Smishing lừa đảo


Dạo này, mình nhận khá nhiều những nhắn tin kêu gọi, tự xưng ngân hàng, hãng điện thoại,…kêu họ có vấn đề về tài khoản của mình, cần mình login,…. Hay qua Messenger, tự xưng là bạn, kêu mạng yếu, cho họ số điện thoại để họ gọi lại. Mình thấy bạn nên đưa số điện thoại thì 1 phút sau, Facebook gửi code đến cho mình thì biết là có người tìm cách hack tài khoản mình. Phải chạy vào đổi số điện thoại.


Dạo này, các vụ này qua email, người ta gọi là “phishing”, còn qua nhắn tin, gọi là “SMS phishing” hay “smishing”. Các smisher gửi nhắn tin cho thiên hạ, tìm cách dụ người ta đưa các thông tin cá nhân, mật mã hay số an sinh xã hội. Họ sử dụng những thông tin này để xâm nhập, chiếm đoạt các tài khoản của mình như ngân hàng, email,… mình bị Việt Cộng lấy mất một tài khoản Facebook. Nên phải làm lại tài khoản khác.


Theo Federal Trade Commission, cho biết những mánh mung của smishers sử dụng như sau:

  • Hỏi chúng ta về mua hàng
  • Có vấn đề việc trả tiền của tài khoản. Cái này mình nhận rất nhiều.
  • Báo tin mình thắng giải gì đó
  • Báo tin sẽ gửi cho mình một món quà gì đó, cần thêm vài thông tin.
  • Quan trọng nhất là ngân hàng hay gì đó kêu có vấn đề, ai Hacking tài khoản của mình và đưa cái link để login.

Mấy nhắn tin này rất hữu hiệu vì người nhận tin, hoảng lên đưa liền các tin tức, tương tự như các nhắn tin của ngân hàng,… nếu chúng ta nhấn cái link, họ sẽ hỏi các thông tin cá nhân hay bị dính malware cài đặt vào điện thoại của mình và có thể lấy tất cả dữ liệu cá nhân của mình. Có thể sẽ dẫn chúng ta đến một website, hỏi chúng ta mật mã và Username, hay họ làm khó khăn để chúng ta đánh lại mật mã hay Username để họ có thời gian lấy thông tin của mình. Các loại người này càng ngày càng giỏi, tìm những cách thức đánh lừa chúng ta.


Ngoài ra, họ có thể gọi mình. Mình nhớ có lần nghe một phỏng vấn của một ông thám tử ở Panama, nay ở Hoa Kỳ vì giới mafia ở xứ này, tìm cách để giết ông ta. Ông ta kể là được cài đặt vào hệ thống này, rồi họ gọi điện thoại qua Hoa Kỳ. Các người lớn tuổi, họ ở nhà buồn nên thích được nói chuyện. Nhất là họ không nhanh nhẹn, truy ngay giả mạo. Đa số các tổ chức này ở ngoại quốc nên FBI khó bắt, điển hình là tổ chức ở Panama. Email thì hay nhận khi xưa từ Nigeria, kêu gọi đầu tư đủ trò.

Làm sao để đề phòng. Khi nhận được tin nhắn thì nên cẩn thận. Cần bình tỉnh. Không nên trả lời ngay. Mình chỉ về nhà rồi mới vào các trang nhà được nhắn tin để xem xét. Không dám login vào ngoài đường vì có thể ai đó bắt được điện thoại của mình. Nếu không biết là đúng hay giả mạo. Chúng ta nên:


- Liên lạc công ty ngay như ngân hàng. Lấy số điện thoại của ngân hàng mà mình hay tiếp xúc. Mình có quen vài người trong ngân hàng mình hay sử dụng, gọi họ để nhờ họ xem lại có đúng hay không.


- Chuyển mấy nhắn tin này đến số 7726(SPAM) của công ty điện thoại của mình và các công ty như Amazon hay ngân hàng của mình để họ điều tra.

Chắn (BLOCK) số điện thoại của smisher.


Không nên:


- Đừng thấy mã vùng là nơi mình ở mà nhấn cái link. Smishers hay dùng chiêu này. Các công ty như Google cho số điện thoại miễn phí. Mình có xin số này để khi rao vặt.


- Đừng có nhấn cái link vì phần mềm Malware hay keyloggers. Phần mềm sẽ theo dõi những gì mình đánh máy để login. Nếu lỡ nhấn rồi thì nên dùng antivirus App để scan máy điện thoại của mình.


- Đừng trả lời các tin nhắn hay trang mạng, các tin nhắn để kiểm tra số điện thoại như ngân hàng,…


- nên báo cho các công ty điện thoại, ngân hàng để họ điều tra.


- Nên học hỏi thêm các phương tiện dùng để bảo vệ mật mã của mình, và cách login.

Năm ngoái mình có phỏng vấn một anh kỹ sư, chuyên lo về phòng vệ trên mạng trên đài truyền hình Little Sàigòn. Anh ta cho biết là mỗi năm Hoa Kỳ mất mấy trăm tỷ đô la về các cuộc lừa bịp qua mạng. Có một anh quen kể, anh ta lo vụ an ninh của mạng cho sở nhưng bị hacker lấy mất trang nhà của công ty, họ đòi đưa $30,000 để chuộc. Đành phải lấy backup rồi làm lại.


Biết mình già nhưng phải cẩn thận. Chịu khó tìm hỏi thêm.

Có bác nào rành vụ này thì viết ít dòng giúp chúng em học hỏi thêm về an ninh mạng. Cảm ơn trước.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn