Dẫn độ hồi hương dưới thời 47

Dạo này tin tức và hình ảnh dẫn độ di dân lậu hồi hương khắp nơi khiến mấy ông tòa nhảy vào bảo ngừng này nọ. Thấy xứ mỹ này hay là ông quan tòa nhỏ có thể cản trở một thời gian ngắn cơ quan hành pháp. Từ từ mới học được cách thực thi dân chủ ở xứ này. Mình đoán là P.R. Để thiên hạ thấy cảnh dẫn độ để giảm bớt các cuộc vượt biên giới, tốn tiền và chả được gì.


Vấn đề là thời nào cũng có dẫn độ như thời ông Obama, 3 năm đầu có đến 1.8 triệu người bị dẫn độ, trong 8 năm tại vị, ông ta đã dẫn độ đến 3 triệu người di dân bất hợp pháp. Nhiều hơn thời ông Trump 1.0 xem đường dẫn:

https://www.npr.org/2024/12/05/nx-s1-5207967/lessons-learned-from-when-the-obama-administration-deported-millions-of-people

Thậm chí thời ông Biden cũng dẫn độ nhiều hơn ông Trump, xem đường dẫn của đài BBC https://www.bbc.com/news/articles/c36e41dx425o

Hôm nay, tin tức cho biết Cartel bên Mễ Tây Cơ đã sát hại 3 binh sĩ Mễ được cử đến vùng biên giới Mỹ-Mễ, cho thấy sẽ có nhiều vấn đề để cản ngăn vụ vượt biên qua Hoa Kỳ.


Trên trang nhà BBC Ấn Độ, có phỏng vấn một người gốc Ấn Độ, bị dẫn độ hồi hương về xứ sau cuộc hành trình dài qua 27 trạm dừng, từ Mumbai đến San Diego, California suốt mấy tháng trường. Hiện nay mỗi năm có độ 225,000 sinh viên Ấn Độ sang Hoa Kỳ học đại học. Sau khi tốt nghiệp 1 số sẽ ở lại Hoa Kỳ qua những chương trình do các công ty công nghệ Hoa Kỳ bảo trợ, hay ở lậu đi làm cho các công ty do người gốc Ấn Độ làm chủ. Hiện tại có trên 725,000 người ấn độ, di dân lậu tại Hoa Kỳ.

Đây là bản đồ cuộc hành trình của ông Gurpreet rời xứ của ông ta để đến biên giới Hoa Kỳ suốt 5 tháng trời, máy bay, đi bộ, xe buýt, tàu ghe.


Họ kể ông Gurpreet, 39 tuổi, người Ấn Độ đã nằm trong danh sách đầu tiên bị dẫn độ hồi hương dưới chính quyền của ông Trump. Ông ta đã chi tiêu hết số tiền để dành và mượn của gia đình để đến Hoa Kỳ, xây dựng giấc mơ Hoa Kỳ để tránh nạn thất nghiệp rất lớn tại Ấn Độ hiện nay. Đến Dubai sẽ thấy rất nhiều người Ấn Độ, sang làm việc.


https://www.pewresearch.org/short-reads/2024/07/22/what-we-know-about-unauthorized-immigrants-living-in-the-us/


Theo thống kê của Pew Research, số người Ấn Độ di dân lậu ở Hoa Kỳ đứng thứ 3 sau người Mễ TÂy Cơ và El Salvador. Theo lời ông Gurpreet, ông ta muốn xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ như trên báo chí, mạng xã hội tại Ấn Độ bàn tán và chỉ dẫn. Vấn đề là ông Trump ký sắc lệnh hành chính, không cho phép xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ, chỉ được phép xin khi ở ngoài Hoa Kỳ như trường hợp người Việt vượt biển khi xưa, tạm cư tại các trại tỵ nạn, để người của họ đến phỏng vấn, nay đuổi cổ về. Kiểu có dạo mấy người Việt vượt biển đến các xứ như Mã Lai Á, Thái LAn, Nam Dương ,… bị tàu của nước sở tại, kéo ra khơi thả ngoài đó. Hay ở Hương Cảng, họ đem ra phi trường chở về Hà Nội.

Từ Guyana, đi xe buýt xuyên qua Ba Tây đến Bolivia, rồi đến Peru rồi Ecuador, Colombia và Panama. Người tàu thì họ đến thẳng Quito, Ecuador vì không cần chiếu khán du lịch và từ đó đi qua Colombia

Dưới thời tổng thống Biden, có trên 3,700 người ấn độ bị dẫn độ hồi hương. Thời ông Obama cũng dẫn độ hồi hương đâu trên 1.8 triệu người trong nhiệm kỳ thứ nhất nhưng các hình ảnh ngày nay cho thấy các người Ấn Độ bị dẫn độ hồi hương, bị còng tay, xiềng chân như tù nguy hiểm. Như để cảnh cáo những người nào khác ở Ấn Độ hay các xứ khác muốn ra đi. 


Lính Mỹ biên phòng đi tuần ở biên giới, tải hình ảnh và nhắn nhủ: “if you cross illegally, you will be removed”. Ông Ấn Độ kể là bị còng tay và xiềng chân suốt 40 tiếng đồng hồ, phụ nữ cũng bị còng tay luôn, chỉ có con nít thì không. Phe đối lập lên tiếng tại quốc hội, kêu ông Modi và ông Trump là bạn mà sao lại để người dân Ấn Độ bị còng tay,… theo bộ ngoại giao của Ấn Độ thì có thưa chuyện với bộ ngoại giao Hoa Kỳ, và phụ nữ không còn bị còng tay. Ông Gurpreet cho biết khi nào ông Trump còn tại chức thì không ai muốn nhập cư lậu nữa. Thêm nữa những tay cò, đưa người đi tại Ấn Độ đều trốn hết vì sợ bị cảnh sát Ấn Độ lùng bắt. ông Gurpreet cho biết, cảnh sát Ấn Độ hỏi ông ta tên tuổi tên cò di dân lậu ở Ấn Độ đã dẫn dắt ông ta ra đi nhưng hắn đã biến luôn.

Dân tình đi xuyên rừng do mấy người trong đoàn chụp, dấu mặt
Từ Panama đi qua Costa Rica rồi Nicaragua, Honduras rồi Guatemala sau đó thì Mễ Tây Cơ

Họ kể lại chuyến đi từ ngày 28 tháng 8 năm 2024 đến 15 tháng 1 năm 2025, xem như 5 ngày trước khi ông Trump nhậm chức.


Ông Gurpreet cho biết nếu ông ta có công ăn việc làm đàng hoàng ở Ấn Độ thì đã không bỏ nước ra đi. Ông ta có mẹ già, một người vợ và một người con 18 tháng. Kinh tế Ấn Độ rất te tua. Ông ta kể có một công ty vận tải nhưng chính phủ MOdi ra lệnh đổi tiền trong vòng 4 tiếng. Khách hàng không trả tiền. Ông ta có nộp đơn xin di cư qua Gia-nã-đại nhưng bị bác đơn. Cuối cùng ông ta bán đất đai, mượn tiền họ hàng được $45,000 để trả tiền cho cò vượt biên.

Cuộc hành trình di dân lậu của ông ta khởi đầu ngày 28 tháng 8 năm 2024.

Từ Mễ thì đến Cabo San lUcas đợi thêm 15 ngày trước khi cò đến chở qua biên giới
Ông ta đáp phi cơ từ ấn độ đến Guyana ở Nam Mỹ, nơi đang có lộn xộn vì có dầu hoả. Từ Guyana, ông ta đi qua Ba Tây, Bolivia, Peru, Ecuador và Colombia bằng xe buýt, xe hơi, đôi khi bằng tàu và máy bay do người dẫn đi. Có khi bị cảnh sát địa phương bắt giữ nhưng rồi mấy tên cò xuất hiện, chi phí lo hết nên được thả. Kiểu vợ mình đi vượt biên, kể có người địa phương dẫn đi đâu thì đi theo, suýt bị bể mấy lần. Vì canh me.

Từ Columbia, mấy người dẫn đường muốn ông ta bay đến Mễ Tây Cơ để tránh đi qua Darien Gap nhưng hải quan Columbia không cho ông ta lên máy bay nên ông ta phải đi qua rừng hoang rất nguy hiểm. Vùng rừng ngày rất nguy hiểm vì có cướp, phải đi bộ. Năm vừa qua có đến 50 người chết trên đường này, khi họ tìm đến Hoa Kỳ.


Ông ta cho biết tuy chơi thể thao nhưng phải đi bộ suốt 5 ngày liền bằng đường mòn và ghe và trời mưa không dứt. Khi họ đến Panama, ông ta và trên 150 người khác bị cảnh sát biên giới bắt giam, nhốt 20 ngày. Sau khi được thả thì mất 1 tháng trời để đến Mễ Tây Cơ qua các nước khác như Costa Rica, Nicaragua, Honduras và Guatemala. Có anh bạn cho biết thợ của anh ta gốc Guatemala, năm ngoái hay năm kia trả 50 ngàn đô cho vợ con được dẫn qua biên giới. Dưới thời tổng thống Biden cho phép vô tư vào Hoa Kỳ.


Tại Mễ Tây Cơ ông ta phải đợi cả tháng trước khi có cơ hội băng qua biên giới đến San Diego. Mấy người dẫn đường cắt một đường dây kẽm gai nơi cái tường biên giới. Ông ta xâm nhập vào Hoa Kỳ ngày 15 tháng 1 năm 2025, 5 ngày trước khi ông Trump nhậm chức. Tưởng là thoát vì còn thời tổng thống Biden. Ai ngờ.


Khi đến San Diego thì ông ta đầu hàng lính biên phòng của Hoa Kỳ. Mình nghe anh bạn, làm thiện nguyên viên ở biên giới kể. Mấy người này qua biên giới rồi thì họ chỉ đứng đó đợi lính biên phòng Mỹ đến, chở về văn phòng làm giấy tờ. Người Tàu không sợ vì không có thoả hiệp dẫn độ về tàu. Nên họ chỉ đứng lại rồi đợi lính Hoa Kỳ đến làm biên bản. Họ xin tỵ nạn, không biết chừng nào phải ra toà nhưng trong thời gian đó cứ vô tư ở tại Hoa Kỳ. Rồi họ gọi điện thoại cho người quen đến đón về. Mình có xem một phim tài liệu truyền hình, hình như của Mỹ và Tân Gia Ba. Cô phóng viên đi chung với mấy người Tàu từ Ecuador, trên xe buýt rồi cuối cùng cô ta đón ở bên Hoa Kỳ. Khi làm giấy tờ xin tỵ nạn cứ nói là đạo tin lành, ở Trung Cộng cấm không cho họ thờ chúa nên ra đi.

Hình như mình có kể vụ này, ở New York, họ khám phá ra một công ty luật sư tàu sử dụng phương cách này để làm giấy tờ cho người Tàu di dân lậu ở lại Hoa Kỳ. Sau này thì công ty luật sư này bị rút bằng.

Máy bay quân sự Hoa Kỳ chở di dân lậu hồi hương

Dưới thời tổng thống Biden thì sau khi được phỏng vấn, mấy người này được thả ra và đi đâu thì đi, đợi ngày ra toà. Họ có ứng dụng để biết tình hình đơn của mình. Đơn xét sẽ mất rất nhiều năm, trong khi chờ đợi, ông Gurpreet muốn tìm công ăn việc làm tạm rồi sẽ tìm cách trở lại nghề lái xe tải nhưng không ngờ 3 tuần lễ sau, ông ta bị dẫn độ ra sân bay lên máy bay quân sự C-17. Nay ông ta ở Ấn Độ, phải tìm cách kiếm công ăn việc làm để trả nợ.


Muốn tránh các vụ di dân lậu thì chỉ có cách giúp các nước nghèo có công ăn việc làm. Khi có công ăn việc làm không ai bỏ nước ra đi. Đó là một trong ý định của sự toàn cầu hoá. Do đó người Tây phương đem các công ty sản xuất qua các nước nghèo. Vấn đề là các nước này phải có một nền chính trị ổn định như Trung Cộng do đó con người vẫn tiếp tục ra đi dù Trung Cộng này rất phát triển. Lý do? Ai cũng có giấc mơ Hoa Kỳ.


Vấn đề là người Mỹ ngày nay không muốn làm việc nặng nhọc, lười đi học nên chỉ có di dân lậu mới làm thôi. Có lần mình hỏi ông thợ mộc Mỹ, lý do không mướn Mỹ trắng. Ông ta cho biết Mỹ trắng lười, cứ ăn gian bảo hiểm tai nạn nên cứ nghỉ hoài rồi lười nữa. Không chịu làm tăng ca.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét