Đường mòn Saltankay-Inca

Ngày thứ 4

 Sáng nay dậy sau một đêm ngủ ngon sau chuyến hành trình 13.2 dậm, lên núi điểm cao nhất chuyến đi. 16,800 bộ hay 4.600 mét cao độ. 

Sau ăn sáng thì rời con đường Saltankay để đi về con đường mòn Inca nổi tiếng của nền văn minh Inca. Mình nghe kể là họ tìm thử DNA của người peru thì có bà tổ ở Đài Loan. Lớ quớ sao bà ta lấy chồng lọt qua xứ Inca này. Có lẻ vì vậy giống dân ở miền thượng du rất giống Á đông. Cái lạ là áo quần của họ màu mè như người thượng ở Đà Lạt. Họ cho biết là có làm cái thuyền cổ điển khi xưa, để chèo qua Thái Bình Dương, đến xứ Peru thì mất đâu 60-90 ngày mình không nhớ rõ lắm.


Nếu mình viết sử thì sẽ kêu bà mẹ Âu Cơ, sau khi ly dị với ông Lạc, đem 50 người con lên núi. Trong khi đó, ông Lạc phát hiện ra mối tình hữu nghị với một bà xứ Đài Loan. Dạo ấy dân xứ đài kêu con gái đi lấy chồng, làm dâu xứ Việt Nam. Buồn đời, ông Lạc mới dẫn vợ xứ Đài Loan và 50 người con về xứ Peru, lập nên nền văn minh Inca. Kinh

Các bậc thang này được sử dụng khi xưa để trông Ngô và khoai tây. Mình thấy hình ảnh ở Hà Giang, người ta cũng làm các bậc thang trên núi để trồng lúa. Đây người ta xây các tường bằng đá ong để chống lại động đất. Họ xây theo kiểu hình than, nghĩa là tường phía dưới dầy hơn phía trên. Thêm nữa là trên cao nên tối lạnh. Ban ngày các tường đá nhận năng lượng mặt trời nên tối lại thì sức ấm của đá sẽ tỏa ra phái trong đất, giúp cây Ngô hay khoai tây không bị đông. Ở âu châu, khi xưa, các nhà làm bằng đá thì đêm về, sức nóng nhận của mặt trời toả ra bên trong giúp người ta bớt lạnh. Mái nhà thì họ làm bằng rạ, thấy sơ sài. Lý do chính là động đất. Peru nằm trên đường biên động đất như tiều bang Cali. Kinh

Hôm nay sẽ nhập vào con đường mòn Inca để đi về hướng Machu Picchu. 


Con đường mòn này rất nổi tiếng, từ phía Bắc miền Nam Mỹ đi đến Machu Picchu, địa linh của người Inca. Du khách đi theo đường mòn này nhiều nhất vì nổi tiếng và chỉ có 4 ngày 3 đêm. Mình đi mất 3 ngày từ Khu vực Saltankay đến rồi nhập vào. 


Nói chung là phải xin phép mới được đi, tới các trạm kiểm soát, người hướng dẫn viên phải đưa giấy tờ và mình phải trình sổ thông hành vì sợ gian dối. Nghe nói chỉ cho tối đa là 500 người mỗi ngày, kể cả các phục vụ viên.


Đêm qua, chào các người dẫn ngựa theo vì họ sẽ trở lại con đường đã đi qua. Ngày mai sẽ có một nhóm phục vụ viên mới đến đón nhóm ở đầu đường mòn Inca. Họ sẽ đem theo thức ăn mới để đầu bếp nấu trong 3 ngày còn lại vì ngày thứ 7 thì không ăn sáng đến trưa thì ăn ở tiệm ăn trước khi chia tay.

Đây là bản đồ của đường mòn Inca. Thấy ngày đầu tiên là leo lên 3,000 bộ, rồi đi xuống, lại leo lên lại thêm 2,000 bộ, rồi đi xuống đến đất trại. Sau đó chỉ có đi xuống đến Machu Picchu. Đoạn đường ngày đầu tiên là mất 13.2 dậm. Đi xuống cũng châm vì dốc cao. Mình phải thức giấc vào 4:00 giờ sáng, đeo đèn pin khởi hành vào lúc 4:20 sáng để đi trước thiên hạ. Lý do là đi chậm hơn họ, trẻ hơn mình. Sau đó họ đi gần tới đỉnh đèo thì bắt kịp mình, không phải đợi chờ.

Con đường mòn INca thì không cho phép ngựa đi nên phải bổ sung các phục vụ viên mới. Có ngựa thì chỉ cần vài con ngựa, có thể chuyên chở đồ đạt, lều chỏng, thức ăn thức uống. Phục vụ viên, những người khuân vác đồ đạt như lều thức ăn và đồ đạt của nhóm lên đến 14 người tổng cộng thay vì có 6 người như khởi đầu.


Chỗ này bắt đầu có nhiều du khách nên hướng dẫn viên bảo mình dậy sớm đi với một hướng dẫn viên khác lúc 4:20 sáng. Không ăn sáng, để lên đỉnh núi sớm, tránh các đám du khách khác, gây ồn ào. 


Lý do là mình không phải chuyên nghiệp nên đi chậm. Mình đeo ba lô vác 3 lít nước mà lên đỉnh hết nước. Trời tối, đeo đèn pin ở đầu để mò đường mà đi. Khát nước, đói mà phải lết. Châm nhất là các thang cấp làm bằng đá cả ngàn năm trước vẫn tồn tại, chỉ bị bào mòn qua năm tháng. Leo lên mệt ná thở vì mỗi thang cấp cao từ 30-40 phân. 


Nếu mình ăn sáng , khởi hành với họ thì sẽ lên trễ họ độ 15-30 phút, bắt họ đợi nên đành hy sinh đời Sơn đen để củng cố đời cả nhóm, dậy sớm đi sớm và không ăn sáng. Thật ra mình thích kiểu này vì không quen ăn sáng. Ăn sáng xong nặng bụng đi mệt đứ đừ. Do đó mình có thể lên trước họ hay trễ độ 5 phút. Ai nấy đều vui vẻ. Nếu mình ráng thì cũng đi nhanh được nhưng mình theo dõi nhịp đập tim trên đồng hồ đeo tay, không cho quá 150 bmp nên khi tim đập tới gần 150 BMP, thì mình ngừng, uống nước, thở. 

Nhịp tim khi leo núi

Cái mất dạy là đã thở không nổi mà lấy cái vòi nước hút vào thì thở không được nên chới với. Mình mới đặt mua trên amazon cái bình đựng nước có cái bơm nên khi uống nước, chỉ cần bơm thì nước tự động chảy vào miệng mình. Thở được.

Điểm cao nhất trên đường mòn Inca. 16,200 bộ


Lên đến nơi, chụp hình với lá cờ Việt Nam Cộng Hoà mà run lạnh. Lý do là đói và khát. Uống hết 3 lít nước không còn một giọt. Mỗi ngày mình uống độ 6-7 lít nước. May quá tên đầu bếp, sau khi làm ăn sáng cho mọi người, leo lên đỉnh, cho mình ăn sáng. Đại khái miếng bánh mì và một đĩa trái cây. Tiếp tế thêm 3 lít nước.

Họ ăn bắp, ngô, khoai mì nhất là khoai tây rất nhiều nên ai cũng bự con nhưng tạng người rất thấp. Độ 1.50 mét trở xuống. Mình thấy họ ăn một tô cơm với bắp luộc. Nhớ khi xưa, ăn sáng cơm trắng hay cơm chiên với nước mắm ở nhà.

Đi chơi thì họ cho ăn ngày 3 bữa. Mỗi bữa có 3 món, đều khác món. Đồ ăn peru rất ngon, bị ảnh hưởng thức ăn tàu và Nhật Bản. Cứ thấy họ chiên hoành thánh mệt thở.

Có viếng thăm nhà của một bà nông dân. Bà này 65 tuổi, sinh tại căn nhà này luôn, tóc đen huyền. Kinh. Không có Internet gì cả, chính phủ mới bắt điện từ 8 năm nay với năng lượng mặt trời.
Thấy họ để phơi bộ da của con cừu hay dê gì đó. Họ nuôi heo Ấn Độ dưới gầm giường.


Ăn xong đi xuống dài Lê thê. Cứ đi như người không hồn. Đúng là băng đèo vượt suối. Lâu lâu ngưng để uống nước. Uống nước thì đái nhiều. Trên cao cần oxygen nên phải uống nước, khác với đồng bằng, nước không bị toát mồ hôi nên chạy xuống bọng đái. 

Họ ủ khoai tây để trồng và ăn theo phương pháp Chunho từ ngàn xưa. Phơi khô như táo tàu, để dành ăn từ từ vào mùa đông


Thêm khi mình hoạt động nhiều thì metabolism của mình khiến ruột làm việc nhiều nên buồn đi cầu nhiều. Đó là những vấn đề đáng chú ý cho lần sau. 


Lên cao độ, trong nhóm có nhiều người bị nhức đầu, phải uống thuốc. May mình không bị gì hết, chỉ có tội là uống nước đái nhiều. 

Lâu lắm mới thấy lại cái bàn cầu kiểu Việt Nam. Cái hay là họ có hai chỗ để xối nước, phía sau và phái trước nên rất sạch l không như ở Việt Nam. Nếu phía trước bị ị, vòi nước phía  xổ ra cuốn phân đi được.

Được cái là về đường mòn Inca thì tối cắm trại tại các nơi của chính phủ nên tương đối thoải mái, không thấy phân ngựa bò xung quanh lều. Có vòi nước lạnh tắm nhưng mình không dám, sợ cảm. Đành nhịn tắm 7 ngày cho xong.

Về đến đất trại. Nhóm khuân vác được bổ sung, nhóm ngựa thì dẫn về lại đường cũ, còn nhóm khuân vác thì tiếp tục với nhóm mình đi thêm 3 ngày.


Về nhà mình cân thì xuống 10 cân, độ 5 kí dù ăn ngày 3 bữa. Kinh


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn