Cha bú sữa con gái

Dạo này trên mạng họ chuyền nhau một câu chuyện về một tấm tranh, cô con gái viếng thăm ông bố, một tử tù, không được ăn nên cô ta lén cho bố bú sữa của mình, giúp ông ta sống và cuối cùng được ân xá. Tấm tranh này được bán với giá đâu trên 30 triệu đô-la khiến mọi người ùa vào nhấn like mệt thở cũng như chửi bới, kêu loạn luân đủ trò. Ông bố ăn cắp một ổ bánh mì và bị vua Louis 14 kết án tử hình không cho ăn đến khi chết. 


Rồi họ bình luận, cho là ghê tởm, người thì kêu loạn luân, người thì ủng hộ, nói lên sự hiếu thảo,… như mấy quan toà, ra lệnh thả ông ta. Vấn đề là hình ảnh này cô con gái cho bố bú sữa nói lên lòng hiếu thảo, được rất nhiều người vẽ từ xa xưa. Mình có dịp xem vài tấm khi xưa ở Paris như của ông Paul Rubens, vẽ trước thời vua Louis 14. Tuyệt nhiên tấm ảnh được đăng trên mạng, thì chưa bao giờ xem nên tò mò.


Có tấm ảnh chụp năm 2002, thấy chữ «Donné par l’état  Bức tranh để trong mairie của thành phố Melun, phía đông nam của Paris, có ảnh của tổng thống Paul Doumer, cựu toàn quyền Đông Dương, người ra chỉ thị xây dựng Đà Lạt. Nếu đọc kỷ sẽ thấy câu “donné par l’état “ biếu bởi nhà nước thì chắc chắn không được bán.

Đọc tin tức này với tấm ảnh thấy có gì không thật lắm, thời vua Louis 14 khác với thời Louis 16, dân chúng đói khát nên vùng lên đập đỗ chế độ quân chủ. Thêm nữa một ông vua của một xứ to đùng lại ngồi toà phán xét một người ăn cắp bánh mì baguette. Chán Mớ Đời  Mình bắt chước ông Nguyễn Du, 100 năm trong cõi người ta những gì không biết thì tra gú gồ thì không thấy nhiều tin tức về vụ này, tấm tranh được bán trên 30 triệu. Tuyệt nhiên không thấy các báo nghệ thuật hay các công ty chuyên về buôn bán tranh ảnh, nói đến vụ bán tấm tranh này.


Họ cho rằng tấm tranh La Charité  Romaine của họa sĩ Jules Joseph Lefèvre và tấm tranh này chưa bao giờ được bán đi. Lý do là tấm ảnh đã được chính phủ Pháp mua năm 1864 với giá 1,500 phật lăng, được trưng bày tại viện bảo tàng thành phố Melun năm 1865. Sau đó chính phủ Pháp đã tặng thành phố Melun, được treo ở sảnh làm đám cưới của thành phố.


La charité là một câu chuyện Cimon et Pero thời La Mã. Kể về ông Cimon bị tuyên án hình sự bị bỏ đói đến chết. Tuy không được phát lương thực nhưng ông ta vẫn sống sau 1 tháng trời nhịn ăn. Cuối cùng quản giá khám phá ra cô con gái tên Pero, có chuyện kể là vợ ông ta, lén cho ông ta bú sữa, giúp ông ta sống sót. Có người kể là cô con gái bị giết luôn, có người kể có hậu hơn là cô con gái đã giúp bố cô ta thoát chết và được tha.


Mò mò thêm thì được biết câu chuyện cô con gái cho bố bú sữa để sống đã có vào thời La Mã mà các sử gia gọi là lòng từ thiện La mã. Họ có tìm thấy một bức tranh vẽ cảnh này trong đống gạch vụng của  thành phố Pompei, đã bị chôn vùi dưới tro tàn của núi lửa Vésuve. Mình chưa tìm ra tấm tranh này, bác nào thấy thì cho em xin.

Thật có nhiều hoạ sĩ đã vẽ bức tranh “la charité romaine” như ông hoạ sĩ nổi tiếng Paul Rubens ở viện bảo tàng Amsterdam hay lâu đài Fontainebleau cũng có xem được một lần khi viếng chỗ này.

Dạo này, mình bị hố hai tin tức mình đưa lên mạng, sau phải xoá đi vì bạn bè kiểm chứng lại thì cho là fake news.


Như tin bức tranh được bán với giá khủng, rồi dện vào tin tức thời vua Louis 14 thì hơi quá. Bị hố hai tin nên mình phải mò kiếm tin tức về tấm tranh này thì khám phá ra fake news. Cho thấy thiên hạ muốn thiên hạ nhấn like nên tạo ra những thông tin giật gân. Do đó chúng ta cẩn thận hơn khi xem tin tức trên mạng.


Trong phim Áo lụa Hà Đông, có cảnh một bà vừa có con nhưng nghèo nên phải bán sữa cho một gia đình giàu ở Hội An. Thấy cảnh lúc đầu, có tấm cửa, khoét một lỗ tròn để người đàn bà bán sữa mình, bỏ cái vú vào đó. Sau tấm cửa thì ông già gốc Hoa bú. Rồi từ từ ông ta yếu quá đứng không nổi nên có cảnh ông ta nằm trên chân của người phụ nữ để bú như con nít ngày xưa bú sữa mẹ. Đạo diễn tạo ra không gian khá đặc biệt. Xem phim xong mình hỏi đồng chí gái sau này anh già có cho anh bú sữa đàn bà không. Mụ liếc mắt Xí một cái thật to . Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn