vì nghĩ chuyến đi cuối cùng với mẹ. Khi ông ta đi xuống núi, trời tuyết rơi như những giọt nước mắt của người mẹ nhìn theo, tiễn biệt người con trai.


Ở Hoa Kỳ, nghe kể, có nhiều người con khóc, khi chở bố mẹ vào nhà dưỡng lão vì không có thời gian chăm sóc bố mẹ. Khi chúng ta không tự chăm sóc cho mình, có nên vào viện dưỡng lão hay ở nhà để vợ con chăm sóc. 


Mình nhớ bố mẹ vợ mình khi xưa, trả nhớ về không một thời gian lâu trước khi qua đời. Thiên nhiên rất hay, khi con cháu quen bố mẹ, ông bà không còn nhận ra họ một thời gian thì khi khi qua đời, bớt đớn đau trong sự chia ly tình mẫu tử.


Mình có người quen, hai vợ chồng, sống riêng, người vợ trả nhớ về không nên ông chồng trên 80 tuổi, chăm sóc vợ trong tuổi già. Chính phủ có cho người đến giúp vài tiếng trong tuần như giặt quần áo, lau chùi nhà bếp,.. Lâu lâu mình ghé thăm, thấy thương. Nghĩ đến ngày nào mình cũng lâm vào cảnh này thấy Chán Mớ Đời . 


Bức tranh "Đêm trăng cõng mẹ lên núi" của Tsukioka Yoshitoshi (1839-1892) - một bậc thầy của ukiyo-e Nhật Bản.  Xem tranh, không thể không cảm động. Gốc tùng nghiêng, dáng nhẫn nại của người con, cánh tay quàng cổ con trai của mẹ già... - đó chẳng phải là những dấu hiệu điển hình của tình ruột thịt, của sự nương tựa và che chở hay sao? Vầng trăng (bị khuất một nửa sau cành cây) chứng kiến tất cả, nhưng cũng chỉ "nhìn" vậy thôi. Nó như chứa đựng ẩn ý về sự "khách quan" của họa sĩ - một sự "khách quan" bề mặt, rất cần thiết, để bức tranh toát lên những nghịch lý đầy xao động. Không biết cổ tục này tồn tại đến khi nào, chỉ biết đã có câu chuyện kể rằng: một người mẹ già khi được/ bị con cõng lên núi, đã giấu sẵn một túi đậu để rải dọc đường, nhằm đánh dấu lối trở về. 

Người con phát hiện sự việc và ngờ oan cho mẹ. Sự thật, mẹ thương con, chỉ sợ con xuống núi lạc đường, còn phần mình, mẹ đã cam phận. Hiểu ra, lòng đầy hối hận, người con cõng mẹ trở về...


Bức tranh được sáng tác trong khoảng thời gian 1885 - 1892.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn