Đà Lạt sạt lỡ

Tuần trước đi chơi, thấy trên mạng đưa tin sạt lỡ đất đai ở Đà Lạt. Xem hình ảnh thì phải công nhận người dân Đà Lạt ngày nay không sợ súng, xây talus khơi khơi, nữa vời.

Sạt lỡ Đà Lạt khiến mình thất kinh. Việt Nam đoạt rất nhiều giải quốc tế như áo dài dài nhất, bánh chưng dài nhất, toàn là những thứ mà ở xứ khác không ai biết đến và nay là xây talus cực đỉnh nhất.

Vụ sạt lỡ khiến mình nhớ đến khu vực cạnh chợ Mới và khu Hoà Bình. Khu vực Hoà Bình, trước khi xây chợ Mới phía dưới thì có một khu phố 1 tầng bên tay phải chỗ đường Lê Đại Hành chạy lên, xem hình, tạo một không gian của khu Hoà Bình khá hay như mấy quảng trường ở bên tây hay Ý Đại Lợi. Có nhà thờ ở giữa rồi phố xá bốn bên, đây không có nhà thờ nhưng họ cho xây cái tháp chuông, còi hù giới nghiêm cao lừng khừng như nóc chuông nhà thờ.

Hình này chụp từ đường Thành Thái. Bên tay phải chỗ dốc Lê Đại Hành chạy lên, chúng ta thấy một dãy phố, 1 tầng xây như kiến trúc của vùng Normandie của pháp. Cái chuông còi hụ thay vì cái chuông nhà thờ là điểm nhấn của Đà Lạt, vì ở đâu người ta cũng nhìn thấy như ở các làng hay thành phố ở âu châu.

Bổng nhiên kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cho phá vỡ khu này và đền cho chủ mấy căn ở dưới chợ mới như ông bà Nguyễn Văn Ngạch,… mình không hiểu lý do vì sau đó có cho xây một đám kiosque nhỏ rồi cũng dẹp luôn, còn lại vài kiosque bán áo len, xấu xí.

Mình đoán là các kiosque này được xây trước khi họ cho xây dãy phố một tầng như hình trên. Theo mình có lý hơn vì sẽ bao quanh chợ cũ (Chợ Cây), tạo dựng một không gian riêng biệt. Lý do là thấy cây thông và vườn rau tại địa điểm của Chợ Mới sau này. Phía trên đồi, là dinh tỉnh trưởng. Lúc này khu phố của photo Hồng Châu chưa được xây cất, chỉ thấy thấp thoáng dãy phố của đường Phan Bội Châu. Phía bên vực thì có mấy quán cốc lèo tèo, sau này được dỡ bỏ.

Hôm trước thấy hình ảnh và video của người Đà Lạt quay cảnh sạt lỡ đất thì mình mới hiểu lý do, họ cho phá dãy phố phía đông của khu Hoà BÌnh.

Đây là bản vẽ thiết kế khu Hoà BÌnh năm 1932, khi bão lụt phá vỡ cái đập Hồ Lớn (Grand Lac) khiến người Pháp phải chuyển chợ người Việt từ khu vực ấp Ánh Sáng lên khu Hoà BÌnh, trước đây đã có một chợ nhỏ cho người Pháp. Ta thấy chỗ dãy Photo Hồng Châu, dãy nhà của Đội Có và dãy phố Bùi Thị Hiếu, cà phê Tùng đã được xây dựng. người Pháp họ có vẽ đến cái talus để chống sạt lỡ phía Chợ Mới sau này


Chợ mới Đà Lạt được xây trên một thung lũng khi xưa được trồng rau nên khi xây chợ và hai dãy phố bên hông chợ, họ cần xây cái talus để tránh đất sạt lỡ sau này. Dãy phố này quá cận với sườn đồi nên vì an toàn cho dãy phố và chợ, họ quyết định phá vỡ để tránh hậu hoạn cho thị dân Đà Lạt. Cho thấy người xưa, rất có đạo đức, họ không vì lợi tức mà để tai nạn có thể xẩy ra sau này. Có thể kỹ sư được người Pháp dạy nên bằng cấp đàng hoàng, không mua bằng.

Đây là tấm không ảnh mà chúng ta thấy căn nhà 2 tầng của ông Nguyễn Văn Ngạch, ngói đỏ lúc kiến trúc sư Ngô Viết Thụ chưa thiết kế cầu thang chợ đi vào. Sau này bị phá bỏ và được đền bù lại căn phố 2 tầng bên cạnh tiệm Bình Lợi của cô BA Chỉ dưới chợ. Ngoài ra dãy phố 1 tầng vẫn còn, chỉ sau này kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xung quanh chợ Mới , cho phá bỏ. Theo mình thì có lẻ vì sợ đất trùi. Xem hình thì không thấy có talus.

Mình tiếc là dãy phố này, nói về kiến trúc thì rất tây so với dãy nhà ông Đội Có và ông Võ Đình Dung xây cất. Họ không dám xây nhà cửa nặng ở khu vực này nên chỉ có lèo tèo vài kiosque xấu xí, bán áo len và quà lưu niệm cho du khách. này.


Đây tấm không ảnh nhìn toàn diện chợ Mới Đà Lạt, thấy họ làm talus để chắn bị sạt lỡ từ đó Lê Đại Hành đến cuối đường Phan Bội CHâu. Nay về thì họ xây bú xua la mua ngay chỗ Phan Bội CHâu đủ trò. Nên nhớ khu vực chợ Mới khi xưa là vùng nước đọng của khu vực Hoà Bình, trời mưa, nước chảy xuống đây như cái hồ chứa. Nếu mình là dân Đà Lạt mà ở khu vực này thì sẽ bán gấp nhà để dọn về chỗ khác vì có thể trong tương lại sẽ bị sạt lỡ.


Nhất là khi họ thi công xây nhà cửa, bê tông hoá khu đồi dinh tỉnh trưởng là bao nhiêu cống rãnh chảy xuống. Thế là Capri! C’est fini. Có ông thần nào ngoài bắc kêu tinh hoa đất bắc đã xây dựng miền Nam đẹp gấp 10 lần xưa. Kinh

Hôm nào, buồn đời mình sẽ viết lại những bài về Đà Lạt vì có thêm nhiều tài liệu từ khi viết. Để xem có người thích đọc không. Ai muốn mình viết thì nhấn nai-ke để mình xem có nên bỏ thời gian viết lại hay kể chuyện tếu lâm cho qua ngày.


Trong cuốn biên khảo đặc biệt về Đà Lạt, các nhà nghiên cứu có đề cập đến vấn đề địa dư, đất của Đà Lạt. Hôm nào đồng chí gái chửi, mình buồn đời sẽ kể thêm. Về Đà Lạt ngày nay, mình Chán Mớ Đời chỉ để thăm gia đình ba hôm rồi đi lại vì họ phá nát hết. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn