Hôm kia xem trận đầu tiên giải túc cầu nữ thế giới, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hóa ra mình ủng hộ đội Hoa Kỳ còn Việt Nam thì cảm xúc khó hiểu. Cứ nhìn những cái áo đỏ là mình rất khó chịu như bị dị ứng. Lâu lâu mình có xem trên kênh Paramount +, tóm tắc các trận đấu giải ở á châu. Khi đội tuyển Hà Nội, bận áo vàng hay trắng thì mình xem, còn áo đỏ là mình tắt.
Mình đều thích các đội banh mặc áo đỏ như Liverpool, Bayern Munich, Manchester United nhưng mầu đỏ của mấy đội tuyển rất khác, trong sáng không như màu lá cờ đỏ Hà Nội. Có lẻ đẫm máu người Việt rất nhiều từ 80 năm qua.
Cứ như những lá cờ đỏ mà ông Trần Dần đã viết lên khi xưa trong bài “nhất định phải thắng” mà lần đầu tiên về Đà Lạt sau 18 năm xa cách, mình mới cảm nhận được khi đi đến phố Hoà Bình để tìm lại chút hình ảnh ngày xưa trong cơn mưa với đầy cờ của chế độ mới.
……
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa.
trên màu cờ đỏ
…….. (Trần Dần)
Có một đội tuyển á châu khác tham dự có 10% dân số của họ sinh sống tại hải ngoại. Là nước cung cấp y tá điều dưỡng và ô sin cho thế giới. Cách đây 30 năm mình ghé Hương cảng, vào ngày chủ nhật, đi ra gần bến tàu thấy toàn là phụ nữ Phi, bỏ gia đình con cái để đến đây làm ô sin hay điều dưỡng viên cho dân xứ sở này, chủ nhật họ rảnh nên ra đây ngồi, đem thức ăn theo để chia sẻ với bạn bè cũng quê, cùng một lứa bên trời lận đận. 5 năm trước, mình trở lại Hồng Kong tương tự hình như còn đông hơn xưa, khiến họ phải vào ngồi trong các cầu bộ hành. Những nạn nhân của một tầng lớp nắm quyền dốt nát, tham nhũng mà chúng ta thấy ngày nay con trai của tên độc tài Ferdinand Marcos, trở lại xứ này làm tổng thống, sau mấy dòng họ khác giàu có thay phiên như Aquino,…
Đội bóng Filipinas chỉ có 1 cầu thủ duy nhất sinh sống tại Phi Luật Tân, còn lại sinh sống tại người quốc, có đến 18 người từ Hoa Kỳ.Đội tuyển của họ gồm 23 cầu thủ mà chỉ có 1 người sinh tại Phi Luật Tân còn ra 18 người từ Hoa Kỳ, 1 người từ Gia-nã-đại,… huấn luyện viên của Phi luật Tân cho biết là đội tuyển của họ được kiều bào phi, ủng hộ khắp nơi khi đi thi đấu bởi người Phi sinh sống tại nước sở tại. Ông ta gốc người Serbia và sinh sống tại Úc cho biết là người Úc, cổ động cho các quốc gia, quê cha đất tổ của họ rất nhiều.
Người Việt trong nước lại kêu chưa chắc đã được cho xem trực tiếp vì sợ có thế lực thù địch, đem cờ Việt Nam Cộng Hoà ra phất trên khán đài.
Kỳ đại hội thể thao đông Nam Á vừa qua, mình có đọc báo Việt Nam, cho biết có 2 chị em người Mỹ gốc việt tham gia đội tuyển Việt Nam, đoạt huy chương vàng. 2 cầu thủ chính cho đội chính 6 người, xem như 33% đội tuyển. Có rất nhiều sinh viên hay học sinh người Mỹ gốc việt, được đào tạo bài bản của hệ thống học đường Hoa Kỳ nhưng khó chen chân vào đội tuyển quốc gia nên có thể chơi cho đội tuyển Việt Nam. Cái này nếu Việt Cộng khôn khéo có thể kéo thế hệ thứ 2 về đầu quân cho đội tuyển họ.
Trước trận đấu mình thấy dư luận viên Hà Nội đưa ra tấm ảnh này khiến mình thất kinh.Có điểm mình thấy rất lạ nhưng đã phản ánh văn hoá người Việt. Gia đình Việt Nam lúc nào cũng trọng nam khinh nữ, chăm sóc, cưng chiều mấy người con trai, bỏ bê con gái nhưng cuối cùng thì con gái lại sáng hơn con trai. Mình đoán đội tuyển nữ Hà Nội, chắc lương bổng không bao nhiêu, thậm chí khi chụp hình, cũng phải nhường cho con trai, mấy nhà mạnh thường quân đứng trước dù mình nhỏ thấp hơn nhưng lại được vé tham dự giải túc cầu thế giới, còn mấy ông con trai thì chỉ loanh quanh với khẩu hiệu Thái Lan thua Việt Nam đến 15 năm. Kinh
Lương bổng của nữ cầu thủ Hoa Kỳ không hơn thậm chí thua xa, rất xa nam cầu thủ. Lý do là ít khán giả xem nên ít quảng cáo truyền hình và trên sân. Dù nữ cầu thủ lên tiếng đòi lương bằng nam càu thủ nhưng ở Hoa Kỳ, cái gì cũng qua quảng cáo. Nếu ít lượng khán giả xem thì ít ai mua quảng cáo ngoại trừ coca cola. Chán Mớ Đời
Đây là một bước lớn cho đội tuyển Hà Nội, hy vọng họ tiếp tục tập luyện nhất là có môi trường cho mấy cô gái Việt Nam chơi thể thao. Thời mình ở Việt Nam, ít thấy con gái chơi thể thao, có vài cô đánh bóng bàn, vũ cầu…. Sau khi ông huấn luyện viên họ Mai về hưu thì đội tuyển không biết ra sao, hay mấy người ăn có nhảy vào phá nát hết những gì ông ta đã xây dựng.
Mình ủng hộ đội tuyển Hoa Kỳ và pháp vì có sổ thông hành của hai nước này.
Có người tự cho là người khôn lanh, kêu chỉ ủng hộ ai đá hay thôi. Thể thao mà. Toàn là bố láo. Họ mở mồm nói thế là chưa bao giờ đi xem một trận đấu. Mình nhớ lần đầu tiên đến Luân Đôn, thấy có đá banh ở sân vận động quốc gia nổi tiếng nơi đã có trận chung kết nghẹ thở năm 1966 giữa Anh quốc và Đức quốc tại Wembley. Mình bò đi xem thì không may đúng hơn là không biết mua vé. Dành cho đội mình yêu thích. Thay vì mua Liverpool mình lại mua nơi khán đài của Arsenal. Khi cầu thủ Keegan của Liverpool đá lọt lưới thì mình hoan hô trong khi nguyên một cánh khán đài của mình đang đứng, đều xoay qua nhìn mình với những ánh mắt hoả châu. May thời đó chưa có Hooligans không thôi là Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen đã bị đánh nằm viện.
Mình nghĩ trong trận này thì gia đình mình bị chia hai phe; phe ủng hộ Hoa Kỳ là mình, có thể hai người em bên Pháp còn số còn lại ủng hộ Việt Nam. Có một cô em ở Hoa Kỳ nhưng cô nàng được nuôi dưỡng từ mái trường xã hội chủ nghĩa từ bé, đến Hoa Kỳ sau khi lập gia đình nên cách nhìn rất Việt Nam, gắn bó với Việt Nam nhiều hơn. Không tham gia vào dòng chính của Hoa Kỳ.
Xem trận đấu thì cầu thủ Việt Nam đứng đâu tới nách của cầu thủ người Mỹ là thấy thua vụ đội đầu banh đưa cao. Đội Việt Nam chỉ thủ và hy vọng phản công nhưng phản công thì phải chạy nhanh, mà đứng tới vai thì khó mà chạy qua mặt hậu vệ mỹ, chân dài như ngựa. Chán Mớ Đời
Ngoài ra, nay là mùa đông ở Nam Bán cầu, cầu thủ Hà Nội không quen với độ lạnh nên cũng thất thế. Không biết Hà Nội có cho họ luyện tập vài tháng hay đá giao hữu với các đội bóng ở âu châu để quen với độ giá lạnh để quen đá vào thời tiết lạnh. Chắc không vì trình độ thấp, chắc không có liên đoàn bóng đá nào mời nên muốn đá thì bỏ tiền ra, cho đội tuyển qua các xứ lạnh tập.
Có lẻ thủ môn của Hà Nội, là cầu thủ hay nhất của trận vì không có cô ta thì Hà Nội còn bị thua đậm hơn. Cô ta nhảy cao để đấm banh, giải vây. Nếu cô ta không đỡ được cú phạt đền thì có lẻ tinh thần sẽ xuống và số bàn thắng còn đậm hơn.
Rốt cuộc mỹ sút 28 lần và lọt 3 trái, 1 quả bị lỗi việt vị, 2 trúng xà ngang trong khi Việt Nam không có màn tấn công nào cả khiến thủ môn Hoa Kỳ phải chống đỡ. Có lẻ sợ bị như đội tuyển Thái Lan ăn 13 trái như lần xuất quân đầu tiên 4 năm về trước. Cho thấy đẳng cấp đá banh Hà Nội ngày nay rất kém với so với thế giới, giúp Hà Nội có cái nhìn rõ hơn để có một chương trình huấn luyện từ học đường. Phải mấy chục năm nữa mới hy vọng đá ngang hàng với âu mỹ.
Thua thì nói thua, tại sao lại vác đội tuyển Thái Lan vào. Đội tuyển Hoa Kỳ năm nay, thực lực không bằng 4 năm về trước, có đến 14 cầu thủ mới và trẻ. Những người như Alex Morgan đã già, Rapinoe thì đã lấy vợ nên hết sức, chỉ đá được 20 phút cuối. Nghe nói được vớt vào đội tuyển vì cần có chút cầu thủ kinh nghiệm để truyền lại cho đàn em mới.Mình nhớ khi xưa, xem đội nữ của Nhật Bản đá rất te tua nhưng ngày nay thì da trắng da đen gì cũng sợ họ cả. Có lẻ họ có cái tính khiêm nhượng, học hỏi, tập luyện ở người tây phương. Đã từng đá bài Hoa Kỳ trong trận chung kết 12 năm về trước.
Thái Lan chúc mừng và cổ vỏ đội tuyển Việt Nam, đại diện cho vùng Châu Á trong khi Việt Nam thì chê họ thậm tệ. Chán Mớ ĐờiHôm nào Việt Nam đá với đội tuyển Hoà Lan vào trận chót thì càng chới với vì cầu thủ của họ cao lêu nghêu như Johans Cruyff. Toàn là cao trên 1.8 m. Là trận chót nên Hoà Lan sẽ tìm cách đá lọt bàn cho nhiều để đứng đầu bảng, cứ đá vào vòng cấm địa rồi cầu thủ cao lớn của họ cứ nhảy lên đánh đầu là xong om. 3 đội kia đều có trình độ gần nhau, ai thắng Việt Nam đậm nhất là có hy vọng bước vào vòng trong.
Chán Mớ Đời
Nguyễn Hoàng Sơn