Sự thật về y khoa và dinh dưỡng đương đại

 Năm 2014, bác sĩ Gary Fettke, Úc Đại Lợi, bị hội đồng y khoa National AHPRA (Australian Health Practitioner's Regulation Agency) Medical Board, lên án: cho rằng ông ta không có thẩm quyền, khuyên bệnh nhân của ông ta về dinh dưỡng. Mình xét lại thì đúng vì có hỏi mấy người bạn bác sĩ thì được biết, họ chỉ học đâu mấy tiếng đồng hồ trong giáo trình y khoa ở đại học.

Cuộc tranh cãi này, đòi rút bằng kéo dài đến 4.5 năm, đưa nhau ra quốc hội Úc để điều trần, điều tra. Cuối cùng thì hội đồng này, ngưng chỉ trích hay kiện cáo ông bác sĩ Fettke. Nhất là họ xin lỗi bác sĩ này vì đã sai. Có lẻ vụ tai tiếng, kiện cáo này đã gây ảnh hưởng thị trường cho các công ty thực phẩm rất nhiều.

Bác sĩ Fettke chuyên giải phẫu chỉnh hình cho các bệnh nhân, đa số bị tiểu đường loại II, phải cưa chân,…. Ông ta bị ung thư khi còn rất trẻ phải qua các cuộc chữa bệnh này. Thông thường bị ung thư, không biết có sống lại sau cuộc giải phẫu. Ở Úc đại Lợi chỉ số người bị ung thư được lành bệnh cao nhất thế giới 2.3% còn Hoa Kỳ thì chỉ có 2.1%.

Năm 2012, bác sĩ Fettke lành bệnh ung thư nhờ theo chế độ đình dưỡng: ăn ít đường và tinh bột. Cuối cùng ông ta ngưng uống 10 thuốc chữa trị ung thư. Từ đó, ông ta tư duy đột phá, tin chắc là đã tìm ra vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường và ung thư. Ông cho rằng dinh dưỡng là điều tối quan trọng cho sự sống còn của con người như người xưa hay gọi: “bệnh tòng khẩu nhập , hoạ tòng khẩu xuất”.

Theo kinh nghiệm cá nhân, ông ta khuyên bệnh nhân nên theo cách dinh dưỡng mà ông ta đang theo: tiêu thụ ít đường và tinh bột. Ngày nay, người ta gọi Low Carb Healthy Fat (LCHF). Ông ta cứ lên tiếng hỏi bệnh viện, sao cứ tiếp tục cho bệnh nhân ăn tinh bột và đường khiến một người dinh dưỡng viên của bệnh viện, tố cáo ông ta lên hội đồng y khoa. Sự việc của bác sĩ Fettke, dám chống lại tập đoàn các công ty thực phẩm và các tín đồ tôn giáo cấm không ăn thịt,… khiến các khoa học gia nhảy vào và tìm ra nhiều nguyên do đưa đến bệnh béo phì và ung thư.

Đầu thế kỷ 20, tại Hoa Kỳ, bác sĩ Kellogg, một người ăn chay và theo giáo phái gì mình quên tên, Advantist thì phải, kêu gọi người Mỹ ngưng ăn thịt vì đưa đến tội lỗi về sinh lý như thủ dâm. Ông ta kêu gọi ăn chay, và thiên hạ đến trung tâm điều dưỡng của ông ta để trị bệnh. Em ông ta chế ra loại cereal mà khi xưa mình hay cho con ăn sáng nổi tiếng Kellogg, có chữ K màu đỏ to đùng. Đến đệ nhị thế chiến thì cereal được chế thêm đường.

Ông ta nhờ bà Abigail Carroll, cùng giáo phái Adventist với ông ta viết cuốn sách: “three square meals“, cho rằng nông dân bỏ vùng quê, ra thành thị làm việc, không có thì giờ nên ăn những món như điểm tâm đã làm sẵn, khỏi tốn thì giờ. Từ đó người Mỹ bắt đầu ăn các thức ăn đã được công nghệ hoá, biến chế. Xem các quảng cáo xưa thấy như ngày nay chúng quảng cáo cho con nít trong các chương trình thiếu nhi.

Khi ra điều trần, người ta khám phá ra một chuyên gia làm nhân chứng cho hội đồng y khoa APHRA, rất thân cận với Sanitarium Health Food Company. Giáo sư Mark Wahlqvist có chân trong hội đồng của Sanctuary Sanitarium dựa trên các nguyên lý cải thiện về sức khoẻ nhận được từ Thượng đế của nhà thờ Seventh-day Adventist do Ellen G White sáng lập. Bà này cho rằng trong vườn địa đàng có trái cây, đậu và hạt, những thức ăn tìm thấy trong vườn Eden, do Thượng Đế chỉ định thực phẩm cho con người bồi dưỡng.

Mình không phải công giáo nhưng nếu mình không lầm thì trên vườn địa đàng, con rắn đã quảng cáo cho ông Adam và bà Eva là ăn trái cây khiến hội bị đày xuống trần gian. Ngày nay, người ta vẫn tiếp tục sứ mệnh của con rắn, quảng cáo ăn trái cây dù là đã được ngâm thuốc để giữ cho vỏ bên ngoài tươi tốt đến cả năm trời.

Tết vừa qua, mình được dịp trải nghiệm vụ trái cây có thuốc và không có thuốc. Bà chị dâu buôn bán ở Phước Lộc Thọ, ghé nhà ăn Tết, thấy quýt của vườn mình ngon vì mọi người ép ra uống. Bà chị nói để chị ta đi rao hàng cho một ông nào bán quýt cho thiên hạ mua về cúng 3 ngày Tết. Hôm sau, chị ta đem về quýt của ông thần trong Phước Lộc Thọ. Quýt này rất to, chắc được nhập cảng từ Trung Cộng. Mình thấy hình như họ bỏ phẩm và chất sáp để cho vỏ quýt bóng láng.

Chị dâu giả thích ông ta không nhận bán vì vỏ quýt vườn mình không được bóng. Phải bóng láng thì thiên hạ mới mua cúng cho ông bà. Mình bóc ra một ăn không được vì có vị đắng. Để 6 ngày sau thì thất kinh vì cái vỏ trở lại màu xanh như mình đoán.  Kinh. Mình có kể trong bài “vỏ quýt dầy có món tay nhọn”.

Đây là kim tự tháp về dinh dưỡng. Các công ty thực phẩm lobby quốc hội Hoa Kỳ để ra chương trình dinh dưỡng như trên. Khuyến khích người Mỹ tiêu thụ tinh bột rất nhiều, sau đó là trái cây. Khi xưa, người ta ăn trái cây theo mùa, nay họ để giữ lạnh, đông lạnh để bán cả năm nên trái cây được hái rất sớm, không có chất dinh dưỡng thêm ăn khác mùa, không tốt. Sợ nhất là họ bỏ chất hoá học để trái tươi lâu ngày. Mình đã chứng thị được cảnh này khi viếng công ty mua bơ của vườn mình. Phải phải ngâm thuốc cho da bóng và để lâu ngày. Bơ là loại quả không chín cây, chỉ chín sau khi hái được 5 ngày.

Mình xin mở ngoặc ở đây. Lý do tại sao người ta quảng bá phải ăn trái cây vì hội đồng ẩm thực và các công ty thực phẩm họp nhau lại bàn cách để bán trái cây. Họ lobby quốc hội để đưa ra chương trình dinh dưỡng người Mỹ phải theo là mỗi ngày phải ăn trái cây. Thường ông bà mình ăn trái cây theo mùa. Mùa hè thường có trái cây, theo thiên nhiên ăn trái cây có fructose, là đường, tạo ra chất béo để cơ thể có thể trữ tỏng người để sống qua mùa đông giá lạnh.

Mình đã kể về bệnh ung thư, cần sử dụng sinh tố C để diệt tế bào ung thư. Công thức hoá học của Sinh Tố C hơi tương tự Đường nên khi tế bào ung thư tưởng lầm, nên hấp thụ và sẽ bị diệt. Bên Đức quốc, họ chữa bệnh ung thư bằng cách cho nhịn đói và truyền sinh tố C. Ở bệnh viện USC , họ cũng chữa bằng cách cho nhịn đói các tế bào ung thư.

Chúng ta cứ nghe ăn trái cây, có kháng ô-xây-hoá, đủ trò nên cứ mua. Khi xưa, mình cũng nghe như vậy nên ăn trái cây ná thở đến khi mua cái vườn, đi học nghề làm nông dân thì thất kinh. Mùa đông như dạo này, chỉ ăn trái cam hay quýt và bơ. Nhất là ăn bơ, ít đường nhiều HDL. Khi một giáo sư cầm trên tay, nói cho cả lớp biết là quả táo đã được hái từ 9 tháng 18 ngày trước đây mà vẫn còn tươi. Họ lại nghĩ ra câu: “mỗi ngày ăn một trái táo, sẽ xa lánh bác sĩ” để bán táo. Nếu xem táo và chuối được quảng cáo rất nhiều thì có rất nhiều đường. Đừng tin những gì bọn con buôn nói, hãy đọc kỹ những gì sơn đen kể. Chán Mớ Đời 

Hôm tết, mình được thử nghiệm, quýt mua từ Phước Lộc Thọ, to đùng, của Trung Cộng. Được ngâm thuốc màu vàng. Sau mấy ngày thì mình thấy vỏ trở màu xanh lại, ăn không được vì đắng. Thiên hạ lại chê quýt của mình, hữu cơ. Chán Mớ Đời 

Bà Ellen G White thành lập công ty thực phẩm Sanitarium Health Food Company và cuối thế kỷ 19; cho rằng:  "The Health Food Business is to supply the people with food which will take the place of flesh meat, milk and butter." Giáo sư Wahlqvist, từng là chủ tịch hội đồng của Australasian Nutrition Advisory Council (ANAC), hổ trợ bởi công ty Sanitarium Health Food Company,..

Bác sĩ Fettke, bị tố cáo bởi Australian Breakfast Cereal Manufacturers Forum (ABCMF), dưới cái ô của Australian Food and Grocery Council (AFG), #cereal4brekkie.

Lý do là số lượng bán cereal giảm rất nhiều. Nhóm #cereal4brekkie gồm Nestle, Kellogg’s, Freedom Foods and Sanitarium, cộng tác với Dietitians Association of Australia (DAA).

Mình có xem một phim tài liệu, kể các công ty thực phẩm, mướn các khoa học gia, tham dự các buổi thuyết trình về thức phẩm trong đại học hay ở ngoài. Mình hay xem các lớp giảng của đại học y khoa San Francisco. Họ chỉ cần đặt vào câu hỏi rất khéo sẽ định hướng dư luận có cái nhìn sai ngay. Họ phỏng vấn một ông về hưu. Ông ta giải thích đủ trò. Cho thấy các quốc gia hiện nay, được các công ty đa quốc gia điều khiển từ trong bóng tối.

Sau khi ông ta điều trần tại quốc hội thì hiệp hội y sĩ Úc, cấm không cho ông ta nói với bệnh nhân về dinh dưỡng. Lý do là ông ta không có bằng về dinh dưỡng.

Bác sĩ ngày nay, phải theo thủ tục đưa ra bởi hội đồng y sĩ cho nên chúng ta không nên tin hoàn toàn vào những gì bác sĩ nói. Có một ông bác sĩ bên Anh quốc, kể là trong vòng 20 năm, ông ta phải nói với bệnh nhân những gì không muốn. Lý do là ông ta cũng bị bệnh như vậy. Cuối cùng ông ta khám phá ra là ngưng ăn đường và tinh bột giúp ông ta chữa được bệnh tiểu đường. Từ đó, ông khuyên bệnh nhân ngưng ăn tinh bột và đường.

Ở Nam Phi, giáo sư Timothy Noakes, cũng lâm vào chung trường hợp. Chỉ khác là ông ta bị đưa ra toà. Ở Hoa Kỳ, có một ông bác sĩ chữa bệnh ung thư, bị cảnh sát sách nhiễu, hội đồng y khoa đòi rút bằng ông ta vì không chữa theo 3 phương pháp của hội y sĩ Hoa Kỳ cho phép. Một bệnh nhân ung thư sẽ đem lại cho nhà thương và bác sĩ trung bình $500,000/ người. Do đó, người Mỹ bệnh ung thư phải chạy qua Mễ để chữa trị hay bên Âu châu.

Người ta hỏi các bác sĩ chữa bệnh ung thư nếu họ hay người thân, bị ung thư, họ có khuyên hay tự uống thuốc ung thư ngày nay. Chỉ có 28% trả lời là có. Chán Mớ Đời 

Cách người ta theo phương pháp dinh dưỡng Keto, họ kêu gọi đừng ăn đường, khoai tây, bánh mì, cơm,..

Kim tự tháp về dinh dưỡng của Hoa Kỳ đã khiến người Mỹ bị bệnh béo phì vì ăn tinh bột và đường quá nhiều. Ngày nay, có phòng trào ăn thịt và không ăn tinh bột mà họ gọi dinh dưỡng Keto.

Ngày nay, mình chỉ ăn mỗi ngày một bữa “One Meal a Day” (OMAD) theo một ông bác sĩ nhật cho khoẻ. Khỏi lo vụ ăn uống. Thường mình ăn trưa nhưng khi có bạn mời thì mình không ăn trưa, để bụng ăn tối. Chỉ buồn là không ăn bánh tây nữa. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn