Huynh đệ tương tàn


Đồng chí gái và mình lên San jose dự lễ thất tuần của người dì, em mẹ mình nên luôn tiện thăm gặp họ hàng và thân hữu. Có chạy lên dòng Don Bosco ở Richmond viếng mộ của một linh mục qua đời năm vừa rồi. Nhìn thấy mộ, mới chấp nhận người bạn đã ra đi thật sự về thiên quốc. Thấy các linh mụ khác đa số là chết trên tuổi 90 so với anh bạn linh mục. 

Có anh bạn kể có viết về tiểu sử gia đình bố mẹ nhưng anh em trong gia đình không ai đọc nên Chán Mớ Đời. Mình nói anh em hay có sự đố kỵ nên khó mà trách móc họ được. Mình chỉ làm những gì mà tư duy mình, cho biết là nên làm. Anh chị em có giúp thì tốt còn không thì đừng trách họ. Đó là luật thiên nhiên, anh ta hỏi có phải người Mỹ gọi là siblings rivalry. Mình nói chính xác. Do đó nhiều gia đình cha mẹ nằm xuống là anh chị em từ bỏ nhau mà người xưa rút kinh nghiệm nên giao lại cho người con trưởng để tránh vấn nạn huynh đệ tương tàn. Chưa nói đến anh em hai dòng hay 3 dòng.


Cha mẹ qua đời, để lại gia tài nhiều hay ít nên anh em tranh nhau. Nếu chia đồng đều thì khó mà kiếm ăn. Lấy thí dụ, bố mẹ qua đời để lại 1 mẩu đất để canh tác. Nếu chia 10 người con là ngọng. Lý do là cần có đường để đi đến mấy miếng đất đã được chia. Mất hết đất canh tác.

Hoa Kỳ là thuộc địa cũ của Anh quốc nên luật pháp dựa trên luật pháp của mẫu quốc. Theo luật thừa kế của Anh quốc thì người con trưởng sẽ có trách nhiệm trông coi tài sản cha mẹ để lại với điều kiện là để các em trai phụ canh tác đất của cha mẹ rồi bảo đảm đời sống kinh tế cho gia đình các em. Không có trường hợp con trưởng vớt hết để lại cây khế cho người em. 

Năm ngoái mình có dọ mua 5 căn hộ do bố mẹ gốc Việt để lại. 9 anh em câu xé nhau, thưa kiện ra tòa vì không đồng ý quyết định chung. Bố mẹ để tên người em gái, có chút hiểu biết về tài chánh nhưng mấy ông anh và bất chấp. Cuối cùng 9 anh em không đồng ý giải pháp của mình. Nay họ lại rao bán nữa nhưng hết tiền. 


Nói chuyện với anh bạn, gốc Đà Lạt, nhà ở đường Phù Đổng Thiên Vương, du học trước mình 4 năm ở Bỉ sau qua Hoa Kỳ làm việc. Lại gặp thêm một người gốc Đà Lạt tốt nghiệp tiến sĩ tại Hải ngoại. Anh ta có nhắc đến chuyện con ó đen. Con ó đen sinh ra hai cái trứng thì khi con ó con nở đầu tiên đã tìm cách lấn áp con ó thứ hai để dành ăn có thể đẩy ra khỏi tổ cho chết để dành lương thực của ó mẹ đem về. Đó là luật sinh tồn. Có lẻ vì vậy khi xưa, chúng ta phải học sách giáo khoa anh em như thể tay chân, ra đường em ngã chị nâng em vào,…


Chúng ta thường chứng kiến anh em tranh chấp nhau khi bố mẹ qua đời. Mình đọc vài nghiên cứu thì họ cho biết nếu anh em đông thì trong bầy đàn luôn luôn có những người em muốn khẳng định cho mọi người biết về bản năng này, đưa nhau đến cãi vã nhất là cách nhau năm một. 


Mình có đọc cuốn sách do một luật sư chuyên lo các vụ tài sản, tài chánh cho các gia đình giàu có. Ông ta giải lý tại sao người ta hay nói ai giàu ba họ, ai khó ba đời trong khi các gia đình giàu có của Hoa Kỳ cũng như tại âu châu không bị thất thoát tài sản vì chia năm xẻ 7. Ông ta đơn cử dòng họ Rothchilds, xuất thân từ Đức quốc, ông bố cho mỗi con trai đi qua Anh quốc, Ý Đại Lợi, Áo quốc, Pháp quốc để mở công ty. Họ thông báo với nhau nên bắt được thị hiếu thị trường nên giàu có, mua trước bán sau. Chính dòng họ này đã đóng góp tiền của để ông đô đốc Wellington đánh bại Napoleon. Mình đoán dòng họ ở Pháp quốc cũng vậy. Nghe kể là khi Napoleon bị thất trận Waterloo, bồ câu báo tin cho họ ở khắp các nước nên họ có thể mua, chuẩn bị khi tin Napoleon thua trận được loạn tin bằng báo chí thì họ đã tung tiền mua trước.


Làm sao họ giữ được tài sản lâu năm và lâu đời. Họ thành lập một bản hiến pháp của gia đình như một quốc gia, và có một hội đồng quản trị để lo việc quản trị tài sản. Hàng năm họ gặp gỡ nhau con cháu khắp nơi về để báo cáo tình hình tài chánh và bầu bán công việc cho mỗi người có khả năng. Một người anh cả nhưng không có tài cáng gì cả, thì cho người chơi xơi nước, vẫn được cung cấp tiền bạc để sống, con cái vẫn được giúp đỡ đi học. Nếu con cháu giỏi thì sẽ được thâu nhận cho vào ban quản trị.


Trong các thể chế, người con cả được quyền thừa kế, thường hay bị lộn xộn vì anh em tranh chấp nhưng trong một thể chế dân chủ, hội đồng, ban quản trị của gia đình bàn họp xem việc nào cần, quan trọng thì sẽ giúp tài sản của đại gia đình nhồi lên.


Hồi nhỏ bà đầm có dạy về huynh đệ tương tàn như trường hợp Caen và Abel trong cựu ước hay Romelus và Remus của thành Là Mã. Hồi đó bà đầm giảng dạy thằng em tìm cách báo thù thằng anh khiến mình như ngỗng ị. Lớn lên mới hiểu em út lấy lấy vợ lấy chồng sinh ra đủ chuyện. 

Ông Rockefeller từng tuyên bố không nên đứng tên mà kiểm soát tài sản. Nếu một người Mỹ giàu có qua đời thì con cháu sẽ bị đánh thuế tài sản (estate Tax). Theo hiện nay thì nếu gia tài trên 11.5 triệu sẽ bị đánh thuế liên bang và ai ở Cali sẽ bị đánh thuế luôn. Tùy số tài sản có thể lên đến 55%.


Dân có tài sản nhiều thì họ thành lập các foundation. Điển hình ông bà Clinton, họ thành lập một foundation mang tên họ rồi ai tặng tiền thì cứ tặng foundation của họ, được miễn thuế. Sau khi bà Clinton thất cử người ta mới dám nói là tài sản của foundation là trên 2,000 triệu đô La. Mình không rõ về cấu trúc của foundation của họ. Theo mình được kể mấy người Mỹ giàu chỉ có vài triệu thì họ chỉ làm được Charity Remainder Trust thì mỐi năm chỉ cần đóng góp 10% lợi tức của CRT cho những công việc thiện nguyện là được. Lấy thí dụ foundation có 2 tỷ, mỗi năm đầu tư được 5% xem như được $100 triệu, chỉ cần tặng cho các cơ quan thiện nguyện 10% hay 10 triệu đô và giữ 90 triệu. Đó là cách các foundation của gia đình Bill Gates, Warren BuffEtt và các tỷ Phú hay triệu Phú Mỹ hoạt động. Họ vừa được tiền cho tiền từ thiện và không đóng thuế. Xong om 


Cho nên các chính trị gia lên tiếng đòi đóng thuê mấy người giàu là chỉ câu phiếu. người Mỹ giàu ở Hoa Kỳ đóng thuế ít hơn người nghèo như ông Warren Buffett đã từng tuyên bố ông ta đóng thuế ít hơn cô thư ký của ông ta. 


Họ mướn những luật sư và tay cố vấn tài Chánh nổi tiếng để giúp họ giàu thêm. Còn những người bình thường có chút tài sản, không được các cố vấn tài Chánh hướng dẫn nên không biết làm gì hay giải thích cho con cháu để giúp giữ tài sản nhỏ bé và bị chia xẻ năm xẻ bảy thay vì hợp sức nhồi thêm giúp các thế hệ sau này khá hơn. Đưa đến nạn anh em không nhìn mặt nhau. Ai cũng nói là ra đời bằng tay không nhưng khi chết cũng không đem theo được những thì nhưng vẫn tranh dành. 


Hai đứa con mình kể khi bay qua Boston dự đám cưới cô cháu vợ. Mấy anh em họ họp mặt nói chuyện thì vợ chồng cô cháu, đã trở thành triệu Phú ở tuổi 30, mới bán một công ty bỏ túi 27 triệu. Hai vợ chồng kể là cho con đi học trường tư đặc Biệt để họ dạy hai đứa con làm sao cạnh tranh với Elon musk thay vì suy nghĩ như thế hệ đầu tiên sang Hoa Kỳ. Cứ khuyên con học kỹ sư hay bác sĩ. Mình có thằng cháu mới 32 tuổi bán công ty của nó, bán đồ gắp kít chó được 8 triệu. Ngon ơ. Người Mỹ dẫn chó đi chơi mỗi ngày để chó ị và tè. Họ ngại cúi xuống lượm phân chó thì có cái gậy gắp kít chó mua từ Trung Cộng. Hắn làm tiền dễ dàng nên thiên hạ mua 8 triệu giờ đang tìm ý tưởng khác để làm ăn.


Anh bạn mình than anh em trong gia đình cạnh tranh rên là đóng thuế mệt thở. Nay thấy con anh ta, tốt nghiệp bác sĩ cũng lâm vào trường hợp của vợ chồng anh ta. Đi làm đóng thuế. Mình khuyên nên cho cháu đi học các lớp về tài Chánh. Và đưa link những lớp tài Chánh mà mình trả tiền cho con đi học. Thậm chí thằng bồ của con gái. Nếu nó lấy con gái thì cũng tốt nhưng ít ra bàn cãi với con mình.

Tại Hoa Kỳ có hai loại giáo dục: giáo dục phổ thông dạy chúng ta một cái nghề để làm tiền đóng thuế. Một thể loại giáo dục khác rất quan trọng hơn là giáo dục tài Chánh không được dạy tại học đường. Con nhà giàu thì chúng thấy bố mẹ và dòng họ từ nhỏ nên chúng làm theo một cách tự nhiên và được bố mẹ cho đi học thay vì lăn đầu học xói trán y sĩ để đóng thuế. 


Có bà chị dâu vợ bác sĩ kêu có chị bạn qua đây làm nail rồi để dành tiên mua nhà rồi chung cư. Nay ngồi chơi, giàu hơn vợ chồng chị ta trong khi chồng chị ta học y khoa mệt thở rồi đi làm đóng thuế.  Chán Mớ Đời 

Còn tiếp 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn