Dưới cầu Mirabeau dòng Seine cuốn trôi


Hồi nhỏ học về Baudelaire, Appolinaire này nọ mình chả hiểu gì hết như 

Sous le pont Mirabeau coule la Seine

           Et nos amours

Mình hỏi tên bạn, hắn giải thích là cặp tình nhân bỏ nhau thì thư tình của họ cũng đem ra quăng xuống sông Seine cho trôi đi vì bên pháp không có mấy bà bán ve chai thế là mình ngọng. Lớn lên tí nữa thì nghe ca sĩ Thái Thanh hát những bài hát phổ thơ của Cung Trầm Tưởng khiến mình mơ mộng đi Tây để ngắm dòng sông Seine. Paris có gì lạ không Sơn? Mai Sơn về giữa bến sông Seine, Sơn về giữa một dòng sông trắng…


Thi ca khác với thực tế. Khi mình sang Tây thì ngày hôm sau bò ra xem dòng sông Seine và đi dọc con đường saint michel lên vườn Lục Xâm Bảo. Sông Seine thì không thấy trắng như bài hát mà nước dơ kinh hoàng tương tự khi mình sang Budapest hay Vienne thì dòng sông Danau mà ông Phạm Duy soạn bài dòng sông xanh. Xanh đâu không thấy chỉ thấy nước đỏ ngầu. 


Khi trời mưa, đi ngang cầu thì thấy nước cuốn rác trên đường chảy xuống bến rồi sông Seine. Lúc đó mới hiểu vì sao dòng sông này dơ ngoài ra có các chiếc tàu gọi là peniche chạy trên sông chở hàng hóa mà mấy ông Tây bà đầm dạy khi xưa, chắc thải dầu hay rác xuống. 

Mình đọc sách cũ khi xưa cho hay sông Seine khi xưa rất dơ bẩn vì rác cống của thành phố đều chảy ra sông Seine. Thậm chí họ làm thịt gà, bò, ngựa rồi quăng xương máu me xuống sông Seine. Sau này đến thời napoleon đệ Tam, ông Haussmann mới cho đào hệ thống cống rãnh đưa nước cống ra xa thành phố để thải. Nhưng sông Seine vẫn không sạch nên không ai dám tắm. Chỉ thấy một hồ bơi trả tiền vào là một hồ bơi tạo dựng như chiếc thuyền nổi trên sông Seine do chú một cô bạn học làm chủ. Sau này cô ta làm đám cưới với tên bạn gốc việt cũng trên tàu này. Mình có đi dự đám cưới khá vui. Đó là đám cưới đầu tiên tham dự ở pháp. 

Nghe thông báo là cuộc đua bơi lội thế vận hội trên sông Seine khiến nhiều người uống nước bị đưa vào nhà thương. người Mỹ kêu nên uống CoCa cola là hết bệnh. 

Nhìn tấm ảnh bao nhiêu ky niệm một thời sinh viên. Sáng đi học xuống metro xuống trạm Louvre băng qua đường Rivoli rồi đi vòng cour de carre băng qua đường leo lên passerelle des arts nhìn về bên trái là cầu Mới pont neuf xa xa là thánh đường notre dame để Paris mờ mờ trong sương mù đẹp. Trưa ăn cơm xong ra bờ sông vẽ sông Seine. Sau này lại làm việc cho văn phòng kiến trúc I. M. Pei người thiết kế cái pyramide
Hình này thấy rõ hơn đoạn đường mình đi từ đương Rivili băng qua cour de carre lên paserelle des arts
Xa xa thấy Cầu Mới và notre dame de Paris 

Sông Seine là một trong những dòng sông quan trọng nhất của Pháp, chảy qua trung tâm Paris. Lịch sử của sông Seine gắn liền với sự phát triển của Paris từ thời cổ đại cho đến ngày nay:


Khi xưa các thành phố đa số điều được thành lập cạnh những con sông. Lý do là dễ di chuyển bằng tàu bè, chuyên chở hàng hóa. 

   - Sông Seine đã từng là tuyến giao thông chính, kết nối Paris với các vùng lân cận và xa hơn nữa, giúp thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế. Nếu không lầm thì chảy ra vùng normandie, Hải cảng Le Havre. 

   - Paris (lúc đó là Lutetia) được thành lập trên một hòn đảo giữa sông Seine, được biết đến ngày nay là Île de la Cité. Đảo này trở thành trung tâm hành chính và tôn giáo của thành phố. Nếu mình không lầm khi xưa có một tiệm kem nổi tiếng ở đây. Có đi ngang qua nhưng chưa bao giờ ăn kem ở đây. Không có tiền. Sau này về lại Paris mình có dẫn vợ con lại đây ăn kem nhưng không ngon bằng kem ở Ý Đại Lợi. 

   - Trong thời Trung cổ, sông Seine cũng là nguồn cung cấp nước chính cho thành phố và đồng thời là nơi xả nước thải, gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Đọc sách Tây về thờ đó khá mệt vì con nít và phụ nữ ra sông xách nước về nhà xài. Sau này ông Wallace giàu có thiết lập hệ thống phông ten nước uống khắp Paris. Mình có kể rồi. 

   - Đến thế kỷ 19, Paris đã trải qua quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, và sông Seine trở thành một phần quan trọng trong quá trình này. Tuy nhiên, dòng sông cũng bị ô nhiễm nặng nề do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Mình có kể hội chợ đấu xảo quốc tế đều được xây cất cạnh dòng sông Seine như tháp Eiffel này nọ vì chuyên chở vật liệu trên dòng sông Seine. 

   - Để cải thiện tình hình, Napoleon Bonaparte đã ra lệnh xây dựng một hệ thống cống rãnh hiện đại và bắt đầu tiến hành các biện pháp làm sạch sông Seine.

   - Trong thế kỷ 20, nhiều dự án lớn đã được thực hiện để bảo vệ và làm sạch sông Seine, giúp cải thiện chất lượng nước và môi trường sinh thái của dòng sông.

   - Sông Seine hiện nay là một biểu tượng của Paris, nổi tiếng với các cầu đẹp và các hoạt động văn hóa, du lịch diễn ra trên sông. Chớ không thằng Tây nào dám uống hay tắm. Mình thích nhất là Cầu Mới (pont neuf) mà khi xưa có nghệ nhân gốc Lỗ mà bị tên Cristo và vợ người Pháp tên Claude đã bọc chiếc cầu này bằng vãi. 


Hệ thống cống rãnh của Paris cũng có một lịch sử dài, sự phát triển và tiến bộ của thành phố trong việc xử lý nước thải:

   - Những cống rãnh đầu tiên của Paris được xây dựng từ thời La Mã, chủ yếu là các con kênh nhỏ và hố để dẫn nước thải từ thành phố ra sông Seine. Là mã chiếm đóng không lâu vì địa thế không quan trọng cho đế chế này nên không phát triển lắm. Như các thành phố Lyon hay Nimes mà ngày nay vẫn còn dấu tích lịch sử của văn minh la mã. 


   - Trong suốt thời kỳ Trung cổ, hệ thống cống rãnh của Paris rất thô sơ và không đủ hiệu quả. Nước thải thường xuyên được xả thẳng ra sông Seine, gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và ô nhiễm.


   - Đến thế kỷ 19, dưới sự lãnh đạo của Napoleon III và Baron Haussmann, Paris bắt đầu một cuộc cải cách lớn về cơ sở hạ tầng. Haussmann đã chỉ đạo việc xây dựng một hệ thống cống rãnh hiện đại, với các đường ống ngầm rộng lớn dưới lòng đất, dẫn nước thải ra xa thành phố. Song song với các hạ tầng cơ sở khác như các đại lộ được xây cất. Nếu ai viếng thăm Paris thì nên tìm xem các catacomb, nơi họ chất xương người dưới đất và các hệ thống ống cống to đùng. 

   - Hệ thống này đã tạo ra một mạng lưới rộng lớn với các đường hầm dẫn nước, góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng vệ sinh của thành phố.


   - Hệ thống cống rãnh Paris hiện đại tiếp tục được mở rộng và nâng cấp qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, nó là một trong những hệ thống cống rãnh tiên tiến nhất thế giới, bao gồm cả những tuyến đường ống ngầm dài hàng trăm kilômét dưới lòng thành phố.


   - Hệ thống này không chỉ quản lý nước thải mà còn điều tiết nước mưa, ngăn ngừa lũ lụt, và bảo vệ môi trường của sông. Sông Seine và hệ thống cống rãnh của Paris không chỉ có vai trò quan trọng về mặt kỹ thuật mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, văn học, và văn hóa như Apolinaire hay ông Cung Trầm Tưởng làm mình mơ đi Tây. Sông Seine là biểu tượng của Paris, được ca ngợi trong thơ ca, hội họa, và âm nhạc, trong khi hệ thống cống rãnh Paris cũng trở thành đề tài cho nhiều câu chuyện và truyền thuyết, nổi tiếng nhất là qua tác phẩm "Les Misérables" của Victor Hugo. Sau này Robert Hussein có dựng vỡ kịch này tại Paris khi mình còn là sinh viên rồi mấy ông Anh quốc mượn làm thành broadway show sau này. 

Mình nghe nói hai bên dòng Seine được thành phố trải cát để làm bờ cho người dân hè ra đây phơi nắng. Có thành lập những chỗ đi dạo cho người dân. Khi xưa thiên hạ đi bộ rồi hay chạy xuống mấy chỗ này để tè vì thành phố từ từ bỏ các nhà cầu công cộng để thay thế bởi các cầu tiêu nhãn hiệu Decaux. Dạo ấy vác đồ đi vẽ mình cũng có lần để lại dấu ấn dấu trên bờ sông Seine. 

Muốn làm sạch sông Seine rất khó vì dòng sông không chỉ chảy qua Paris mà các thành phố khác trên đường chảy ra biển. Ngoại trừ họ phải thanh lý hết các thành phố khu vực gần dòng sông này. 

Khi sang Tây mình cũng chạy ra cầu Mirabeau để xem thấy không dẹp lắm so với cầu Mới (pont neuf) nhưng cũng đã làm mình mơ mộng để ngắm xem chiếc cầu mà ông Apolinaire đã đột phá tư duy làm thơ khi bị đào đá. Chắc dạo ấy sông Seine dơ nên ông ta quăng thư tình xuống như đắp mộ một cuộc tình trên dòng sông Seine. Có lẻ họ có mấy bảng hiệu đề “cấm xả rác” nên ông ta không nhảy xuống tự tử nên quặng thư tình xuống. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Viếng Alaska

 Du lịch Alaska 

Hôm nay hai vợ chồng cùng một cặp khác từ Texas đi du thuyền viếng thăm tiểu bang Alaska mà khi xưa học địa lý là xứ lạnh buốt giá nên chỉ dám đi mùa hè. Nói cho ngay từ khi đi Nam Cực thì mình không sợ lạnh nữa vì đã đến băng cực.


Hoa Kỳ mua lại của sa hoàng tiểu bang Alaska vào năm 1867, giúp Hoa Kỳ trở thành một cường quốc về thái bình dương. 


Nếu chúng ta nhìn bản đồ Hoa Kỳ thì sẽ thấy các tiểu bang nằm cạnh thái bình dương đều là những nơi quan trọng cho nền kinh tế Hoa Kỳ ở thế kỷ 20 và 21. Nhìn về thái bình dương sẽ thấy Nhật Bản, triều tiên, Trung Cộng, Úc đại lợi, ấn độ….

Nền văn minh đầu tiên của loài người qua thương mại 

Phía Bắc là tiểu bang Hoa Thịnh Đốn, có các công ty kỹ nghệ và tin học và ăn uống hàng đầu như Boeing, Microsoft, Costco , Starbucks,…Xuống chút là tiểu bang Oregon cũng phá triển rất mạnh rồi đến California với Silicon Valley. Vùng Tây Hoa Kỳ được nối liền với tiểu bang Alaska bởi đường biển không quên Vancouver và Alberta của Gia-nã-đại. 

Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử thì nền văn minh đáng kể của người Tây phương đều xoay quanh địa trung Hải hay vùng Trung Á khi có giao thương bằng đường bộ hay đường biển. Các tàu bè Tây phường đi về Á châu. 

Vùng địa trung Hải cái nôi của nền văn minh hy la 

Sau khi kha luân bố tìm ra Mỹ châu nói theo quan điểm của người Tây phương thì nền văn minh được chuyển qua đại Tây dương. Tàu bè được sử dụng đưa người sang Mỹ châu khai thác cũng như bắt người phi châu làm nô lệ cho các nông trại ở châu Mỹ. Các nước hay thuộc địa được thành lập ở bờ biển của miền đông Hoa Kỳ giúp tạo dựng một nền văn minh đại Tây dương. 


Khi người Mỹ khai phá, cho thiết lập hệ thống đường xe hỏa đi về miền Tây Hoa Kỳ thì họ bắt đầu mua đất đai của người Pháp như vùng Louisiana vì ông napoleon cần tiền chơi trò đánh nhau. Chiếm đóng các xứ Âu châu thay vì dùng tiền bạc quân sự chiếm Mỹ châu thì có lẻ ngày nay Pháp quốc là một đế quốc lớn. Theo mình đó là sai lầm của ông napoleon thời đó. 

Khi Kha luân bố tìm ra Châu Mỹ giao thương bắt đầu đại Tây dương   Nhìn nền văn minh đại Tây dương hình thành thì chúng ta có thể hình dung các nền văn minh đây đó các đoàn quân chiêm đóng rồi bắt thiên hạ nói tiếng của họ. 

Mình có đọc cuốn sách kể về vua nga hoàng Peter the great. CẢi trang đi viếng các nước Âu châu thì khám phá ra nước nhà quá lạc hậu nên cho cải cách xây dựng nga hoàng thành một đế quốc. Năm 1725, ông ta cho người đi thăm dò vùng Alaska nên chiếm luôn vùng này. Có vài bộ lạc ăn cá bắt cá không đáng kể. 


Vào đầu thế kỷ Hoa Kỳ tiến về phía Tây nên đụng độ giữa các người Mỹ đi săn và nga. Nga hoàng không có tài Chánh nhân lực để để cho một đạo quân trú đóng ở Alaska. Số người Mỹ đến vùng này săn thú đông hơn người nga sinh sống tại đây gấp 4 lần. 

Ảnh chụp Hoa Kỳ mua Alaska từ sa hoàng 

Đến khi sa hoàng thất trận tại cuộc chiến Crimea mà ngày nay Putin xâm chiếm nên hết tiền. Buồn đời nga hoàng mới kêu thôi không giữ được thì bán cho bọn Mỹ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ tên William Seward kêu gọi quốc hội mua vùng đất này với giá $7.2 triệu. Vào ngày 18/10/1867, Alaska được giao nhượng cho Hoa Kỳ. Hiện nay có một thành phố mang tên ông ngoại trưởng này mà mình sẽ ghé lại. 


Mua xong thì Hoa Kỳ để đó. Cho người Mỹ bò đến đây săn thú thì vô tư đến khi họ khám phá ra mõ vàng tại Yukon thì dân chúng Mỹ đổ Xô đi tìm vàng khiến vùng này phát triển. Alaska được trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ vào năm 1959. 


Rất vui khi đi viếng Alaska nhất là có anh bạn thích chụp hình cho mấy bà. Khỏe đời. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Thăm hàng xóm xưa nhận bà con

 Thăm hàng xóm nhận bà con


Hôm nay mình ghé thăm chị hàng xóm xưa ở Đà Lạt. Chắc độ 55 năm không gặp lại từ khi gia đình chị dọn sang đường Phan đình Phùng bên cạnh tiệm thuốc Tây Lâm Viên. Mấy lần trước lên đây mình quên đi thăm. Hai chị em ngồi nhắc lại chuyện xưa ở xóm. Mẹ chị cứ mỗi lần mình đi ngang nhà là cứ kêu thằng cu đen đi mô rứa. Nhớ chị có nhiều em như chị Cúc rồi anh Phúc rồi đến Đức đâu bằng tuổi mình. Sau này dọn đi cũng sinh thêm một đoàn thì mình không nhớ.  Mình nhớ khi xưa hay sang nhà chơi với hai ông thần này. Chị ta kể ông em đều chơi với thằng Dư, đá gà về bị bà mẹ đem ra Khệnh một trận nhớ đời. Mình hay theo tên này đi chơi khi xưa và em gái hắn tên Thúy đến khi gia đình hắn dọn lên Ban Mê Thuột. Trong xóm dạo đó có nhà bà Kiếm gốc Quảng Trị có người con trai tên Sữu sau này làm thợ sửa xe gắn máy bắn cho ông cụ mình chiếc xe BS, lấy con gái ông hàng thị ở dưới chợ. Nghe nói sau này sì ke chết. 

Ngồi nói chuyện với anh chồng thì khám phá ra bà con với bên ngoại mình vì mẹ anh ta bà con với ông tướng Nguyễn Chánh Thi, làng Dưỡng Mong. Ông ngoại mình là em chú bác ông tướng này. 

Mình nhớ khi xưa sau 75 thì có xem một tờ báo việt ngữ có mấy trang toàn là tin tức tìm người thân sau khi chạy giặc ra Hải ngoại. Mình có gửi thư tìm tin tức gia đình vì mất liên lạc với gia đình từ tháng 1 năm 1975. Sau đó nhận được thư của thầy Chử Bá Anh, hiệu trưởng trường Văn Học, thủ môn Rớt của đội banh cảnh sát quốc gia Đà Lạt, than đang theo dấu chân Phật bên Ấn Độ và anh này. Anh ta nhờ mình gửi thư về Việt Nam cho vợ con anh ta. Dạo ấy chưa có đường bưu điện Việt Nam và Hoa Kỳ. Rồi bên Việt Nam gửi sang cho mình rồi mình gửi qua Mỹ làm nhịp cầu sông có thể cạn, Hoa Kỳ có thể xa nhưng mối tình hữu nghị vẫn đời đời bền vững. 8 năm sau gia đình anh ta mới đoàn tụ. Mình hỏi lý do anh chạy di tản bỏ là vợ con. 

Anh ta kể là hôm anh ra tòa đại sứ Mỹ đưa tiễn gia đình ông anh, anh ta đi theo như chia tay với gia đình ông anh. Bà chị dâu đi học ở Hoa Kỳ về nên nói chi với lính gác cổng thì họ mở cửa cho gia đình ông anh đi vào. Anh lớ quớ chưa biết giải quyết làm sao với đứa cháu bồng trên tay vì hai vợ chồng xách Vali đồ đạc thì phía sau làn sóng người Việt chạy di tản đẩy anh ta vào cổng thì lính Mỹ to cao có đến 3 tên đứng gác, ra tay súng ống để chận lại rất khó khăn mới khóa cổng rồi khóa chốt lại. Anh ta kêu vì không biết tiếng anh nên dùng chỉ ngữ, chỉ chỉ chỏ chỏ muốn đi ra thì lính Mỹ kêu không được. Thế là anh ta chới với bắt đầu khóc một dòng sông Sàigòn trước Đức Huy. Trực thăng đáp xuống tòa đại sứ bốc ra tàu Mỹ. Chiều đó đang đứng nhìn về quê hương xa xăm, nơi vợ con anh ở lại thì bỗng nhiên có ông thần kêu xít ra rồi bay xuống biển như thi thế vận hội lộn nhào. Kinh

3 ông lính Mỹ bay xuống rồi quăn phao ra kéo lên. Sau này anh ta làm quen hỏi lý do gì nhảy xuống biển. Ông thần kể bị con Bồ xù nên giận đời vì thấy mình quê nên đăng lính nhảy dù vì nghe nói nhảy dù dễ chết nhưng lại di tản nên Chán Mớ Đời, nhảy xuống biển không dù như lính Hải quân. 

Đi chơi ở chợ Pike thấy mấy con heo thì tối mò. Ngủ lâu dốt sớm như mình thì đoán là chợ này khi xưa bán heo nhưng để kiểm chứng mình thấy bà Mỹ đứng bán bên cạnh tượng con heo nên hỏi. Bà ta cho biết là khi họ muốn trùng tu lại khu chợ này, họ đột phá tư duy làm mấy tương heo mà người Mỹ gọi heo ống piggy bank. Để khắp nơi để dân cư cho tiền. Nay chỉ còn vài con. Mùa hè đến Seattle thì nên đến viếng chỗ này. Mình thấy nhiều quán ăn Tây nên không hiểu vì có dính dáng gì lịch sử Tây hay chỉ là phong trào thích Tây. Không có thì giờ tìm hiểu thêm về khu vực này. 

Gặp lại chị hàng xóm thì bao nhiêu hình ảnh âm thanh trong xóm xưa hiện về. Hai chị em kể cho nhau nghe ai ai khá vui. GIa đình chị ta xem như một trong những gia đình kỳ cựu ở xóm mình. Đến ở trước gia đình Vì chị nhớ đến những gia đình ở trước kia rồi dọn đi. Còn những gia đình dọn về sau Mậu Thân thì không nhớ. 

Anh ta kể gốc Huế nhưng gia đình vào Sàigòn vì ông cụ làm cho ngân hàng quốc gia. Đi học ở Sàigòn năm đầu tiên không có được một thằng bạn, tụi học chung lớp không chơi với anh ta. Lý do là chúng không hiểu giọng Huế của anh ta mà anh ta cũng không hiểu thằng nam kỳ ăn  giá sống nói gì. Sau này mới từ từ chuyển giọng nam nên nay nghe anh ta nói giọng nam đặc. Anh ta học trường Võ Trường Toản, nữ sinh Trưng Vương thì thích nam sinh Chu Văn An còn họ kêu trai vtt như khỉ sở thú. Ông cụ đi làm oai lắm ai cũng nể đến khi ông Nguyễn Chánh Thi bay chức thì hết được trọng dụng nên về hưu luôn. 

Sang Mỹ thì lúc đầu ở trại bên Florida rồi được chuyển xuống Alabama đợi gia đình nào bảo trợ. Được một gia đình ở Seattle bảo trợ nên về vùng mưa quanh năm suốt tháng cư ngụ. Anh ta kể tiếng anh chưa biết nên bà vợ ông mục sư, bảo lãnh nói thì bà ta hiểu anh ta nói thì anh ta hiểu. Anh nói người Mỹ rất tốt giúp đỡ dạy tiếng anh rồi kiếm việc làm tay chân cắt cỏ này nọ. Nhớ vợ con quá nên anh ta bay qua Pháp vì nghĩ pháp có liên lạc với Hà Nội. Tại đây họ đuổi cổ anh về lại Mỹ. Bà mục sư dạy tiếng anh bằng cách đem ra cuốn kinh thánh dày 800 trang khiến anh ta ngất ngư luôn. Nói đến học tiếng anh mình nhớ khi xưa ở Đà Lạt, mình và thằng Nguyên có mộng đi du học nên rủ nhau đến đường yagut của hội thánh tin lành Mỹ để học anh ngữ, tập đàm thoại. Ngày đầu tiên tới họ giảng về chúa ki tô chết rồi 3 ngày sau sống lại khiến hai thằng ý ớ bỏ học luôn. 

Nơi hàng rào họ treo mấy cái tag đề tên các cặp yêu nhau thể sống chết với nhau rất lịch sự thay vì mua ổ khóa móc vào. Rất lịch sự. 

Ông mục sư ghi tên cho anh học ESL rồi có lớp học toán nên họ ghi tên cho anh. Anh ta là kiến trúc sư nên dễ nên làm bài tập được trong khi con của ông bà mục sư bảo trợ lại ngủ lâu dốt sớm trước những bài tích phân nên họ xin tiền cho anh ta đi học đại học và ra kỹ sư. Đi làm gửi quà về cho vợ con rồi khi đoàn tụ thì khởi đầu cuộc sống chính thức tại Hoa Kỳ. 

Bảo lãnh bố mẹ vợ sang thì mỗi ngày đi làm về, mẹ vợ kêu nhớ Việt Nam quá cho về lại Việt Nam. Sau này cho về ở được mấy tháng lại chạy về Mỹ không hợp với lối sống tại Việt Nam. Hai bác nay còn sống. Bác trai trên 103 tuổi. Anh ta nói ở Việt Nam thì tiêu rồi bên này y khoa chăm sóc kỹ nên còn đi chơi với con cháu tuy phải ngồi xe lăn cho dễ dàng di chuyển. 

Người vô gia cư khá đông

Ngồi nói chuyện xong phải đi gặp đồng chí gái với thân hữu để chụp hình nên lấy Uber đi về. 

Anh ta tiễn mình ra cổng nhưng không biết có dịp gặp lại hay không. Mình không thích khí hậu Seattle vì lên đây lúc nào cũng mưa nhưng kỳ này thì mùa hè nên nắng ráo rất dễ thương. Cũng thấy cảnh người vô gia cư dăng lều ngủ bên cạnh xa lộ. Không biết khi mưa gió lạnh thì sao. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ảo tưởng tự do và dân chủ

 Tự do hay Dân chủ


Mình không hiểu sau vụ tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng Hoa Kỳ trên và 80 tuổi, Joe Biden và Donald Trump, người Mỹ nghĩ gì khi thấy ông Biden lặp bặp không biết ông ta đang nói gì rồi sau khi tranh luận bà vợ dẫn ông Biden xuống cấp thang cấp để tránh bị ngã. Mình thì hiểu rằng từ 3 năm qua, xứ Mỹ này không phải do tổng thống Biden nắm quyền hành mà ai đó ở phía sau hậu trường. 

Những hình ảnh của buổi tranh luận cho thấy chúng ta bầu cho nhân vật mình nghĩ sẽ làm theo chính sách mình ủng hộ mà do các Tay tư bản, thế lực nào, đứng phía sau chính trường lũng đoạn, đưa ra các chính sách làm lợi cho họ. Nói chung thì các chính trị gia chỉ là các con rối do những người này chi tiền để đắc cử và làm theo ý họ.

Gần đây người ta thấy nhiều đại biểu quốc hội từ chức hay bị đưa ra toà về tội tham nhũng, ăn tiền của xứ khác để lãnh tiền cho cá nhân. Họ làm chính trị không phải để giúp cộng đồng phát triển mà để làm lợi cho họ cũng như những người chi tiền cho họ ra tranh cử.


Hồi nhỏ, mình nghe nói đến tổng thống trẻ John F Kennedy, đem lại cho người Mỹ một niềm tin và hy vọng vào tương lai trong cuộc chiến tranh lạnh. Với những bài diễn văn nổi tiếng, nói với giới trẻ Hoa Kỳ là đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc. Khiến các thanh niên Hoa Kỳ xung phong tham gia các đoàn tình nguyện quân Hoà Bình (Peace Corp), đi khắp thế giới để giúp các làng mạc. Giới trẻ miền Nam khi xưa, bị ảnh hưởng cũng có những phong trào thanh niên phụng sự xã hội, về quê làng, đào giếng,… 

Khi Liên Xô cho phi hành gia Yuri Gagarin lên không gian thì ông Kennedy đọc bài diễn văn nói về chương trình không gian giúp người Mỹ đặt chân lên mặt trăng. Nếu ai viếng thăm trạm không gian NASA ở Florida thì nên nghe bài diễn văn này. Không những ông Kennedy gây dựng niềm tin cho dân chúng Hoa Kỳ mà cả thế giới khi ông đến Tây Bá Linh, đứng trước bức tường ô nhục và tuyên bố: “ich bin Ein Berliner”, được thế giới xem Hoa Kỳ là ánh đuốc dẫn đường các quốc gia tự do chống lại thiên đường cộng sản mà Liên Xô đang dẫn dắt nữa khối kia.

Năm nay có hai ứng cử viên già khú đế ra tranh cử tổng thống. Đi du lịch ở ngoại quốc, dân địa phương hỏi mình sao Hoa Kỳ không có người tài giỏi hay sao mà để cho hai ông già hạnh đấu đá với nhau, lãnh đạo quốc gia. Cho thấy Hoa Kỳ đứng trước bế tắc, không còn ý tưởng mới để hướng dẫn người Mỹ về tương lai cho thế hệ trẻ đi tới. Đảng Cộng Hoà chỉ biết nói về di dân (immigration) cho cuộc bầu cử sắp tới, đuổi cổ di dân lậu về nước, còn đảng Dân chủ thì chưa biết sẽ dùng đề tài gì để hốt phiếu. Phải đợi đại hội của Đảng này tháng 8 này.


Nay Chán Mớ Đời với ông Biden, họ đưa bà Kamala Harris lên, bỏ mặt 14 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ ông Biden, đại diện họ ứng cử tổng thống. Viện cớ là không có thì giờ để Đảng dân chủ đi bầu lại. Nếu đi bầu vòng sơ khởi lại thì chắc chắn có người tài giỏi hơn bà Harris ra ứng cử. Ứng cử phải có tiền để quảng cáo trên truyền hình, và mạng xã hội cho nên ai có ít tiền là ngay đơ ở vòng đầu. Vậy chúng ta đâu có thể gọi là dân chủ thật sự. Mình sẽ bầu cho ông Robert Kennedy Jr., con của ông Robert Kennedy bị ám sát khi đang thắng thế khi ra tranh cử tổng thống vào năm 1968, khiến sau này ông Ted Kennedy, em, không dám tranh cử tổng thống. Chỉ dám lêu bêu ở thượng viện dù có tham vọng.


Mình chỉ biết giải thích là Hoa Kỳ do các tài phiệt lãnh đạo, các công ty đa quốc gia, các chính trị gia chỉ là con rối của họ. Người tổng thống cuối cùng không nghe lời thì bị họ ám sát. Đây không phải là thuyết âm mưu. Mà sự thật đã diễn ra từ lâu.

Thuốc này ra thị trường suốt 5 năm, khiến 140,000 người Mỹ bị đột quỵ và 60,000 chết trước khi được rút khỏi thị trường. 

Ở Hoa Kỳ, muốn ra ứng cử thị trưởng hay nghị viên thành phố, ở Cali thì phải có một khoản tiền độ $200,000-$300,000. Muốn ứng cử đại biểu quốc hội thì phải có quỹ tranh cử tối thiểu $1.5 triệu, còn ứng cử thượng nghị sĩ thì mất tối thiểu 12 triệu còn tổng thống thì 1 tỷ đô la. Ai có tiền để tranh cử? Chỉ có cách là đi quyên tiền bá tánh. Khi bá tánh cho tiền thì sau khi đắc cử thì phải trả lễ khi họ cần nhờ vả này nọ. Bá tránh ngày nay là những tỷ Phú, xin nhắc lại là tỷ Phú còn triệu Phú thì không nhằm nhò gì cả. Như vậy các đại biểu đâu còn vô tư, công tâm nữa, chỉ lo cho mấy người ủng hộ tài chính cho mình. Người bỏ tiền giúp tranh cử $1,000 thì họ muốn lấy lại nhiều hơn. Ở Âu châu thì hình như ai ra tranh cử, được chính phủ hay thành phố, cho 1 số tiền đồng đều để làm quỹ tranh cử. Bác nào ở Âu châu thì cho em rõ thêm tin tức. Có lẻ sau này thay đổi.


Từ khi làm nông dân, mình tìm kiếm tài liệu về nông nghiệp thì thất kinh. Điển hình, FDA cấm nông dân bán sữa tươi cho khách tiêu dùng. Lý do là chưa được nấu (pasteurization) để sát trùng. Quy định của FDA, một tổ chức mà đa số là cựu nhân viên của những công ty thực phẩm, dược phẩm, được bổ nhiệm vào các cơ quan này. Cơ cấu cả rồi. Khi nấu sữa thì bay hết chất bổ vì vậy họ mới dán nhãn hiệu Non Fat hay 2% Fat... Cho nên bù trớt. Mình xem phim tài liệu, thanh tra đến các nông trại, nơi chứa sữa tươi chưa được sát trùng như nông dân là tội phạm và đập bể hết các thùng sữa tươi. Mình có anh thợ có nuôi dê ở nhà nên lâu lâu anh ta ghé vườn tặng mình một lít sữa dê tươi để uống. Cực ngon.


Thật ra, khi nuôi bò lấy sữa, nhiều khi không để ý, không gian có thể bị nhiễm trùng khiến khách tiêu dùng bị đau ốm, lây lan cho nên họ đưa ra quy định phải sát trùng trước, tương tự trứng gà bắt buộc phải rửa này nọ. Anh nuôi gà, đâu có thì giờ hay tiền bạc để có máy rửa trứng nên phải bán rẻ cho công ty lớn. Nuôi gà hay heo hay bò ngoài đồng thì khi làm thịt, phải theo quy định này nọ trong khi các công ty lớn nuôi heo bò trong các nhà máy, không di chuyển, được cho ăn toàn là các hạt Ngô GMO này nọ thì không sao. Họ xịt thuốc DTT hay cho máy bay rãi thuốc sát trùng khắp ruộng đồng, gió heo may thổi đến làng bên cạnh thì không bị hạch hỏi gì cả. Bắt nông dân phải trồng hạt giống của họ bán nếu không sẽ bị phạt… xem như làm nông dân thì không giàu. Hạt giống GMO được bằng sáng chế. 1 kí lô hạt cà chua được bán với giá $350,000, hơn cả kim cương. Nông dân bị bắt buộc mua nếu không bị thưa kiện nên nghèo. Xem đường dẫn https://www.haaretz.com/2007-02-26/ty-article/tomato-seeds-for-350-000-a-kilo-anyone/0000017f-db6b-df62-a9ff-dfff94820000

Xem thống kê người Mỹ chết vì thuốc lá, thuốc dược phẩm và cần sa

Có rất nhiều chương trình giúp đỡ nông dân Hoa Kỳ nhưng rất ít đến tay người nông dân chất phát, mà các công ty thực phẩm lớn lãnh hết.

Nông dân nghèo đâu có tiền để có hệ thống sát trùng, đóng chai hay hộp nên phải bán sỉ cho các công ty lớn chuyên mua sữa rồi nấu bán với giá cắt cổ. Họ dìm giá nông dân mệt thở. Các nông dân nào ở Cali phải lái xe qua biên giới của tiểu bang không cấm bán sữa tươi để bán hàng tuần.


Hay vụ trồng bơ ở Cali. Mình nói chuyện với mấy ông chủ nông trại người Mỹ trồng bơ lâu năm. Họ cho biết khi xưa, trồng bơ có ăn đến khi Hoa Kỳ cho nhập cảng bơ từ Mễ Tây Cơ là con buôn dìm giá theo giá của họ cho vì họ mua của Mễ Tây cơ nên giá bơ rẻ như bèo. Các siêu thị đều dìm giá hết.


Vào siêu thị chúng ta thấy đầy các thức ăn, muốn lựa gì thì lựa. Cứ xem là tự do nhưng chúng ta không có lựa chọn vì sữa tươi có tất cả các sinh tố tốt không được bán, chỉ mua được sữa do họ nấu rồi bỏ thêm các sinh tố vớ vẩn mà khoa học cho hay không hiệu nghiệm. Mình có xem một phim tài liệu của người Pháp. Họ khám phá ra thức ăn ngày nay chỉ có 40% chất lượng, sinh tố so với trước năm 1950. Có bà đầm, buồn đời vào thư viện, tình cờ thấy cuốn sách nói về cây trái, rau cải có bao nhiêu sinh tố. Bà ta cho thử nghiệm dựa theo chi tiết của cuốn sách xưa thì khám phá ra các hoa quả kém chất lượng đến 61%. Kinh


Năm 5 ème học địa lý Hoa Kỳ, ông Tây giảng là nông dân mỹ trồng lúa năm nay, sau đó để trống một năm, cho bò ra ăn cỏ ị trên cánh đồng, sang năm hay 2 năm sau mới trồng lúa lại. Phân hữu cơ tốt cho lúa này nọ. Ngày nay, các công ty đa quốc gia sử dụng hàng năm, không còn để trống nuôi bò nữa. Họ trồng xuống đất toàn là chất hoá học để khiến lúa tốt này nọ với hạt GMO.


Hôm qua, mình xem tài liệu về hoá chất PFAS mà các công ty Mỹ sử dụng. Kết quả ngày nay 99% người Mỹ đều có lượng PFAS tổng người. Người ta kiện công ty 3M 12.5 tỷ ở Minnesota, nơi tổng hành dinh của công ty này. Thậm chí người dân ở hải đảo Faroe, ở Bắc Đại Tây dương, xa cách nền văn mình âu châu, được xem là thiên đường với những cảnh đẹp hùng vĩ, chỉ có 50,000 dân cư đều bị dính PFAS. Lý do là họ có truyền thống giết cá voi để ăn thịt mà cá voi ăn gì ngoài biển đều bị nhiễm PFAS, đưa đến con nít bị thay đổi DNA, ung thư đủ trò. Có lẻ họ không dám nghiên cứu về vấn đề này. Nguyên nhân ngày nay bệnh ung thư nhiều là vì 14,000 hoá chất do con người sử dụng trong công nghệ. Đại loại quần áo, giày dép chúng ta bận đều có chất PFAS. Chúng ta hay nghe bác sĩ khuyên là trong dầu cá có chất chì này nọ vì biển cả bị ô nhiễm.


Nói về dược phẩm, cách đây không lâu có loại thuốc Vioxx ra đời, khiến hơn 140,000 người Mỹ uống bị đột quỵ và 60,000 người Mỹ qua đời sau 5 năm được bán trên thị trường, và bác sĩ kê toa. Cuối cùng được ngưng bán sau 5 năm, và công ty dược phẩm Merck thu lời trên 2.5 tỷ đô la. FDA vẫn tiếp tục cho phép công ty này bán thuốc suốt 5 năm liền. Người chết kiện ai.

Số tiền chính phủ Hoa Kỳ chi hàng năm trong cuộc chiến chống ma tuý để bảo vệ quyền lợi cho các công ty dược phẩm bán thuốc giảm đau này nọ.

Theo data thì mỗi năm có 106,000 người Mỹ chết vì uống thuốc do FDA phê chuẩn còn chết trong bệnh viện do thuốc bác sĩ kê toa lên đến trên 200,000. Người ta viện lý do là y tá mệt này nọ nên có thể lầm lẫn. Mỗi người có cơ địa khác nhau, một dose dành cho người Mỹ to lớn mà cũng cho một người Á đông nhỏ bé uống thì xem như quá liều. Vấn đề là FDA đâu có người để khảo nghiệm xem thuốc của các công ty dược phẩm được phép bán cho công chúng. Họ chỉ dựa theo các nghiên cứu do các công ty dược phẩm báo cáo. Thế là ngọng. Vì công ty dược phẩm chỉ đưa ra những nghiên cứu tố thành còn hậu chứng này nọ thì cho qua.


Như trường hợp thuốc Ketek, công ty dược phẩm bựa ra về sự hiệu nghiệm, FDA phê chuẩn sau này FBI điều tra này nọ. Có một công ty dược phẩm chế ra thuốc trị bệnh béo phì, nên mình có mua cổ phiếu trước khi FDA chấp thuận, nay lên 50% nhưng dạo này các công ty khác đang đánh kêu không hiệu nghiệm như đã nói từ lúc mình mua, khi liên Hiệp Âu châu chấp thuận. Một viên giá $2,000.

Như vụ COVID, chỉ có 3 công ty dược phẩm được chính phủ Hoa Kỳ cho phép bán thuốc chích ngừa mà hậu quả ngày nay cho thấy có nhiều người bị lộn xộn vì thuốc ngừa chưa được kiểm chứng. Mình có hai người bạn, chích xong mũi thứ 1 là bắt đầu ngọng, bệnh tùm lùm, ngơ ngơ ngáo ngáo, hết dám lái xe, nghỉ hưu luôn. Chúng ta nói tự do nhưng bị bắt buộc chích ngừa. Mình nghe nói là con nít ngày nay bị bệnh tự kỷ ám thị đến 10% là do hậu quả của chích ngừa. Mình có hỏi một anh làm về ngành này thì anh ta gật đầu nhưng chưa có tài liệu rõ ràng về vụ này. Họ kêu là trong thuốc chích ngừa có sử dụng loại háo chát nào để bảo quản rất tai hại. Anh có tự do nhưng nếu không có giấy chứng nhận đã tiêm thuốc ngừa thì không được lên máy bay, xe đò,…


Anh ra phi trường phải đi qua máy xét rà. Đúng để bảo vệ cho chuyến bay. Vấn đề là người bộ trưởng Home Land Security, Chikoff hay gì đó, tuyên bố các phi trường khắp Hoa Kỳ sẽ phải gắn hệ thống ống tròn tròn, chúng ta phải bước vào để tay lên đầu cho quang tuyến chụp. Sau này ông ta nghỉ hưu và làm cố vấn cho công ty gắn hệ thống an ninh này. Đây là tham nhũng.


Nói về marijuana mà chính phủ Hoa Kỳ bỏ tiền ra rất nhiều để chống, bắt bớ này nọ qua cơ quan DEA. Theo thống kê thì thuốc lá giết hại người Mỹ trên 440,000 người Mỹ/ năm, 106,000 người Mỹ chết vì thuốc do FDA phê chuẩn, 2 người Mỹ bị chết vì uống sữa tươi, và không ai chết vì hút cần sa. Tại sao chính phủ Hoa Kỳ mỗi năm bỏ $51,000,000,000 để dẹp bỏ vụ mua bán cần sa,… lý do là để các công ty dược phẩm bán thuốc giảm đau như oxycotin mà mình đã có kể mà dòng họ bán thuốc này lời kinh khủng , sau bị thưa kiện phải trả 8 tỷ nhưng không dính dáng tới họ, không đi tù. Họ bỏ tù đầy những người có cần sa trong người vì rẻ hơn là các thuốc giảm đau của công ty dược phẩm.


Từ 75 năm qua, các báo chí nói đến cần sa xem như là đồ gì nguy hiểm nhưng có một hội tên gì quên, kiện DEA thì quan tòa phán là cần sa là loại thuốc chữa bệnh không nguy hiểm. Tại sao chính phủ Hoa Kỳ không cho phép cần sa được sử dụng như một loại thuốc trị bệnh, sẽ khiến đường phố bớt bạo lực, băng Đảng bắn nhau, chính phủ kiếm thêm tiền thuế như bán thuốc lá hay rượu bia. Nên nhắc lại có trên 440,000 người Mỹ chết hàng năm vì thuốc lá. Cả trăm ngàn người chết vì uống rượu và tuyệt nhiên không ai chết vì cần sa.


Drug Free America do các công ty dược phẩm lập ra mà họ lại bán thuốc chống đau nhức, tâm thần đủ loại. Cho thấy sự đạo đức giả ở đây.


Nếu nhìn kỹ hơn thì các công ty dược phẩm, cảnh sát, DEA và các công ty phục hồi đều chống sự hợp pháp hoá cần sa. Khi anh bị bắt vì sử dụng cần sa. Họ hỏi muốn vào các trung tâm phục hồi, cải tạo hay đi tù. 80% là chọn đi cải tạo giúp các trung tâm phụ hồi nhân phẩm làm giàu. DEA sẽ hết tiền phải sa thải nhân viên. Mình nhớ dạo con mình mới lên trung học nên đi xem cuộc nói chuyện về cần sa, ma tuý ở trường. Có cảnh sát và một ông đại diện một trung tâm cai nghiện. Có 3 học sinh của trường lên nói là 1/3 học sinh ở trường hút sì ke rồi ông giám đốc trung tâm cai nghiện lên nói, đem con ông bà đến trung tâm tụi này,… giá phải chăng. Chán Mớ Đời 


Chúng ta nói đến tự do. Tại sao chính phủ không cho chúng ta tự do tự huỷ diệt bằng cần sa. Vì hút thuốc, uống rượu hay uống thuốc chống đau của công ty dược phẩm là từ từ giết chúng ta. Chúng ta có ảo tưởng tự do.


Nói đến điểm quan trọng nhất là tiền bạc. Tại sao chính phủ đưa ra nhiều quy định bắt các công ty nhỏ, ít tài chính tuân theo trong khi các công ty lớn lại bất chấp. Lý do là để bảo vệ người Mỹ nhưng trên thực tế các công ty tài Chánh lớn muốn giới hạn các công ty tài chính nhỏ. Nhớ năm 2008, chính phủ ra tay bảo kê các công ty tài chính lớn, cúng tiền ủng hộ tống thống Obama. Điển hình công ty Solyndra ủng hộ $500,000 cho ông Obama tranh cử. Khi nhậm chức, chính ông Obama ra lệnh cho công ty này vay $535,000,000 rồi tổng giám đốc công ty vớt $100,000,000 đi chơi, rồi cho công ty phá sản. Ai trả? người Mỹ đóng thuế trả. Mình tìm lại bài báo của Washington Post cho trung thực hơn nhưng bài báo đó tìm lại không được. Nên tải lại đây bài của trang khác. Ai buồn đời thì tìm thêm cái tài liệu khác để đọc, đừng đọc mấy tờ báo của Đảng cộng hoà. Xem như chống Obama và đảng Dân Chủ. Nên tìm đọc những tài liệu do ký giả trung thực, không theo bên nào hay báo ngoại quốc.

https://www.factcheck.org/2011/10/obamas-solyndra-problem/


Vấn nạn ngày nay, là các đại biểu quốc hội sau khi mãn nhiệm kỳ, họ lợi dụng sự quen biết trong quốc hội nên được các công ty trả lương để làm Lobbyist. Họ biết các ngõ ngách cúng tiền cho ai, cơ quan nào trong quốc hội để được luật lệ thảo có lợi cho các công ty được thông qua. Mình đọc tài liệu thì các đại biểu quốc hội không có thì giờ soạn thảo luật, để các luật sư của các công ty thảo dự luật rồi họ trình trước quốc hội để biểu quyết. Tự do, dân chủ bị mua chuộc. Kinh


Điển hình ông Jacob Lew được Citigroup cho bonus $900,000 khi ông ta rời công ty để nhận việc ở bộ tài chính Hoa Kỳ. Đến khi 2008, khủng hoảng kinh tế, Citigroup được chính phủ bảo kê 45 tỷ đô la, không bị phá sản, nay là một trong những ngân hàng lớn nhất trong khi các ngân hàng nhỏ bé bị banh ta lông và được họ thu mua lại nhờ sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ. Henry Paulson, bộ trưởng tài chính của Hoa Kỳ, cựu tổng giám đốc của Goldman Sachs, kêu chính phủ bảo kê công ty này khi cuộc khủng hoảng 2008. Nhận được 10 tỷ đô la. 


Để nói thêm về ông Paulson mà thiên hạ như ông Warren Buffett ca ngợi. Khi ngân hàng Indy Mac bị phá sản, ông ta và đồng bọn mua lại với sự bảo kê của chính phủ với giá 70% của ngân hàng này. Nếu họ bán các bất động sản mà lỗ thì chính phủ sẽ bù lại cho họ. Khi có một ông Mỹ quen gửi cho mình video vụ này thì mình nhờ mấy người đi kiếm nhà của Indy Mac, bị tịch thu để mua. Có 4 căn nhà mình trả $25,000/ căn thì họ bán vì khu không được an ninh lắm và mấy căn giá $50,000/ căn vì chính phủ sẽ trả bù tiền lại cho họ. Khi xây cất 1 căn nhà dạo ấy, tốn ít nhất cũng $150,000. Cho thấy sự tham nhũng trong cách làm ăn tại Hoa Kỳ.


Có ông Jon Corzine, cựu thượng nghị sĩ, thống đốc của tiểu bang New Jersey, cựu giám đốc của Goldman Sach, tổng giám đốc công ty MF Global, bị quốc hội hỏi chuyện vụ công ty này bị phá sản thì ông ta trả lời không biết 1.2 tỷ đô la của công ty tự nhiên biến mất. Tổng giám đốc mà đứng trước quốc hội kêu không biết. Ông Gensler, được Obama chỉ định nhiệm vụ kiểm soát tài chính, là đàn em của ông Jon Corzine ở Goldman Sach, không điều tra gì nữa hết. Xong om. 


Chúng ta nghe nói tự do và dân chủ. Đó là ảo tưởng vì chúng ta không có quyền chọn lựa. Họ đưa ra 2 ứng cử viên, không đề xướng chương trình gì cho tương lai, chỉ để hai bên chửi bới nhau cho vui. người Mỹ chia ra làm hai phe: bên tự xưng là Xanh, bên tự kêu là Đỏ. Họ bỏ thời gian lên mạng chửi bới những người không quen biết tỏng khi các mạng xã hội tha hồ bán quảng cáo. Em thì rất sợ bầu cử này. Nên đang nghiên cứu cách chuyển tiền quỹ tiết kiệm hưu trí vào đâu để lỡ lộn xộn, sau bầu cử, thì có đường mà chạy, không mất tiền hết.


Em nghĩ mấy bác cũng nên nghiên cứu, đừng có mắc mưu bọn chính trị gia chửi nhau trên mạng. Cuộc đời rất ngắn nên chúng ta thay vì vợ chồng cãi nhau nên bỏ hết thời gian chửi bới những người không quen trên mạng, sẽ cảm thấy cuộc đời rất đẹp. Vợ chồng đều huề, hạnh phúc vì đã thắng chửi trên mạng. Rồi khi thị trường chứng khoán banh ta lông lại đổ thừa cho vợ con.


Càng viết càng Chán Mớ Đời để hôm nào rảnh kể tiếp (còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn