Hôm nay đọc báo Ấn Độ, có một đề tài khá quan trọng cho tương lai của các cặp vợ chồng mới cưới. Kỹ nghệ tổ chức đám cưới ở Ấn Độ lên đến 50 tỷ mỹ kim hàng năm. Có người cho biết nhiều hơn lên 120 tỷ. Mình nhớ 2 bác đại diện ông bà cụ mình đi hỏi đồng chí gái cho mình kêu: “cưới vợ một ngày một đời cưới vợ”, bác này gốc người minh hương nói về văn hóa người Tàu.
Cách đây đâu 20 năm có một phim rất nổi tiếng, ăn khách The Big Fat Greek Wedding, nói về anh Mỹ trắng lấy vợ gốc Hy Lạp, nói lên văn hoá của người gốc Hy Lạp khá vui. Đây họ bắt chước nói về đám cưới Ấn Độ.
Hôm Tết, thằng cháu và cô bạn gái sống chung hỏi mình có nên làm đám cưới hay dùng tiền đó mua một căn nhà cho thuê. Mình chỉ cười vì sợ bố mẹ chúng nghe lại chửi mình. Mình chỉ gật đầu khi cô bạn gái nói tiếc tiền đám cưới, rồi hỏi mình có giận nếu con gái mình không làm đám cưới. Mình nói mình khuyên nó và thằng Bồ mua nhà cho thuê, thay vì dùng tiền đó tổ chức đám cưới bú xua la mua rồi về đi làm trả nợ, rồi đổ thừa nhau. Đó là hậu quả của tưng bừng đám cưới, âm thầm ly dị.
Có lần mình đi dự đám cưới rất linh đình, mời khách lên hơn 1,000 ở khách sạn sang trọng, mọi người ngồi chung bàn đều khen đáo khen để, sang trọng rồi 1 năm sau âm thầm ly dị rồi vài năm sau lại nhận thư mời dự đám cưới lần thứ hai nên đành kiếu. Đóng hụi chết một lần thôi.
Theo bài báo thì gia đình cô dâu chú rể đều muốn linh đình, kiểu Việt Nam. Đám cưới là của bố mẹ, chả quan tâm đến cô dâu chú rể. Trung bình là gia đình bỏ ra trên 20% tiền tiết kiệm của gia đình để tổ chức đám cưới. Nên kỹ nghệ cho vay làm đám cưới bùng nổ ở Ấn Độ. Ngày nay giới trẻ đang tìm cách giới hạn lại số người mời tham dự đám cưới. Họ muốn thoát ra khỏi tập tục phí tiền, một đời trả nợ.
Có tiền nên cho vay mấy cặp muốn làm đám cưới linh đình để một đời trả nợ cho mìnhCó một chị, gốc Đà Lạt xưa, kể con trai ở Hoa Kỳ, còn vợ chồng chị ta ở Đức quốc. Thằng con mời bố mẹ dự đám cưới khiến chị ta lo vì ở bên Đức quốc, phải mò sang Hoa Kỳ để hỏi vợ cho con. Thằng con kêu không cần, đừng có lo. Rồi một ngày đẹp trời, thằng con gửi vé máy bay cho hai vợ chồng bay qua Mễ Tây cơ, được xe của khu nghỉ dưỡng đón về phòng. Tại đây được giới thiệu cô dâu và gia quyến. Ở thêm 2 ngày để dưỡng sức, làm quen với thông gia rồi ngày thứ 4, làm đám cưới trong khu nghỉ dưỡng, chỉ có gia đình thân hữu quen tham dự. Xong xuôi cô dâu chú rể bay đi tuần trăng mật, hai vợ chồng ở lại làm quen với sui gia thêm 2 ngày rồi bay về Đức quốc. Xong om.
Mình nhớ hôm đám cưới trong khi đồng chí gái hò hét gì với bạn bè, mình ngồi với cô em ở một góc xa xa, đếm phong bì khách lì xì để trả tiền nhà hàng. Hú vía vừa đủ, không bị nợ. Xem như là hên.
Người ta đoán là kỹ nghệ đám cưới ở Ấn Độ lên trên 50 tỷ USD, mặc dù có thể là một ước tính bảo thủ từ vài năm trước, phản ánh một hệ sinh thái rộng lớn chạm đến hầu hết mọi khía cạnh phong tục, tập quán của xã hội Ấn Độ.
- Trang sức (~40-50% chi tiêu): Các đám cưới là động lực chính thúc đẩy tiêu thụ vàng của Ấn Độ, nước tiêu thụ lớn thứ hai toàn cầu sau Trung Quốc. Hình như nước Ấn Độ là quốc gia sở hữu nhiều vàng nhất thế giới. Cô dâu truyền thống nhận vàng như của hồi môn hoặc quà tặng, tượng trưng cho sự giàu có và an toàn. Với 50 tỷ USD, riêng trang sức có thể chiếm 20–25 tỷ USD, với giá vàng (khoảng 3,000USD/ounce vào tháng 3 năm 2025) và các chuẩn mực văn hóa thúc đẩy các gia đình chi hàng trăm nghìn rupee cho đồ trang sức—thường chiếm 20-30% ngân sách đám cưới. Xem mấy phim Ấn Độ, thấy họ quay các đám cưới suốt mấy ngày, ăn uống phủ phê. Mình nhớ chạy tiền đi mua chiếc nhẫn cho đồng chí gái là đã khóc một dòng sông. Nói thôi kệ mang đỡ mai này có tiền anh mua cho cái mới to lớn hơn. Đến nay mình quên mất lời hứa cuội của tên nông dân ngày nào. Chán Mớ Đời
- Trang phục (~15-20%): Lehenga của cô dâu, sherwani của chú rể và trang phục cho hàng chục khách mời thúc đẩy một thị trường dệt may khổng lồ. Một chiếc lehenga cao cấp từ các nhà thiết kế như Sabyasachi có thể có giá 5-10 lakh INR (6.000–12.000 USD), trong khi ngay cả những đám cưới tiết kiệm cũng bao gồm nhiều lần thay trang phục qua các nghi lễ như mehendi, sangeet và sự kiện chính. Phân khúc này có thể đóng góp 7,5–10 tỷ USD. Đám cưới mình thì cô dâu đi làm về, may áo đầm cho 4 cô phụ dâu, còn đòi may áo cưới nhưng sau thiên hạ bàn ra. Cho thấy lấy chồng nghèo là một cái xui. Bác sĩ hỏi không lấy, đi lấy thằng nông dân để được bạn bè, họ hàng kêu đồ ngu. Tình yêu đủ lớn để vượt qua. Đồng chí gái giới thiệu mình cho họ hàng và bạn, họ chê mình quá cỡ thợ mộc nhưng không hiểu sao đồng chí gái lại chịu lấy mình.
- Khách sạn và phục vụ ăn uống (~20%): Việc phục vụ từ 300–1.000 khách không phải là hiếm, với thực đơn từ các quầy thức ăn đường phố đến tiệc buffet đa phong cách có giá 1.000–5.000 INR mỗi suất. Các địa điểm như sảnh tiệc, nhà trang trại, hoặc các điểm đến như cung điện Rajasthan, thêm một lớp chi phí nữa. Phần này có thể chiếm 10 tỷ USD, với cao điểm trong 2,5 triệu đám cưới vào tháng 11-tháng 12. Mình có xem một phim Ấn Độ nói về chuyện tình của một cặp lúc đầu chỉ tổ chức đám cưới cho thiên hạ rồi từ từ anh anh ơi, ra mà xem họ cưới nhau kìa, chuyện chúng mình ta tính sao đây. Đám cưới tụi này, hai vợ chồng không muốn tổ chức tại nhà hàng tàu nên kiếm chỗ cho mướn để làm đám cưới theo kiểu Mỹ. Rồi kêu nhà hàng tàu đem thức ăn đến. Tiệm ăn cho người phục vụ, không quen thức ăn tàu nên bàn nhỏ có nhiều phần ăn hơn bàn lớn thiếu thức ăn nên hơi bể dĩa. Được cái là mấy người lớn tuổi vui, trẻ ở lại đến 12 giờ đêm mới chịu về. Mình phải đuổi họ về vì sợ nhà hàng tính tiền tăng ca.
- Lập kế hoạch sự kiện và trang trí (~10-15%): Từ mandap hoa đến sân khấu đèn LED, trang trí là biểu tượng của địa vị. Các nhà lập kế hoạch tính phí từ 50.000 INR đến hàng crore tùy theo quy mô, đóng góp 5–7,5 tỷ USD. Nhiếp ảnh gia, quay phim (bao gồm cả cảnh quay bằng drone) và phim trước đám cưới làm tăng thêm chi phí. Mình nghĩ ngày nay tốn tiền hơn vì khi xưa chỉ mướn hai người quay video chụp hình, 1 Onemanband 1 ca sĩ là xong. Đám cưới mình thì có tên bạn bên Tây qua làm cái bục gỗ, cô bạn làm bong bóng là xong. Đám cưới nông dân vậy là quá đỉnh. Ngày nay thì đám cưới có người chuyên tổ chức đám cưới lo hết. Cô dâu chú rể trả tiền.
- Linh tinh (~5-10%): Thiệp mời, quà tặng, linh mục, vận chuyển và du lịch trăng mật chiếm phần còn lại, dễ dàng đạt 2,5–5 tỷ USD. Mình thấy nay họ in thiệp mời đủ loại tốn tiền. Đi tuần trăng mật thì ở Cancun cho xong vì nghe thiên hạ kêu đẹp này nọ nhưng mình thấy chả có gì.
- Nhớ đám cưới mình và đồng chí gái có đâu 250 người. Thấy đông quá, nhất là nhà gái. Nhà trai thì chỉ có mấy người bạn Bút Nhóm Lửa Việt tham dự. Độ 20 người. Có vợ chồng cô em từ Pháp và cô bạn đầm bay sang. Đại diện cho nhà trai. Coo dâu đòi 4 phụ dâu, mình hỏi tìm đâu ra 4 thằng phụ rể, hỏi đi mướn 4 tên Mễ đứng đường ở Home Depot được không, giá thời đó 50 đô một ngày bao ăn luôn. Đồng chí gái không chịu đành năn nỉ mấy tên quen ở Texas, Tây,..bay về dùm. Có 2 tên lấy vợ quen tỏng đám cưới mình.
- Số lượng đám cưới khổng lồ: Dân số 1,4 tỷ người của Ấn Độ bao gồm một nhóm nhân khẩu trẻ—khoảng 50% dưới 30 tuổi. Với 10–12 triệu đám cưới mỗi năm (một số ước tính lên tới 15 triệu), ngay cả mức chi trung bình 5.000–15.000 USD mỗi đám cưới cũng nhanh chóng tăng lên. So với Mỹ, với 2 triệu đám cưới ở mức 35.000 USD mỗi cái tổng cộng 70 tỷ USD, chi phí thấp hơn mỗi đám cưới ở Ấn Độ được bù đắp bởi số lượng.
- Ý nghĩa văn hóa: Đám cưới không chỉ là sự kết hợp—chúng là hợp đồng xã hội, liên minh gia đình và biểu hiện của địa vị. Khái niệm “đám cưới béo phì Ấn Độ” bắt nguồn từ truyền thống hàng thế kỷ nơi lòng hiếu khách (phục vụ khách) và sự phô trương (vàng, trang phục) thể hiện sự thịnh vượng. Nhiều nghi lễ, đính hôn, haldi, sangeet, pheras, làm tăng chi phí. Như người Việt mình đám cưới, có áo dài rồi áo Tây đủ trò.
- Yếu tố kinh tế: Tăng trưởng GDP của Ấn Độ (6–7% mỗi năm) và tầng lớp trung lưu đang mở rộng (dự kiến 547 triệu người vào năm 2030) thúc đẩy thu nhập khả dụng. Đám cưới là dịp hiếm hoi được xã hội chấp nhận để chi tiêu xa hoa, thường được tài trợ bằng tiền tiết kiệm, vay nợ hoặc đóng góp gia đình. Đô thị hóa gia tăng cũng chuyển chi tiêu sang các dịch vụ chuyên nghiệp thay vì đám cưới tự làm ở làng quê. Vụ này mình thấy ở Việt Nam ngày nay, tiệc Tùng gì, họ đều kêu người đến phục vụ, nấu nướng hết. Khỏi phải chạy qua hàng xóm mượn bàn ghế như xưa. Khi xưa, lâu lâu về nhà không thấy bàn ghế, hỏi ra thì hàng xóm có giỗ chi đó mượn bàn ghế để đãi khách.
- Tính thời vụ và ngày lành tháng tốt: Chiêm tinh học Hindu quyết định “muhurat” (ngày may mắn), tập trung đám cưới vào các khoảng tháng 11–tháng 2 và tháng 4–tháng 7. Tháng 11 trở đi là mùa ít nóng nhất của xứ này. Điều này tạo ra một cơn sốt, khách sạn được đặt trước hàng năm, thợ kim hoàn tăng gấp đôi sản lượng (Ấn Độ nhập khẩu 800–1.000 tấn vàng mỗi năm, phần lớn cho đám cưới), và các nhà cung cấp xoay xở nhiều sự kiện mỗi ngày. Cái này còn quá cha hơn người Việt mình. Có dạo ông thần chuyên in lịch Tam Tông Miếu ở Bôn Sa, nghe lời ai nịnh tổ chức làm cuốn video lỗ học gạch.
- Chi tiêu tham vọng: Bollywood, mạng xã hội và đám cưới của người nổi tiếng (ví dụ, đám cưới 600 triệu USD của Anant Ambani năm 2024) đặt ra các tiêu chuẩn. Ngay cả các gia đình trung lưu cũng căng ngân sách để bắt chước sự xa xỉ, hãy nghĩ đến đám cưới tại các điểm đến như Goa hoặc Udaipur, giờ đây là một phân khúc phụ trị giá 500 triệu USD. Lâu lâu xem phim Ấn Độ là thấy đám cưới linh đình, tiếp thị cho thị trường đám cưới.
Tác động rộng lớn kinh tế và xu hướng
- Việc làm: Ngành này duy trì 10–15 triệu việc làm, từ thợ kim hoàn nông thôn đến DJ đô thị. Đây là nguồn sống cho khu vực không chính thức của Ấn Độ (70% nền kinh tế), mặc dù GST và số hóa đang chính thức hóa một phần.
- Ảnh hưởng toàn cầu: Người Ấn Độ không cư trú (NRI) chi 50.000–100.000 USD cho đám cưới tại quê nhà, cộng với “du lịch cưới” (người nước ngoại quốc tổ chức ở Ấn Độ, chắc ấn kiều), thêm một tầng quốc tế—có lẽ 1–2 tỷ USD mỗi năm. Kiểu Việt kiều về Việt Nam cưới vợ. Cách đây mấy năm có một chương trình trên Netflix, nói về mấy bà Mai Ấn Độ, làm mai cho ấn kiều tại Hoa Kỳ, Anh quốc với mấy cô gái tại Ấn Độ khá vui.
- Thay đổi: Sau COVID, các đám cưới nhỏ (dưới 50 khách) tăng lên, nhưng sự phục hồi xa hoa vẫn chiếm ưu thế. Tính bền vững (trang trí thân thiện với môi trường) và công nghệ (truyền hình trực tiếp, ứng dụng cưới) đang nổi lên, nhưng không làm giảm sự xa hoa cốt lõi.
Trên thực tế, tổ chức đám cưới khiến nhiều cô dâu và chủ rể lo lắng, bị stress, cần gặp bác sĩ tâm lý học. Giới trẻ ngày nay, bắt đầu nhận thức vấn đề, tìm cách tổ chức đám cưới rất nhỏ, gọn gàng, đơn giản để tránh nợ nần sau này. Có thể ngày nay người ta học cao nên nhận thức về văn hoá cổ gây tai hại cho các cặp vợ chồng một ngày cưới vợ, một đời trả nợ.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét