Những tấm ảnh mới lượm trên mạng

 Tuần này lòmò thấy có mấy tấm ảnh xưa của Đà Lạt khiến mình nhớ vài kỷ niệm 

Tấm này là phong cảnh lễ mãn khóa của sinh viên trường võ bị quốc gia. Hình ảnh xe jeep chở tổng thống Nguyễn văn Thiệu và thủ tướng Trần Thiện Khiêm khiến mình nhớ đến vụ chuẩn úy Phúc của đại đội trinh sát 302.

Số là lính 302 được xem là kiêu binh của Đà Lạt khi xưa nên mỗi lần có mãn khóa của trường Võ Bị hay Chiến tranh chính trị là họ cho đại đội này xuống Đơn Dương đóng quân. Không cho đi hành quân. Lý do là hành quân thì phải có lính trừ bị đóng tại Đà Lạt. Thường ở tòa tỉnh gần khách sạn palace. 

Thường các lễ này thì tướng các vùng về để nhận sĩ quan mới cho quân đoàn và họ đi nhảy đầm gái gú thì hay đụng lính 302 nên đại đội 302 thường được cho ra ngoài thị xã như Đơn Dương đóng quân mấy ngày này. Có năm đang đóng quân tại Đơn Dương thì có chiếc xe đò từ Phan Rang lên thì trên xe có một ông lính về phép nhận ra đại úy Phong nên gọi rồi nhảy xuống xe. Hóa ra bạn thân khi xưa rồi cả hai đi lính mỗi người một ngã. Anh lính về phép rủ đại úy Phong về Đà Lạt uống chai bia mừng gặp nhau. Đại úy Phong kêu có lệnh là không được vào Đà Lạt. Anh bạn kêu thì tới Chi Lăng thôi đâu phải Đà Lạt. Thế là đi với lính cận vệ lên Saint Benoit vào tiệm tàu ăn uống. Hơi say nên bà chủ quán kêu hết bia rượu. Nên chuẩn úy Phúc mới nói để đi mua rượu. Chạy vào PX của lính Mỹ gần đó. 

Chuẩn úy Phúc đi vào khu vực này thì có 4 ông quân cảnh đứng gác kêu đi đâu. Ông chuẩn úy đã say nên kêu tao là chuẩn úy Phúc. Không được gọi ê a đi đâu. Lính trinh sát thì hay bận áo quần Việt Cộng khi nhảy toán nên quân phục không chỉnh đốn sạch sẽ. Nói qua nói lại thì mấy ông quân cảnh khệnh chuẩn úy Phúc bằng dùi cui nên bỏ chạy ra quán ăn. 

Thiếu tá Phong thấy chuẩn úy Phúc chạy về thì hỏi rượu đâu. Kêu không có bị quân cảnh chận và đánh. Nghe đàn em bị đánh thì máu nóng lên nên thiếu tá Phong chạy vào trong khi cận vệ ra xe lấy súng. Chạy vào cổng chưa chi bị 4 ông quân cảnh vây đánh thì cận vệ ngoại cổng đang đứng trên xe thấy vậy nên lấy đại liên ria trên đầu. Quân cảnh và thiếu tá Phong bò nằm dưới đất rồi cận vệ bồi thêm mấy viên súng phóng lựu. Lúc đó thiết giáp M113 chạy ra, Thiếu tá Phong và cận vệ bỏ chạy ra cổng lên xe chạy về căn cứ Đơn Dương. Mỗi lần ông Thiệu về là có thiết giáp, Biệt động Quân được điều động về để bảo vệ an ninh.

Vừa về đến căn cứ thì có truyền tin đưa máy có đại tá nào ở trường Võ Bị gọi hỏi chuẩn úy Phúc ở đâu. Chắc ông ta bị tướng Lâm Quang Thơ hay Lâm Quang Thi, hai anh em tướng này đều có lần chỉ huy trưởng của Võ Bị, la mệt thở nên la lại. Cuối cùng ra tòa án quân sự. Chuẩn úy Phúc nhận hết tội nên bị 7 năm tù còn Hùm Xám Đà Lạt bị 3 năm tù treo, không được lên chức. Ai biết tông tích chuẩn úy Phúc thì cho mình hay. 

Tấm ảnh này thì chụp từ tiệm bán máy truyền hình raDio Việt Quang trên đường Phan Đình Phùng. Căn đầu tiên bên trái là nhà và phòng mạch của bác sĩ Phán hình như sau này là của bác sĩ Khiêm, nơi mình được sinh ra đời, bên cạnh là trường tiểu học Minh Trí. Hình này mình đoán chụp sau 76 vì thấy xe bò xe ngựa và vắng xe. 
Tấm này cũng trên đường Phan Đình Phùng chụp từ Xóm Giếng bên tay phải. Chỗ này có tên Thành học chung và đá banh khi xưa. Ông bố cũng đá banh cho đội Cảnh Dát Quốc gia có thủ môn Rớt. Ông Rớt này sau 75 chạy đâu sang đến Ấn Độ. Có viết thư cho mình nhưng sinh viên nghèo nên chả giúp gì được. Hy vọng ông ta đã được định cư tại Hoa Kỳ. Hình như ban nhạc CBC thời gian đó cũng chạy đâu qua Ấn Độ. Nhìn lên đồi thì thấy đường Hàm Nghi, có nhà thờ Tin Lành mà khi xưa, tối thứ 6 và thứ 7 là họ bắt loa phóng thanh giảng đạo về tin mừng CHúa ra đời.

Mình thấy cái quán 1 tầng nơi khi xưa, ngay cái dốc nhà thờ Tin Lành. Nơi mình học hè với ông giáo Kim. Ông ta có người con trai học trên mình mấy lớp tên Ánh, bị hư một con mắt. Ông ta ở trong xóm phía sau nhà bảo sanh Trương Thị Lập. Mướn chỗ này để dạy học sinh tiểu học. Lần đầu tiên về Đà Lạt, có gặp ông ta ăn phở chỗ bến xe Tùng NGhĩa. Ông ta kể là định cư ở nước ngoài nhưng lại về Đà Lạt ở. Mới lấy vợ mới. Có mời ông ta bát phở để cảm ơn công dạy dỗ mấy tháng hè khi xưa.
Tấm này là dốc Lê Đại Hành và góc Thành Thái. Chỗ hai mẹ con dắt nhau đi, bên trái là vũ trường La Tulipe Rouge. Sau lưng hai mẹ con là cầu thang chợ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, đi lên, băng qua đường là mấy thang cấp đến đường Thành Thái. Băng qua đường Thành Thái sẽ có mấy thang cấp khác đưa lên con hẻm đi đến đường Trương Vĩnh Ký, bên phải là nhà trồng răng Trình, tiệm ăn Nam Sơn mà khi xưa anh Paul và ông Thanh bị nằm vùng đặt chất nổ hay cài lựu đạn chết khi đi ăn ở Nam Sơn ra. Xa xa thấy tiệm kem Việt Hưng ngày xưa, còn thì dãy cư xá trên đường Thành Thái. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn