Cuộc cách mạng không giết người

Mình nhớ lần đầu tiên, đụng phải “nữ quyền” khi sang Hoa Kỳ. Lên xe buýt, mình quen thói bên âu châu, đang ngồi ghế thì thấy một phụ nữ mỹ, bước lên, mình đứng dậy nhường ghế cho cô ta, theo phép lịch sự mà tây đầm dạy mình thì bị cô mỹ chửi là đồ macho, bú xua la mua khiến mình hãi quá, phải nhảy xuống xe khi ngừng ở trạm khác. Đúng là ra đường gặp gái. Cái thú ở các thành phố lớn là lên xe buýt rồi ngồi cho xe chạy đến hết tuyến đường rồi lại đi ngược lại, xem thành phố, có gì lạ.

Phụ nữ Hoa Kỳ mới được quyền đi bầu hơn 120 năm nay, chính xác là tu chính án thư 19, được duyệt vào ngày 18 tháng 8, năm 1901. Khởi đầu cho một cuộc cách mạng, theo mình không có sự giết người, trả thù dã man từ xưa đến nay, ngoại trừ vài trường hợp như một bà gốc Việt nào, cắt con chim của ông chồng rồi bỏ vào máy xay. Dần dần, phụ nữ Hoa Kỳ được xem bình đẳng với đàn ông trong một chế độ phụ hệ từ xưa đến nay. 

Có một người nhắn tin cho mình, kể là mới sang Hoa Kỳ được vài năm, thấy đàn ông ở Hoa Kỳ quá tội nghiệp khiến mình muốn khóc. Sang đây thật lạ kỳ, đàn ông chẳng còn gì. Khi xưa mình thật chì, giờ thì đấm lưng em, giờ thì bóp chân em, buồn….

Trong lịch sử loài người, mỗi lần có một cuộc cách mạng là mang đến sự giết người dã man. Khi người Pháp nổi dậy làm cuộc cách mạng 1979, khi ta đem ra xử tội không biết bao nhiêu người rồi tuyên án tử hình. Họ phải chế máy chém để kịp chém các người bị cách mạng lên án tử hình. Thật dã man. Bên Anh quốc, người ta treo cổ kẻ bị lên án tử hình. Tuy dã man nhưng ít thấy máu hơn.

Cách mạng lúc nào cũng được tắm bằng máu mới có thể tồn tại lâu được. Bên Nga Sô, Trung Cộng,… ngay ở Việt Nam, họ thành lập các toà ân nhân dân rồi cứ nhân danh nhân dân và đấu tố rồi đem ra giết một cách vô tội vạ để làm gương khiến con người sợ hãi và phục tòng cách mạng.

Bên Nga Sô, bên Trung Cộng, khi một chế độ bị giải thể thì sự trả thù xẩy ra. Người mới lên nắm chính quyền, không muốn bị kẻ khác lật đổ nên ra tay đàn áp thẳng tay để không có cùng chung một số phận với những người đã bị mình lật đỗ.

Con người có một đặc tính khác với các động vật khác: biết tư duy, mơ chế ra những câu chuyện thần thoại,… được truyền khẩu từ đời này sang đời kia, để rồi được xem như một sự thật, nguyên lý bất di bất dịch. Các thế hệ sau lại giải thích khác nhau đưa đến sự xung đột.

Điển hình là tôn giáo. Các người thờ chúa Giê Su, cho rằng ông ta là thiên sứ được thượng đế, gửi xuống trần gian để cứu rỗi nhân loại. Vấn đề là có người giải thích khác người hàng xóm, đưa đến sự xung đột. Ông theo nhà thờ hệ phái La-Mã thì giải thích thánh kinh, tu thân, thờ chúa phải như thế này. Ông khác cũng thờ chúa nhưng lại giải thích phải làm như thế này, thế nọ, đưa đến sự rạn nức của nhà thờ Thiên Chúa giáo, đưa đến phái Orthodox mà chúng ta thường thấy ở phía đông của Âu châu. Rồi phía Tây Âu châu, theo nhà thờ La-Mã, lại có người giải thích một cách khác, lại chia ra nhà thờ Tinh LÀnh. Nhà thờ Tin Lành lại chia ra các hệ phái khác nhau.

Đạo Hồi Giáo, tương tự, cũng từ đạo gốc của người Do Thái mà ra. Người theo Thiên CHúa giáo, không đồng ý với Kinh Cựu Ước nên viết lại Tân Ước. Người theo Hồi Giáo thì cũng dựa vào lịch sử của hai đạo nói trên cũng xuất xứ từ một gốc lại đổi vì ông thánh Allah, giải thích khác. Đến khi ông thánh Mohammed qua đời, các người kế vị không thống nhất nên lại chia ra hai hệ phái. Ai cũng cho mình là đúng rồi đâm chém nhau từ bao nhiêu năm qua…

Ai cũng cho mình là đúng nên trở nên tàn bạo, chém giết kẻ không cùng chính kiến với mình.

Khi xưa, thời ăn lông ở lổ, con người đều bình đẳng, nương tựa nhau để sống. Một người bị thương thì được các người khác trong bầy, đi săn, chia xẻ thực phẩm. Sinh lý thì không có sự tranh chấp. Dạo ấy, ai cũng lông lá nên chắc giống nhau, đẹp như nhau hay xấu như nhau. Khi cần giải quyết sinh lý thì đè nhau ra, thả gà ra đá. Sinh con đẻ cái thì cả bầy xúm lại nuôi dưỡng, dạy cách săn bắn vì họ sẽ nhờ vào đám trẻ sau này khi họ lớn tuổi không đi săn được.

Sau này, con người bổng tư duy đột phá, chán cuộc đời du mục, cắm dùi đất để trồng rau, nuôi gia súc để sống và từ đó mới có các luật lệ ra đời, nhằm quản lý các người trong xóm, trong làng, đưa đến quyền tư hữu.

Theo luật rừng xanh thì người khoẻ mạnh nhất được bầu làm chúa tể sơn lâm dù ngu ngốc. Từ từ họ biến những kẻ yếu hơn họ làm nô lệ, giúp họ tạo dựng dòng họ quý tộc và đám cùng đinh đi cày để nuôi con cháu họ từ đời này sang đời khác.

Trong cuộc phát triển, tiến hoá của loài người. Người phụ nữ bị đưa vào một hướng, lệ thuộc vào phái nam vì không có khả năng tự vệ, chống trả lại sự áp bức của giới đàn ông. Ngày nay, người ta than phiền, phụ nữ ở các xứ hồi giáo, ra đường, phải có một người đàn ông trong gia đình đi theo. Ở các nước âu châu khi xưa, cũng tương tự, phụ nữ con nhà gia giáo, ra đường vẫn có những người đàn ông hộ tống, che chở, đưa đến từ “galantry”. Đàn ông ra đường phải bảo vệ phụ nữ. Người ta chửi người theo hồi giáo, hộ tống phụ nữ, nhưng lại đề cao sự lịch sự của giới đàn ông tây phương. Cho thấy sự giải thích rất cực đoan. Tò mò đọc về lịch sử âu châu khi xưa, buồn đời thì xem xi-nê xưa sẽ thấy đàn ông phải hộ tống phụ nữ ngoài đường.

Một bài báo mỹ khi xưa, dặn dò vai trò người phụ nữ đợi chồng về 

Theo mình, phụ nữ không có tiếng nói trong các chế độ đông tây khi xưa vì không ra trận đánh nhau được.  Khi xưa, can qua xẩy ra khắp nơi. Thiên hạ xâm chiếm các nước lân cận để cướp bóc, làm giàu. Do đó, đàn ông nghèo bị bắt buộc đi lính, ra trận. Do đó mới có từ ngữ “thêm người thêm của”. Mình đọc tài liệu cho thấy họ đánh thuế dân quá nhiều. Nhà nào cũng phải có người đăng tên đi quân dịch. Nếu không đi thì mướn hàng xóm đi. Rất tốn tiền như trường hợp Hoa MỘc Lan, giả dạng đi lính thay cha. 

Ở các xứ tây phương cũng tương tự, họ cần đàn ông để chém giết cho họ. Dần dần, phụ nữ chỉ đóng vai hộ lý, sinh con đẻ cái, nuôi con và nấu bếp.


Đến khi xẩy ra cuộc thế chiến thứ hai, đàn ông đi quân dịch, sang âu châu hay á châu để đánh trận, phụ nữ được sử dụng trong các nhà máy sản xuất vũ khí, quân trang, quân dụng vô hình trung đã giúp người phụ nữ bước ra đường, có tiền lương tháng. Từ đó, họ không muốn trở lại vai trò của các thế hệ trước vô hình trung tạo nên một cuộc cách mạng, giải thoát phụ nữ khỏi ách đô hộ của chế độ phụ hệ.

Sau đệ nhị thế chiến, kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng, phụ nữ được đi làm. Đài truyền hình được thành lập khiến truyền thông gây ảnh hưởng rất nhiều. Phim ảnh, thời trang trên truyền hình đã giúp giải phóng phụ nữ. Họ được đi học cao, có nhiều kiến thức hơn nên không thể nào chấp nhận cuộc đời như mẹ của họ.

Có lẻ khoa học đã chế tạo ra thuốc ngừa thai đã giúp phong trào phụ nữ đòi bình đẳng. Họ không sợ bị dính thai nên được tự do ái ân, không lo sợ như xưa. Có lẻ mấy nhóm “khủng bố” tại Âu châu như nhóm Andreas Baader, Red Army của Nhật Bản, red brigads của Ý Đại Lợi,.. đã nói lên sự dấng thân của phụ nữ trong cuộc chiến chống lại chính quyền. 

Người ta thấy nhiều phụ nữ đức, ý , pháp, tham gia các phong trào chống lại chính quyền tây phương, đã đánh đổ khái niệm phụ nữ không biết ra trận, chỉ là cái máy đẻ cho xã hội. Họ tham gia các vụ bắt con tin, tập luyện quân sự tại các khu sa mạc để làm cuộc cách mạng theo ý họ. Ngày nay, phụ nữ được đi lính và ra trận như đàn ông.

Có lẻ phong trào nữ quyền khởi đầu vào những thập niên 60, được mệnh danh là cách mạng văn hoá với phong trào hippie. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn