Rượu Đà Lạt xưa


Về Đà Lạt thấy họ bán rượu mang tên Lafaro khiến mình ngạc nhiên nhất là họ kêu là mua lại từ người Pháp. Sau hiệp định Geneve thì người Pháp về nước nên họ kêu mua lại của người Pháp từ năm 1976 khiến mình thất kinh. Tương tự họ mới đăng có bà cụ nào 119 tuổi, có 7 người con, chồng chết liệt sĩ năm 1954 mà người con út năm nay 59 tuổi. 119 trừ cho 59, xem như bà ta sanh con năm 60 tuổi và chắc chắc người con không phải là con ông liệt sĩ vì ông ta chết từ năm 1954, đến nay là 70 năm. Chồng chết mà đến 11 năm sau mới sinh. Còn hơn Tần Thuỷ Hoàng phải đợi 10 tháng mới sinh. Kinh

Cây dâu tằm của hãng rượu Lafaro Đà Lạt xưa,

Lý do khi xưa mình có học chung với hai người gốc gác Lafaro; 1 tên học chung thường được bạn học gọi là Thịnh Lafaro và một cô là cháu ngoại của ông Lafaro, nay cả gia đình cư ngụ tại Gia-nã-đại. Cô cháu ngoại có hỏi mình, có tấm ảnh nào về căn nhà xưa khiến mình ngọng. Chỉ nhớ nhà này khi xưa ở đường Võ Tánh thì phải, gần khúc ngã 3 Phan Bội Châu. Nay nghe nói là họ lấy số 4 Võ Tánh, làm nhà nghỉ Sinh Cà Phê, một công ty lữ hành sinh thái nổi tiếng ở Sàigòn. Hình như mình có đi một lần thăm Bến Tre với họ, nơi mà Việt Cộng gọi là quê hương đồng khởi thành đồng cách mạng chi đó, quê hương của Cò Giao Đà Lạt xưa. Có người kể xuống Bến Tre sau 75, tìm đường vượt biển thì gặp Cò Giao, kêu đi chỗ khác đây anh em trong nhà đi vượt biển mà chúng còn bắt.



Theo người bạn của mình cho biết thì gia đình Faraut sống tại Đà Lạt đến năm 1978 thì bị tống cổ về Pháp. Hậu duệ cuối cùng của dòng họ này là một bà đầm trẻ, chưa chồng nên anh bạn vẫn kêu mademoiselle độ 40 tuổi. Được biết là họ nuôi cừu tại đất của họ gần hồ Mê Linh. Khi bị đuổi ra khỏi nhà, tịch thu tài sản, về nước thì Việt Cộng đến tịch thu lông cừu đủ trò không như được kể là mua lại từ gia đình này năm 1976. Anh bạn có mặt hôm ấy. Cô con gái lớn tuổi này có đem theo một đứa con nuôi gốc K’ho. Nay từ pháp qua, Cháu ngoại trồng cà phê cho đã rồi bị cướp như ông bà khi xưa thì lại khốn.

Nghe Đà Lạt làm rượu vang khiến mình tò mò. Vì khi xưa, mình nhớ rượu Lafaro là rượu dâu tằm, đặc sản của Đà Lạt, chỉ có công ty này làm thôi. Đâu có rượu làm bằng nho mà người Pháp gọi là vin.


Mình có quen một anh bạn ở miền nam Cali, anh ta mua loại dâu tằm này và làm rượu dâu. Có tặng đồng chí gái hai chai. Nghe nói uống để khỏi bị phong thấp gì đó. Nhất là dạo này, nghe bác sĩ khuyên nên ăn loại dâu tằm này với oatmeal để khỏi bị lãng trí. Anh ta kể là có nhiều cách làm; nói chung là ủ với đường lên men rồi lấy bã ngâm rượu. Bà cụ mình khi xưa hay nấu rượu dâu tây, cũng pha rượu.


https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/cach-lam-siro-dau-tam-vua-giai-nhiet-vua-tang-suc-de-khang-cho-co-the-1246413


 Ai nấy đều già nên không biết có nên làm vụ này hay không. Nếu anh ta chiết ra nhánh cho mình thì mình sẽ chạy lên San Jose lấy đem về trồng tại vườn rồi khi ra trái sẽ nhờ anh bạn làm rượu dâu của Lafaro ngày xưa để dân Đà Lạt xưa uống lấy hương vị quê hương bỏ lại. Như anh bạn làm nước mắm theo công thức của mệ ngoại anh ta ở LĂng Cô khi xưa. Mình thấy cây dâu tằm của anh ta cao hơn mình. Còn loại dâu tằm của xứ Pakistan thì cao lớn lắm. Trái to đùng. 1 ký dâu tằm ở Cali bán đến $30. Có lẻ em sẽ trồng loại này hữu cơ thay vì bơ. Ít tốn nước.


Mình mò mò hỏi thêm được biết khi xưa, có một gia đình thực dân tây sang Việt Nam mang tên Faraut và họ có trồng nho, cà phê,… tại vùng Đà Lạt. Có thể nông trại của họ mang tên La Faraut. Thường người Pháp hay đọc La ferme des Faraut, viết tắt là La Faraut. Mình liên lạc với hậu duệ của gia đình này để biết thêm tin tức. Hy vọng ông cháu của gia đình này sẽ cho thêm tin tức. Ông này ở Đà Lạt. Cách đây 10 năm có cháu ngoại của ông Cunhac, người thực hiện công việc đào hồ nhân tạo Xuân Hương, viếng thăm Đà Lạt, và có kể trong bờ lốc của anh ta. Hoá ra đa số cháu ngoại hay lần mò về cuộc đời ông bà ngoại. Mình có cô bạn đầm, mẹ sinh tại Nam Định nên cũng lần mò về Việt Nam, đi viếng nơi bà mẹ được sinh ra, khi ông bà ngoại sang đây dạy học.


https://www.facebook.com/morere.pierre


Mình hỏi ông tây dạy pháp văn tại Đà Lạt hiện nay tên Nicolas Leymonerie thì được biết, có cháu ngoại dòng họ Faraut, đã từng sinh sống tại Đà Lạt và trồng cà phê. Anh ta viếng thăm Đà Lạt và quyết định muốn lập lại loại cà phê xưa của gia đình Faraut tại Đà Lạt. Chớ không phải rượu nho vì khó trồng tại Đà Lạt, phải về vùng gần Phan Rang hoạ may mới trồng được để làm nho vì cần mặt trời để có hương vị ngọt. Do đó họ nói rượu Lafaro mua từ người Pháp là sai vì gia đình Faraut chỉ trồng cà phê nên cháu ngoại mới muốn trồng lại cà phê của gia đình khi xưa. Rượu Lafaro do người Việt trồng làm bán, do dân di cư năm 1954 khởi nghiệp.

Đây hình chụp của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu tại hãng rượu Lafaro Đà Lạt xưa. Nếu thùng chứa rượu loại này chắc để dành rượu mạnh. Khá to so với người thợ đóng thùng rượu. 

Mình chỉ nhớ khi xưa, bà Hai, hàng xóm có trồng một dàn nho, loại người Pháp dùng làm rượu trắng. Ra chùm nhỏ nhỏ như ở bức tường của khu xóm mình hiện đang ở, họ cho trồng nho mọc leo lên tường cho đẹp chớ chả phải để lấy nho ăn. Mình thấy chùm nho ra nên trưa, đợi bà Hai ngủ, mình lén vào vườn bà ta, rồi hái chùm nho ăn chua lè, đắng nghét vì trái nhỏ. Sau bị bà hai lấy roi mây khệnh cho một trận nhớ đời nên sau này không dám uống rượu. Bên Gia-nã-đại, họ có làm một loại rượu mùa đông khá lạ. Có bạn từ Gia-nã-đại sang, họ trồng nho và làm rượu lấy và tặng uống thử thấy thanh thanh, không nặng đô như các loại rượu mạnh. Hồi bé mình hay đi ăn trộm chuối và trái cây của hàng xóm nên ngày nay bị quả báo thiên hạ ăn trộm bơ ở vườn mình. Chán Mớ Đời 


Je connais Pierre Morère, descendant de la famille Faraut de Dalat : https://baolamdong.vn/bao-xuan-2019/201902/th%C3%A2n-thi%E1%BB%87n-h%C6%B0%C6%A1ng-ca-ph%C3%AA-arabica-bourbon-2932421/


Có thể tại Đà Lạt khi xưa, có trồng nho nhưng rất ít để làm rượu vang như người Pháp. Người Việt mình hay gọi rượu vang nên hay lầm lẫn. Tiếng tây gọi rượu uống khi ăn cơm là “vin” do đó người Việt mình hay phát âm từ “vin” thành “vang” nhưng không ai hiểu nên thêm từ rượu thành “rượu vang” để chỉ định là loại rượu nồng độ cồn không hơn 14 độ mà người Pháp hay uống khi ăn cơm. Loại rượu nho này khác loại rượu dâu tằm. Để phân biệt với loại rượu mạnh có độ cồn lên 45 độ. Nghe nói có người Pháp sang Đà Lạt để kinh doanh rượu nho. Mình có hỏi ông Tây thì được trả lời như sau. 


Pas vraiment. Je sais juste qu'il y a une dizaine d'année, le département du Vaucluse a mené une coopération avec le Lam Dong pour développer le vin ici. La société Cellier Indochine, qui vend du vin à Duc Trong, vient de cette coopération. 


Đức Trọng thì nóng hơn Đà Lạt, hy vọng có thể trồng nho được, không biết ra sao hay như vùng Temecula ở Cali. Họ trồng vài mẫu nho làm cảnh, rồi mua nho hái từ các chỗ khác để làm rượu để bán. Có lẻ cứ chở rượu Tây về bán nhanh hơn. Người Việt thích đồ ngoại. 


Mình chỉ nhớ du khách khi xưa lên Đà Lạt hay mua rượu dâu của Lafaro, đặc sản Đà Lạt, không phải rượu vang. Mình đoán chắc là công ty Lafaro này có đem bán phân phối ở Sàigòn và các nơi khác. Để qua mùa thuế mình sẽ hỏi hậu duệ của ông Lafaro . Có chị nào tên Tâm Nguyễn, cho biết ông Lafaro khi di cư vào nam thì định cư tại Đà NẴng, mở tiệm thuốc tây mang tên Tân Việt, số 45 đường Trần Hưng Đạo, Đà Nẵng. Mình có quen vài người di cư vào Nam năm 1954 rồi định cư tại Đà NẴng. Đoán là đi tàu há mồm, ngừng lại TOurane nên ở đó luôn. Xem như gia đình ông Lafaro di cư bỏ quê đất bắc vào Nam, rồi lên Đà Lạt đến tháng 3 năm 1975, Đà Lạt bỏ ngỏ lại chạy đi và nay định cư tại Gia-nã-đại. 2 lần bỏ quê chạy trốn Việt Cộng. Nay những người chiếm đất nhà của họ tại miền bắc rồi Đà Lạt, sang đây định cư để đánh cho Mỹ nhào, rất nhiều không biết hậu duệ của họ có phải chạy đi đâu nữa không. Chán Mớ Đời 


Thấy vui là khi mình kể Đà Lạt xưa thì có người này nhớ cái gì còm lên tạo thành một bức tranh xưa của Đà Lạt. Xem như ký ức tập thể của người Đà Lạt xưa.

Tuần này thấy ai bỏ lên hình ảnh trường xưa nên tải về đây. Tấm này mới chưa bao giờ thấy. Nhìn tấm ảnh nhớ nhất là bị cấm túc tại dãy nhà nối dẫy lớp hình cong và phía nội trú.


Đà Lạt có một người giàu có khác nhờ làm đại lý rượu và thuốc thời pháp mà giàu. Đó là ông Võ Quang Tiềm, người làng Ngọc Anh, Thừa Thiên. Ông ta vào Đà Lạt thời Đà Lạt mới cho vài người từ Huế vào lập nghiệp. Không biết ông ta có tên trong danh sách 100 người Việt đầu tiên lập cư tại Đà Lạt như ông ngoại của một anh bạn. 


Nghe gia đình kể ông ta làm thợ may, sau đó về quê lấy vợ, người làng An Lưu, bà con bên mệ ngoại mình, không nhớ là chị em chú bác hay bạn dì. Sau đó bảo lãnh em út bên vợ vào Đà Lạt. Khi xưa, muốn vào Đà Lạt cần phải có người bảo lãnh như mẹ mình vào Đà Lạt năm 1948, phải được gia đình ông bà Nguyễn Văn Phúng, em ruột bà Võ Quang Tiềm bảo lãnh. Hình như ông Võ Quang Hàm là cháu ông Tiềm. Anh rể làm thợ may thì ông Phúng, tiệm Hiệp Thạnh số 11 DUY TÂN, NƠI MẸ MÌNH HỌC NGHỀ BUÔN BÁN 5 NĂM KHI RỜI HUẾ VÀO Đà Lạt NĂM 15 TUỔI, cũng học nghề thợ may tương tự ông Đàng, em út của bà Tiềm, tiệm Long Hưng số 9 Duy Tân. Các cựu khoá sinh trường Võ Bị và Chiến Tranh CHính Trị đều phải mua huy hiệu tại hai tiệm này khi xưa. Ai lên lon đều ra hai tiệm này mua để đeo. Lạ nghe, tiệm ông bà Tiềm mang tên là Vĩnh Hưng còn tiệm ông Đàng là Long Hưng, đều có chữ Hưng ở cuối. Không biết có phải tên ôn mệ chi đây hay không. Để hôm nào mình hỏi mấy bà dì, con của mấy ông bà này, xem sự tích về chữ Hưng.


Nghe kể ông Tiềm và ông Phúng làm thợ may, may áo quần rồi hai anh em gánh đi đường 3 ngày ba đêm mới xuống chỗ đèo Ngoạn Mục, nơi các lao công đang làm đường rày răng cưa hoả xa từ Phan Rang lên Đà Lạt để bán cho họ. Cho thấy khi xưa, người Đà Lạt chịu khó làm ăn. Nhờ vậy mới giàu, không ăn cướp của ai. 


Sau này, ông Tiềm xin được môn bài rượu và thuốc Cẩm Lệ. Ông ta độc quyền bán rượu và thuốc tại Đà Lạt. Khi xưa, muốn bán rượu thì phải được tây thực dân cho phép, đóng thuế cho họ nên mật thám hay đi lùng bắt những người nấu rượu lậu. Ở Bolsa này, có người nấu rượu đế bán cho các tiệm thuốc bắc. Không nên mua vì không biết độ cồn. Mình có anh bạn nha sĩ kể là khi còn ở Việt Nam, uống rượu khoai mì, không biết độ cồn nên ngày nay không dám uống bia vì hai lá thận bị hư. Chỉ uống được rượu mạnh, qua đêm thận mới lọc từ từ được. Còn uống bia vô thì cứng ngay, khó chịu tè không được. Anh ta cho biết độ cồn của rượu ở Việt Nam không được hạn chế như ở Hoa Kỳ.

Vô tiệm của ông bà Tiềm ở khu Hoà BÌnh là thấy mấy cái lu to đùng đựng rượu, ngoài ra ở đường Hàm Nghi, có một căn nhà dùng để làm kho đựng rượu. Có chú tài xế quên tên, hay chạy xe đi giao hàng. Dạo mẹ mình lấy chồng, ông Tiềm có kêu xuống Di Linh ở, làm đại lý bán rượu cho ông ta nhưng mẹ mình thấy buồn nên ở Đà Lạt. Dân Đà Lạt đa số là người miền trung nên hút thuốc Cẩm Lệ. Ông ta mua sỉ từ Huế vào rồi sắt thuốc, bán sỉ hay lẻ cho dân Đà Lạt. Ông Tiềm có người cháu vợ, là cậu Liễu, con bà Dụ, chị bà Tiềm. Từ Huế vào Đà Lạt học nghề của ông, sau này ra chợ mở hàng thuốc rê, thuốc Cẩm Lệ cạnh hàng guốc, xem như đại lý của ông Tiềm. Mình có viết về thuốc Cẩm Lệ và cậu Liễu rồi nên khỏi nhắc lại. Cậu có người con đi lính trinh sát đại đội 302 nên sau 75 cũng bị dân 30 đì mệt thở. Khi mình về Đà Lạt lần đầu mình có gặp cậu, lần thứ hai về thì cậu đã qua đời.


Dạo mệ ngoại từ Huế vô nhà mình sinh sống thì mình có nhiệm vụ đi mua thuốc Cẩm Lệ với giấy vấn thuốc từ cậu Liễu. Mệ mình vấn thuốc Cẩm Lệ hút với cái bật lửa nho nhỏ màu bạc. Có kể trong trong bài thuốc Cẩm Lệ. Hút chưa hết thì mệ dán điếu thuốc hút dỡ lên tường rồi khi hết thuốc, đợi mình đi mua thuốc thì lấy mấy điếu thuốc dán trên tường xuống, vấn thuốc hút đỡ trong khi mình chạy ra chợ. Nhớ mệ mình và bà hàng xóm, hay ngồi hút thuốc Cẩm Lệ và ăn trầu, kể chuyện xưa cho nhau nghe tương tự ngày nay mình hay kể chuyện Đà Lạt xưa cho thiên hạ. Gia đình tây ở Đà Lạt mang tên Faraut nên đồn điền của họ được gọi là “La Faraut”, còn công ty của người Việt mang tên Lafaro. Không biết có liên hệ với nhau hay không. Ai biết thì cho em xin. Cháu ngoại ông Lafaro bận làm thuế nên đợi hết mùa thuế mình mới nói chuyện được.


Để mình hỏi vòng vòng tây ta để kiểm chứng tin tức về rượu Lafaro Đà Lạt xưa rồi sẽ kể (Còn tiếp)


Hello a. Sơn tôi là người Dalat nên có thể cho anh một vài thông tin liên quan đến gia đình ô. Farraut và hãng rượu Lafaro tại Dalat. 2 tên này không dính dáng gì với nhau. Ô. Farraut và gia đình người Pháp có trang trại ở Chi Lăng gần hồ Mê Linh . Ông ấy cũng có farm ở vùng Suối Tía Tuyền Lâm bây giờ và nhiều khu đất khác ở Dalat. Sau 1975 tài sản của gia đình bị sung công và họ trở về Pháp . Vài năm gần đây cháu ngoại ông ấy có trở về muốn tổ chức trồng nho và làm rượu vang tại Dalat. Nhưng thấy nhập rượu về bán mau có lời hơn nên chuong trình trồng nho không phát triển được . Về hãng rượu Lafaro tại đầu đường Võ Tánh là hãng rượu của người khác làm Brandy chứ không làm vang. Nhà này có 2 cô con gái xinh đẹp học Đại Học Dalat có nhiều cây si trồng ngoài cổng . Bữa nào rảnh sẽ kể cho anh nghe. Ssu 1975 cơ sở này cũng bị Nhà Nước tiếp quản nên nhãn hiệu rượu Lafaro cũng dẹp luôn. Nhiều năm gần đây rượu vang Dalat được sản xuất bởi vài công ty của địa phương và cũng nổi tiếng . Nhưng đó là chuyện khác. Vài giòng góp với anh câu chuyện về rượu. Sẽ có dịp trao đổi với anh nhiều chuyện khác vì tôi cũng là dân gốc "ngo" như anh .


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn