Hôm qua, ông Trump họp nội các lần đầu tiên, sau khi các bộ trưởng được Thượng Viện phê chuẩn. Thấy khác với nội các của ông Biden, khi bà vợ Jill Biden ngồi đầu bàn, bàn thảo như tổng thống. Thấy ngoại trưởng Rubio và bộ trưởng quốc phòng ngồi hai bên rồi đến mấy ông bà bộ trưởng khác. Không thấy phóng viên, nhưng thấy ông Musk đứng nói chuyện, ông này không có một cái ghế để ngồi, trả lời câu hỏi của báo chí. Phó tổng thống Vance ngồi xa xa ông Trump, cũng lên tiếng bênh vực này nọ.
Điểm mình thấy vui là chính phủ không muốn thiên hạ vô Hoa Kỳ bằng cửa biên giới, vì nhóm cartel Mễ vớt tiền hết, nhưng ông ta cho phép người ngoại quốc vào Hoa Kỳ làm ăn sinh sống với điều kiện : trả 5 triệu đô la. Có bao nhiêu người trên thế giới có thể trả 5 triệu đô? Chỉ có dân giàu, đúng hơn là cực giàu. Mình nhớ có xem phỏng vấn một đại biểu quốc hội Việt Nam, cho biết bà ta có quốc tịch Malta, để dễ di chuyển âu châu. Trả đâu 1 triệu đô la. Mình có kể, ai muốn có passport của xứ Nevi, chỉ việc đầu tư mua nhà trên 500 ngàn đô là được.
Vào Mỹ cũng có chương trình EB-5, đầu tư đóng đâu từ 500 ngàn đến 800 ngàn tuỳ vùng, nay xem như dẹp bỏ vì nghe nói có nhiều lạm dụng. Nay kêu 5 triệu rồi thấy làm ăn khá khá thì tăng lên 10 triệu. Hôm trước đi ăn phở với anh bạn, di dân qua Hoa Kỳ theo diện EB-5. Anh ta cho biết 70% các chương trình này là lừa đảo vì khó thực hiện. Ai may mắn thì chương trình hoàn tất còn không thì cứ lừng khừng. Thật ra là Hoa Kỳ cho thẻ xanh ngay cho các người đầu tư nhưng con đường trở thành công dân Hoa Kỳ rất khó. Nay với chính phủ Trump thì con đường trở thành công dân Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn hơn.
Mấy năm trước, có vài người chuyên lo EB-5 cho người Việt tại Việt Nam, có dò hỏi mua cái vườn của mình để khách hàng của họ đầu tư, xây nhà cửa để sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Nhưng cách họ mua hơi bấp bênh cho mình nên không bán.
EB-5 được quốc hội phê chuẩn năm 1990 nhằm kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những khu nghèo, hay mới phát triển, để tạo công ăn việc làm. Mình khám phá ra qua mấy người bạn Ấn Độ là trên 50% motel tại Hoa Kỳ đều có chủ là người gốc Ấn Độ. Họ sử dụng EB-5, mua motel rồi sau 5 năm có thẻ xanh, quốc tịch là bán lại cho các người Ấn Độ muốn sang Hoa Kỳ. Cho dù có lỗ, họ vẫn cứ tiếp tục trả chi phí đủ khi nào được quốc tịch là bán lại giá cao hơn để thu lại vốn liếng. Nghe kể người Việt mình cũng mở tiệm ăn này nọ, rồi kéo mấy người Việt muốn sang Hoa Kỳ, dưới tính cách chủ bếp, quản lý này nọ nên lấy lại được nhiều vốn rồi cứ có giấy tờ xong là bán lại cho người quen ở Việt Nam. Do đó có nhiều nhà hàng ế như chùa bà đanh nhưng vẫn tiếp tục mở cửa.
Anh bạn sang Hoa Kỳ với chương trình EB-5, kêu may được người tốt, có chương trình đầu tư tốt nên có quốc tịch Hoa Kỳ sớm, còn nhiều người dù có thể xanh nhưng bị lừa đảo nên chương trình không thực hiện được nên lấn cấn việc nhập quốc tịch. Vấn đề là chương tình chỉ dành cho 10,000 đơn cho mỗi năm nên chưa được xem xét hết. Tính ra thì khó kiểm tra hết. Nhớ có dạo một ông người Việt nào ở Việt Nam trả tiền đâu gần một triệu để mua một thành phố nhỏ. Xem như bỏ 1 triệu để có thể xanh, vào quốc tịch Hoa Kỳ. Cũng rẻ và chắc hơn là đầu tư vào mấy chương trình địa ốc hơi phiêu lưu.
Anh ta cho biết, chương trình thẻ vàng thì chắc hơn, không lo vì trả thẳng cho chính phủ còn EB-5 thì giúp luật sư ăn hết mà chưa chắc được. Vấn đề là có bao nhiêu người có 5 triệu để trả vì thường họ phải có vài chục triệu mới dám bỏ 5 triệu khơi khơi để qua Hoa Kỳ.
Để xin chương trình EB-5 và Thẻ Vàng khác nhâu ra sao: sự khác biệt giữa chương trình EB-5 hiện tại và “Thẻ Vàng” (Trump Gold Card) mà Tổng thống Donald Trump mới đề nghị, theo những gì được công bố vào ngày 25/2/2025. Vì “Thẻ Vàng” vẫn chưa có chi tiết chính thức đầy đủ (dự kiến công bố sau hai tuần kể từ ngày 25/2/2025), dựa trên các phát biểu của Trump và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick để so sánh. Ông bộ trưởng này kêu có 250,000 người muốn vào Hoa Kỳ. Kiểu selling the dream.
Bảng tóm tắt sự khác biệt
Tiêu chí | EB-5 | Thẻ Vàng (Trump Gold Card) |
Chi phí | 800.000 - 1,05 triệu USD (đầu tư) | 5 triệu USD (phí cố định) |
Tạo việc làm | Yêu cầu 10 việc làm | Không yêu cầu rõ ràng |
Quyền lợi | Thẻ xanh, quốc tịch sau 5 năm | Thẻ xanh + lộ trình quốc tịch (chưa rõ) |
Quota | 10.000 visa/năm | Không giới hạn (1-10 triệu thẻ) |
Quy trình | Phức tạp, lâu dài | Đơn giản, nhanh chóng |
Mục đích | Kích thích kinh tế, tạo việc làm | Thu hút người giàu, giảm nợ quốc gia |
Tính pháp lý | Được Quốc hội phê duyệt | Quyền hành pháp, có thể gây tranh cãi |
Chương trình Thẻ Vàng của Trump khác biệt với EB-5 ở chỗ nó đơn giản hơn, đắt hơn, không yêu cầu tạo việc làm, và nhắm hướng đến việc thu hút người giàu có thay vì thúc đẩy đầu tư kinh tế cụ thể. Nhưng giới một gia đình 10 người hay 20 người vì đem theo con cháu thì tính ra cũng rẻ hơn là đóng $75,000/ người để đi từ Việt Nam sang Ecuador rồi dần dần đến Mễ Tây Cơ. Tuy nhiên, vì chưa có chi tiết chính thức, các khác biệt này chỉ dựa trên phát biểu ban đầu. Bác nào có thêm tin tức thì cho em xin để bổ túc.
Mình có quen một gia đình gốc việt, qua Hoa Kỳ với chương trình EB-5, sinh sống tại Cali khá lâu, con cái đều thành gia thất, đi làm nhưng nghe nói vợ chồng anh ta dọn qua Pháp vì chương trình EB-5 mà họ tham gia không hoàn thành, chưa được vào quốc tịch Hoa Kỳ nên phải định cư tại Âu châu. Vẫn có thể vào Hoa Kỳ vì đã có thẻ xanh. Nhưng tốt nhất vẫn phải có quốc tịch Hoa Kỳ mới chắc ăn. Chán Mớ Đời
Có nhiều loại chiếu khán ngắn cho các công ty Mỹ để mướn các chuyên gia ngoại quốc như H-1B. Có rất nhiều người phản đối cho rằng là một sự lừa gạt, làm người Mỹ mất việc về công nghệ thông tin vì các công ty mượn người Ấn Độ sang trả rẻ hơn nên có lẻ trong tương lai sẽ bị loại bỏ. Xem như loại chiếu khán này là Thẻ đỏ.
Hôm nay đi ăn trưa với anh chàng chuyên cho thợ đến vườn hái bơ hàng năm. Anh này có xin chiếu khán cho mấy người Mễ sang làm việc cho nông dân ở Cali 6 tháng mỗi năm. Để hái bơ cho anh ta. Khi xưa anh ta sang lậu, gặp bà vợ trước đây cũng sang lậu rồi lấy ông Mỹ già nào, được giấy tờ xong là đá, lấy anh ta. Anh ta được thẻ xanh ngon lành nên vui vẻ nuôi 5 đứa con. Vài năm nữa già về Mễ sống vui vẻ cuộc dời. Con sinh tại Mỹ nên là người Mỹ. Anh ta kể bà vợ hết rồi, cứ vòi tiền nên anh ta chạy mất dép. Còn vụ mướn người bên Mễ qua tạm 6 tháng thì cũng dẹp luôn vì tốn tiền. Nào tiền ở trọ, tiền ăn, tiền trả cho cơ quan di trú này nọ rồi thêm chuyên chở. Không lời nên nay chỉ còn 10 người ở bên Mỹ, đa số là di dân lậu.
Có lần mình hỏi ông thợ mộc gốc Ý Đại Lợi, tại sao không mướn Mỹ trắng. Ông ta nói chúng lười lắm. Đi làm thì trễ mà đến 2 giờ chiều là chúng bắt đầu dọn đồ nghề để 3 giờ đột đi uống bia. Chưa kể lâu lâu khai bị này nọ, lãnh bảo hiểm. Trong khi Mễ thì làm giờ phụ trội đủ thứ, không kêu ca.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét