Hôm qua thấy hình ảnh mấy bà đầm nữ quyền, phơi ngực, sơn người đủ trò đi biểu tình ở bên Tây khiến mình thất kinh. Không thấy đẹp đẽ gì cả. Xét về Mỹ thuật dưới con mắt của con người xã hội chủ nghĩa, là cái đẹp của sự dấn thân, hy sinh cho cách mạng. Người đẹp cách mạng của Pháp quốc Marianne Mỹ miều hơn.
Mình có kể vụ nam quyền, nữ quyền tại Hoa Kỳ rồi khiến xã hội loạn lên, phụ nữ được bảo bọc rồi mấy đứa con lại lêu bêu vì người mẹ không muốn cho gặp bố. Mình có quen một anh, về Việt Nam lấy vợ, có hai đứa con. Một hôm buồn đời mình nghe anh ta than là vợ kêu ly dị vì gặp lại người tình xưa ở Việt Nam. Tình cũ không rủ cũng tới. Vấn đề là cô vợ dọn qua tiểu bang khác, không cho anh ta thăm viếng hai đứa con. Gửi quà giáng sinh cũng bị trả lại. Cho thấy có con mà không được gặp cũng là một cái bất hạnh trong cuộc đời.
Theo thống kê hiện nay Hoa Kỳ có 18.3 triệu trẻ em sống không có cha. 85% trẻ ở tù, lớn lên không có cha. Thiếu vắng cha thường liên kết đến sự nghèo đói, học hành không xong và gia đình đổ bể. 70% trẻ ngụ trong các trung tâm cải huấn thường không biết cha mình là ai. 39% học sinh từ mẫu giáo lên đến trung học, không sống chung với cha. Trẻ em không sống với cha, sống trong cảnh nghèo, gấp 4 lần trẻ em sống với cha. Điều dễ hiểu nhất là lợi tức của người mẹ không bằng hai lương hàng tháng, dù người cha phải trả tiền cấp dưỡng nhưng nếu cha ở tù, không lẽ kêu bác Trump phụ cấp. Thêm học sinh không sống với cha bỏ học trước khi tốt nghiệp trung học gấp hai lần trẻ em sống với cha. Hàng năm có đến 3 triệu nam sinh không tốt nghiệp trung học trong khi Trung Cộng có đến 3 triệu sinh viên tốt nghiệp học. Mình có kể vụ này rồi. Cho thấy tương lai u ám của Hoa Kỳ nếu không cải tổ lại cấu trúc xã hội.
Cái này mới nguy hiểm, con gái mà không sống chung với bố có nguy cơ bị bệnh béo phì 100% so với những ai sống chung với bố. Trẻ vị thành niên có nguy cơ trở thành mẹ trước khi đến tuổi 20. Về chủng tộc thì 57% người gốc da đen sống không có cha, 31% người châu Mỹ la tinh, da trắng thì 21% còn á châu thì 16%.
Đọc mấy con số này khiến thất kinh. Lý do là gia đình là nền móng căn bản của xã hội, của đất nước mà ngày nay Hoa Kỳ bị trường hợp này, không biết sao cải thiện. Chắc người Mỹ cần xem lại những gì căn bản để thay đổi thay vì chửi bên Xanh bên Đỏ. Tại sao họ chửi nhau? Có lẻ họ không hạnh phúc, không hài lòng với đời sống nên tìm tiếng nói trên mạng xã hội.
Khi xưa mình nghe người lớn nói “con không cha như nhà không nóc, gái không chồng như nòng nọc đứt đuôi”. Mình sống với ông cụ từ năm lên 10 vì trước đó, ông cụ đi lính rồi làm công chức ở Ban Mê Thuột. Sau này mới được đổi về Đà Lạt, sống với ông cụ đâu được 7 hay 8 năm rồi đi Tây. Em mình thì ít hơn vì mới 1, 2 tuổi ông cụ đã đi tù cải tạo suốt 15 năm. Khi ông cụ được thả thì đã lớn tuổi nên mình rất phục bà cụ. Một thân một mình nuôi 10 đứa con không hư.
Con không cha hay không có sự hiện diện của người cha trong gia đình là một vấn nạn lớn ở Mỹ. Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ và các tổ chức như Sáng kiến Quốc gia về Vai trò Làm Cha, khoảng 24,7 triệu trẻ dưới 18 tuổi sống mà không có cha ruột ở nhà tính đến những năm gần đây. Đó là khoảng 33% tổng số trẻ em ở Mỹ, cao hơn hầu hết các quốc gia khác. Phân tích theo nhân khẩu học, con số rõ ràng hơn: 57% trẻ em da đen, 31% trẻ em gốc châu Mỹ la-tinh, và 21% trẻ em da trắng lớn lên không có cha. Còn da vàng là 16%. Xem như thấp nhất so với các chủng tộc khác. So sánh với năm 1960, khi chỉ 11% trẻ em nói chung sống trong gia đình một cha mẹ (phần lớn là không có cha), con số này đã tăng gấp ba trong sáu thập kỷ. Nhưng cũng có người làm đến chức tổng thống như ông Obama, hay bộ trưởng như ông bác sĩ Carson, da đen.
Không phải tất cả những đứa trẻ này đều hoàn toàn “không có cha” theo mặt tình cảm. Nhưng một số cha ở xa nhưng vẫn liên lạc, vì khi ly dị, người mẹ dọn đi nơi khác hay người cha đi tìm việc làm ở tiểu bang khác. Một số khác đang ở tù, và một phần lớn hoàn toàn vắng mặt. Chẳng hạn, khoảng 2,7 triệu trẻ có cha mẹ (thường là cha) trong tù, theo Quỹ Annie E. Casey. Sự khác biệt này rất quan trọng vì mức độ vắng mặt ảnh hưởng đến tương lai của đứa bé. Hình ảnh người cha nghiêm nghị, khiến đứa bé không dám làm bậy, có kỹ luật hơn.
Tại sao tình trạng này lại phổ biến ngày nay? Khó có thể xác định một cách rõ ràng. Có thể do luật phép phá thai khiến người ta vội vã giao hợp một cách vô tội vạ. Có thể ngày nay người Mỹ ít tin vào Thiên Chúa, đi lễ hay một đấng tối cao nào đó. Có thể Khoa Học trở thành tôn giáo mới, hay người Mỹ không còn những điều răn cấm, giúp con người sống theo đạo đức tôn giáo. Hay học đường được thầy cô cấp tiến hướng dẫn theo chủ nghĩa tĩnh thức, hay cha mẹ lo làm ăn nên không ngó ngàng đến sự giáo dục con cái trong gia đình.
Nhớ dạo mình làm việc ở Nửu Ước, ông thị trưởng Giuliani và cảnh sát trưởng Bill Bratton được xem như thánh sống, làm giảm tỷ lệ tội phạm. Đến khi thành phố Los Angeles mướn ông cảnh sát trưởng này thì tỷ lệ tội phạm không xuống nên cho về vườn. Sau đó người ta mới giải thích lý do trước đó 20 năm, Hoa Kỳ cho phép phá thai uống thuốc ngừa thai nên tỷ lệ con không cha giảm giúp tỷ lệ tội phạm giảm chớ không có thánh sống.
Có thể là một mớ hỗn độn enchilada của các yếu tố văn hóa, kinh tế đưa ra để giải thích cho sự nguy cập này:
- Sự suy giảm hôn nhân: Ít người kết hôn hơn—tỷ lệ kết hôn giảm từ 8,2 trên 1.000 người năm 2000 xuống 6,1 năm 2020. Số ca sinh ngoài giá thú hiện chiếm 40% tổng số ca sinh ở Mỹ (70% đối với trẻ da đen), và các gia đình chỉ có mẹ thường xuất hiện sau đó. Mình thấy nhiều gia đình thuê nhà, con 4, 5 đứa mà họ tên rất khác nhau.
- Ly hôn: Khoảng 40-50% các cuộc hôn nhân đầu tiên kết thúc bằng ly hôn, và sau ly hôn, cha ít có khả năng giữ quyền nuôi con chính, chỉ 17,5% cha có quyền nuôi con.
- Tù đày: Mỹ giam giữ nhiều người hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, khoảng 1,8 triệu người tính đến năm 2023. Với đàn ông da đen bị tù với tỷ lệ gấp sáu lần đàn ông da trắng, điều này ảnh hưởng nặng nề nhất đến các gia đình thiểu số, khiến 1 trong 9 trẻ da đen có cha trong tù. Họ cho biết nhiều gia đình không có $500 để đóng tiền thế chân khi bị lộn xộn với pháp luật nên phải vào tù ở đến ngày ra toà. Các nhà tù Hoa Kỳ đầy hết nên họ phải thả bớt ra, và chỉ bắt ai ở tù nếu ăn cắp trên $950.
- Áp lực kinh tế: Những người cha thu nhập thấp thường rời xa khi không thể chu cấp tài chính, nghèo đói làm tăng gấp đôi khả năng cha vắng mặt. Bỏ qua định kiến về “cha vô trách nhiệm”, một số nghiên cứu cho thấy nhiều người muốn ở lại nhưng cảm thấy xấu hổ hoặc bị cản trở bởi hoàn cảnh. Theo thống kê, mỗi năm tại Hoa Kỳ có đến trên 3 triệu con trai không tốt nghiệp trung học. Mình có kể lý do vụ này rồi.
- Thay đổi văn hóa: Quy tắc về gia đình đã nới lỏng. Sống chung tăng lên (15% trẻ em sống với cha mẹ chưa kết hôn), nhưng những mối quan hệ này kém ổn định hơn hôn nhân, thường tan rã và để lại mẹ một mình. Như người Mỹ hay nói : “easy come easy go”.
- Hình như sống chung hay có con trước khi thành hôn, không còn là một chuyện quan trọng nữa. Mình có hai thằng cháu, có con dù chưa lấy nhau. Chắc chúng chả bao giờ làm đám cưới vì lo nuôi con là oải rồi, sức đâu làm đám cưới.
Hiệu ứng lan tỏa của việc không có cha chạm đến gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống của một đứa trẻ đưa đến nhiều hậu quả khó đo lường cho tương lai của đứa bé.
- Các gia đình chỉ có mẹ đơn thân có khả năng nghèo gấp năm lần so với gia đình có hai cha mẹ, 47,5% so với 8,4%, theo dữ liệu Điều tra Dân số 2021. Thu nhập trung bình cho các gia đình chỉ có mẹ là 36.000 USD, so với 103.000 USD cho các cặp đôi đã kết hôn. Mình để ý mấy người mướn nhà, đổi chồng hay Bồ rồi có bạn trai khác ngay, để có người chung tiền trả tiền nhà. Mình đọc đâu đó, cho biết phụ nữ ly dị thì sau 1 năm phải dọn vô ở chung với một người đàn ông khác vì không đủ khả năng trả tiền nhà. Khi có con sớm thì học hành cũng khó mà đeo đuổi nên công ăn việc làm là tay chân, lợi tức thấp. Nhiều khi phải làm mấy công việc để có đủ tiền trả tiền ăn, tiền nhà. Có cuốn phim nói về gia đình ông bác sĩ da đen, làm bộ trưởng HUD dưới nhiệm đầu tiên của ông Trump. Bà mẹ đơn thân đi chùi nhà cho thiên hạ, may được ông chủ dạy cho đọc viết nên bà ta nhất quyết, bắt hai anh em học hành, thay vì đi chơi, mượn sách về đọc. Hai anh em bổng nhiên học giỏi lạ lùng khi chịu khó học hành, và sau này đổ y khoa và là người đầu tiên thành công trong việc giải phẫu cặp sinh đôi.
- Trẻ em trong những ngôi nhà này có nhiều khả năng phụ thuộc vào trợ cấp chính phủ. 75% các gia đình một cha mẹ sử dụng các chương trình như SNAP hoặc Medicaid tại một thời điểm nào đó.
- Trẻ không có cha có khả năng bỏ học trung học gấp 1,7 lần. Chỉ 13% trẻ từ gia đình chỉ có mẹ kiếm được bằng cử nhân trước 25 tuổi, so với 39% từ gia đình có cả cha mẹ.
- Tại sao? Ít sự giám sát của cha mẹ, ít nguồn lực cho gia sư hoặc hoạt động ngoại khóa, và đôi khi là bất ổn cảm xúc. Đặc biệt, con trai dường như thiếu sự kỷ luật hoặc động lực học tập từ cha, con gái thường tụt lại trong sự tự tin về STEM nếu không có sự khuyến khích của cha.
- Thống kê tội phạm gây sững sờ: 70% thanh thiếu niên trong các trung tâm cải huấn lâu năm, lớn lên không có cha. Trung tâm Quốc gia về Vai trò Làm Cha cho biết trẻ không có cha có khả năng mang súng và buôn ma túy cao hơn 279%. Mình có anh bạn kể khi xưa anh ta đi thiếu sinh quân, có rất nhiều người thiếu cha nên dữ dằn, đánh nhau kinh hồn.
- Lạm dụng chất kích thích cũng tương tự, 63% thanh niên tự tử và 71% thiếu nữ mang thai đến từ gia đình không có cha. Con trai thường tìm kiếm danh tính trong các nhóm nguy hiểm; con gái có thể tìm kiếm sự công nhận qua các mối quan hệ sớm. Dù sao có người cha thì có sự nghiêm khắc, sợ bị la này nọ. Mình nói chuyện vố một cô em, kể khi bố đi tù, thấy bạn bè có cha nên thèm. Nhìn lại thì phải công nhận phục bà cụ mình, một thân một mình nuôi một đàn con trong suốt 15 năm, thêm phải thăm nuôi chồng hàng tháng. Lại thay mặt chồng dạy dỗ con khi tối về, một mặt phải đi họp tổ dân phố,..
- Tỷ lệ trầm cảm cao hơn 50% ở trẻ không có cha. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia liên kết việc cha vắng mặt với nguy cơ rối loạn lo âu cao gấp 2,5 lần.
- Về lâu dài, người trưởng thành từ gia đình không có cha báo cáo mức độ hài lòng cuộc sống thấp hơn và tỷ lệ ly hôn cao hơn—một số người gọi đó là “lời nguyền giữa các thế hệ”. Mất cha sớm (trước 5 tuổi) làm tăng gấp đôi nguy cơ rối loạn nhân cách.
- Con trai: Không có hình mẫu nam giới, họ có khả năng vào tù gấp 2 lần và cần liệu pháp hành vi gấp 4 lần. Hành vi hung hăng tăng vọt, nghĩ đến đánh nhau ở trường hoặc gia nhập băng nhóm. Nhớ dạo ở New York, có nhóm con lai đi sang Hoa Kỳ. Có nhiều gia đình người Việt sáp nhập vào để đi Mỹ, rồi khi có giấy tờ thì xù họ. Mấy người này sống với nhau, không được người Mỹ da trắng thừa nhận, người Việt cũng ngại ngại ra sao đó vì văn hoá cũ. Nay người Việt lấy Mỹ nhiều nên chắc hết vụ này.
- Con gái: Cha vắng mặt làm tăng gấp ba nguy cơ mang thai tuổi teen. Các nhà tâm lý học ghi nhận “nỗi khát khao cha” khiến một số người tìm kiếm sự chú ý từ nam giới ở nơi khác, thường quá sớm.
Một số trẻ vượt qua khó khăn, người cố vấn, ông bà, hoặc mẹ mạnh mẽ có thể lấp đầy khoảng trống. Những người cha sống xa nhưng vẫn tham gia (thăm nom, gọi điện, hỗ trợ) giảm 40% nguy cơ phạm tội, theo nghiên cứu năm 2019. Và không phải mọi cha vắng mặt đều là kẻ xấu, một số bị buộc rời xa do tranh chấp quyền nuôi con hoặc khoảng cách. Cha dượng hoặc chú đôi khi cũng đảm nhận vai trò, mặc dù gia đình pha trộn mang đến những thách thức riêng (tỷ lệ lạm dụng cao hơn, ít gắn kết hơn).
Dù vậy, dữ liệu nghiêng mạnh: hai cha mẹ, khi ổn định, mang lại lợi thế rõ rệt cho trẻ. Vai trò đặc thù của cha như chơi đùa mạnh mẽ với con trai hoặc khẳng định giá trị của con gái, dường như quan trọng về mặt sinh học và xã hội theo cách mà chỉ mẹ không thể thay thế hoàn toàn.
Ngoài cá nhân, việc không có cha gây áp lực, làm gương lại làm ngân sách quốc gia, ước tính chi phí hàng năm 100 tỷ USD, phúc lợi, tòa án, nhà tù, chăm sóc sức khỏe, tất cả liên quan đến những kết quả này. Chỉ riêng tội phạm, với 85% tội phạm trẻ tuổi không có cha, tạo một vòng luẩn quẩn: cha vắng mặt tạo ra hỗn loạn, điều này lại sinh ra nhiều cha vắng mặt hơn.
Một số người đổ lỗi cho chính sách như quy định phúc lợi trừng phạt các gia đình có cha mẹ hoặc hậu quả của việc giam giữ hàng loạt. Những người khác chỉ ra việc văn hóa ca ngợi “mẹ đơn thân mạnh mẽ” mà không thúc đẩy cha ở lại tương xứng. Niềm tuyệt vọng kinh tế ở các thị trấn, khu vực đô thị không giúp ích, đàn ông thất nghiệp ít có khả năng kết hôn hoặc ở lại.
Có thể học đường cần dạy các môn như Công Dân Giáo Dục, Đạo đức từ bé để đứa bé làm quen với những trách nhiệm sau này. Thay vì lớp 4, 5 đã dạy về sinh lý, khác giống, chuyển giới thì càng khiến chúng tò mò.
Nói tóm lại, gia đình là nền móng của xã hội mà nếu nền móng ấy lung lay thì khó có những tiến bộ xa của quốc gia. Mình hiểu là vấn đề nữ quyền khiến con trai lớn lên phải đối chọi về mặt tinh thần. Không có cha bên cạnh để dẫn đường thì khó có chí hướng đi theo. Có lẻ vì vậy mà chủ nghĩa thức tĩnh được yêu mến vì con người không biết mình là ai. Con trai? Không có người cha dẫn dắt, người mẹ thì đâu có kinh nghiệm về làm đàn ông. Cho nên làm đàn ông ngày nay khổ lắm ai ơi.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét