Người đã cứu thế giới

 


Sau đệ nhị thế chiến, thế giới được chia thành hai khối với chính sách xây dựng, phát triển một xã hội công bằng khác nhau, được mệnh danh là xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa tư bản. Hai khối tranh dành quyền lợi nhưng không chính thức trực tiếp đánh nhau ngoài vài chiến tranh địa phương để thử súng đạn như Triều Tiên, Việt Nam, Angola hay các vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ. 

Trong bất kỳ chiến tranh nào, người ta đều cần tin tức của kẻ thù. Do đó mới có cuộc chiến trong bí mật qua các gián điệp được đối phương cài vào những nơi quan trọng để thu thập tài liệu, để hiểu rõ tình hình của đối phương. Chúng ta cũng biết trong thời chiến tranh, Hà Nội cài người ở lại miền nam năm 1954, và cho người của họ vào nam để hoạt động Hà Nội tình báo cho họ như điệp viên nhị trùng với mật hiệu Arles, từ Quảng Ninh, tên Chuyên thì phải, mình có kể rồi, được đưa vào Nam rồi được Việt Nam Cộng Hoà tuyển và huấn luyện rồi gửi ra Bắc để hoạt động cho CIA và Việt Nam Cộng Hoà. Điểm vui là dân nằm vùng tại miền Nam, lại lên cấp cao như Phạm Ngọc Thảo, Đinh Văn Đệ nên ông Hùng, bí danh Đặng Chí Bình kể, khi bị bắt thì mới khám phá ra Hà Nội biết rất rõ về sự huấn luyện của gián điệp được Việt Nam Cộng Hoà gửi ra Bắc. Họ cho xem hình ông ta và huấn luyện viên FRANCOIS (nằm vùng) chụp ở đâu, ngay căn nhà được ở lại để học tập, huấn luyện làm gián điệp.

Trên đài Smithsonian có một phim tài liệu kể lại một chuyện có thật trong thời gian chiến tranh lạnh. Họ đặt tên “the man who saved the world”. Người đó mang tên Oleg Gordievsky. Ông này là con của một người làm lớn trong KGB, tiếp nối cha gia nhập cơ quan công an khét tiếng, được bổ nhiệm làm việc tại Đan Mạch. Sau này được thăng chức thiếu tá công an KGB.

Dạo ấy trong chiến tranh lạnh, có hai quốc gia mà người ta kể có nhiều gián điệp nhất là Áo và Đan mạch. Họ phỏng vấn một cựu kgb thì được biết 40-50% nhân viên của đại sứ quán, làm việc cho KGB. Tại các quốc gia này họ tìm cách mua chuộc và kiếm người làm việc cho họ để thu thập tin tức từ khối tư bản.

Vấn đề là khi ông Gordievsky đến Đan mạch thì tinh thần phản động bắt đầu lộ ra. Những gì ông ta thấy tại Đan mạch không như những gì đã được LÊNIN và Đảng cộng sản dạy ở quê nhà. Ông ta khám phá ra xứ tư bản không phải bựa, không phải phồn vinh giả tạo như được tuyến truyền. Kiểu như nhà văn Dương Thu Hương, vượt Trường Sơn vào NAm đánh cho Mỹ cút ngụy nhào để rồi khám phá ra miền NAm giải phóng bà ta. Bà ta cũng như bao nhiêu người lớn lên tại miền Bắc đều bị tuyên truyền là miền nam nghèo đói. Vào siêu thị thấy dân bình thường mua sắm đồ mà ở mạc tư khoa chỉ có các Đảng viên cấp cao mới có thể mua. Tương tự ông Yeltsin sang Hoa Kỳ, muốn vào siêu thị Mỹ đột suất để xem phồn vinh giả tạo của Mỹ ra sao thì chới với, quyết định từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. 

Mùa Xuân Prague, khi ông ta thấy chiến xa của liên Xô chạy vào thủ đô này và có đến mấy trăm người chết vì không muốn sống dưới chế độ cộng sản. Ông ta gọi điện thoại cho vợ ở quê nhà và khóc. Cơ quan phản gián Đan Mạch theo dõi, nghe lén các người họ tình nghi là KGB.

Ông xếp của cơ quan an ninh phản gián của đan mạch nghe được cuộc điện đàm này, cho biết là một nhân viên cấp cao kgb biết là nói chuyện điện thoại sẽ bị nghe lén mà cố ý nói qua điện thoại là để cho người khác nghe. Cơ quan phản gián bắt đầu làm quen với ông ta nhưng vì thiếu phương tiện và khả năng nên liên lạc với cơ quan phản gián Anh quốc MI6 giúp đỡ. MI6 nhận lời và trao đổi cách làm việc. Họ giao cho ông ta những tin tức của NATO, loại bình thường để ông ta đưa lại cho KGB ở liên Xô. Ông ta được thăng chức và đưa về Liên Xô đâu 2 năm thì ông Oleg lại được bổ nhiệm sang Anh quốc làm việc. Ông ta gặp MI6 lại và tiếp tục làm việc cho MI6.

Các tin tức ông ta cho biết là các Đảng viên của Đảng cộng sản Anh quốc, sau này gia nhập Đảng Lao Động với các người tên tuổi như Michael Foot, từng làm bộ trưởng cũng như người lãnh đạo Đảng Labour đối thủ của bà Thatcher khi mình còn làm việc tại Luân Đôn. Khi mình làm việc ở Anh quốc thì nghe tên ông ta này hàng ngày trên đài BBC. Ông này làm việc cho kgb cũng như Harrod Wilson, chủ tịch công đoàn lao động Anh quốc,… đọc thêm tin tức của các cựu KGB tại Anh quốc, thì họ nói đa số là các nhân viên KGB bựa thêm để được lên chức. Ông Michael Foot, thắng kiện tờ báo Sunday Times về tội phỉ báng, kêu ông ta là kgb vì không có bằng chứng.

Sau khi Brezhnev qua đời thì liên Xô bầu Andropov lên làm tổng bí thư. Ông này xuất thân từ kgb nên nghi ngờ đủ thứ. Đúng lúc ấy ở Tây phương, hai nhà lãnh đạo Tây phương xuất hiện rất chống cộng sản, ông Ronald Reagan tổng thống Hoa Kỳ và bà Thatcher của Anh quốc. Họ gọi liên Xô là “evil empire”đế chế tàn ác. https://books.google.co.uk/books?id=6_PeAAAAMAAJ

NATO cho tập trận gọi là chiến dịch Able Archer năm 1983 khi mình đang lang thang ở Hy Lạp. Liên Xô rất sợ NATO sẽ phóng hỏa tiễn nguyên tử. Nghi ngờ tập trận rồi tấn công luôn nên tin tức của Oleg giúp bà thatcher và Reagan cẩn thận khi tuyên bố này nọ cũng như xét lại các chính sách của họ. Nhớ dạo đó ông Reagan lên tiếng kêu Hoa Kỳ có hệ thống vòm chống hoả tiễn nguyên tử gì đó. Khiến Liên Xô lo ngại và ra lệnh sản xuất súng đạn cho nhiều, phòng chống có chiến tranh khiến kinh tế kiệt quệ, phải thay đổi lãnh đạo giúp ông Gorbachev lên ngôi.

Mình nhớ dạo đó người Anh quốc xuống đường lên án các hỏa tiễn mà Hoa Kỳ được đặt trên lãnh thổ của Anh quốc và Tây Âu. Ngày nào cũng thấy đài BBC truyền hình vụ này, áo thung giới trẻ bận chống đối Pershing.

Vấn đề là tại Langley, thủ phủ của CIA, bao nhiêu tin tức của Oleg cung cấp đều đến tay người trưởng phòng phản gián tên Aldrich Ames, làm việc cho kgb. Thế là ông ta báo cáo cho kgb về Oleg. Một mặt ông ta cho biết danh sách các người làm việc cho CIA tại liên Xô để khỏi bị lộ. Mấy người này đều bị tóm hết.

Ông Oleg bị triệu hồi về mạc tư khoa và bị tra khảo nhưng may mắn ông ta vẫn chống cự lại được thuốc của KGB, không khai hay thú nhận nên kgb để yên và canh chừng vì bố làm lớn trong KGB trong khi chờ thêm tin tức từ trưởng phòng phản gián CIA, Ames. Ông ta liên lạc với MI6 thì được hẹn và tìm cách đưa ông ta ra khỏi liên Xô, bỏ lại vợ con.

Đúng giờ hẹn ông ta gặp hai người với xe bản số ngoại giao từ Phần Lan. Họ để ông ta nằm trong cốp xe phía sau rồi chạy qua biên giới. Chó công an tại trạm kiểm soát, đánh mùi nên sủa nhưng bà lái xe nhanh trí thảy mấy miếng khoai Tây chiên xuống cho chúng ăn nên qua được tổng cộng 5 trạm kiểm soát biên giới. Từ đó ông ta được đưa qua Anh quốc sống dưới tên khác. 6 năm sau khi liên Xô sụp đỗ thì gia đình ông mới đoàn tụ. Ai buồn đời thì tìm hồi ký ông ta viết tại Anh quốc để đọc.

Khi MI6 đưa ông Oleg ra khỏi Liên Xô thì báo cáo các người nằm vùng cho Liên Xô tại Hoa Kỳ, Anh quốc và Úc đại Lợi. Trường hợp tên nằm vùng ở Úc đại Lợi, là chủ phòng phản gián của ASIO. Sự thành công đã giúp MI6 rữa mặt vì trước đây có rất nhiều gián điệp KGB được cài trong MI6 như Philby,.. Nên nhớ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, có 5 quốc gia chống Cộng, hợp tác rất chặt chẻ. Hoa Kỳ, Anh quốc, Úc Đại Lợi, Pháp quốc và Tân Tây Lan, họ gọi Five eyes, ngũ nhãn. 5 quốc gia này chia sẻ tin tức tình báo cho nhau. Một hôm 2 nhân viên của FBI viếng thăm văn phòng, chỉ có mặt giám đốc an quốc gia của Úc Đại Lợi, và giải thích một người vượt tuyến từ Liên Xô, báo cáo có một một người nằm vùng trong sở an ninh quốc gia. Họ tìm cách để kiếm người nằm vùng, nên cuối cùng có 2 người bị tình nghi. Người tình nghi số 1 thì chối này nọ rồi qua đời, còn người chính xác thì đã về hưu nhưng không nhận tội. Không có chứng cứ nên đành để ông ta yên và theo dõi nhưng rồi ông ta qua đời. Mang theo sự thật xuống tuyền đài.

Vấn đề là sau khi Liên Xô sụp đỗ thì các sở phản gián Tây Phương tìm cách đọc các hồ sơ về những người nằm vùng của KGB trong cơ sở của họ. Họ khám phá ra khi ông trưởng phòng phản gián ASIO về hưu thì KGB cho ông ta thêm $50,000 để tìm cho họ một người để thay thế ông ta trong cơ quan phản gián ASIO. Khiến cơ quan phản gián Úc phải tìm cho ra người nằm vùng này thì ông này qua đời dù rất trẻ. Chắc KGB giết để bịt miệng. Họ khám ra Aldricht Ames, trưởng phòng phản gián của CIA lại là nằm vùng cho KGB. Ông này bị bắt và tuyên án ở tù sao đó. Có dạo người ta nói rất nhiều về ông ta.

Ông Oleg đã giúp chính phủ Reagan và Thatcher nên cẩn thận, không nên khiêu khích Andropov. Nếu Liên Xô bắn hoả tiễn trước là xem như thế giới ăn bom nguyên tử hơi nhiều. 

Trong thời chiến trang lạnh, chúng ta thấy các điệp viên nhị trùng từ hai bên. Bên phía tự do thì được kgb mua chuộc vì tiền, còn phía bên cộng sản thì vì muốn chống lại chế độ hà khắc khi họ phát hiện ra sự dối trá tuyên truyền của chế độ.

(Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lý do Paris có nhiều đại lộ


Mình đã kể về hoàng đế Napoleon đệ Tam và ông Haussmann đã tạo dựng Paris mà chúng ta thấy như ngày nay. Nhà cửa cao lớn không nhỏ bé như các thành phố khác ở pháp. Có nhiều giả thuyết như làm đại lộ để dễ đàn áp dân chúng biểu tình này nọ nhưng nếu đọc kỹ về xã hội Pháp thời đó thì mới hiểu lý do họ cho phá nhà bé thấp như ở các thành phố khác và xây dựng đường xá thênh thang và nhà cao 7 tầng. 

Bệnh dịch xảy ra thường xuyên tại các thành phố lớn đang được kỹ nghệ hoá

Các thành phố lớn phát triển nhanh trong thời đại kỹ nghệ hóa khiến dân ở quê lên tỉnh và sống chen chúc trong các thành phố, có nhà máy sản xuất, đưa đến các nạn dịch chết người như năm 1832 có đến 18,000 dân cư ở Paris bị chết vì bệnh dịch tả. Xem như đi đong 5-6% dân số và khả năng bệnh dịch lan tràn có thể đến hàng năm. Người dân dạo đó chỉ mong đừng chết vì bệnh dịch tả, phù, lao này nọ. 

Cứ tưởng tượng Hoa Kỳ mất 5% dân số trong vụ dịch COVID vừa qua. Xem như 15 triệu người đi về thiên quốc.

Bệnh dịch tả

Chúng ta biết là bệnh dịch đã xảy từ thời thượng cổ. Trước công nguyên 430 năm, bệnh dịch đã tàn phá thành phố Athens, chấm dứt sự cai trị của vùng này. Người pháp hay nhắc đến thời trung cổ có bệnh dịch mà họ gọi ”la peste noire “ kéo dài 4 năm đã giết độ 75 đến 200 triệu người tại Âu châu. Khi xưa, ông Tây bà đầm bắt đọc La Peste của Albert Camus nhưng chả hiểu gì cả. Nói về thành phố tên Oran nào ở Algerie, rồi ông Tây kêu thuyết hiện sinh hiện chết gì đó khiến mình ngọng.

Thường các thành phố lớn phát triển nhanh thì hay dính nạn dịch. Làm sao để tránh vấn nạn này. Người ta nghĩ bệnh dịch do các mùi hôi thối đem đến. Nên chỗ nào thối thối là bị niêm phong này nọ.

Người ta nghĩ bệnh do các mùi hôi thối nên đi tìm

Cho đến khi ông bác sĩ john Snow khám phá ra do vi khuẩn hiện diện trong nước mà người dân uống chung. Khi chính quyền chấp nhận sự giải thích của bác sĩ Snow thì họ bắt đầu xây dựng các hệ thống ống cống to lớn để tránh mang nước về cho dân thành phố dùng. Hồi nhỏ học bà đầm kêu về nhà phải đun sôi nước rồi lấy cái phểu, bỏ bông Gòn rồi chế nước lọc vô bình thuỷ hay chai nên hay gọi uống nước lọc. Mình đọc đâu đó, họ giải thích lý do người Tàu hay uống nước nóng cũng vì muốn uống nước đã được khẽ vi trùng. https://en.wikipedia.org/wiki/John_Snow

Thành phố Paris khi xưa đường ngắn và nhỏ, cong queo. Thật ra ngày nay cũng có nhiều khu vực xa xa các đại lộ cũng còn nét vẻ xưa. Bệnh dịch tả đến do nước uống không sạch

Phải xây dựng hệ thống ống cống này, người ta cần không gian, để xây các trục lớn và có độ dốc để nước thải chảy ra ngoại ô thay vì dòng Seine như xưa. Dạo ấy có hai ông kỹ sư người Pháp mang tên Adolphe Alphand và Eugène Belgrand chỉ huy cuộc xây dựng hạ tầng cơ sở tại Paris và từ đó ông Haussmann nảy ra ý nghĩ xây các tòa nhà cao 7 tầng để dễ dàng dẫn nước cống từ tư gia ra đường cái. Nhớ khi xưa, làm kiến trúc sư, mình hay họp với các kỹ sư về ống cống, nước, điện này nọ.

Kỹ sư xây dựng hệ thống ống cống Paris nhưng ít ai biết đến ngoài sinh viên các trường kỹ sư và kiến trúc

Từ đó họ tạo dựng luôn công viên xanh để người dân có thể đi bộ dưới gốc cây. 

Đây sơ lược khi họ xây đại lộ và hạ tầng cơ sở về ống cống nước,…tại Paris 
Mình thấy bản vẽ của kiến trúc sư Hévrard cho Đà Lạt, không thấy rõ các ống cống vì hình nhỏ quá. Ai có tài liệu thì cho mình xin.
Theo hình vẽ thì ống cống từ các căn hộ được thải xuống, chảy ra ống cống lớn cũng như nước thải ngoài đường

Mình nhớ có xem bản vẽ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về vườn hoa, công viên xanh từ chợ Đà Lạt ra bùng binh cầu Ông Đạo. Lúc đầu như vườn của người Anh quốc nhưng sau lại làm thẳng bong. Lý do là cần xây các ông cống từ chợ Đà Lạt chảy ra suối Cam Ly ngay khi vực bến xe Đà Lạt. 

Sau khi xây dựng hệ thống ống cống thì như phép lạ các bệnh dịch biến mất ngoại trừ bệnh lao. 

Chỉ còn bệnh lao là còn nhưng đến thế kỷ 20 thì khoa học đã giải quyết được bệnh này

Sợ hãi của thế kỷ được vô hiệu hóa bởi các ống cống và hệ thống dẫn thủy nguồn nước uống sạch cho người dân Paris. Từ đó các thành phố trên thế giới bắt chước Paris và London xây dựng các hệ thống ống cống. 

Ông Fermentier Đã thiết kế các vườn, đường cho khách bộ hành tại Paris như Champs de Mars, dựa theo vườn thiết kế tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn mà ngày nay, các trí thức hậu marxist tìm cách đập bỏ. May sao người Pháp không đồng ý. 

Vấn đề là vài thập niên sau khi thành công diệt trừ các bệnh dịch, người ta quên vấn đề vệ sinh này khiến cha ông phải thay đổi trùng tu lại thành phố và bắt đầu viết lại lịch sử và bựa thêm nhiều chuyện vớ vẩn. Điển hình các sử gia hậu Marxist cho rằng chính quyền Napoleon đệ Tam xây dựng các trục đường phố để giới vô sản không nổi giận, lật đỗ chính quyền như thời cách mạng. Họ đem đại bác ra kê bắn cái đùng. Xong om

La barricade khi xưa các đường phố tại Paris đều được làm bằng đá như hình trên. Đến năm 1968, sinh viên học sinh, xuống đường biểu tình, họ nạy các cục đá này lên để làm khí giới chống lại cảnh sát nên sau đó họ cho gỡ hết và trải nhựa đường như ngày nay

Gần đây, có một giả thuyết cho rằng người xưa cho xây các đại lộ vì không muốn xe đạp di chuyển chỉ dành cho xe hơi. Cái mất dạy là năm 1856, người Pháp chưa thấy một chiếc xe hơi. Nếu họ chịu khó tìm tòi sẽ thấy dưới đại lộ opera có một hệ thống ống cống. Chán Mớ Đời 

Bản đồ khu vực nhà hát opera, cho thấy hệ thống ống cống được thành lập tại Paris

Nên nhớ là các dãy nhà mà họ gọi haussmanniens được đặt theo tiêu chuẩn các cây cối thời ấy là 24 mét. Chiều cao tối đa của mái nhà là 24 mét. Mình nhớ khi xưa ở thành phố Neuilly/Seine, tại đại lộ Du Roule thì hai bên đường, có trồng cây trên lề đường chỗ bộ hành.

Mình nghe nói nay thành phố cho trồng thêm cây, tạo những phố đi bộ, tạo dựng lại các khu vực như trong làng, người dân biết nhau hơn như đi mua thức ăn, ngồi cà phê gần nhà, giúp con người bớt tha hoá.

Sau bao nhiêu năm lầm lạc, con người chợt giác ngộ, chúng ta không thể tách ra khỏi thiên nhiên, cần cây cối để hít thở. 

Khi chúng ta trồng cây thì nên nhớ cần thêm không gian xung quanh để cho rễ cây mọc, dưới các nền xi măng cho bộ hành

Mình nhớ khi xưa, sáng nào cũng chạy bộ và cuối tuần đá banh trong rừng Boulogne vì ở Neuilly / Seine. Nên hít thở không khí trong lành vì khi đi học ngồi métro vào trong Paris thì khói xăng khắp nơi, kẹt xe, bóp kèn , nghe chửi “merde” mệt thở. Mùi trong hầm métro không bao giờ thơm cả.


Khi học lịch sử, chúng ta cần đọc nhiều tài liệu khác nhau để kiểm chứng để hiểu rõ hơn còn nước sông Seine thì không biết đến bao giờ người dân có thể tắm gội cho đời thêm được mát. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chết chắc chết

 

Cuộc đời cho ta nhiều bất ngờ và vô thường nhưng có một điều tại Hoa Kỳ có hai điều chắc chắn: chúng ta sẽ chết nhưng không biết ngày nào và tài sản chúng ta để lại “có thể” bị đánh thuế. Theo thăm dò thì được biết người Mỹ ít hiểu biết về những gì xảy ra sau khi họ hay người thân qua đời.  

Cuối tuần rồi, có vụ giết người xảy ra vì chia gia tài. Ở tiểu bang New York, mấy người con ngồi lại bàn tính bán căn nhà cua bà mẹ mới qua đời. Người em trai không đồng ý vì anh ta sống thừ bé đến nay tỏng căn nhà này. Thế là ông thần, vác súng ra bắn chết hết 3 người chị, 1 đứa cháu rồi tự kết liễu đời mình. Cho thấy sự tai hại nếu chúng ta không làm di chúc để lại cho con cháu tước khi đi về thiên quốc.

Có một nghiên cứu mang tên The State of Probate in America, cho rằng rất nhiều người Mỹ không rành về những căn bản của việc thừa kế. Nhưng nếu nói đến 3 vòng của Kim Kadarshian thì ai cũng rành.

Họ thăm dò 1000 người Mỹ thì được biết như sau:

Trên phân nữa người Mỹ không biết phải trả các chi phí khi ra tòa thừa kế. Gần phân nữa người Mỹ biết là thừa kế không tự động chuyển giao cho con cháu mà phải qua toà thừa kế. Chỉ có 2% người trả lời là biết mất bao lâu mới kết thúc tòa thừa kế. Trung bình là 20 tháng. Vụ ra tòa thừa kế không đơn giản mà là công việc toàn thời gian nếu ai lãnh trách nhiệm lo chia tài sản cho những người thân còn lại. Con cháu bận đi làm lại thêm vụ này thì rất khó khăn. Do đó chúng ta cần chuẩn bị giấy tờ, sổ sách để lại rõ ràng nếu thương con cháu.

Ngoài ra mọi người sẽ biết hết tài sản và nợ nần của người quá cố. Nếu làm living trust thì sẽ không bị quan toà xét xử vì trust không cho biết ai là chủ của các tài sản.

Tương tự nếu có nợ cá nhân như thẻ tín dụng hay cho đó. Nếu phải ra toà thì các chủ nợ sẽ tìm cách vớt nhiều nhưng nếu có trust thì khó hơn

Đa số người Mỹ không biết chi phí để hoàn tất việc thừa kế, chỉ có 4% người trả lời là kêu độ chừng trên $10,000.

Ra tòa thừa kế, trung bình tốn từ 3% đến 7% tài sản của người chết để lại. Tài sản độ nữa triệu đô la thì có thể tốn từ $15,000 đến $35,000 tùy tiểu bang. Cali thì nhiều hơn. Ai có 1 căn nhà ở Cali và đã trả hết nợ thì xem như có một triệu. Con cháu bán đi mất độ 8% tiền huê hồng, chi phí bán thêm tiền luật sư khi ra toà thừa kế là thêm 7%, xem như 15% của 1 triệu là người ở lại nói giã từ $150,000 rồi. Do đó con cháu sẽ khóc to hơn, nhiều hơn, sao bố mẹ không làm di chúc và estate planning giúp chúng con có thể 15%.

Trên phân nữa những người được hỏi thì họ thú thật là không rành về vấn đề thừa kế cũng như luật lệ cho dù họ là người Mỹ, sinh tại xứ này. Và cho rằng gặp khó khăn để hiểu vấn đề. Họ đều biết 3 vòng của Kadarshian nhưng mấy cái này thì không biết. Chán Mớ Đời 

Với thế hệ baby boomers đến tuổi về hưu và kiểm soát phân nữa tài sản của người Mỹ tại Hoa Kỳ. Người ta tiên đoán là trong 20 năm sắp tới, sẽ có một chuyển giao tài sản cho thế hệ sau. Ước lượng độ 84 ức Mỹ kim. Chính phủ sẽ ra luật để đánh thuế vì quỹ an sinh xã hội và Medicare gần cạn.

Đa số tài sản này sẽ được chuyển cho thế hệ được sinh ra từ năm 1981 đến năm 1996. Đa số những người này không hiểu hay được chuẩn bị để nhận lãnh thừa kế gia sản. 1/3 thế hệ millennial không biết bố mẹ họ có tài sản hay estate plan. Thằng con mình thú thật với mẹ nó là nếu bố mẹ có mệnh hệ nào thì nó không biết làm gì với nhà cửa. Từ đó mình bắt đầu chỉ nó và con gái. Nay chúng đi học các khoá tài Chánh và mỗi tuần. Bố con gọi điện thoại bàn cách giúp chúng mua nhà cho thuê mỗi tối thứ 2. Mình bảo chúng chuẩn bị học hỏi để sau bầu cử sẽ banh ta lông như năm 2008. Các chỉ số  đều tương tự vào thời gian tước cuộc khủng hoảng tài Chánh 2008.

Chỉ 58% thế hệ millennial có nói chuyện với bố mẹ về việc thừa kế. 

62% thế hệ millennial không có di chúc hay trust của họ. Người trẻ cũng có thể qua đời sớm. Cũng có giới trẻ có tài sản, ít ra 401(k) để lại cho bố mẹ.

Thường họ nghĩ chỉ lo đến việc thừa kế khi bố mẹ qua đời còn nếu một trong một người còn sống thì vô tư. Đợi người cuối cùng đi Tây phương cực lạc xong mới tính bàn. Kiểu nước tới trôn rồi mới nhảy. Lúc đó không hiểu vấn đề, chạy lo luật sư này nọ, mấy người này tìm cách trì hoãn càng lâu càng tốt để tính tiền, trung bình 20 tháng, biết bao nhiêu tiền. Gặp luật sư ít có đạo đức là ngọng. Chưa kể mỗi người con có một luật sư, gây tranh cãi đủ trò là mệt.

Ngoài ra thế hệ con cháu thấy khó nói chuyện hay bàn với bố mẹ về thừa kế. Hôm trước nói chuyện với một cặp vợ chồng bạn thì họ kêu mấy đứa con rất thương yêu nhau. Ngày nay thì vậy nhưng khi con cái lập gia đình thì dâu rể xen vào là mệt.  

Tuy khó ăn khó nói nhưng trong gia đình cần bàn thảo vấn đề này trước khi đụng chuyện. Có ông luật sư nào ở Texas kêu là tiểu bang có đến 254 quận, counties nên sẽ có 254 cách phán xét thừa kế vì mỗi ông Chánh án có cách hay suy nghĩ khác nhau về thừa kế. Gặp ông cà chớn là ngọng. Ngoài ra luật thừa kế của mỗi tiểu bang lại khác nhau nên tốt nhất khi về già nên gom tài sản lại một mối thay vì để khắp tiểu bang hay quận hạt xa xôi. 

Được biết là các gia đình có thành lập di chúc và trust giảm từ 72% xuống còn 64% trong thời gian 20 năm qua. Có thể họ không có tài sản nên không làm di chúc và estate Plan. Tỷ lệ người Mỹ sở hữu nhà cửa đã giảm từ năm 2008. Cho dù không có tài sản như nhà cửa, cũng nên làm. Lý do là ai cũng có xe, nữ trang này nọ, 401(k) cũng nên làm di chúc để con cháu biết. Quan trọng là giấy uỷ quyền cho người nào để lấy quyết định về tài Chánh cũng như y tế khi mình nằm Coma,…

Trong di chúc hay trust, chúng ta có thể cho biết chia tài sản ra sao khi qua đời. Khi người chết không để lại di chúc và trust thì tòa án thừa kế sẽ lãnh trách nhiệm chia gia tài và khi chính phủ dính vào thì tốn tiền và chưa chắc ông tòa sẽ phân phối tài sản theo ý mình mong muốn. Vì luật thừa kế thay đổi nên khó mà đoán ai sẽ lãnh phần nào. Mình đang thương lượng mua năm căn hộ do bố mẹ để lại cho 9 anh chị em. Bố mẹ đều xây nhà chia chác cho mỗi người con. Nay muốn bán 5 căn hộ vì ai cũng muốn lấy tiền như lại không thống nhất với số tiền bán nên kéo dài từ 3 năm nay. Anh em kiện nhau ra toà vì muốn lãnh tiền nhưng với 9 người thêm dâu rể vào thì khó mà thống nhất. Lại giúp luật sư làm giàu, anh em từ bỏ nhau. Vấn đề là mấy căn hộ này bố mẹ mua từ lâu, nay bị te tua, cần phải Tân trang lại. Ngân hàng không cho mượn tiền với tình hình hiện nay. Mình đề nghị, trả họ trước một ít, rồi họ cho mình vay lại. Mình sẽ cho người mướn ra từ từ để sửa chửa, Tân trang lại. Sau đó tái tài trợ lại, trả hết cho họ. Vấn đề là họ muốn tiền ngay. Cho nên bán không được.

Điển hình tại tiểu bang new York, nếu người trú ngụ chết trong tiểu bang thì người phối ngẫu sẽ nhận được số tiền đầu tiên là $50,000 từ estate và phân nữa tài sản trong khi đó số còn lại sẽ dành cho con cái theo kiểu ABC trust. Tại tiểu bang Florida thì người phối ngẫu lãnh hết. Trường hợp new York là để tránh vụ bố hay mẹ qua đời rồi người còn lại lập gia đình lại thì phần gia tài của bố hay mẹ sẽ bị chồng mới hay vợ mới vớt hết, con cái bù trớt. Còn tiểu bang Florida thì người phối ngẫu còn lại vớt hết theo kiểu AB trust.


Các chuyên gia khuyên chúng ta phải viết một di chúc, một phần của estate plan để chỉ định ai sẽ quản lý tài sản khi qua đời cũng như khi bị bệnh nặng không thể quản lý tài sản mình được như nằm Coma này nọ. 

Họ khuyên nên nhờ một luật sư về luật gia đình để bàn chuyện này. Không nên mướn luật sư về xe cán chó, bạn của bác sĩ chỉnh xương vì họ không rành nên phải nhờ luật sư khác để giúp họ và vớt tiền của mình thêm. 

Thà có một chương trình còn hơn là không có gì cả. Mình làm 3 lần rồi vì phải cập Nhật hóa khi con lớn và người được chỉ định làm giám họ qua đời. Nay con mình bắt đầu học đầu tư nên có lẻ mình sẽ đổi người giám hộ qua tên hai đứa con.

Họ khuyên chúng ta nên bàn vấn đề di chúc với con cháu. Vấn đề này nhiều khi rất khó nói trong các buổi họp mặt gia đình nhất là các gia đình mà anh em hơi có chút cạnh tranh. Mình nhớ khi về Việt Nam, nhắc ông bà cụ làm di chúc nhưng ông bà cụ ngần ngại hẹn tới hẹn lui đến khi mình về dẫn ông bà cụ đi gặp luật sư ký giấy tờ di chúc thì tối đó phát cho mỗi người một bản làm kỷ niệm thì cả nhà như cái chợ. Lúc đó mình mới hiểu lý do ông bà cụ ngần ngừ không làm di chúc vì hiểu tính mấy người con. Và mình bắt đầu hiểu tâm ý của mỗi người em nhất là dâu và rể. Kinh

Tên người thừa hưởng (beneficiaries) cần được chỉ định vì các trương mục ngân hàng, đầu tư hay bảo hiểm nhân thọ đều cần có tên người thừa hưởng nếu người chủ trương mục có mệnh hệ nào đó. Thêm nữa sẽ giúp sau này khi phải ra toà probate. Còn nếu làm Living Trust, di chúc thì khoẻ đời con cháu. Nếu chúng ta thương con cháu thì nên làm vụ này vì không đơn giản.


Cần nhất là có một hồ sơ về estate planning

Khi chúng ta giã từ cuộc chơi, chúng ta để lại cho gia đình một đống biên lai về điện nước, trương mục ngân hàng, các mật mã và số khoá cho con cháu giả quyết. Do đó cần làm một hồ sơ trên giấy hoặc trong máy điện toán, gom hết các tin tức ngân hàng gì mình sử dụng từ mật mã, trương mục của Netflix, ngân hàng,…để con cháu biết đâu mà lần.

Còn nếu không thì con cháu sẽ khóc một dòng sông tôi đã khóc một dòng sông dài trách cha trách mẹ, trách anh trách chị, khóc một một dòng sông.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đi chơi với bạn

 Đi chơi với bạn


Hôm trước, có chị nào trên mạng xã hội kêu ước gì đồng hành với vợ chồng mình đi lang thang khi về hưu. Mình trả lời thôi đi bà, đi với vợ đã mệt, còn vác theo bà. Xong om

Tuần rồi, đồng chí gái đặt chuyến du thuyền đi Alaska với cặp vợ chồng bạn từ Texas. Hai bà toan tính cả năm, bàn đủ trò. Mình cũng muốn gặp ông chủ bán cho mình khu thương xá năm ngoái, và cho vay lại. Ông ta ở Alaska 6 tháng và 6 tháng ở Mễ Tây Cơ, chả có vợ con gì cả. Ông ta cũng hồ hởi muốn gặp mình vì ông ta cho vay 3.5 triệu mà chưa bao giờ gặp mặt mình hay biết mình ở đâu. Chỉ nhắn tin rồi nhất trí về giá cả và tiền lời, rồi kêu Escrow làm giấy tờ. Xong om.

Đi phà từ Kingston qua Edmonds 

Đi Việt Nam và Phi Luật Tân về thì mình cũng muốn đi chơi tiếp nhưng theo luật thì nếu sổ thông hành mà hết hạn dưới 6 tháng kể từ ngày đi thì sẽ không được rời Hoa Kỳ. Thông hành mình thì đến tháng 5 sang năm mới hết hạn còn của đồng chí gái thì tháng 3 nên mình nghĩ nên làm sổ thông hành cho rồi để lỡ đi chơi bất tử. Hai vợ chồng gửi đơn, chụp hình và ngân phiếu để làm sổ thông hành mới. Kỳ này mình xin họ cho cuốn sổ dày hơn vì cùng giá mà dự tính đi chơi nhiều trong 10 năm tới trước khi chống gậy. Mình vốn dòng keo kiệt nên không muốn trả thêm $50 để làm gấp nên gặp đường xa ướt mưa.

2 tuần lễ sau, nhận thư của bộ ngoại giao, văn phòng sổ thông hành, kêu mình quên gửi sổ thông hành hiện nay. Nên phải gửi lại đơn và sổ thông hành còn hiệu lực. Sổ thông hành mới của đồng chí gái thì về trước dù gửi cùng một lúc, mình nghĩ chắc của mình sắp về. Họ làm bên Texas lại gặp bão nên chắc trễ vài tuần. Ai ngờ đến khi lên tàu, mình dùng thông hành cũ, hết hạn vì nghe nói đi được, chỉ cần đưa bằng lái xe. Khổ cái là sổ thông hành này hết hạn hơn 10 năm nên hải quan không cho qua. Thế là hai vợ chồng, buồn rầu đi thuê xe rồi mướn khách sạn ở gần công viên quốc gia Rainier. Lần trước lên có đi rồi nhưng toàn tuyết không. Nay mùa hè nên muốn đi lại.

Ngày hôm sau, hai vợ chồng leo núi ở công viên quốc gia Rainier rồi chạy qua công viên quốc gia Olympic, leo núi, xem cảnh, viện bảo tàng người Makah, đi phà này nọ. Cũng vui. Cho thấy trước nghịch cảnh mà hai vợ chồng vẫn bình tỉnh, vẫn tiếp tục đi chơi, không cãi cọ là thấy tình cảm vợ chồng đã chín muồi không như xưa, đỗ lỗi cho nhau này nọ.

Được thể mình có gặp lại gia đình chị hàng xóm xưa ở Đà Lạt, có hẹn với chị bạn học Yersin nhưng khi mình nhắn tin để gặp vì có hẹn trước thì họ đi chơi Yellowstone sắp về. Mình để họ nghỉ ngơi đến khi chị bạn nhắn tin rủ đi ăn thì lúc đó hai vợ chồng đang ngồi ở lounge tại phi trường, đang ăn trước khi lên máy bay. Xem như không có duyên gặp lại.

 Có mấy ngày, vợ chồng mình tá túc ở nhà bạn của đồng chí gái, dân Trưng Vương ở Seattle, họ không muốn mình ở khách sạn, để đồng chí gái hát hò với bạn tới khuya. Có người muốn chở tụi này đi tàu bắt cua sò nhưng đồng chí gái thấy nấu cua sống hơi ác nên thôi. Đi leo núi hay ngắm biển vẫn thú hơn, nhất là có thể bị say sóng.

Leo núi xong, họ có để bàn picnic để du khách đến ăn rồi ngắm cảnh. Nai bò đến nhìn mình rất đắm đuối 

Mình không có duyên đi chơi với thân hữu. Năm ngoái có chị bạn quen trên mạng, rủ đi viếng Uzbekistan, Armenia, Georgia, đồng chí gái thích lắm. Rốt cuộc giờ chót, chị ta bị đau chân gì đó nên chỉ có vợ chồng mình đi. Năm nay đồng chí gái hẹn với cô bạn học Trưng Vương khi xưa đi Alaska rồi cũng không thành. Cho nên em nghĩ từ nay về sau, chắc không dám đi chung với ai. Đời em cô đơn nên không đi chơi với ai được. Chỉ có vợ chồng em là lang thang, loanh quanh cho chân mỗi mệt, rồi lại về chốn xưa. 


Về nhà thì thấy sổ thông hành về nếu đi trễ 1 ngày là đã nhận được. Đồng chí gái muốn lên sớm mấy ngày để gặp bạn bè nên đi ngày hôm ấy sổ thông hành về. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

99% người Mỹ nhiễm PFAS

 


Hôm nay buồn đời mình mò mò tin tức đọc thì có vụ kiện công ty 3M nổi tiếng, bị kiện 12.5tỷ đô la bởi dân tình ở tiểu bang Minnesota. Tò mò mình xem thêm tài liệu thì thất kinh. Các chuyên gia cho biết là hiện nay có đến 14,000 hoá chất được sử dụng để chế tạo các đồ dùng từ áo quần, vật dụng trong nhà, xe hơi, khắp nơi,… vấn đề là họ chưa biết hậu quả sử dụng các hoá chất này cho người tiêu dùng tại Hoa Kỳ.

Hóa chất PFA có mặt trong tất cả sản phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày như sà bông gội đầu, xoong chảo, thuốc sát trùng, đồ nhựa chứa thức ăn mang đi, sơn, máy hình, quần áo,..

Trong đó có hoá chất được gọi là PFAS (per- and polyfluoroalkyl substances) được công ty 3M sử dụng chế tạo các vật không thấm nước, do các tố chất chống nước, dầu và các chất bẩn như:

PFAS được dùng để chế tạo vãi may áo quần chống thấm nước hay bị dính bẩn, giày dép hay đồ dùng ngoài trời như áo mưa, lều chỏng và giày leo núi. Cái này làm mình lo vì có giày đi làm vườn cũng như leo núi. Xem đường dẫn của EPA nói về Pfas. 

https://www.epa.gov/pfas/pfas-explained

Các vật dụng trong nhà như ghế, thảm, màn cửa đều được dùng PFAS để chống bị dơ bẩn. PFAS được dùng trong các vật dùng thức ăn như giấy, bịch giấy gói thức ăn, các bịch bắp rang và các hộp nhà hàng cho để mang đồ ăn về nhà. Rồi sau đó lại hâm trong lò vi sóng. 

Ngoài ra thấy nhiều nhất là các xoong nồi không bị dính khi nấu ăn, nhờ có một lớp tráng hoá chất PFAS, chống nước thấm và dầu. Hay các vật dụng trong kỹ nghệ giúp chống thấm nước.

Người ta khám phá ra ở đảo Faroe, phía Bắc Đại Tây Dương, chỉ có độ 50,000 dân cư sinh sống nhưng đa số nhất trẻ em bị nhiễm PFAS. Đảo này được xem là môi trường lành mạnh, không bị ô nhiễm tàn phá gì cả. Tại sao lại dân cư sinh sống trong môi trường tốt lại bị nhiễm PFAS. Người ta khám phá ra người dân có truyền thống ăn thịt cá voi nhiều và cá voi lại bị nhiễm PFAS khi xuôi Nam.

Được biết các hoá chất PFAS được sử dụng từ chương trình Oppenheimer. Pfas rất khó bị phân hủy trong môi trường và làm ô nhiễm nước, đất và không khí.  Những hóa chất này có thể tích tụ trong cơ thể của con người nhiều năm. Pfas có thể gây ung thư, thận suy, gần, làm suy hệ thống miễn nhiễm cho người bị nhiễm. 

Liên hiệp Âu châu cấm không cho sử dụng Pfas trong vãi vóc may quần áo cũng như những gì chạm đến thức ăn và thức uống. Họ khuyên chúng ta nên phơi áo quần ngoài trời, sau khi giặt để các hoá chất tỏng sà bông giặt đồ theo gió mây bay nếu sấy tỏng máy, lại thêm háo chất rồi bận áo quần dính chất này vào người. Thế là ngọng. Em thuộc nông dân chân chất nên phơi áo quần đều ngoài trời vì có hàng rào. Đỡ tốn điện và ga.

Pfas có mặt trong các vật dụng như trên

Hoa Kỳ chưa cấm sử dụng PFAs nên chúng ta nên lưu ý khi mua quần áo, thức ăn này nọ, xem có dán hiệu “free Pfas”

2 công ty DuPont và 3M đều đang bị thưa kiện như DuPont đang bị kiện ở vùng west Virginia làm ô nhiễm môi trường. Dân cư ở Parkersburg đang kiện DuPont vì làm ô nhiễm nước uống của họ.

Trở lại dân cư ở đảo Faroe với lối dinh dưỡng truyền thống ăn cá voi nay bị ô nhiễm từ già đến bé. Dù môi trường xung quanh của nước họ vẫn sạch. Chỉ vì ăn cá voi. Trong khi chúng ta ăn cá nuôi ngoài bờ biển với những ô nhiễm môi trường mà bác sĩ khuyên chúng ta không nên uống dầu cá. Vì bị nhiễm độc ngoài khơi. Chán Mớ Đời 


Mình kể vụ này để tự nhắc nhở về môi trường xung quanh, khi kỹ nghệ sử dụng hoá chất nhất là nhựa được lấy từ các mỏ dầu hoả. Trước khi đến dầu hoả thì có các chất nhựa này nên người ta phải sử dụng. Khiến ô nhiễm môi trường, ra biển sâu hay nhiều nơi họ quăng rác làm bằng nhựa, mà cá biển ăn rồi lại người ăn cá này nọ. Còn chết thì trời kêu ai nấy dạ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn