Lá cờ quê hương

 Trong chuyến đi 7 ngày 6 đêm, theo con đường mòn của nền văn minh Inca, leo núi xuống núi, vượt qua các dòng suối để lại cho mình nhiều kỷ niệm khó quên. Những hình ảnh dãy núi Andes cao vời vợi. Đi từ thấp lên núi rồi xuống đồng bằng, phong cảnh thay đổi, Lá hoa. Phong thổ khác biệt, chỉ không có thì giờ để xem, ngắm lâu hơn vì mỗi ngày leo tối thiểu 9 dậm đường hay 15 cây số. Ngày dài nhất là 13.2 dậm, leo lên tổng cộng 5,000 cao bộ, qua hai đỉnh đèo với độ cao 3,000 cao bộ và 2,000 cao bộ. 

Mình thuộc dạng già nhất trong nhóm, đi chậm hơn mấy người trẻ nên phải thức giấc sớm từ 3-4 giờ sáng để leo núi trước họ. Vì nếu khởi hành cùng lúc thì mình sẽ lên tới đỉnh sau họ độ 15-20 phút, bắt họ đợi thêm để mình nghỉ mệt, uống nước. Do đó, mình phải tự động viên, không ăn sáng, đi trước trong khi họ ăn sáng. Khi ngồi nghỉ mệt thì ăn sáng, lấy sức. Đi 10 ngày, dù ăn 3 bữa mỗi ngày nhưng vẫn xuống 5 kí lô. Kinh

Đem lá cờ ra mình bổng nhiên khóc oà như trẻ thơ. Trời lạnh, sương mù, gió thổi trên đỉnh đèo. Nhớ dạo còn bé, có lên núi Bà Đà Lạt một mình khi có phòng trào trừ Ma Quỷ (Mỹ Qua) lên Núi Bà để lấy nước về cúng do mấy chùa Đà Lạt xúi. Mình đi với Mệ Ngoại đến chân núi rồi mình đi trước lên tới đỉnh. Cảm giác tương tự khi đến đỉnh này. Chỉ có khác là ở Núi Bà, mình đói meo râu..
Máy định vị cho biết đã leo lên sau 2 tiếng đồng hồ đến 4,681 cao bộ. Sau khi nghỉ chân 15 phút lại đi xuống phía bên kia. Nếu mình không đi trước nhóm thì họ phải đợi thêm 30 phút, khá lạnh. Mỗi lần lên tới đỉnh, nghỉ xả hơi là phải bận áo ấm thêm để tránh lạnh.

Mỗi ngày, chính phủ chỉ cho phép đâu 200 người leo núi và 300 phu khuân vác. Do đó đến các trạm kiểm soát, họ hay xét sổ thông hành để xem có đúng người, hay không vì công ty du lịch có thể bỏ tên người khác vào. Trên đường mòn nhỏ xíu mà 500 người tranh nhau chen chúc đi cho sớm, rất nguy hiểm. Phía dưới là núi, nhất là các người phụ khuân vác, đeo ba lô hay đồ đạt sau lưng to cồng kềnh, chạy ngang mình.

Leo núi cũng khá nguy hiểm vì đường mòn nhỏ, các phu khuân vác cho các nhóm khiên nặng và phải có mặt sớm để chuẩn bị cơm nước cho các người đi leo núi. Nếu trễ thì nhóm đi bộ như mình không có thức ăn nên họ đi nhanh lắm để kịp thời gian. Thậm chí còn chạy khiến mình thất kinh, mới biết mình già như đồng chí gái kêu: bộ anh tưởng anh còn trẻ hỉ. 


Mình không cẩn thận nép qua bên, có thể bị các hàng do họ khuân vác sau lưng, to lớn đụng người mình, có thể lọt xuống núi. Do đó phải cẩn thận đi bên phía núi, để họ qua mặt bên sườn núi. Mình cứ đi sau cùng vì có anh chàng hướng dẫn viên phụ đi sau. Anh ta biết ai đi phía sau thì cho mình biết để nép bên núi. 

Đi xuống trời ấm nên cởi áo. Viếng mấy nông trại của người Inca khi xưa. Họ dùng đá ong để làm các thang cấp để trồng trọt. Lý do là khí hậu ban đêm rất lạnh nên đá ong trong ngày thâu giữ ánh sáng mặt trời, về đêm thì toả ra hơi nóng phía trong, nơi các khoai tây được trồng. Hình như họ gọi cách trồng trọt khoai tây là Chuno. Xứ này có trên 1,000 loại khoai Tây, họ ủ hay phơi khô để đành mấy năm để ăn vì trên cao lạnh nên không sợ hư thối. Mình có xem 1 phim tài liệu, nói ăn loại khoai tây này thì sống thọ và bổ dương lắm. Không cần uống thuốc bổ dâm của Mình Mạng.

Hôm trước có anh nói ở miền bắc, họ làm bậc thang tương tự để trồng lúa. Đây vì Peru nằm trong cái huyệt động đất nên phải xây tường bằng đá để không bị tàn phá. Xem nhà cửa đều làm theo mô hình hình than để chống động đất.


Có lẻ giây phút để lại kỷ niệm khó tả nhất là khi mình leo đến đỉnh đèo cao nhất của chuyến đi ở 16,800 cao bộ, độ 4.200 mét cao độ. Mình lên đầu tiên nên lấy lá cờ Việt Nam Cộng Hoà ra để chụp ảnh kỷ niệm vì có lẻ mình sẽ không bao giờ đi lại con đường này.  


Lá cờ này này mình tìm từ lâu, từ khi tham gia, tập luyện để leo đỉnh núi Whitney , hỏi bạn bè thì không ai có. Một hôm mình hỏi đài truyền hình Little Sàigòn thì họ cũng không có nhưng họ giới thiệu mình ông chủ tiệm mỹ phẩm Bảo Trâm ở Bolsa. Ông chủ nói ngày mai trở lại, ông ta sẽ tặng cho một lá cờ mới. Hỏi ông ta mua ở đâu thì không nói. 


Trước khi lên đường mình ra Bolsa để lấy lá cờ đem cất trong Vali. Mình thấy trên WeMe, một anh gốc Việt Nam, trẻ, chụp hình với lá cờ Việt Nam, khi leo lên đỉnh Whitney nhưng lá cờ nhỏ bằng bàn tay nên nghĩ kiếm lá cờ to to hơn đem lên chụp, làm kỷ niệm.


Nghe kể có người sẵn sàng trả cho chủ nhân của Phước Lộc Thọ $20,000 để được treo cờ Việt Nam Cộng Hoà trước khu thương mại này như ở khu Eden ở vùng đông Bắc nhưng bị từ khước.


Khi leo lên đỉnh đèo ở cao độ 16,800 cao bộ hay 4.200 mét độ cao. Mình lấy lá cờ Việt Nam Cộng Hoà ra để chụp hình. Bổng nhiên mình khóc oà lên như trẻ thơ. Mình không hiểu lý do. Trước đây khi có hội họp tưởng niệm 30/4 của cộng đồng thì mình chỉ đứng chào cờ như một thủ tục chào cờ Hoa Kỳ mỗi tuần khi tham gia các hoạt động xã hội với người Mỹ nên rất ngạc nhiên về cảm xúc dâng tràn từ đâu đến khi leo lên đỉnh đèo. 


Có lẻ sau bao nhiêu thời gian lê chân từng bước một nối tiếp trong không khí lạnh băng giá và không khí loãng ở độ cao. Cũng có thể gần 30/4, khiến mình nghĩ đến ông cụ phải trải qua 15 năm ở trại cải tạo. Lá cờ mà ông cụ chiến đấu từ thời 18 tuổi tại Sơn Tây. Suýt bị du kích tại làng giết, trốn vào nam, vào quân đội. Ông bà nội bị đấu tố trong cuộc cải cách ruộng đất. Ông bà nội được nâng lên hàng Phú nông, bị con nuôi từ năm ất Dậu, cha mẹ chết nên đem về nuôi, nay quay lại đấu tố suýt chết.

Đến đây nghỉ chân nên cởi giày ra cho nhẹ chân,nhìn xuống thung lũng là dòng sông uốn quanh. Thiên nhiên hùng vĩ.

Nói chung là những hệ luỵ mà gia đình mình gánh chịu trong mấy chụp năm qua, từ 30/4/75 hiện về trong giây phút khiến mình khóc.

Tại đỉnh cao thứ 2 của chuyến đi ở 16,200 cao bộ, 4.000 mét trong khi đỉnh cao nhất của Việt Nam là Fan-Sĩ-Pan chỉ có 2.000 cao độ và Đà Lạt thì 1.600 mét.

Mấy người Mỹ trong nhóm hỏi lá cờ của nước nào. Mình nói của Việt Nam Cộng Hoà khiến họ tò mò hỏi về Việt Nam và khi mỗi lần leo lên một đỉnh đèo là họ nhắc nhở mình lấy lá cờ ra chụp. 


Hôm nay 30/4, mình đang trên đường bay về thủ đô Lima nên viết vài dòng để tưởng nhớ ông cụ. Mình có làm giỗ ông cụ tuần trước, rằm tháng 3, trước lên đường bay đến Peru. Ông cụ với những năm tháng đầy khổ cực đã trải qua suốt 15 năm cải tạo. Mẹ mình và các em nhịn ăn để nuôi tù. Người tù chắc cũng xót xa khi ăn thịt chà bông của vợ con dành cho.

 

Lá cờ mà ông cụ chiến đấu suốt mấy chục năm và chịu đựng nhiều tủi nhục của kẻ thua cuộc. Lá cờ mà mỗi khi kể chuyện về giai đoạn sau 75, mẹ mình luôn luôn kêu: “giải phóng vô con ơi, u cha là khổ. Thời tây bắt bỏ tù, còn ăn sung mặc sướng, thời giải phóng chỉ có bo bo thôi mà phải sắp hàng” rồi chép miệng như nhớ đến bao nổi oan ức của kiếp người đã đi qua.


Mình may mắn không tham gia cuộc chiến; đánh cho Trung Cộng, giết cho Liên Xô hay cho Mỹ nhưng vẫn không quên những người đã nằm xuống cả hai bên, để cho mình có một cuộc sống tự do. Mình có hai ông chú ruột: 1 bị Tây bắn ngoài làng và một bị bom Mỹ dập chết trên đường vào nam trên đường mòn Hochiminh. Chưa kể họ hàng cũng đã hy sinh nhiều trên đường vào nam hay chống lại đạo quân từ miền Bắc vào.


Một ông cậu bà con đã tự tử vào ngày 30/4 tại Sàigòn sau khi khám phá ra bà vợ là nằm vùng.


Mình cảm ơn trời đất đã cho mình sức khỏe để thực hiện chuyến đi này. Bạn học xưa có hai người giã từ cuộc chơi trong tháng này vì bệnh tật. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn