Chủ nghĩa Đa Tình

 
Karl Marx, tư tưởng gia đã làm chết không biết bao nhiêu trăm triệu người trên thế giới từ thế kỷ 20 đến nay, chỉ trích chế độ “một vợ một chồng” và sống theo tư duy của mình nên ngủ với bà ô-sin của gia đình. Ông ta hô hào giai cấp tư bản bốc lộc người công nhân nhưng lại có ô-sin ở nhà. Ngủ với ô-sin là giải phóng các giai cấp về tình dục, trong vài phút đồng hồ. :)
 
Thay vì thú thật với vợ nhà, ông ta dấu đứa con rơi, để nó sống riêng với mẹ nó, ông chỉ ghé thăm hỏi như bao đàn ông có vợ bé. Gần đây, trong vụ chuẩn bị đại hội đảng, tình báo Hoa Nam cho đăng hình vợ bé và con trai của một quan nhớn đang ở mỹ, rồi kêu đó là vợ con của một ông quan to nhớn hơn, khiến ông này sẽ thịt ông quan nhớn nhăm nhe đòi cái chức của mình, và sẽ ở lại thêm một kỳ vì đảng cần người lãnh đạo trong thời cô vi.
 
Trong “Quillette” giáo sư George Miller, một nhà tâm lý học về thuyết tiến hoá cho rằng đời sống ngày nay, tạo điều kiện cho chủ nghĩa đa tình được sinh sôi nẩy nở. Ông ta không chống đối chế độ một vợ một chồng, được áp đặt bởi thiên chúa giáo từ 2,000 năm qua nhưng khuyến khích tìm kiếm các lối sống khác, có nhiều người yêu, để trải nghiệm về sinh lý, tự do trải nghiệm cuộc đời thay vì gò bó trong khuôn khổ chính trị và văn hoá thiên chúa giáo. Nói theo thời Covid-19 là miễn dịch bày đàn. :)
 
Ông ta không hèn như Karl Marx, dám nói thẳng với hôn thê của mình và chấp nhận hôn thê của ông ấy có thể làm tình với ai khác để trải nghiệm Tự do cho cuộc sống. Jean Paul Sartre và bà Simone de Beauvoir cũng có những liên hệ tương tự, thậm chí bà Beauvoir còn luyến ái với phụ nữ để tự giải phóng khỏi cái ách đạo đức, văn hoá từ ngàn xưa để lại.
 
Thế hệ trẻ ngày nay, bị ảnh hưởng của chủ nghĩa mát xít do các giáo sư cấp tiến truyền dạy, xếp đặt mọi vấn đề xã hội vào các hộp với nhãn hiệu mát-xít đấu tranh giai cấp, nam nữ, chủng tộc như da trắng, da đen, kỳ thị, nữ quyền, đồng tính, chuyển giới tính,…mặc nhiên không đả động đến chủ nghĩa đa tình của Marx và Engels.

Theo thống kê năm vừa rồi thì giới trẻ đồng tính có khuynh hướng muốn tự tử đến 40%. Cho thấy sự tự do không bến bờ khiến giới trẻ khó có chỗ dựa về mặt tinh thần hay tâm linh, đưa đến bờ vực thẩm, chọn cái chết.
 
Họ phân loại mọi thứ qua lăng kính các giai cấp để tạo dựng cuộc giải phóng vì Engels đã nói: “nơi nào có áp bức, nơi ấy có đấu tranh”. Do đó không có áp bức thì cần tạo ra hay sử dụng những phạm trù của xã hội chủ nghĩa để biến thành các cuộc đấu tranh. 
 
Trong thời kỳ săn bắn, con người sống bầy đàn, giúp đỡ lẫn nhau. Không có chế độ một vợ một chồng. Các đàn nam nữ sống chung với nhau, đùm bọc nhau làm tình chung với nhau. Họ tin rằng tinh trùng của nhiều đàn ông sẽ cấy tạo ra một đứa con khoẻ mạnh. Khi đứa bé ra đời thì mọi người đàn ông đều xem là con mình, dạy dỗ đứa bé săn bắn thú rừng như Christopher Ryan giải thích trong cuốn “Sex at Dawn .
 
Sự ghen tuông, ích kỷ chỉ xẩy ra khi con người bắt đầu dừng chân, tạo nên cuộc cách mạng nông nghiệp. Khi xưa, mọi thứ đều là của chung. Khi đi săn hay hái quả, họ đều chia cho nhau vì đâu phải ai cũng săn được mỗi ngày. Họ sống đùm bọc lẫn nhau do đó các sử gia cho rằng con người khác với loại thú vật khác ở chỗ cái xương chậu gãy.
 
Họ giải thích nếu một con thú bị gãy chân thì sẽ chết chắc chắn vì sẽ không đi kiếm ăn được, hay lết tới suối để uống nước. Trong khi loài người, họ ngưng lại, chờ đợi người bị gãy chân lành cái xương, trong khi đó, họ đi săn, hái quả, đem nước về nuôi bệnh nhân, nhờ đó tạo nên nền văn minh loài người.
 
Khi con người ngưng săn bắn, dừng chân khởi đầu làm nông dân như mình thì bắt đầu định ranh giới, tạo nên quyền sở hữu, miếng đất này của ta, con gà này của tôi, do tôi nuôi hay miếng đất này là do tôi tự khai thác,… ai xâm nhập sẽ bị đuổi ra khỏi phạm vi của miếng đất.

Mình nhớ lúc đầu, mới mua cái vườn thấy ai đi vào vườn là mình la đuổi họ ra, nay thì quen nên từ tốn nói họ là đất riêng tư, mời họ đi ra để tránh tai nạn. Sự việc nói lên quyền tư hữu, ích kỷ khi mình đã sở hữu một vật gì.
 
Sự ghen tuông nam nữ được dấy lên khi con người không còn sống bày đàn vì người đàn ông không biết rõ đứa con sinh ra là của mình hay của một thằng khác. Theo mình thì ghen tuông không phải vì đứa con do gen của mình hay không. Ghen tuông thể lộ hình ảnh “Othello” mà ông Shakespeare viết theo cuốn “un Capitano Moro” nói lên sự ghen tuông, đa dạng kỳ thị nhân văn của loài người.
 
Sự ghen tuông là nền móng của sự yêu thương và chăm sóc mà các kinh tế gia gọi là bi kịch chung của con người. Có ông giáo sư người nga kể là trong thời Sô-Viết, ông ta thấy có nhiều tên chia sẻ đối tượng “hữu nghịchung nhưng không ai chịu đi theo cô nàng đến viếng bác sĩ phụ khoa. Ngược lại đàn ông có một vợ hay người yêu thì sẵn sàng đưa rước người mình yêu.

Ngày xưa, nghe kể ở quê, khi người phụ nữ bể nước ối thì người chồng hay ra sông để ngụp lặn để giúp vợ vượt cạn như câu tục ngữ “đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi đẻ mồ côi một mình” Nhưng nếu gặp người chồng đàng hoàng thì ông ta sẽ lặn ngoài sống để giúp vợ vượt cạn.
 
Người Việt mình có câu: “cha chung không ai khóc” thì con chung khó ai mà lo, toàn là chơi chạy. 70% người mẹ da đen là mẹ đơn thân. Bồ hay chồng chạy trốn hay ở tù. Mình có hai gia đình thuê nhà, nay hai ông chồng bỏ chạy mất dép. Chán Mớ Đời 
 
Chế độ một chồng một vợ là căn bản để tạo nên nền văn minh loài người, giúp kiểm soát bạo lực. Nếu chúng ta ngăn cản được một người đàn ông mạnh bạo, không được có nhiều vợ thì các đàn ông nhỏ bé mới có một hy vọng tìm được một người phối ngẫu. Nếu không người mạnh bạo sẽ thu tóm hết các phụ nữ trong làng hay bộ lạc hay bày đàn. 

Tương tự ngày nay, nếu không có luật lệ thì một người ông giàu có, có thể có rất nhiều vợ trong khi nghèo như sơn đen, may mắn lắm mới có một người dám lấy về nuôi.
 
Xã hội cần được trật tự hoá nên mới có những luật được đặt ra, một vợ một chồng để khỏi tạo nên những xáo trộn của đời sống. Mình nhớ hàng xóm khi xưa, trên đường Thi Sách có một ông có đến 3 vợ, mấy bà vợ sống chung nên choảng nhau hàng ngày. Con bà lớn chửi con bà nhỏ, bà 3 đủ trò.
 
Ở thế kỷ 21, chúng ta vẫn bị ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa cộng sản, nói như Hà Nội là tàn dư của chủ thuyết MÁt Xít mà các giáo sư tây phương bị ảnh hưởng, đang giảng dạy con em chúng ta. Họ đưa ra những tư tưởng khá đặc biệt.
 
Một cô gái đẹp làm vợ một ông nhà giàu, biến cô ta thành một món đồ, món vật của ông ta, làm mất đi quyền làm người của cô vợ, do đó chúng ta phải đấu tranh để cô vợ có thể ngủ với ai khác nếu cô ta muốn. Mọi sự trên đời là của chung, không thuộc về ai cả. Đưa đến chủ thuyết đa tình, mình tạm dịch từ Polyamory.
 
Chủ nghĩa đa tình khác với chủ nghĩa đa thê (polygamie). Đa tình là một người đàn ông bình thường có thể yêu và ngủ với nhiều cô gái còn chủ nghĩa đa thê thì khó hơn vì nếu anh ta nghèo thì không thể cung phụng cho nhiều cô vợ được.
 
Bà Onassis, vợ của cố tổng thống Kennedy, chồng chết, bà ta lấy ông tỷ Phú Onassis khiến thiên hạ chửi bới nhưng để bảo trì các mệnh phụ như bà này thì rất tốn tiền nên chỉ có tỷ phú mới bảo kê được. Tương tự công chúa Diana, khi ly dị ông chồng, cặp Bồ với ông con chủ cửa hàng Harrod’s khiến thiên hạ chửi bới, kêu ngủ với rệp.
 
Trong xã hội hồi giáo, người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ với điều kiện là ông ta có thể cung phụng nuôi dưỡng được người vợ thứ 3, 4. Trong chế độ nho giáo khi xưa, đàn ông có thể lấy thiếp hay hầu. Lý do là khi xưa, phụ nữ không được đi học, đi làm như ngày nay. Lớn lên lấy chồng, Làm ô sin không công cho gia đình chồng, ai không chồng thì làm vợ lẻ để có một mụn con sau này về già được con lo.
 
Đến khi bà Trần Lệ Xuân, vợ của cố vấn Ngô đình Nhu cấm không cho lấy vợ bé nên quốc hội của đệ nhất cộng hoà ra luật cấm đa thê thì chế độ một chồng một vợ mới bắt đầu được áp dụng tại miền nam, nhưng đàn ông vẫn tiếp tục có vợ bé nhưng không được công khai hoá. Ngày nay, học tập đạo đức hồ chí minh thì đảng cộng sản cũng cấm vợ bé nhưng quan nhớn thì vẫn hủ hoá, có lẻ vì phải năng nổ học tập đạo đức của người.
 
Khi xưa, người ta không thương yêu nhưng lấy nhau vì quyền lợi kinh tế. Trong thời khai hoang Hoa Kỳ, các cặp vợ chồng lấy nhau, không phải vì yêu thương mà vì sự sống còn. Đọc những tài liệu về thời gian này, cho thấy thời tiết quá khắc nghiệt, chết như rạ khi họ đi về miền viễn tây. Chồng hay vợ chết thì chắp nối với nhau để sống còn. Giáo phái Mormon chủ trương chế độ đa thê trong nhà thờ của họ vì đàn ông chết nhiều quá mà phụ nữ thì lại đông nên phải chia sẻ đàn ông chung một nhà.
 
Engels cho rằng chế độ một chồng một vợ đưa đến sự chán chường, tẻ nhạt đưa đến các cuộc ly hôn. Có thể sinh lý trong chế độ độc thê, độc phu có ảnh hưởng đến các cuộc ly dị ngày nay nhưng chưa chắc chế độ đa thê đa phu giúp tình yêu thăng tiến hơn. Ở Hoa Kỳ 70% các cuộc ly hôn đều gây ra bởi tài chánh.

Theo mình có một mụ vợ là đã điên rồi, vớt thêm mấy bà nữa thì chỉ có chết sớm.
 
Trong chế độ độc thê, có sự đạo đức giả mà Marx và Engel đã lên tiếng đả phá. Đàn ông hay mơ tưởng có nhiều phụ nữ bên mình từ thời xa xưa đến nay trong khi phụ nữ chỉ mong muốn ngủ với đàn Ông có chức có quyền.
 
Trong “Bateman’s Principle”, người ta giải thích là đàn ông có khuynh hướng ngủ với nhiều phụ nữ để rãi các gen của họ trong khi phụ nữ có thai thì chẳng có tên đàn ông nào giúp rãi gen của họ.
 
Trong thời liên sô mới ra đời, người ta kể là có những văn phòng về tự do luyến ái được thành lập khắp nơi nhưng cuối cùng đều được giải tán. Lý do là các tên đàn ông không nhất trí ai sẽ trả tiền nuôi con như đàn ông từ thời cổ đại đến nay, đều thích giải quyết sinh lý miễn phí nhưng ít ai chịu trả tiền cấp dưỡng nuôi con.
 
Ngày nay, với thuốc ngừa thai hay luật cho phép phá thai có thể giúp cho chủ nghĩa đa tình bành trướng nhưng trên thực tế chỉ có lợi cho đàn ông hơn. Cho nên chủ nghĩa đa tình khó có thể giúp chủ nghĩa nữ quyền, bình đẳng tương tác.
 
Chủ nghĩa cộng sản được xem là tôn giáo đầu tiên của khoa học từ khi Newton viết cuốn “
Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica” nên mọi thứ mà chúng ta được dạy dỗ qua lịch sử hay đời sống về các tôn giáo của thời đại canh nông đều được xét lại cho phù hợp với tư duy của nhân loại hôm nay.
 
Chế độ cộng sản Liên Sô đã thất bại trong việc xây dựng một xã hội mới so với một xã hội bị ảnh hưởng thần quyền từ mấy ngàn năm qua về mặt kinh tế và đã cáo chung vào thập niên 90 của thế kỷ trước.
 
Các tư tưởng của Marx và Engel vẫn được nuôi dưỡng trong các phân khoa đại học khắp thế giới. Các giáo sư đại học bị ảnh hưởng của chủ thuyết xã hội vẫn tìm cách khai sáng con em chúng ta qua do đó tư duy của thế hệ con em chúng ta sẽ khác.
 


Qua vụ COVID-19 thì lịch sử đang tăng tốc, các thay đổi về mặt xã hội sẽ đến rất nhanh và nếu chúng ta không cẩn thận sẽ bị lịch sử chôn vùi. Tôn giáo do Marx và Engel đề ra sẽ thay đổi theo thời gian để phù hợp với đời sống con người, đưa con người xa khỏi thế giới thần quyền. 

Đúng hay sai thì chỉ có lịch sử mới giả thích được. Chán Mớ Đời 
 

Nhs