Quê hương và lá cờ

 Mình nhớ tết đầu tiên ở Paris, người Việt quen rủ đi xem văn nghệ, ăn tết do nhóm người Việt yêu nước, thân cộng sản tổ chức thì thất kinh khi thấy họ chào cờ với cờ Mặt trận Giải Phóng Miền NAm và cờ Hà Nội. Đó là lần đầu tiên mình thấy tận mắt hai lá cờ này vì trước đây ở Đà Lạt, không thấy ngoài trên báo trắng đen. Đặc điểm là không thấy người Việt yêu nước hát quốc ca của Hà Nội. Chắc xa nhà lâu năm nên họ quên tiếng Việt, có rất nhiều người sinh tại pháp khi cha ông bị pháp đưa sang đánh trận chống Đức quốc.

Ngược lại tuần sau, mình đi dự tết của tổng hội sinh viên Việt Nam tổ chức. Nhóm này thì chống cộng. Khi lá cờ vàng 3 sọc đỏ được treo lên thì mọi người đều hát bản quốc ca do ông Lưu Hữu Phước, một người theo Hà Nội sáng tác. Cũng là người Việt nhưng một bên thì hát quốc ca gần như cả rạp và một bên thì không ai ca bài tiếng quân ca của ông Văn Cao.

Thời sinh viên mình hay thấy người Việt đánh nhau vì bên thân cộng và một bên chống cộng. Cứ đến Maubert MUtualite là thấy đánh nhau chí choé. Từ đó mình tránh đi mấy vụ do hội Việt kiều yêu nước tổ chức, sợ bị đánh. Mình phải đọc sách báo của nhóm Đoàn Kết để hiểu họ thêm vì ở Việt Nam chỉ nghe tuyên truyền qua đài phát thanh và báo chí Việt Nam Cộng Hoà.

Dần dần tin tức các thuyền nhân vượt biển đưa đến Paris, các cuộc diệt chủng của Khờ Mẹ đỏ khiến thế giới chới với nhất là nhóm thân Hà Nội, thiên tả hay cộng sản. Dạo ấy Pháp quốc có đến 25% cử tri bầu cho cộng sản. Đi làm, cãi lộn với tây đầm về chiến tranh Việt Nam, cộng sản mệt thở. Chúng kêu gào thánh chiến chống tư bản đủ trò, tôn thờ Mao sến sáng. Ngày nay đảng cộng sản pháp không quá 2% cử tri. Ngược lại số đông theo nhóm cực hữu. Về âu châu, đi đâu cũng thấy Bích chương của các nhóm cực hữu mà mới đây Ý Đại Lợi đã bầu nhóm này. Bạn bè mình ở Ý Đại Lợi, khi xưa thích Hà Nội, đánh cho mỹ cút ngụy nhào nay thì họ lại bầu cho đảng cực hữu mà trước đây họ gán cho mình cái từ. Chơi với nhau nhưng cũng không cãi nhau nhiều về chính trị. Dạo ấy có sự tôn trọng ý kiến chính trị cá nhân, nay thì không theo họ là họ chửi.

Phải công nhận là nhóm Việt kiều yêu nước rất mạnh. Mình nhớ lúc mới xuống phi trường Charles De Gaulle đã thấy 2 tên Việt kiều đứng hỏi có cần chỗ ngụ hay không. Ai từ Sàigòn qua là họ vớt theo họ ngay trong khi sứ quán Việt Nam Cộng Hoà không cho có ai ra đón, giúp đỡ kẻ mới đến. Ai mà được họ vớt về thì xem như theo họ luôn. Mình đọc đâu đó, ông Hàn Lệ Nhân cũng đi cùng thời với mình từ Ai Lao, đến Paris, gặp người của hội Việt kiều. Ông này sinh trưởng tại Ai Lao, gốc Việt, học trường tây từ bé mà tiếng Việt rất giỏi.

Mình có ông cậu bà con, du học từ năm 1955, Đảng viên cộng sản, ra đón nếu không chắc cũng đi theo họ về nhà của họ để được giúp đỡ lúc đầu.

Sau này đi làm ở Thuỵ Sĩ mình chỉ tham gia các họp mặt của người Việt tỵ nạn nên chỉ thấy cờ Việt Nam Cộng Hoà. Đến khi mình sang Luân Đôn làm việc thì ngạc nhiên vì trong các buổi họp mặt người Việt tỵ nạn không có hình bóng lá cờ Việt Nam dù đỏ hay vàng. 

Hỏi ra thì mới khám phá các người Việt tỵ nạn đi từ miền bắc, không muốn chào cờ Việt Nam Cộng Hoà và người Việt đi từ miền nam thì không chịu chào cờ Hà Nội. Cả hai cộng đồng đều là nạn nhân của cộng sản, phải bỏ nước ra đi. Bên thì đi qua Hương Cảng và bên thì chạy về hướng biển đông của Việt Nam. Nói chung thì 2 cộng đồng người Việt này không thân thiện lắm, chỉ hợp tác nếu có tiền bạc của chính phủ cho. Mình có gặp vài người, nói chuyện nhưng không thân lắm.

Mình chả hiểu lý do đến khi nhận tấm ảnh của hai cô em ở Việt Nam, chụp hình bận áo đỏ sao vàng, chuẩn bị xem đội tuyển túc cầu Việt Nam đá với ai đó. Chắc là với Thái Lan vì nghe nói Thái Lan đi sau Việt Nam đến 15 năm. Hai cô em đi bão đủ trò.

Hoá ra hai cô em còn bé khi 4/75 xảy ra. Lớn lên chỉ biết lá cờ hồng là của Việt Nam, tượng trưng cho quê hương, tổ quốc. Lúc đó mình mới hiểu vì sao người đi từ miền bắc không muốn chào cờ Việt Nam Cộng Hoà và người miền nam không chịu chào cờ miền bắc. Tương tự bắt mình chào lá cờ Lào, Nam Dương hay của nước nào khác mà mình không có liên hệ tí nào.

Người hai phía đều có chung một quê hương nhưng biểu tượng qua lá cờ khác nhau. Mình sinh ra tại miền nam nên lá cờ Việt Nam Cộng Hoà là biểu tượng của quê hương mình. Em mình cũng sinh ra tại miền nam nhưng lớn lên quen với lá cờ đỏ sao vàng. Ai đúng ai sai? Chả có ai sai cả. Lá cờ có thể thay đổi nhưng quê hương vẫn còn đó.

Mình nghe kể đức Phật, có lần nhìn mặt trăng đẹp nên ông ta đưa ngón tay chỉ mặt trăng để giảng các đệ tử về cái đẹp hay chi đó. Các đệ tử đều nhìn theo ngón tay thay vì cái đẹp của mặt trăng. Lá cờ là ngón tay còn quê hương là mặt trăng. Chúng ta nên tránh nhìn ngón tay, chê bai ngón này đẹp ngón kia xấu. Nhìn mặt trăng biểu tượng cho quê hương mới là quan trọng.

Mình có đọc những văn thư của Chúa Trịnh và CHúa Nguyễn thời xưa. Họ viết cho nhau như hai quốc gia khác nhau, xưng ngài vớ vẩn,… cờ xí của đàng trong và đàng ngoài khác nhau. Nhìn lịch sử thì mình thấy là lạ nhưng ở thời điểm đó thì đúng như Việt Nam trước 1975, bị phân đôi.

Mình có chị bạn nhỏ tuổi hơn đi vượt biển từ miền Bắc. Bố là gốc tầu, mẹ là người Việt nên năm 1979, Hà Nội làm áp lực phải xuống tàu đi vượt biển qua Hương Cảng. Nhiều khi nói chuyện với nhau, chị ta kể về các cuộc dội bom của không quân Mỹ khi còn bé trước 75. Các hầm trú bom hay đi sơ tán. Mình có hỏi có thù hận gì người Mỹ hay không. Chị ta cho rằng gia đình bên ngoại bị đánh tư sản trong vụ cải các ruộng đất, mẹ không được đi làm việc, được liệt kê vào thành phần tư sản. Nay ở Hoa Kỳ, rất mến người Mỹ, yêu quê hương này.

Gần đây mình có quen hai du sinh tại Liên Xô qua chương trình giúp đỡ người tỵ nạn Ukraine. Họ đi du học từ miền Bắc năm 1975, con cán bộ gộc trong chương trình đào tạo hạt giống đỏ. Học xong thì họ ở lại Liên Xô, làm việc rồi khi Liên Xô sụp đỗ thì họ nhảy ra làm ăn. Có anh nói là làm chung mì gói với ông chủ Vìnfast lúc khởi đầu. Hai người này rất thành công, nay định cư tại Hoa Kỳ và là công dân Hoa Kỳ. Hôm lên vườn mình chơi, họ có hái vài quả bơ rồi gửi qua Nga Sô cho bạn bè.

Hai người này có giới thiệu mình thêm vài người khác, khi Nga đánh Ukraine năm 2014, bỏ Ukraine chạy qua Hoa Kỳ theo diện đầu tư. No sức hung họ vẫn còn cơ sở làm ăn, tài sản tại nga và Ukraine nhưng là công dân mỹ. Có anh kể là có công ty làm xì dầu, có đến 600 công nhân làm việc. Hỏi sao không khuếch tưởng lớn hơn hay ngành khác. Anh của cho biết, nếu làm lớn thì mấy anh nga sẽ bảo đây là công ty cua ranh nhé, cướp trắng vì không có luật lệ bảo vệ gì cả.

Nói chuyện với họ mới hiểu được căn cơ của hệ thống Liên Xô. Họ cho biết là từ 13 năm nay, ở Nga, nhà máy của 1 anh, đã bôi trơn chính quyền, cán bộ hơn 1 triệu đôla nhưng họ vẫn chưa gắn đường nối ống ga vào nhà máy để sản xuất. Khiến mình nhớ anh bạn xây một trạm xăng ở Sàigòn. Tốn 1 triệu để xây và 500,000 đô để bôi trơn và mất mấy năm trời trong khi ở Hoa Kỳ thì chỉ cần 30 ngày là xong giấy tờ.

Họ cho biết Liên Xô sụp đỗ nhưng hệ thống Liên Xô vẫn tiếp tục đến ngày nay. Điển hình là lò sưởi. Ở Hoa Kỳ thì ai nóng ai lạnh thì tự động mở sưởi vào mùa đông còn ở Nga Sô thì theo chế độ xã hội chủ nghĩa cũ. Từng khu một được sưởi dù nóng vẫn không tắt được. Khi lạnh những khu dân cư mình ở không được sưởi thì ngọng. Rất phí!

Có lẻ vì vậy mà tại chiến trường Ukraine, đã lộ ra sự thật về chế độ Liên Xô vẫn tiếp tục dù Liên Xô đã sụp đỗ từ 1991, 30 năm về trước. Họ chưa cập nhật hoá với công nghệ hiện đại ngày nay thêm chế độ quan liêu của xã hội chủ nghĩa từ trung ương, không uyển chuyển tại địa phương. Tham nhũng đã diệt đội quân nga sô.

Mình chắc chắn là hai anh du sinh từ miền Bắc sẽ rất khó chịu khi thấy cờ Việt Nam Cộng Hoà, một lá cờ mà họ không có dính dáng gì cả, thậm chí đã được tuyên truyền từ bé là lá cờ nguỵ, tương tự khi mình thấy lá cờ hồng như Trần Dần năm nào đi giữa phố Hà Nội trong mưa.

Chuyện quan trọng là mình có thể nói chuyện với họ về Việt Nam. Họ được sinh ra tại miền Bắc, được đãi ngộ, được đi du học tại Liên Xô nhưng họ nhận ra những sai lầm của hệ thống Việt Nam, khó mà tiến bộ, bắt kịp thế giới. Do đó họ không trở về Hà Nội. Họ hiểu rõ Việt Nam, Liên Xô và Hoa Kỳ và đã chọn lựa Hoa Kỳ. Theo mình hiểu thì họ rất thành đạt. Nếu về Việt Nam họ sẽ còn giàu hơn nhưng họ không chấp nhận. 

Có thể họ đã được đào tạo sống trong môi trường cộng sản từ bé đến khi qua Liên Xô nên họ thấu hiểu rõ những gì cần thay đổi để Việt Nam có thể bắt kịp thế giới. Họ gửi tiền giúp đỡ dân chúng Ukraine, tỵ nạn chiến tranh xâm lược của Nga. Tuy còn cơ sở làm ăn ở Nga Sô nhưng họ vẫn theo đuổi con đường mà họ nghĩ người dân Nga Sô hay Ukraine cần phải thay đổi. Người dân nga sô bị tuyên truyền, như ngồi đáy giếng nên không hiểu rõ thế giới bên ngoài. Sách báo truyền thông đều được gạn lọc. Lâu lâu họ cho một cô phóng viên đưa bảng kêu chống chiến tranh để cò mồi để bắt nhốt những người chống đối khác. Trong khi cô phóng viên này được thả ra, không bị lộn xộn như hàng ngàn người khác. Phải tự hỏi lý do. Đó là tính xảo quyệt của nhà cầm quyền.

Khi xưa bố mẹ họ đánh cho mỹ cút nguỵ nhào thì nay họ lại là công dân của Hoa Kỳ, khen đời sống tự do Hoa Kỳ. Có nói chuyện với họ mới hiểu rõ chế độ Liên Xô. Họ được đào tạo từ bé trong môi trường xã hội chủ nghĩa nên thông hiểu rõ hơn mình, chỉ qua sách vỡ hay nghe kể lại. Làm sao anh bắt kịp thế giới khi đã bôi trơn 1 triệu đô la từ 13 năm qua vẫn chưa được gắn được cái ống ga để tăng gia sản xuất, thêm lợi nhuận. Tại Hoa Kỳ, chỉ cần làm đơn rồi công ty ga đưa chuyên viên ra xem, xem xét chỗ nào cần phải đào rồi vẽ hoạ đồ cho mình. Lên đóng tiền rồi họ cho chuyên viên đến gắn. Không đầy 3 ngày.

Làm sao anh đánh trận khi bộ bánh xe hậu cần giá $300,000, anh thay vào đó bộ bánh xe maze in Trung Cộng giá $350.00.

Mình nhớ câu chuyện phái đoàn Liên Xô viếng thăm Anh quốc sau khi đổi mới. Người Liên Xô muốn viếng thăm lò bánh mì của Anh quốc khiến bên Anh quốc như bò đội nón. Kêu ở đây không có lò bánh mì mà chỉ có tiểu thương tự làm bánh mì mỗi ngày cho người tiêu dùng trong khu vực của họ. Phái đoàn liên Xô kêu là xạo, họ muốn đi thăm nên Anh quốc cho họ đến phố xá nào họ muốn các lò bánh mì. Họ hiểu ra  là người làm bánh mì, cuối tuần nghỉ nên ngày thứ 6 làm nhiều hơn vì khách mua để dành do cuối tuần,…

Hai hệ thống sản xuất khác biệt. Một là theo chỉ thị từ trên xuống, và ăn chận. 2 là sản xuất tuỳ theo nhu cầu của thị trường do tư nhân tự thành lập.

Tấm ảnh thấy trên mạng hôm nay. Tụi này gây quỹ để giúp những người nghèo như thế này.

Mình nghĩ người Việt không nên nhìn nhau qua lá cờ đỏ hay cơ vàng vì đó chỉ là biểu tượng. Có thể trong tương lai, lá cờ Việt Nam sẽ được thay thế bằng một màu khác. Việt Nam hay đúng hơn người Việt tại Việt Nam mới chính là đối tượng để chúng ta bàn.

Mình có hỏi một anh du sinh khi xưa tại New York. Quê hương là gì? Anh ta trả lời quê hương là nơi nào mình cảm thấy bình an.

Có mấy người quen kêu mình tại sao lại giúp người tỵ nạn chiến tranh tại Ukraine, cộng sản cũ, da trắng đủ trò. Mình chỉ biết là khi xưa, người Mỹ họ giúp đỡ người Việt trong thời kỳ chiến tranh. Họ gửi thực phẩm, áo quần cũ cho người Việt nhưng bị mấy người có quyền, mấy bà sơ lấy đem bán lại cho người dân. Nay mình ở Hoa Kỳ thì thấy hình ảnh như Mậu Thân, Đại Lộ Kinh hoàng ở Ukraine thì gửi giúp người tỵ nạn chiến tranh, không phân biệt màu da.

Ông Phan Văn Trường, từng làm cố vấn cho chính phủ Pháp về kinh tế có nói là từ khi ông ta thay đổi tư tưởng, khi ông ta tự nhận mình là người Pháp thì lúc đó ông ta mới tiến thân, thành công trong xã hội Pháp quốc. Nếu chúng ta cứ khư khư giữ lấy những tư duy cũ thì sẽ không bao giờ thay đổi. Ở Hoa Kỳ thì cứ sinh sống như người Mỹ như khi xưa mấy ông ta bà đầm dạy mình là đến La MÃ thì xử sự như người La MÃ.

Ngày mai, Bút NHóm Lửa Việt tổ chức gây quỹ “Người Nghèo không thể đợi” để giúp người nghèo tại Hoa Kỳ, Việt Nam,.. mình có mời họ tham dự thì họ lại kêu đem tiền về Việt Nam, Việt Cộng lấy hết. Xong om

Địa điểm và ngày giờ của Gala gây quỹ.

Đồng chí gái kêu mời mấy người giàu như bác sĩ, nha sĩ thì họ sợ đi mấy vụ này lắm. Mời mấy người trung trung một tí thì họ dễ cảm thông hơn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn