Từ xã hội chủ nghĩa trở lại tư bản

 

“The case of Argentina is an empirical demonstration that no matter how rich you may be ... if measures are adopted that hinder the free functioning of markets, competition, price systems, trade and ownership of private property, the only possible fate is poverty”.

~ Javier Milei, tổng thống Á Căn Đình


Năm ngoái mình đi viếng Á Căn Đình trên đường xuống Nam Cực, cảm nhận xứ nuôi bò có thịt ngon nhất thế giới là một quốc gia khá lạ kỳ. Phải công nhận thịt bò ở đây ăn ngon nhất thế giới, hải sản cũng rất ngon. Em được ăn cua hoàng đế tươi, bơi trong hồ cá trong tiệm ăn. Một nước có một nền kinh tế quái đản. Một đô la đổi theo giá chợ đen gấp 2 lần hối đoái chính thức tương tự khi xưa Việt Nam Cộng Hoà đổi đô la gấp 3 lần nhưng dạo đó chỉ có người nào đi buôn bán hay du học mới được đổi theo hối đoái chính thức. Có anh bạn kể là mỗi tháng du học sinh được đổi $150 đô la, anh ta dè xén ăn mặc còn dư $50, đưa cho mấy người bạn con nhà giàu xài và gia đình họ, ở Việt Nam trả theo hối đoái chợ đen nên cũng đỡ.


Để mình giải thích, mỗi tháng du học sinh được chính phủ cho chuyển ngân $150 với tỷ giá 150 đồng hay là 22,500 đồng Việt Nam Cộng Hoà. Anh ta ăn uống trả tiền phòng là $100, còn dư $50, đưa cho con nhà giàu xài. Ở Việt Nam gia đình của mấy anh chị du học sinh có tiền, trả theo hối đoái chợ đen là 450 đồng / đôla. 50 đô la là 22,500 đồng, xem như gia đình không tốn đồng xu cho anh ta. Nhưng anh ta phải thắc lưng buộc bụng sống đời du học sinh nghèo chớ không như nhiều du học sinh ngày nay, mình thấy ở Bolsa, đem laptop ra quán cà phê, làm bài, uống trà sữa, đi xe hơi xịn. Thời mình đi thì Hoa Kỳ giảm viện trợ, chuẩn bị rút lui, chủ đích bỏ Việt Nam Cộng Hoà, chính phủ hết ngoại tệ nên không cho chuyển ngân nữa thế là ngọng. May sao chính phủ Pháp cho học bổng mới học ra trường. Do đó mình luôn luôn cảm ơn chính phủ pháp và vẫn còn quốc tịch pháp. Ngày nay du học sinh thì bố mẹ gửi bao nhiêu cũng được, đưa người ở Việt Nam rồi bên này người thân được lại.


 Khách sạn lấy $200/ đêm đến khi trả tiền thì mình khám phá ra thay vì trả bằng thẻ tín dụng với hối đoái chính thức, có thể trả bằng tiền mặt, nên chạy qua bên đường, có một văn phòng đổi tiền chính thức, đổi đô la giá gấp đôi theo chợ đen, đem về trả tiền phòng. Các bác đi chơi thì ra ngân hàng nói họ đưa tiền $100 mới tinh như để lì xì nhé. Tiền cũ hay $20 thì giá thấp hơn. Ở Việt Nam cũng vậy. Xem như chỉ trả có $100/ đêm. Đi ăn uống cũng đổi tiền tươi ra trả thì thấy cái gì cũng rẻ phân nữa. Ai đi xứ này, không nên đổi tiền ở ngoài đường, có thể bị theo dõi, móc túi. Nên vô mấy văn phòng đổi tiền đàng hoàng giá còn cao hơn ngoài đường một tí. Còn không thì hỏi khách sạn chỗ đổi. Khách sạn chỉ mình qua đường đổi.

Xứ này đang thử nghiệm một loại kinh tế và nền chính trị mà cả thế giới đều chú tâm. Các chính phủ từ 70 năm qua liên tiếp nối nhau, càng ngày càng ôm cái nợ to lớn hơn và giới cai trị càng ngày càng trở thành các ký sinh trùng đúng chất và từ từ đưa nền kinh tế rơi xuống đáy thẳm. May là đội tuyển túc cầu của họ đã thắng giải vô địch thế giới khiến dân tình hồ hởi quên đi âu lo. Chạy xe ngoài đường thấy toàn là Messi và Maradona,…


75 năm về trước, vợ chồng ông Peron lên cầm quyền mà ai cũng biết đến vỡ tuồng “don’t cry for me Argentina”, rồi dẫn đến các cuộc chiến tranh vô nghĩa, mức lạm phát đến 2000%, sát hại tập thể bởi các chế độ quân phiệt mà năm ngoái mình có viếng công viên nơi các bà mẹ, bà vợ và con đến đó mỗi tuần để đòi hỏi tin tức của con, chồng, bố của họ bị mất tích. Chế độ độc tài nào cũng tàn ác.


Đây là hối đoái tiền Mỹ kim và đồng Việt Nam Cộng Hoà. Năm mình đi du học giá 650 đồng. Kinh. Được đổi $100, 65,000 tiền Việt Nam Cộng Hoà 

75 năm trước, quốc gia này đứng thứ 6 giàu có nhất thế giới, và ngày nay rơi xuống đến hạng thứ 65 trên thế giới, sau cả nước Kazakhstan và Bảo Gia LỢi, các xứ thuộc LIên Xô cũ. Vào thập niên 60 của thế kỷ trước lợi tức hàng năm trung bình của người Á Căn Đình là 40% lợi tức của người Mỹ. Ngày nay thì lợi tức của người dân xứ này giảm phân nữa khi xưa.


Có một xứ tên là Zimbabwe ở phi CHâu, trước kia mang tên Rhodesia, do người da trắng làm chủ về kinh tế và chính trị, được xem là một xứ giàu có nhất Châu Phi. Nếu ai xem phim Gods must be crazies. Đến khi họ cho bầu cử dân chủ thì người da đen chiếm đa số. Không may cho dân tộc này, họ không có một ông như Mandela, tìm cách thay đổi từ từ, vẫn để các người chủ cũ da trắng nắm lấy kinh tế nên họ thay đổi hết, đuổi cổ dân da trắng ra khỏi chính phủ và các khu kỹ nghệ và nông trại, người da đen xem như cướp trắng tài sản của người da trắng xây dựng mấy đời. Cái khổ là người da đen tranh đấu, làm kháng chiến cách mạng trong rừng nên không biết gì về làm kinh tế. Họ chỉ biết khi xưa, chận đường cướp của thiên hạ để nuôi kháng chiến, nay cũng tiếp tục ăn cướp như xưa nhưng cho riêng họ. Thế là lạm phát như điên lên đến mấy chục ngàn phần trăm. Người da đen cai trị qua đảng phái của họ và bỏ túi, dân nghèo hơn khi làm cu li cho người da trắng.


Cứ lấy thí dụ 30 năm trước, khi mình xin phép xây nhà, chỉ hẹn với nhân viên tại thành phố tại Cali rồi đưa cho họ bản vẽ để xem và đóng dấu. Sau này, họ chả muốn làm nữa, sợ bị thưa kiện, giao cho một công ty kỹ sư ở ngoài xem duyệt bản vẽ nên tiền chi phí lại lên cao. Công ty kỹ sư muốn làm thêm tiền nên lúc nào cũng đòi hỏi mấy chuyện lặt vặt để được thêm tiền nên thay vì làm tại chỗ nay mất mấy tháng. Nên giá thành để xây cất lên cao vì thành phố phải trả cho nhân viên thêm để ngồi thay vì xem xét hồ sơ, gói hồ sơ lại gửi đi cho công ty kỹ sư bên ngoài rồi nhận rồi viết thư báo tin cho mình mấy lần. Thay vì như trước, chỉ cần lấy viết sửa bản vẽ hay viết trên bản vẽ chính. Mình bỏ nghề vì chán. Xây nhà hai tầng chỉ mất có 6 tuần lễ mà xin giấy phép lên đến 7 tháng trời và tiền đóng cho thành phố lên đến 30% tiền xây cất. Hết ăn.


Càng ngày chính phủ càng nợ chồng chất vì tiền hưu trí của cựu nhân viên sống lâu và lạm phát gia tăng. Các công ty Sears,…bị phá sản vì phải trả tiền hưu trí cho cựu nhân viên và y tế. 3 công ty sản xuất xe hơi Hoa Kỳ danh tiếng nay èo ông vì phải trả tiền hưu trí và y tế cho cựu nhân viên hưu trí nên không lời. Vấn đề là chính phủ dân chủ không dám bỏ rơi họ vì sẽ mất phiếu nên năm nào cũng lỗ và chính phủ đúng hơn là lấy thuế của người Mỹ để nuôi 3 công ty. ông Obama đã giải cứu họ nay cũng vậy. Tương tự, tuần rồi quốc hội Hoa Kỳ phải tranh nhau, thương lượng để bỏ phiếu cho ngân sách quốc gia, đúng hơn là để nuôi các nhân viên chính phủ với các chương trình tùm lum. Nợ và ngân sách để chia chác cho các cử tri, các chương trình vô bổ tại các địa phương của cử tri để họ bầu cho đại biểu tham nhũng. Hoa Kỳ đang trên đường tiến xuống xã hội chủ nghĩa.

Từ từ xứ này lại thấy các viên chức chính phủ tiếp tục lãnh tiền nhiều hơn như các giới cai trị của Liên Xô cũ khi xưa. Cứ muốn làm công chức no ấm, về hưu được chính phủ trả tiền lương cao, y tế đầy đủ. Cứ xem giới tư bản đỏ của Nga hay Trung Cộng ngày nay tòn thuộc tầng lớp cai trị từ mấy đời nay, cha truyền con nối.


Khi viếng thăm xứ này, nói chuyện với người dân thì họ mong các giới cai trị sẽ để chủ nghĩa tư bản thống trị xứ này, xây dựng lại để họ có thể kiếm thêm tiền nhiều hơn thay vì chạy theo chế độ xã hội chủ nghĩa như hiện tại. Nói chung chế độ nào thì giới cai trị vẫn sung sướng. Được cái là người dân chán ngán muốn thay đổi. Lý do là có tiền thì thiên hạ chạy đi đổi tiền qua đô la để khỏi bị mất tiền khi lạm phát lên như diều. Hơn cả xứ Thổ Nhĩ Kỳ.


Người dân xứ này mới bầu ông Javier Milei làm tổng thống. Ông này ra ứng cử với tiêu đề là giảm tất cả các chi tiêu không cần thiết của chính phủ. Thiên hạ tưởng ông này chỉ nói cho vui như các chính trị gia để câu phiếu. Ai ngờ ông này có tư tưởng, cái nhìn về chính phủ như bác sĩ Ron Paul, hay Hayek. Ông Ron Paul này ra ứng cử tổng thống nhiều lần và mình bầu cho ông ta nhưng nay già Chán Mớ Đời chỉ mở đài của ông ta bán tin tức lấy tiền nên mình hết theo dõi.

Tại Davos năm nay, ông Milei tuyên bố các giá trị nền tảng của tây phương đang trong hồi cơ nguy, và con đường dẫn đến chính phủ càng ngày càng kiểm soát kinh tế và xã hội, sẽ biến thành xã hội chủ nghĩa nghĩa là nghèo đói. Trong một thể chế kinh tế tự do thì chủ bố lộc nhưng vì có cạnh tranh với các công ty khác thì họ bắt buộc trả lương theo giá thị trường. Họ muốn nhân viên làm giỏi thì phải có Stocks options, bảo hiểm sức khoẻ, đầy đủ. Còn theo tiêu chuẩn làm theo năng suất, hưởng theo nhu cầu thì chỉ có nghèo và tham nhũng..


Có dạo hình như năm 2018, ông Putin có lên tiếng về các nước quốc gia tây phương đang theo chân của Liên Xô khi xưa. Muốn mọi người bình đẳng, đàn ông đàn bà, chuyển giới tính,…ai nấy đen trắng vàng đỏ đều như nhau và đã thất bại sau 70 năm. Tại Hoa Kỳ có ông thần nào muốn tham dự thế vận hội cho đội tuyển bơi Hoa Kỳ nên đã chuyển đổi giới tính để được tham dự đội tuyển nữ Hoa Kỳ nay nghe nói bị cấm tham gia. Ông ta cứ doạ thưa kiện nên mấy hội đoàn thể thao phải cho ông ta thi với mấy cô, đoạt đủ thứ giải. Buồn năm phút.


Ông Milei hứa sẽ để kinh tế do các tư nhân tự lo và giảm chi tiêu của chính phủ, để thị trường tự điều chỉnh. Không bắt chước các chính phủ tiền nhiệm liên tiếp in tiền và tạo nên lạm phát. Năm vừa rồi thì ngân sách quốc gia bị thâm thụt 5%, trong khi Hoa Kỳ thì bị dính đến 6%. Các nhà đầu tư ngoại quốc vẫn tiếp tục cho Hoa Kỳ vay tiền với tiền lãi phải chăng và chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục in tiền để trả nợ. Năm nào quốc hội cũng phải bỏ phiếu để mượn nợ thêm. Từ ngày mình sang Hoa Kỳ đến nay, chỉ có chính phủ của ông Clinton là không làm thiếu hụt ngân sách và thặng dư còn các chính phủ khác vừa cộng hoà và dân chủ đều nợ như chúa chổm.


Ông nuôi ong mới thay thế ông mỹ nuôi ong trong vườn mình kể năm ngoái chính phủ cali cho ông ta $200,000 nên ông ta phải mua chiếc xe Mercedes trên $100,000 để cho bà vợ lái để khấu trừ thuế. Mình hỏi ông ta chương trình gì để mình nộp đơn nhưng ông ta hứa nhưng không cho mình số điện thoại, để hỏi lại. Có các tổ chức của chính phủ cali chuyên về môi trường chi đó, họ có ngân sách hàng năm để giúp nông dân phân bón hữu cơ chi đó. Cuối năm còn tiền thì họ phải cho hết nếu không thì sang năm bị cúp và thế cứ xin thêm và ai rành thì cứ nạp đơn xin tiền tài trợ bú xua la mua. Cứ mỗi năm họ xin thêm ngân sách để được tiếp tục làm việc cho chính phủ đến khi về hưu.


Khác với Hoa Kỳ, không ai cho mượn chính phủ Á Căn Đình tiền mỹ kim và để trả lại bằng tiền pesos. Xứ này trở thành quốc gia nợ IMF nhiều nhất vì không có quyền in đô la như Hoa Kỳ. Các nước trên thế giới muốn diệt đồng đô la thành lập khối BRICKS, để sử dụng tiền của xứ họ để buôn bán thay vì vẫn phải dùng mỹ kim, bị tây phương chơi lại. Trung Cộng nay đang khủng hoảng, Nga cũng chới với vì chiến tranh. Tây phương cứ cho Ukraine đánh cầm chừng từ 3 năm nay,… để bán súng ống cho thế giới. Dân Ukraine chết đẻ các xứ khác làm giàu như người Việt trước 75.


Từ gần 1 năm nay ông Milei đã thành công chút đỉnh, đã giảm chi phí quốc gia thiếu hụt từ 5% xuống còn số không. Vấn đề là ông ta chưa kiểm soát được quốc hội, vẫn còn nằm trong tay các ký sinh trùng của quốc hội. Mình nghe mấy đại biểu quốc hội Hoa Kỳ như bà Pelosi, thượng nghĩ sĩ Menendez,… mua cổ phiếu các công ty sắp được lên cao hay lobby cho các nước khác để làm ăn, xin tiền, mua bán với Hoa Kỳ. Bà Pelosi chưa bao giờ đi làm từ mấy chục năm nay, tài sản có trên 650 triệu mỹ kim. Bà Feinstein, gia sản có trên tỷ đô la mới qua đời, bệnh ngơ người vẫn cố bám vào ghế thượng nghị sĩ đến khi qua đời.

Sau 100 ngày tại chức, ông ta đã giảm lạm phát phân nữa. Kinh. Mình tính đi Á Căn Đình nữa vì xứ này rộng lớn nhưng nay thì chắc hết muốn đi vì tiền đô la sẽ không được giá như năm ngoái.

CPI inflation has already slowed from a peak of 25.5% MoM in December to 13.2% MoM in February. 

 

Con thuyền của ông Milei sẽ không thuận buồm theo lái vì sẽ gặp sự chống đối của các ký sinh trùng của hệ thống cai trị nhưng hy vọng ông ta sẽ thành công giúp phục hồi lại kinh tế của xứ này thay vì trôi nổi theo xã hội chủ nghĩa từ thời Peron đến nay với tư duy làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu. Nếu thành công thì các xứ khác trên thế giới muốn xoá đói giảm nghèo sẽ bắt chước. Thế giới sẽ bỏ xoá hoàn toàn chủ nghĩa xã hội vào quá khứ. Tư bản thì cũng không nên tham lắm để người khách sống với.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn