Có nhiều dinh thự nhìn có vẻ cũ nhưng trên thực tế mới được xây dựng gần đây nhưng lại khiến người dân thích hơn, xem có vẻ gần với người dân địa phương. Ngược lại có nhiều dinh thự, tòa nhà lớn lại khiến người dân rất lo ngại như trung tâm văn hóa Pompidou ở Paris, khi mới được xây dựng hoặc văn phòng chính của hãng bảo hiểm Lloyd ở Luân Đôn. Người dân chưa quen với kiến trúc mới lạ. Có lẻ vì ý thức hệ mới chưa được phổ biến rộng trong xã hội. Tương tự khi mình ra trường thì ảnh hưởng của Jacques Derida mới được các kiến trúc sư áp dụng trong trường phái Deconstruction nay thì đi đâu cũng thấy. Chuyến đi Úc Đại Lợi và Tân Tây lan vừa qua, mình nhận thấy kiến trúc của trường phái này, được biểu hiện nhiều nơi mới được xây dựng.
Thấy trên mạng mấy cơ sở toà nhà lớn, có 2 toà nhà mình đã có dịp viếng, còn cái cuối cùng thì tháng 6 này sẽ đi viếng.Năm kia, mình đi Uzbekistan, Georgia thấy có nhiều nhà thờ công giáo, hồi giáo bị cấm dưới thời liên Xô, làm kho chứa đồ cho hợp tác xã hay nuôi ngựa,… được trùng tu lại rất đẹp nhưng cũng có nhiều nhà thờ, hay tường thành bị phá mất tính chất lịch sử khi họ trùng tu. Mình có thấy hình ảnh cổng vào thành phố ở Việt Nam, bị họ đập phá hết và xây lại y chang lúc ban đầu. Vậy đâu phải là di tích lịch sử nữa. Tương tự ở Georgia và Uzbekistan, họ sửa chửa thêm nhiều thứ nên Unesco, rút lại vật thể văn hoá.
Thời cộng sản nuôi bò, đến thời tư bản mới bỏ tiền ra xây dựng lạiCó một thành phố ở Đức quốc, Dresden, mình muốn đi viếng vì khi xưa thuộc Đông Đức, bị phá nát tan bởi máy bay của Mỹ trong thế chiến thứ 2. Có nhà thờ Frauenkirche. Họ để khơi khơi cả 50 năm vì Đông Đức không có tiền đến khi thống nhất năm 1994, người đức mới xây dựng lại sau khi thống nhất và hoàn tất vào năm 2005. Mình có xem một phim tài liệu, họ nghiên cứu rất kỹ thuật khi xưa. Ngoài ra các khu phố cỗ, họ cho xây dựng lại, cấu trúc xưa, sơn màu của kỹ thuật xưa. Không như Chùa Cầu ở hội An, có công ty nào quảng cáo tặng không sơn với hoá chất ngày này thì đâu còn là trung tu.
Varsovie, Ba Lan được trùng tu lại như trước thế chiến thứ 2 nên khi về Đà Lạt, thấy họ phá nát hết khu vực Hoà Bình nên Chán Mớ Đời Mình muốn viếng Varsovie của Ba LAn để xem cách họ trung tu lại. Họ cũng mất hơn 30 năm để xây dựng lại để giữ gìn thủ công nghệ, và nghệ thuật cổ của xứ họ.
Điện Swaminarayan Akshardham ở Đề Li, Ấn Độ. Được xây cất dựa trên sách vở nói về kiến trúc, không sử dụng xi măng, và thép sắt. Được trang hoàng bởi các tượng điêu khắc bằng nghệ nhân. Hy vọng một ngày nào có thể viếng xem
Bên Nhật Bản, ở Kyoto, mình có đi xem với bà cụ, một ngôi chùa của thế kỷ 14 tên Kinkaku-Ji, bị một ông sư điên điên đốt năm 1950 thì phải. Sau đó, người Nhật xây lại y chang như xưa. Đại Hàn có một phim nói về cái chùa,..bị cháy, chắc phỏng theo ngôi chùa này.
Bên Bỉ, thành phố Ypres, có một nhà thờ kiểu gothique, được xây cất vào thế kỷ 14 và bị phá huỷ trong thế chiến thứ 1. Sau này họ xây dựng lại đến năm 1967 mới hoàn tất. Cái buồn là làm xong thì dân Bỉ ít đi nhà thờ. Chán Mớ Đời
Ngoài ra có điểm lạ là bên Trung Cộng, họ hay xây lại các kiến trúc dựa vào các thành phố ở Âu châu. Mình có xem nhiều phim tài liệu về kiến trúc ở Trung Cộng. Thấy lạ. Điển hình văn phòng của Huewei họ xây theo kiểu thành phố Bruges của Bỉ, Oxford của Anh quốc và Verona của Ý Đại Lợi. Mình chưa đi Phú Quốc nhưng xem hình thì thấy họ bắt chước bú xua la mua mấy thành phố ở Âu châu. Nhưng thấp hơn như Disneyland.
Tháng 6 này mình sẽ đi chơi ở Kazakhstan, sẽ viếng nhà thờ hồi giáo ở Astana. Một trong những nhà thờ hồi giáo to nhất thế giới, khởi đầu xây cất năm 2019 và hoàn tất năm 2022. Nói cho ngay đi chơi du lịch thường du khách thích xem các kiến trúc cổ. Có cuộc thăm dò về kiến trúc thì được biết 77% thích kiến trúc cổ còn 23% thì thích kiến trúc Tân đại. Có điểm lạ nhưng người tự gọi là xã hội chủ nghĩa, thiên tả rất thích kiểu kiến trúc Gothique. Mình thì không thích loại này, rườm rà. Thật ra ngày nay có nhiều toà nhà Tân đại rất được ưa chuộng. Điển hình nhà hát opera của Sydney, Úc Đại Lợi, mà mình mới viếng cách đây 2 tuần. Tháp Eiffel ở Paris, viện bảo tàng Guggenheim ở New York,…
Vấn đề tuỳ thuộc vào hội đồng thành phố và những người có quyền hành kiểm soát về kiến trúc của thành phố. Mình rất ngạc nhiên là ngày nay, Luân Đôn có nhiều toà nhà với kiến trúc hiện đại vì khi mình làm việc ở luân Đôn, hoàng tử Charles hay dính liệu vào cấm cản không cho xây cất kiến trúc hiện đại nên Chán Mớ Đời lắm. Mình có thiết kế vài toà nhà ở đây nhưng chán lắm cứ phải dùng gạch hoài.
Có thành phố mình thích nhất là Nữu Ước, vì kiến trúc hiện đại trộn lẫn với kiến trúc cổ xưa. Còn đi Dubai thì có nhiều toà nhà cao lớn nhưng không có cảm xúc của thành phố khi đi bộ như ở New York.
Có lẻ người ta thích trùng tu một toà nhà cổ với kiến trúc cổ. Ở Việt Nam, mình có đi ngang Đà Nẵng, Quy Nhơn, … thì thấy Đà NẴng có lẻ thành công trong việc xây dựng, phát triển trong khi Nha Trang thì khi xưa mình thấy phát triển rất hay. Không hiểu lý do nào ngày nay trở lại thì thấy bú xua la mua, vô tổ chức. Có lần mình ra Huế, vào thành Nội để xem họ trung tu thấy thất kinh nên sau này không dám vào xem nữa dù nghe nói đã xong. Nghe kể Unesco đến cũng phải lắc đầu.
Mình có xem phim tài liệu về trung tu lại nhà thờ đức Bà của Paris bị cháy. Họ làm có bài bản, nghiên cứu này nọ để xây lại nên mình thấy những gì họ trùng tu 10 năm trước ở Thành Nội là chỉ biết khóc.Có lẻ vụ này trồng cây thấy có lý nhất. Đến Á Căn Đình, thậm chí ngồi trên máy bay đã thấy đương nào cũng có cây to đùng khiến trời nắng đi bộ vẫn mát. Về Sàigòn nay lâu lâu mới thấy một bóng cây.
Thường chúng ta thấy kiến trúc thường bị chính trị hoá, người ta cho biết kiến trúc được kẻ cầm quyền sử dụng để nói lên nền tảng chính trị của phong trào hay chính trị như kiến trúc sư Albert Speyer thiết kế các công trình cho Hitler, tương tự ở Ý Đại Lợi, cũng có những khu được xây dựng khắp Ý Đại Lợi cho phong trào Phát xít do Benito Mussolini khởi xướng. Hay ở Liên Xô cũ. Mình có viếng mấy dấu ấn kiến trúc thời Liên Xô ở UZbekistan, Georgia, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc. Ở Ba Tây, kiến trúc sư Oscar Niemeyer đã thiết kế Brasilia cho chế độ quân phiệt. Có điểm lạ là ở Mạc Tư KHoa họ xây các nhà ga Métro với kiến trúc Baroque, trong khi ở Boston, thuộc chế độ tư bản lại xây thiết kế kiến trúc loại Brutalist. Kiến trúc Gothic ngày nay được xem là bảo thủ nhưng trước đây lại được các nước theo xã hội chủ nghĩa ưa thích.
Đà Lạt tương tự xây đủ thứ, không có đến một toà nhà với kiến trúc hiện đại có thể gọi là đẹp. Tòa nhà hành chính ở chỗ hai căn nhà của công ty Shell khi xưa, chán luôn. Họ đập phá Thao Trường khi xưa, để xây vào đó cái chi chi. Tháng vừa rồi về Đà Lạt, thấy họ đập nhà hàng Đào Nguyên, biệt thự Trang Hai để xây bãi đậu xe. Thấy trên đồi Cù họ cho xây khách sạn hay gì trên đó, không giấy phép. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét