Lafaro và Faraut Đà Lạt xưa


Tuần này, đầu óc mình hơi bị lộn xộn khi bạn bè nhắc đến những tên quen thuộc khi xưa tại Đà Lạt. Số là nói chuyện về rượu dâu tằm Lafaro Đà Lạt rồi mình muốn kiểm chứng với anh bạn học cũ hiện sinh sống tại Đà Lạt thì lại nghe đến tên Faraut. Hai tên này quen quen lại đọc tựa tựa nên lộn xộn đầu óc nên phải đi hỏi thiên hạ. Lại đọc tên tây nào bán cà phê rượu ở Đà Lạt, cháu ngoại ông Faraut nên hỏi ông Tây dạy pháp văn tại Đà Lạt từ 10 năm nay, chắc biết tất cả các pháp kiều hiện sinh sống vùng Đà Lạt. Ông này lại cho tin tức để liên lạc với cháu ngoại của ông Faraut lại một tên tây mũi lỏ. Mình lại hỏi cháu ngoại ông Lafaro Đà Lạt xưa, học chung ở Yersin khiến mình lộn xộn đầu óc. Lý do là hai tên này đọc hơi giống nhau.

Nhìn cái đồ xay hạt cà phê hay tiêu khi xưa khiến mình nhớ chuyện xưa. Hôm nào rảnh kể

Cô cháu ngoại lấy anh chàng hàng xóm trên đường Thi Sách khi xưa, nhà cạnh gia đình Mai Thế Lương và Mai Thế Lan. Cũng nhờ anh chàng này, anh bà con của một người bạn, mình tìm ra Huỳnh Kim Sang, gặp lại sau 50 năm từ ngày anh chàng bị động viên sau mùa hè Đỏ Lửa.


Mới lên vườn về, đồng chí gái đi hát nên ở nhà ghi xuống lại cho bớt lộn xộn đầu óc. Để cho rõ ràng vì hai thương hiệu Lafaro và Faraut khi xưa tại Đà Lạt không dính dáng gì với nhau. Một bên là do người Việt di cư từ Bắc vào thành lập và một do một gia đình pháp sang Việt Nam, từ thời ông Paul Doumer về Pháp, sống lâu đời tại Việt Nam. Tên đọc ná ná giống nhau.

Hình chụp do nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu tại xưởng Lafaro 

Khởi đầu ông Tây dạy pháp văn gửi mình bài báo Hà Nội nói về rượu vang Đà Lạt Lafaro, mua từ người pháp năm 1976 khiến mình hoang man. Lý do là khi xưa mình có học chung với con trai ông Lafaro và sau này lại khám phá ra có học chung với cháu ngoại ông ta nữa. Tên ngồi chung bàn tên Thịnh mà trong lớp hay gọi Thịnh Lafaro. Hắn lớn hơn mình một tuổi nên sau này chạy qua trường việt đi du học cùng năm với con phở Bắc Hương trước mình một năm. 


Có người Đà Lạt xưa gửi cho mình bài báo về rượu trồng tại Trạm Hành. Lần sau về Đà Lạt sẽ đến viếng chỗ này.


Gởi Sơn, nếu chưa đọc bài này : https://lecourrier.vn/vang-da-lat-prisee-vietnamiens-comme-des-etrangers/371958.html

Theo bài báo pháp ngữ này thì có một xưởng làm rượu tại Trạm Hành, trên 2.5 mẫu đất nhưng lại mua nho trồng tại Phan Thiết. Thường các vùng ven biển dễ trồng nho để làm rượu. Ở Cali, dọc bờ biển, khí hậu ôn hoà hợp với trồng nho. Bên tây Dordogne, vùng sản xuất rượu Bordeaux.


Hỏi lại thì một anh bạn ở Việt Nam, cho biết là năm 1978, Việt Cộng đuổi cổ cô con gái độ 40 tuổi của ông bà Faraut về Tây và tịch thu hết tài sản nhà cửa của họ. Sau Điện Biên Phủ đa số người Pháp bỏ Việt Nam về mẫu quốc nhưng Đà Lạt vẫn có vài gia đình người pháp trường kỳ kháng chiến ở lại làm ăn như gia đình pháp kiều Faraut. 


Hình như ông Faraut này có chiếc xe 2 CV. Có lần đi chơi khuya về, ghé nhà cô hàng xóm nhà mình, đậu xe trước sân nhà mình. Mình buồn đời rút cục gạch chấn bánh xe khiến xe tuột phanh chạy xuống cái mương trước nhà mình khiến mặt mình xanh như đít nhái, chạy trốn trong khi hàng xóm đi lùng bắt thằng phản động Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen. Họ có đất đai canh tác trong Cam Ly và ở Saint Benoit. 

Quán cà phê của cháu ngoại ông bà Faraut tại đường Phan Bội Châu

Anh bạn mình kể là sau 75 có gặp và nói chuyện với gia đình Faraut về nuôi cừu ở gần hồ Mê Linh. Ngày Việt Cộng đến tịch biên tài sản của gia đình này thì anh ta có mặt nhưng có một giáo sư pháp văn, Nguyễn Khắc Dương làm thông dịch viên. Họ vớt đi mấy trăm ký lông cừu. Nói tới lông cừu mình mới nhớ đến có viếng thăm lần chót về thăm Đà Lạt, một công ty Tân Tây Lan hay Úc Đại lợi tại Đà Lạt, chế biến lông cừu. Vì sử dụng hoá chất bị cấm tại xứ họ nên đem qua Việt Nam làm vô tội vạ. Bảo đảm anh sinh sống gần đó sẽ bị ung thư sau này.


Có anh bạn kể sau hiệp định Paris, ông bố hồ hởi mua 30 mẫu đất ở khu vực Cam Ly đến 75 thì không dám nhận mình làm chủ. May còn miếng đất ở hồ Than Thở nên con cháu làm vườn sống qua ngày. Chán Mớ Đời 

Họ nói mua lại có nghĩa là giải phóng của người ta. Việt Nam Cộng Hoà cho phép pháp kiều làm ăn buôn bán bình thường như người Việt nhưng Việt Cộng thì tịch thu hết đuổi cổ về Tây. Theo trang nhà của ông cháu ngoại của ông bà Faraut thì ông Tây con qua Việt Nam ở Đà Lạt, để trồng cà phê loại như ông bà ngoại khi xưa. Loại arabica chi đó. Mình không rành về cà phê nên chỉ đọc lướt qua. Mình chỉ sợ ông cháu làm ăn khấm khá lên rồi họ đè đầu xuống đánh thuế là bỏ của chạy lấy người như bao nhiêu người trước đây. Chỉ cầu cho ông Tây con thành công không có kết cuộc như bố mẹ, ông bà ngày xưa. Mình thấy ông tây con cháu ngoại gai đình Faraut, ghi danh học tiến sĩ về ecologie ở đại học Aix-Marseille. Ông có mở tiệm cà phê ở đường pHan Bội CHâu Đà Lạt nhưng nhỏ và treo toàn là đồ của người thượng nên chắc người kinh ít vào, toàn là dân tây đi bụi.

Nghe ông tây nói là có công ty Cellier Indochine, bán rượu ở Đà Lạt. Mình lên trang nhà của họ thì 40% rượu mang từ Pháp sang và số còn lại nhập cảng từ CHí Lợi, NAm Mỹ rồi đóng chai tại Việt Nam. Cho nên chả có rượu vang nào được trồng và làm tại Đà Lạt cả. https://cellierindochine.com/en/about-us

Hồi chiều đang ở vườn thì cháu ngoại ông Lafaro gọi nói chuyện. Hoá ra ông bà Lafaro vào nam mấy năm trước cuộc di cư vĩ đại 1954 không như mình đoán đi tàu há mồm rồi định cư tại Đà NẴng. Sau 1975 thì người miền bắc tiếp tục di cư vào nam chắc trên mấy chục triệu người. Đà Lạt ngày nay người từ miền bắc đông như quân nguyên. Nghe nói người miền bắc định cư tại Đà Lạt sau 75 lên đến 60% dân số. Đó là cuộc Nam Tiến sau khi Luỹ Thầy biến mất. Mình có xem chương trình Bạn Muốn Hẹn Hò thì thấy giới trẻ nói giọng Nam nhưng khi họ hỏi bố mẹ, toàn là dân miền bắc hậu 75 ở miền Nam.


Khởi đầu ông bà Lafaro từ Hà Nội vào nam, định cư tại Đà NẴng, mở tiệm thuốc tây Tân Việt tại số 45 đường Trần Hưng Đạo, Đà Nẵng. Ông bà lớn tuổi vì cháu ngoại bằng tuổi mình. Mình có hỏi lý do ông bà Lafaro dọn vô Đà Lạt. Được biết là ông bà thích khí hậu tại đây nên quyết định rời Đà NẴng vào Đà Lạt. Mình đoán là con của ông bà vào Đà Lạt học, ở nội trú nên ông bà mới biết Đà Lạt nên quyết định vào Đà Lạt lập nghiệp.


Mình hỏi cái tên Lafaro từ đâu ra. Có cháu ngoại giải thích là ông ngoại lấy tên của mấy loại trái cây để đặt tên cho công ty của ông bà. Mình đoán là từ các trái cây Longane, Ananas, Fraise, amande, raisin và Orange. Theo cô cháu thì ông Lafaro rất giỏi, có đầu óc thương mại, tính toán nhiều chương trình làm ăn khi xưa, hùn mở tiệm thuốc tây Minh Tâm ở đường Duy Tân thì đứt phim. 75 chạy giặc rồi xin định cư vì có con du học tại Gia-nã-đại.


Mình nhớ có học Việt Văn với thầy Bạch Thái HÀ ở Adran. Thầy hay kể chuyện về ông Bạch Thái Bưởi, một nhà kinh doanh miền bắc rất giỏi. Trong nam chỉ nghe mấy ông gốc tàu giàu có nhờ có tài làm ăn, còn mấy công tử con các điền chủ thì đốt tiền như Sơn Đen ăn bơ. Kinh

Dâu tằm Đà Lạt 

Ông tìm tòi và học nghề nấu rượu dâu tằm. Nghe nói dâu tằm khó trồng lắm. Nghe kể là xung quanh khách sạn Palace có trồng mấy cây dâu tằm. Chỉ tiếc là không biết được ông Lafaro để hỏi thêm về Đà Lạt, và cách phát triển của Đà Lạt khi xưa sau khi người Pháp về mẫu quốc. Mấy người buôn bán làm ăn sinh tại Đà Lạt khi xưa mà mình quen nay bắt đầu lẫn nên khó hỏi thêm tin tức.


Mình nhớ ở chợ Đà Lạt có rất nhiều gian hàng cũng như trên khu Hoà BÌnh, nhất là các kiosque bán hoa lan, và khắc chữ cưa gỗ lưu niệm Đà Lạt, bầy bán đầy rượu dâu LAfaro, đặc sản Đà Lạt. Nói cho ngay mình chưa bao giờ nếm được rượu dâu Lafaro tại Đà Lạt xưa. Chán Mớ Đời 

Đi lấy mật ong hữu cơ của ông Mỹ nuôi ong. Ông ta về hưu nên mình lấy hết số lượng còn lại   Người thay thế ông ta bán giá 50% hơn nên mua để dành ngâm tỏi với quế mà mình mua từ Uzbekistan để uống mỗi sáng.
Anh bạn lên vườn hái bơ và bưởi gánh như thời Việt Cộng vào. 

Hôm nay có vợ chồng anh bạn trồng dâu tằm và làm rượu dâu cho mụ vợ mình, muốn thăm vườn. Để xem có trồng dâu tằm được không. Nếu được thì hy vọng tương lai sẽ trồng dâu tằm và làm rượu dâu mang hiệu Chán Mớ Đời . Chắc không làm đâu vì có thể mình sẽ bán vườn trong tương lai vì có vài người Developer muốn mua. Dùng tiền đó mua nhà cho thuê khoẻ hơn là chăm sóc cây cối. Mệt mà không có lời lắm.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Có độc giả cho biết thêm tin tức nên ghi lại đây. Cảm ơn các bác đã cho tin tức đẻ bổ túc.


Nhắc đến Faraut ở Dalat  có nhiều điều kỳ thú . Nào đồn điền Faraut , rượu Lafaro.

  - Trong khu đồn điền Faraut , có một ngon núi khá cao , chủ yếu là cây thông , trên đỉnh núi có một cây THÁNH GIÁ rất to mà chúng tôi gọi núi Thánh giá . Đứng trên đỉnh nhìn xuống rất đẹp . Cũng trên đỉnh núi này , dưới đống lửa được cất dấu kho tàng trong một trò chơi lớn . Cả hai bạn Nguyễn Mai (thủ môn của THĐ , sau định cư ở Úc )của đoàn QT và Louis của đoàn  LL cùng giành kho tàng và cả hai lăn xuống núi và nhờ những cây thông chận lại , ( có thể nhờ  núi thiên trợ giúp )

Trong những năm 1950 và đầu năm 1960 , nơi này còn hoang vu lắm , còn có cả cọp ở đây . Tình cờ   chúng tôi phát hiện trong lùm cây , còn đống xương của con bò còn hôi thúi do mấy ông cọp đã ăn trong mấy hôm trước .

Có ai biết ngọn núi Thánh giá này nay còn không?

  - Về sau này ( những năm 60 ) , ngay ngã ba Võ Tánh - Phan Bôi Châu - Pháp quốc ( Cộng hòa ) , cạnh nhà Đội Có có cơ sở Rượu Lafaro , tên Rươu Lafaro được viết trên quả cầu  nhìn rất dễ thấy .Lúc bấy giờ giáo sư Cường ( BTX ) và gs Tiến (LS) ở nơi này .

 Nơi này có phải là chi nhánh và hay có liên quan gì với rươu Lafaro đã nói ở trên hay không ?


Lafaro là tên gọi đã đươc Việt hóa .Tôi biết ông từ khi học mẫu giáo  (1955) vì trường tôi gần trang trại của ông .Còn từ nhà tôi nhìn sang đồi Bắc ,hàng ngày ,chúng tôi thấy bò và cừu của ông lũ lượt đi về từ phía Đạ sa ,thấy những thanh niên dân tộc chăn bò cừu cưỡi ngựa băng qua đồi núi .Sau 75 ,ông vẫn còn ở lại(lúc này tôi đã rời trường Đại học ),Về sau ,thấy tình hình không ổn ,ông mới rời VN.Dân chúng ở Chi Lăng ,Thái Phiên thuở ấy gọi ông bằng cái tên thân thiện là ông Fa rô .


Gởi Sơn, nếu chưa đọc bài này : https://lecourrier.vn/vang-da-lat-prisee-vietnamiens-comme-des-etrangers/371958.html


Có anh bạn gốc Đà Lạt xưa gửi cho bài báo về rượu Đà Lạt. Lần sau về Đà Lạt mình sẽ ráng đến Trạm Hành viếng thăm khu vực này.