Trinh sát trên đường mòn Hochiminh

 Có ông lính mỹ từng tham chiến tại Đàlạt, trong trận Tết Mậu Thân gửi cho mình đường link của nhóm cựu phi công Mỹ tại Việt Nam. Có một bài của ông mỹ tên Tony Spletstoser, viết về một người lính việt thuộc Lực Lượng Đặc Biệt, tên Nguyễn Văn Cư hay Cứ vì không để dấu. Mình có kể một bài ông Mỹ này viết về ông Cư thuộc lực lượng đặc biệt mới được trực thăng thả xuống bãi đáp trong hố bom, bị Việt Cộng phục kích là chạy thục mạng, sống sót sau 21 ngày trong rừng già.

Mình không hiểu đi đánh giặc sao lại đeo cravate đội mũ như đi nhảy đầm

Buồn đời mình mò tiếp trên trang nhà của ông ta thì lại thấy ông ta viết một bài khác cũng chính do ông Cư này kể. Lâu quá mình không nhớ rõ. Hình như ông Cư này sang Hoa Kỳ và đi học lại, ra kỹ sư đi làm đến khi về hưu thì phải. Còn ông Mỹ mình đọc trên mạng, được biết ông ta đã qua đời ở tuổi 86. Lâu rồi mình có đọc mấy trang nhà của lính biệt kích này nọ. Nay không tìm ra nữa. Chắc mấy ông này đã già, hết muốn ghi lại thêm về quá khứ một thời.


Ông ta kể đặc vụ trinh sát của ông Cư và 5 người khác tại Hạ Lào năm 1972. Buồn cười là mình, người Việt lại đọc bài của người Mỹ kể chuyện người Việt trong thời chiến. Cho thấy người Mỹ rất ngưỡng mộ lính Việt Nam Cộng Hoà thay vì các tuyên truyền cho rằng lính Việt Nam Cộng Hoà đánh trận không giỏi nhằm che dấu sự thất bại của Hoa Kỳ tại Đông-Dương.


THE RECON MISSION, 

Vietnam/Laos DMZ


by Nguyen van Cu’, Ex-Sgt,

ARVN Special Forces.

As told to Tony Spletstoser

 

Ông Cư cho biết nhóm Lực lượng đặc biệt G-2 của ông đóng quân tại Huế, có phi đạo. Mình đoán là căn cứ Phú Bài mới có phi đạo. Mình có xuống phi trường Phú Bài một lần. Mình đọc bài khác thì được biết căn cứ này từng thuộc lữ đoàn 101 di động của Hoa Kỳ được gọi là LZ Sally nằm phía Bắc của Huế độ 17 cây số. Không hiểu tại sao dạo này mình tải hình ảnh không được vào bài. 



Mình xem không ảnh mấy trại lực lượng đặc biệt đa số được xây theo hình tam giác như trại Bến Hét gần Komtum, có phi đạo bên ngoài. Có lẻ như vậy chỉ có 3 mặt phòng thủ thay vì 4, 5 mặt.


Cấp trên cho biết có cộng quân di chuyển gần biên giới Lào, và họ muốn biết thêm tin tức tại vùng này. Cấp trên cho biết có thể có 200 đến 300 xe vận tải của quân đội Bắc Việt xuất hiện tại vùng này. Ông Cư đoán là có những toán trinh sát đã đi trước vì họ cho biết quân phục của bộ đội ra sao.  Chắc có ăn cắp hay nằm vùng kiếm được. Thường các cuộc trinh sát như vậy, cấp chỉ huy gửi đi nhiều toán trong một tháng để xem xét tình hình về báo cáo. Và cộng quân không hề hay biết. Sau này nghe nói có nằm vùng trong các đơn vị LLĐB. 


Rất bí mật ngay cả chúng tôi cũng không biết các toán khác là ai và làm gì. Có thể có nhiều toán lực lượng đặc biệt đóng quân nhiều nơi. Mình có xem danh sách các đơn vị LLĐB đóng khắp 4 cùng chiêm thuật.  Chúng tôi chỉ nghe những gì cấp chỉ huy muốn chúng tôi biết. Càng biết ít càng tốt vì lỡ bị bắt thì không biết gì nhiều để khai.

Đường mòn hochiminh, đưa quân Bắc việt vào nam

Toán của chúng tôi gồm 6 người. Chúng tôi chỉ mang theo thực phẩm và nước cho 9 ngày. Hồi nhỏ mình nghe nói là họ có thuốc khử trùng khi uống nước suối này nọ nên không hiểu ông Cư giải thích là phải đem theo 9 bình nước cho 9 ngày. Chúng tôi bận quân phục của cộng quân, ngay cả ba lô của chúng tôi cũng tương tự như của họ. Mỗi người mang một cây súng AK47, với hai băng đạn (30 viên cho mỗi băng đạn) dán phía sau khẩu súng thêm 2 băng đạn khác bỏ phía sau ba lô. Chúng tôi mang theo 12 trái lựu đạn nhỏ (của Bỉ) và một quả lựu đạn khói (White-Phosphorus.) chúng tôi đem theo những gói thức ăn, cơm nấu sấy khô (LRRP ration), cá khô hay thịt khô. Quan trọng nhất là nước, mỗi người đem theo 9 bi-đông. Tuy nặng nhưng nước rất quan trọng. Chúng tôi cần ít nhất một bi-đông cho mỗi ngày. Mỗi người có một handie-talkie cấp cứu nhỏ như loại của phi công Mỹ (PRC-90) mà người Mỹ hay gọi cục gạch (the Brick), có một locator beacon. Một người trong mang máy truyền tin PRC-25, (Prick25) để liên lạc với cấp chỉ huy. 


Một buổi chiều, họ thuyên chuyển chúng tôi bằng trực thăng, bay rất thấp. Đến gần 1.5 cây số của mục tiêu, chúng tôi nhảy dù từ 200 bộ anh, độ 60 mét trên các đầu ngọn cây. Cả toán nhảy cận nhau. Khi nhảy dù thấp như vậy sát cây, cần phải học, được huấn luyện đặc biệt. Không như nhảy xuống ở cánh đồng. Vì rất khác vì có thể chết như chơi. Các cây xuất hiện nhanh chóng, chân phải giữ chung trong khi 2 tay phải đưa cao lên đầu khi cơ thể bắt đầu rớt xuống qua các cành cây. Mình đoán là nếu để tay dưới, trúng phải nhánh cây hay gì là ngọng, gãy tay như chơi.


Khi chúng tôi ngưng rơi, dính vào cây, chúng tôi phải tháo dù.  Chúng tôi cắt các dây dù, đem dù xuống và cột dây để đu xuống. Sau đó dấu và ngụy trang mọi thứ. Để Việt Cộng không phác giác sự hiện diện của chúng tôi.


Trực thăng phải bay với tốc độ bình thường, không thể nào bay đứng một chỗ trên vùng để thả chúng tôi xuống bằng dây cáp vì có thể gây chú ý cho cộng quân. Tối đó chúng tôi bắt đầu di chuyển đến khu đóng quân của Việt Cộng. Chu vi rất lớn 4 cây số vuông. Độ 4-5 cây số cách biên giới Lào. Chúng tôi đi độ 1.5 cây số tới vùng tìm kiếm, quan sát, trong  “2 squares”. Mình đoán là 2 cây số vuông của khu vực được chỉ định thám sát. Họ được lệnh chỉ trinh sát trong khu vực 2 squares này thôi. Cấp chỉ huy có thể thả các toán lực lượng đặc biệt khác để trinh sát các khu vực khác. 2 cây số thì rất ngắn, 4 cây số vuông thì rất nhỏ. Chắc họ dd  rất chậm. 


Chúng tôi đều di chuyển chậm và trong im lặng như tại Hoa Kỳ khi chúng ta đi săn Nai. Chúng tôi đi vài bước, ngừng, nghe ngóng vài giây, xem xét xung quanh cẩn thận. Chúng tôi tuy ở trong rừng già, rừng sâu nhưng ở dưới đất thì bóng cây che ánh mặt trời nên ít có cây cỏ mọc. Xem như ở  ngoài đồng. Chúng tôi di chuyển ra ngoài, lấy cây lá để ngụy trang. Tôi đi đầu. Mỗi người đi sau đều có có nhiệm vụ riêng. Mỗi người đi cách nhau 30 mét, xa đủ giúp người đi sau thấy rõ. Khi chúng tôi ngưng để xem xét, người thứ 2 quay và nhìn phía bên tay phải, người thứ 3 nhìn bên trái, và cứ như vậy đến người cuối cùng. Chúng tôi liên lạc qua dấu hiệu của bàn tay như hệ thống liên lạc của người Mỹ. Chúng tôi cẩn thận, không đụng những gì trên đường mòn đi, ngay cả các lá rơi nằm trên mặt đất. 


Hôm trước, mình xem một phim của Nga nói về lính đặc nhiệm của họ tại chiến trường Á Phú Hãn. Phim quay khác với các phim của Hồ ly Vọng Mỹ. Viết tới đây nhớ anh Phong, đại đội trinh sát 302 Đà Lạt khi xưa kể chuyện. Có lần đi trinh sát với người Mỹ đem theo quân khuyển. Một lần họ bắt được một cô Việt Cộng, hỏi chỗ để đạn dược chỗ nào, thì cô ta nói là biết chỗ nên kêu dẫn đi. Đang đi thì con chó ngưng lại nên cả toán nhảy qua trái qua phải theo bài bản. Sau vài lần như vậy, anh Phong kêu với Al Cornett, cố vấn mỹ  chắc phải cẩn thận vì nhảy qua trái qua phải hoài, lạng quạng đụng mìn hay lựu đạn của Việt Cộng gài là mệt. Ngồi xem xét thì khám phá ra con chó ngửi ngửi phía sau cô gái tải đạn. Hóa ra cô ta sợ quá nên ị trong quần. Chó Mỹ chưa bao giờ thấy hay ngửi mùi kít của cô gái Lam Hồng nên tò mò. Chán Mớ Đời 


Người đi cuối cùng có nhiệm vụ xem xét phía sau, quan sát xem có ai theo dõi toán. Xóa các vết chân trên đường mòn như chưa có ai đi qua. Mỗi lần chúng tôi ngừng thì thay đổi cách nhìn, quan sát. Mỗi người đều dựa vào nhau, không thể nào bỏ qua hay quên các chi tiết dù nhỏ nhặt. Chúng tôi quan sát các toán tuần tra của Việt Cộng khi họ đến rồi đi. Chúng tôi không để ý đến thời gian, chỉ để ý làm sai không bị phát hiện, không bị bắt. Trong cuốn sách của ông Al Cornett cố vấn của đại đội trinh sát 302. Ông ta có kể có lần đi trinh sát, núp trong bụi, một cán binh Việt Cộng đến nơi chỗ ông núp, và tiểu nơi người ông ta như mưa ngày nào thấm ướt vai anh. Phải nằm yên đợi cán binh Việt Cộng phê xong rồi mới từ từ di chuyển đến chỗ khác. Mình có một anh hàng xóm khi xưa ở Đà Lạt, anh ta đi biệt kích. Có lần vào rừng quan sát, Việt Cộng đến gần tè vào người, hình như bị phát giác nên phải bắn rồi chạy. Gia đình được tin mất tích khóc như mưa bấc. May quá tuần lễ sau, tìm lại chỗ hẹn, được trực thăng bốc về. Sau này được chuyển qua Biệt Cách Nhảy Dù, nhảy vào An Lộc đánh sáp lá cà với Việt Cộng. Sau được thăng đại uý trước khi Sàigòn đầu hàng. Mình có đọc mấy bài viết kể về anh ta trong những ngày cuối cùng của Phước Long. Rất được nhiều người nể phục.

Anh Phong kể khi tan rút về Sàigòn thì gặp ông đại tá Phạm Huấn, tư lệnh Biệt Cách Nhảy Dù, xin sát nhập. Ông này đồng ý rồi 30/4 đến. Sau này gặp nhau ở trại tù ngoài Bắc. Tính rủ trốn trại thì bị đổi trại. Vụ chuẩn úy Phúc của đại đội trinh sát 302 đánh quân cảnh ở trường Võ Bị, bị tòa án quân đội lên án 7 năm tù chắc nổi tiếng trong quân đội nên khi nghe tên tiểu đoàn 204 là ông đại tá đồng ý ngay. 


Phải mất 2 ngày trời mới đến chỗ Việt Cộng đóng quân. Như vậy họ đi rất chậm vì trung bình con người đi bộ độ 6 cây số một giờ. Cái này phải công nhận là đầu óc phải nhẫn nại lắm mới lê từng bước từng bước thầm. Họ khám phá ra chỗ cất dấu xăng dầu trước tiên, có độ 15 đến 20 kho chứa dầu dài độ 20 bộ anh ngang và 25 bộ anh chiều dọc. Có độ 55 thùng phuy chứa xăng.


Chúng tôi biết theo luật quốc tế thì chúng tôi có thể bị xử tử về tội gián điệp nhưng cũng biết nếu bị bắt thì sẽ sống tới khi nào họ không muốn khai thác chúng tôi nữa . Do đó chúng tôi đều có mang theo viên thuốc được khâu nơi cổ áo để sử dụng trong trường hợp bị bắt. Chỉ cần cắn vào đó nơi áo là xong om. May chúng tôi bận áo quần như họ nên dễ hoạt động. Chúng tôi đến nơi độ 2 giờ chiều. Còn sớm nhưng chúng tôi đều mệt mỏi. Chúng tôi tạm nghỉ và xem xét mọi người. Chúng tôi tìm được một chỗ cách các khu dữ trữ xăng liệu. Chúng tôi biết chúng tôi cần khoẻ và đầy năng lượng. Nếu mệt quá sẽ có thể phạm lỗi lầm nguy hại đến tính mạng của nhóm và nhiệm vụ. Nếu chúng tôi làm đúng thì nhiệm vụ dễ dàng còn nếu phạm một lỗi lầm thì cả toán bị nguy khốn.


Chúng tôi chia nhau canh gác và tìm cách ngủ lấy sức. Chúng tôi ngồi tựa lưng vào nhau, để bảo vệ cho nhau, chúng tôi ngủ kiểu này. Chúng tôi không bao giờ nói chuyện hay cởi ba lô xuống. Mọi người đều có một cuộn dây trong túi. Chúng tôi cột sợi dây vào nhau. Chúng tôi ra hiệu cho nhau bằng cách kéo sợi dây. Nếu có người lạ đến, chúng tôi sẽ biết trước khi họ khám phá ra chúng tôi. mình có hỏi người quen từng ở trong lực Lượng đặc Biệt, thì được biết ông Mỹ viết hơi quá.


Chúng tôi không tạo ra tiếng động. Chúng tôi có mảnh giấy để viết sẽ làm gì tiếp. Các cuộc liên lạc đều diễn ra trong yên lặng. Chúng tôi dời mọi người ở vào những địa điểm tốt để qua đêm. Chúng tôi ngồi ngủ từ 12:30 khuya đến 6 giờ sáng. Trong khi phim hồ ly vọng là nói chuyện chạy bú xưa la mua. 


4 ngày tới chúng tôi sẽ tìm tòi, xem xét về nhiên liệu của Việt Cộng. Khởi đầu chúng tôi ở gần nhau, mỗi người nhìn mỗi hướng, và từ từ di chuyển từng địa điểm chậm chậm. Quan sát cách Việt Cộng thiết bị, làm việc ra sao để về báo cáo lại cho cấp chỉ huy. Có như vậy chúng tôi hay các toán khác sẽ biết cách hoạt động như Việt Cộng mà không phạm lỗi lầm. 


Việt Cộng để lại các cây to, còn mấy cây nhỏ và bụi cây thì họ chặt hết. Lý do là từ trên cao, máy bay không thấy gì cả vì các cây lớn đều che hết. Có như vậy mới dễ dàng di chuyển và chứa nhiên liệu. Hèn gì họ nói đường mòn như đường cao tốc.  Có nhiều chỗ, xe và hầm chứa nhiên liệu có thể đi tới đi lui dễ dàng. Chúng tôi thấy nhiều người làm việc tại đây, nhiều khi họ thấy chúng tôi, nhưng họ lo việc của họ nhiều hơn thay vì chú ý đến chúng tôi. Lý do là chúng tôi ăn bận như họ. Khi họ thấy chúng tôi chỉ cười hay giơ tay chào. Không bao giờ tìm cách trốn sẽ gây chú ý. Cứ làm như đang làm việc tại nơi đó. Như một toán đi tuần của bộ đội. Chúng tôi ở xa quân đội Sàigòn nhưng Việt Cộng không biết lính ngụy có mặt ngay bên cạnh.


Chúng tôi mỗi người có một máy chụp hình 35mm và 4, 5 cuốn phim để chụp hình vào ban ngày và ghi lại những gì thấy ngay cả những gì không quan trọng lắm.


Thật ra chúng tôi không đơn độc, cấp chỉ huy bay trên đầu chúng tôi. Mỗi di chuyển, chúng tôi khám phá, dù nhỏ nhặt đều báo cáo cho cấp chỉ huy, bay trên trời. Bay trên máy bay bà già L-19, xa một tí để không bị khám phá hay nghe. Cấp chỉ huy là đại uý, cũng lên chức qua các cuộc trinh sát nên hiểu những gì chúng tôi đang trải qua hay nói. Cấp chỉ huy rất giỏi và thông minh, được lên cấp vì gan dạ và chiến công chớ không phải được cơ cấu. Cấp chỉ huy có một phi công được huấn luyện để công tác với lực lượng đặc biệt.  Mình có ông cậu ruột khi xưa đóng quân ở phi trường Quảng Ngải, bay trinh sát máy bay L-19. Sau bị Việt Cộng bắn từ dưới đất hư mất một con mắt, giải ngủ. Sau 75 đi tù, Việt Cộng kêu là thành phần ác ôn, có nợ máu với nhân dân và bộ đội.


Nhớ Mậu Thân thấy máy bay bà già cất cánh ở phi trường Cam Ly. Bay vòng vòng trên khu vực Số 4 rồi buồn đời ra sao bắn một phát trái khói. Thế là vài phút sau máy bay khu trực bay lại thả bom napalm. Lửa khói bay mù mịt. 


Khi chúng tôi liên lạc với cấp chỉ huy, chúng tôi để micro của máy truyền tin trong áo để không có tiếng nói thoát ra ngoài. Chúng tôi báo cáo những gì thấy và nghe và địa điểm trên bản đồ. Cấp chỉ huy nói cần những hình ảnh chỗ nào,… căn cứ cộng quân có trên ngàn người nên chúng tôi phải đóng vai bộ đội, biết chỗ họ cất kho quân liệu. Điểm ngạc nhiên là thấy lá cờ Việt Cộng to lớn, còn to hơn lá cờ trong dinh độc lập ở Sàigòn. Ở dưới đất thì thấy to lớn nhưng trên trời không thấy vì cây to che hết. Chúng tôi thấy cán binh Việt Cộng sửa chửa các xe vận tải để chuẩn bị vào nam mà trên không chả thấy gì. Cấp chỉ huy phải ở trên trời cả ngày, khi nào bay về căn cứ để lấy xăng thì có máy bay khác đến thay thế. Chúng tôi tiếp tục như vậy được 4.5 ngày hay 5 ngày. Cứ mỗi lần di chuyển là báo cáo cho cấp chỉ huy trên trời.


Sau 5 ngày trời thu thập tin tức, nói là đã thấy hết những gì cần biết, cấp chỉ huy liên lạc báo cáo với cấp trên. Chúng tôi dự định đi 9 ngày, nhưng cũng muốn rời vùng này càng sớm càng tốt để đến điểm hẹn để được bốc về.


Cấp chỉ huy cho biết là muốn tiêu huỷ khu vực này. Chúng tôi đồng ý nhưng bằng cách nào.  Chúng tôi được thả vào khu vực này để trinh sát, không có đem theo chất nổ. đại uý kêu sẽ thả dù chất nổ. Nghĩa là chúng tôi phải rời khỏi nơi này để đến chỗ thả dù tiếp tế để cộng quân không phát hiện. Sau đó quay lại đặt chất nổ phá huỷ các kho nhiên liệu.


Chúng tôi tự hỏi tại sao họ không kêu máy bay đến bỏ bom vì biết toạ độ. Có lẻ cấp chỉ huy muốn công tác của chúng tôi nhẹ nhàng thay vì ồn ào với máy bay F5. Mình đoán là năm 1972, người Mỹ rút quân nên có lẻ vì vậy không dùng không lực như xưa. Xăng nhớt được Hoa Kỳ viện trợ rất ít nên Việt Nam Cộng Hoà cần phải tiếp kiệm. Cậu mình kể là trước khi bay thả dàn sau này, lính gọi cũng không bay đến tiếp tế hay thả bom. Không có xăng và đạn dược. Cấp chỉ huy ra lệnh cho biết bao nhiêu chất nổ để họ thả dù. Chúng tôi có 2 ngày để chuẩn bị. Có thể họ cho thêm người đến giúp khiến chúng tôi lo lắng vì đông người sẽ thêm động rừng.


theo mình hiểu khi xưa trinh sát 302 đi thám sát, theo dõi nhưng nếu thấy có nhiên liệu, hầm chứa quân liệu thì mấy ông thần mỹ kêu máy bay thả bom. Sau này Nixon rút quân nên chắc hết bom đạn để thả nên phải chơi mìn.


Thường cấp chỉ huy suy tính rất đúng nhưng không hiểu lần này hơi khác thường. Có thể sau khi ngồi văn phòng, người ta bắt đầu suy nghĩ lộn xộn. Chúng tôi bắt đầu lo lắng về nhiệm vụ mới. 


Chúng tôi còn lại chút thịt khô và cơm. Chỉ còn 2 ngày mà chúng tôi phải đi ra khỏi khu vực để lấy đồ thả dù, trở lại. Quá nhiều nguy hiểm. Nhất là chúng tôi quá mệt mỏi, rất dễ phạm lỗi lầm. Chúng tôi nói với cấp chỉ huy là mọi người muốn rời khỏi nơi đây về căn cứ. Cấp chỉ huy bắt đầu hiểu và đồng ý bốc họ về.


Nhưng ông ta muốn đi chúng tôi ngược hướng đi vào khu vực này vì muốn chúng tôi xem xét một địa điểm. Ông ta cho toạ độ của PZ, chỗ điểm hẹn để máy bay đón. Khi cuộc điện đàm chấm dứt thì trời đã xế chiều. Tôi nhìn bản đồ thì thấy địa điểm nằm ngoài 3 cây số vuông. Làm sao chúng tôi có thể di chuyển đến đó trong vòng 2 ngày. Khi di chuyển trong khu vực này, chúng tôi không biết sẽ gặp chuyện gì. Khi xung quanh toàn là bộ đội Việt Cộng. Chớ đâu phải đang ở Sàigòn chợ lớn. 


Tối đó tôi nói chuyện qua viết chì và giấy. Chúng tôi biết là không có đủ thời gian. Nếu chúng tôi đến trễ nơi hẹn thì lại kẹt thêm vài ngày. Chúng tôi di chuyển độ 2/3 cây số vuông độ 600 m. Bây giờ là 11:30 đêm và trời hoàn toàn tối đen và không biết ở đâu nên dừng nghỉ chân. Chúng tôi lần các cuộn dây, và ngồi đấu lưng để canh gác và ngủ.


Sáng hôm sau độ 5:30 sáng một người có nhiệm vụ canh gác, nghe tiếng động độ 100 mét, anh ta giựt dây để đánh thức chúng tôi dậy. Chúng tôi nghe nhiều người đi xung quanh chúng tôi và nói chuyện huyên thuyên. Chúng tôi ở trong góc của mấy cây lớn. Hoá ra chúng tôi ở ngay bộ tư lệnh của Việt Cộng. Cấp chỉ huy biết chỗ này nhưng không cho chúng tôi biết. Có lẻ một toán trinh sát khác đã đến đây và báo cáo rồi được bốc đi. Chúng tôi nhìn nhau và nghĩ đừng lo sợ, nếu chết thì chết nhưng điểm chính là thoát ra vùng này.


Nhiệm vụ đã xong vì biết đây là bộ chỉ huy của cộng quân, nay chỉ cần thoát ra khỏi khu vực này đến điểm hẹn. Chúng tôi rời khỏi nơi đó độ 100 mét thì một người giơ tay ra hiệu là anh ta sẽ đi trước để xem sao. Ra hiệu đi nhanh rồi về lại báo cáo. Độ 30 phút thì chúng tôi nghe tiếng súng. Chúng tôi lo sợ vì khu vực này Việt Cộng không bắn ngoại trừ bắn một trong chúng tôi. Chúng tôi quên mọi nguy hiểm, trở lại để xem tình hình thì thấy trên đồn canh bắn tơi bời về phía ngược lại chúng tôi nên đoán là bắn người đồng đội. Chúng tôi không hiểu từ 5.5 ngày vừa qua đi ngang đây và không ai khám phá chúng tôi mà nay lại bắn tùm lùm.


Quá trễ để nói bây giờ , chúng tôi phải bắn tên đứng trên tháp canh để cứu đồng đội. Chúng tôi bắn hạ tên canh trên tháp canh và chạy về phía người đồng đội. Gần đến anh ta thì gặp một đồn canh khác bắn xối xả vào chúng tôi nên phải nằm xuống và bò lui. Chúng tôi thấy cái tháp canh bắn đồng đội xung phong đi trước  và chúng tôi. Một đồng đội trong toán chạy lên thì bị bắn. Chỉ còn 4 chúng tôi. Tôi bắn điếm canh và kéo đồng đội về. Vô ích vì anh ta đã chết. Mấy người khác đều nằm xuống im. Cộng quân chưa tìm ra địa điểm của chúng tôi.


Tôi trở lại chỗ toán núp, và báo cáo cho cấp chỉ huy là chúng tôi đi vào khu chỉ huy của cộng quân và hai người bị bắn chết. Cấp chỉ huy kêu đến địa điểm hẹn, nghĩa là phải đi ngang khu chỉ huy của cộng quân. Nơi hai đồng đội vừa bị bắn chết. Nghĩa là nhiệm vụ chưa xong nếu chúng tôi chưa xem xét khu vực này. Chúng tôi quyết định chia nhau ra để đi vì nếu đi chung thì có cơ duyên bị bắt cả đám. Tương tự đi săn, gặp 4 con thỏ, chúng chạy khắp nơi thì việc đầu tiên là quyết định bắn con nào trước. 3 người kia tách nhau đi theo hướng mà cấp chỉ huy ra hẹn.


Bổng nhiên tôi nghĩ nếu đi theo các đồng đội, cộng quân đã biết chúng ta đi về hướng đó, nên không nên. Nên tôi trở lại nơi chúng tôi nghỉ qua đêm tối qua. Vừa trở lại điểm này thì nghe tiếng động phía các đồng đội đi. La hét và súng bắn. Lúc đó tôi biết là không nên đi về hướng đó. Cấp chỉ huy không biết hoàn cảnh của chúng tôi chớ không phải muốn giết chúng tôi. Tôi không bao giờ gặp lại các bạn đồng đội.


Tôi bắt đầu đi lại điểm chúng tôi được thả dù. Tôi ngừng để liên lạc với cấp chỉ huy. Ông ta hỏi chuyện gì xẩy ra dưới đó. Tôi trả lời là sẽ nói cho ông ta sau trong 30 phút. Tôi biết đồng đội đã bị bắn chết và máy truyền tin đã bị cộng quân tịch thu nên không muốn nói gì qua điện đàm. Chỉ mới 10 giờ sáng. Bây giờ tôi bị lộn xộn vì không vâng lệnh cấp chỉ huy. Lệnh trên sai lầm nhưng tôi phải cứu mạng mình trước.


Tôi trở lại điểm được thả dù, phải đi chậm vì không biết chuyện gì xảy ra vì không có ai đi chung để đề cao cảnh giác. Việt Cộng có thể đang tìm kiếm tôi. Tôi không gọi cấp chỉ huy sau 30 phút và tiếp tục di chuyển. Sau 2 tiếng tôi gọi cấp chỉ huy. Ông ta hỏi mày đang ở đâu, các con ra sao, không đứa nào gọi hết. Tôi trả lời không biết, họ không đi với tôi. Cấp chỉ huy hỏi đang ở chỗ nào, tôi nói sẽ nói sau. Tôi không thể nào báo cho ông ta biết là không an toàn nói địa điểm của tôi qua điện đàm. Tôi tắt máy truyền tin và tiếp tục di chuyển về hướng thả quân. Càng ít nói càng tốt, càng an toàn. Tôi thấy máy bay của cấp chỉ huy quay đầu bay về căn cứ.


Ngày hôm sau, tối gần đến chỗ thả dù hôm đầu tiên thì nghe máy bay bà già của cấp chỉ huy bay lại. Tôi lấy cái gương cấp cứu ra để làm tín hiệu. Tôi cho biết mình là ai và hỏi ông ta có hiểu không. Trong lực lượng đặc biệt chúng tôi học cách đọc và ký hiệu của máy bay như đạp thắng mạnh là “Không”, đẩy cái cần số đến rồi kéo lại là “vâng”, hay quay bên trái hay bên phải có ý nghĩa khác. Để hôm nào mình gặp ông cậu lái máy bay bà già khi xưa để hỏi thêm chi tiết.


Sau đó tôi gọi cấp chỉ huy và nói muốn được bốc về. Cấp chỉ huy chửi la kêu mất tin tức cả ngày trời. Tại sao không đến điểm hẹn như đã dặn lại chạy tới đây. Còn mấy đứa con kia đâu. Tôi cho biết là không biết đồng đội ở đâu. Không muốn nói điện đàm vì sợ cộng quân đã tịch thu máy truyền tin. Đói hết nước và thực phẩm. Ông ta cho biết sẽ báo cáo với cấp trên. Sau đó nói ngày mai 10 giờ sáng sẽ trở lại để  bốc tôi. Tôi tìm một chỗ để núp qua đêm.


Cuối cùng hôm sau cấp chỉ huy bay lại và hỏi đang ở đâu. Tôi nói chỗ hôm qua làm tín hiệu vì không muốn dùng máy truyền tin. Cấp chỉ huy hỏi cây chỗ đó cao bao nhiêu, tôi nói độ 100 mét, và 60 mét. Cấp chỉ huy kêu phải tìm chỗ nào trống hơn để móc tôi ra khỏi. Tôi nói ông ở trên trời thì thấy rõ hơn, rồi cho tôi biết toạ độ. Ông ta cho biết đã tìm ra và hướng dẫn tôi đến đó. Cùng lúc đó tôi nghe “whoosh” trên đầu ngọn cây thì tôi biết họ sắp đến. Đó là F-5 của không quân Việt Nam Cộng Hoà thường được dùng trong các nhiệm vụ mật. Sau đó là chiếc Slick (UH-1H) trên đầu tôi và thả dây cáp xuống. Tôi gắn dây cáp vào cái móc của áo vét “D” trên vai và máy bay bốc tôi lên. Thường thì khi được kéo lên thì hay đụng cây vì địch quân bắn nên phi công không có thời gian để kéo dây cáp lên hết nên phải bay và kéo cùng lúc. Kỳ nay có trợt da tôi cũng nín đau được.


Khi chúng tôi trở lại căn cứ, họ gặp tôi ở bãi đáp trực thăng. Có người lấy máy hình và phim, họ cho tôi vào một chiếc xe kín mít và đưa về căn cứ. Họ cho tôi tắm rữa và thay đồ mới. Không cho ăn. Sau đó đưa tôi đến phòng họp và bắt đầu hỏi tin tức về cuộc thám sát. Họ hỏi về căn cứ cộng quân và tại sao bị lộ. Tôi kể và có những điều khiến họ không hài lòng hay không muốn nghe. Họ bàn bạc với nhau rồi kêu tôi cố ý cải lệnh. Không đến điểm PZ như đã ra lệnh và bỏ tôi ở tù 4 ngày.


Tù đây là bỏ vào CONEX, rất nóng vào ban ngày. Tôi tự hỏi tôi làm nhiệm vụ đem về tin tức hình ảnh và có nhiều đồng đội chết vì các tài liệu này. Nhưng suy nghĩ lại thà ở tù còn hơn là chết như các đồng đội. Các cấp chỉ huy của chúng tôi rất nghiêm. Chúng tôi phải nghe lệnh và thi hành. Thông thường giúp chúng tôi thoát hiểm, sống sót trở về. Tôi không nghĩ cấp chỉ huy muốn chúng tôi chết vì phải mất 2 năm trời để huấn luyện chúng tôi. Họ đều biết tất cả những gì chúng tôi biết nên rất nghiêm.


Lúc nào chúng ta cũng có những việc không muốn làm nhưng chúng ta phải thi hành.


Họ huấn luyện chúng tôi ở trại lực lượng đặc biệt, trước tiên là cứu mạng sống của mình và sau đó đặc vụ là chính. Lần này tôi biết họ sai nhưng không thể nào giải thích cho cấp trên được. Do đó tôi phải không nghe lệnh để cứu mạng của mình. Và họ phải phạt tôi để làm gương. Dù họ biết tôi sống sót là điểm mừng. Vẫn mang về tài liệu.


Sau khi kể câu chuyện này thì ông Cư nói với tác giả. Ông ta cho biết tốt nghiệp huấn luyện lực lượng đặc biệt năm 1971. Từ 1971 đến tháng 4 năm 1975. 10 nhiệm vụ bí mật đầu tiên ông ta đều tè trong quần vì lo sợ. Ai nói không lo sợ là hơi khác thường. Chỉ sau đó tôi bắt đầu học cách kiểm soát nổi lo sợ của mình. Nếu ông có gặp ai nói từng tham gia lực lượng đặc biệt và nói không sợ thì nên tránh xa họ.


Ông Cư cho biết ông ta sinh ra tại Quy Nhơn, miền trung Việt Nam. Gia đình có bố mẹ, và 4 người con. Khi Việt Cộng đến khu vực sinh sống của gia đình thì gia đình phải rời quê để vô Nha Trang tránh giặc. Khi chúng tôi di tản thì bố tôi vẫn còn ở trong nhà để lấy đồ đem theo. Chị tôi bổng chạy về nhà để lấy thêm gạo thì Việt Cộng bắt chị ta. Họ bắt chị ấy làm dân công, tải đạn như con lừa chở đồ nặng. Tôi không bao giờ gặp lại chị tôi. Sau này tôi nghe mấy người già ở lại quê cho hay, máy bay thả bom Việt Cộng và chị ta chết trên đường mòn Hochiminh.


Tôi không bao giờ quên chị tôi và những gì Việt Cộng đã hành xử với chị tôi. Tôi không bao giờ kể cho vợ tôi, đồng đội về chị tôi. Khi tôi tham gia lực lượng đặc biệt, mỗi lần tôi bắn hạ một Việt Cộng, tôi nghĩ “ thêm một thằng không hại con gái của gia đình nào khác hay chị của ai khác”.


Đọc bài tường thuật này khiến mình nghĩ đến ông chú ruột, đi bộ đội vào Nam. Nghe nói bị bom B52 dập chết trên đường mòn hochiminh


Hình như ông Cư có viết một cuốn sách hay ông Mỹ nào viết cho ông ta. Mình đọc lâu rồi ông ta qua Mỹ đi học tốt nghiệp kỹ sư và rất giỏi. Ai biết tin tức thì cho mình xin.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc sơn tử 

Dầu olive và phép lạ

 

Chúng ta thường nghe đến các vùng xanh (blue zone) trên thế giới, nơi có nhiều người sống thọ quá 100 tuổi. Họ giải thích về các dinh dưỡng của mấy vùng này giúp người dân sống lâu. Trong đó có vùng Địa Trung Hải được biết đến nhờ dầu Olive. Trở về thời đế chế La MÃ, vùng Iberia, ngày nay là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cung cấp nhiều nhất các hoàng đế cho đế quốc này nhờ giàu có, thịnh vượng nhất của đế quốc. Lý do họ trồng được cây olive mà đế quốc sử dụng như thuốc, thức ăn, xà bông,… từ xưa, thằng nào giàu thì thằng đó làm vua rồi.


Họ chỉ nói sống thọ trên 100 tuổi nhưng không ai nói đến điều kiện ra sao. Tinh thần có minh mẫn hay đã trả nhớ về không. Mình có anh bạn, ông bố sống đến 100 tuổi. Con cháu làm lễ thượng thọ, hỏi có vui không. Ông bố trả lời không. Lý do là bạn bè chết hết, chỉ có mình ông ta . Sống thọ đến đó mà bệnh tật, đì con cháu chăm sóc cũng khổ.


Gần đây mình xem vài phim tài liệu nói về dầu olive, có mặt tích cực về dinh dưỡng, sức khoẻ, dinh dưỡng và mặt tiêu cực là hàng giả rất nhiều. Có xem một phim tài liệu nói về Mafia Ý Đại Lợi pha dầu olive để bán cho khắp Âu châu. Dầu olive Ý Đại Lợi đắt nhất nên họ lấy dầu từ Tây Ban Nha rồi pha trộn đủ thứ. Ở đâu cái gì làm nhiều tiền thì có đồ giả. Không chỉ có ở Trung Cộng hay Việt Nam. Âu châu còn tổ sư hơn nữa.


Từ mấy năm nay, mình bắt đầu ăn dầu olive. Mỗi sáng, vắt 2 quả bưởi trong vườn rồi thêm một tí dầu olive uống khi thức giấc và tối trước khi đi ngủ uống một thìa dầu olive hay pha với sô-cô-la uống. Lý do là dầu olive có rất nhiều Polyphenol giúp làm giãn các mạch máu khi ngủ. Thường bác sĩ khuyên chúng ta uống aspirine 80 mg trước khi đi ngủ để giúp làm loảng máu, phòng chống nghẹt mạch máu khi ngủ. Máu loảng dễ di chuyển trong huyết quản nhưng một bác sĩ phi luật Tân chữa bệnh rất nổi tiếng ở Á Châu cho rằng không giải quyết vấn đề vì các mạch máu vẫn bị nghẹt. Nguy cơ vẫn còn đó và ngày đẹp trời nào đó là ra đi không kịp ngáp. Ông ta chữa theo phương pháp làm các mạch máu giãn nở ra như cho uống nước pha với ớt, cay quá, làm chảy mồ hôi, tạo các mạch máu giãn nở ra. Máu loảng dễ hơn làm mạch máu nở. 


Có loại niacin uống trước khi ngủ cũng tốt vì làm giãn nở các mạch máu, nếu chịu được sự rần rần sau khi uống thuốc.


Khi ăn ớt thì cơ thể nóng lên, có thể đốt các chất mỡ cũng như khi tập Trạm Trang Công, khiến cơ thể nóng lên, đốt chất béo trong các mạch máu. Nhưng phải mất công tập trong khi uống thuốc dễ hơn. Không biết ở Việt Nam có nghiên cứu nào về người Huế ăn ớt và bệnh nghẹt mạch máu.


Ăn dầu olive trước khi đi ngủ giúp tái tạo lại các mạch máu, giúp các mạch máu không bị cứng, đưa đến tình trạng huyết áp cao,… ngoài ra giúp hệ thống tiêu hoá thức ăn buổi chiều, giúp đi đại tiện sáng hôm sau dễ dàng hơn. Mình để ý sáng phải uống nước xong độ 1 tiếng đồng hồ sau mới đi đại tiện được. Nhưng khi uống dầu olive trước khi đi ngủ thì sáng đi đại tiện rất trơn tru. Chắc có chất nhờn của dầu.


Ngoài ra các nghiên cứu năm 2021 cho rằng dầu olive giúp hệ thống thần kinh, trí nhớ. Khi về già chúng ta mất khá nhiều tế bào, neuron của não bộ. Nên nhớ là não bộ của chúng ta có đến 90% là chất mỡ. Oleuropine và hydroxytyrosol của dầu olive giúp neuron não bộ không bị oxy-hoá.


Năm ngoái trên JAMAMA 2024, có đăng một nghiên cứu từ 28 năm qua, theo dõi trên 92,000 người, tiêu thụ trên 7 g dầu olive mỗi ngày thì có tỷ lệ 25% thấp hơn về bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra cho thấy tiêu thụ dầu olive extra Virgin còn giảm cường độ Glycated Hemoglobin (HbA1c) và Interlukin 1beta (IL-1beta) không nhớ đánh chữ beta ra sao trên bàn phiếm. Họ đưa thêm nhiều ảnh hưởng tốt cho người cao niên tiêu thụ dầu olive nữa nhưng ghi lại đây chắc các bác sẽ ngọng, hết đọc nữa. Nên em chỉ ghi những cái nào quan trọng nhất như giảm bệnh loảng xương đến 51%. Giúp xương chắt hơn, không dễ bị gãy.


Ngoài ra uống 1 thìa dầu olive trước khi đi ngủ giúp người ta ngủ dễ dàng hơn vì dầu olive có chất melatonine cũng như omega-3. Uống dầu olive cũng giúp cân bằng lượng đường Glucose nhờ vào elenolic acid có trong dầu olive. Ngoài ra mấy bác gái thích vụ này vì tạo ra collagen, giúp làm da tốt hơn. Khi xưa, họ dùng dầu olive để thoa cơ thể giúp da tươi tốt hơn này thì toàn hoá chất, lại khiến bị ung thư da.


Thêm dầu olive thanh lọc lá gan, và chống bị oxy-hoá các tế bào bị stress quá. Tương tự giúp mắt mình đỡ bị lộn xộn khi về già. Nói chung thì còn nhiều điều tích cực nhờ ăn dầu olive extra virgin. Dài quá nên ngưng tại đây. Bác nào tò mò thì tìm đọc trên các trang nhà về y khoa và dinh dưỡng. Họ có nói đến nghiên cứu, ăn dầu olive giúp 31% trị bệnh ung thư hay phòng ngừa nhờ các chất tố chống ung thư. Do đó Bác nào tò mò thì tìm đọc thêm. Cả viết lại đây hoa cả mắt.


Vấn đề là ngày nay dầu olive được nhắc đến hơi bị nhiều nên thiên hạ mua nhiều khiến giá tiền lên cao theo cung cầu. Gần vườn em, ở Temecula có chỗ bán dầu olive rất đắt tiền. Một chai nữa lít mà họ bán với giá $30. Dầu này được nhập cảng từ Tây Ban Nha và Ý Đại Lợi. Còn dầu trồng tại Cali thì giá gấp đôi. Vấn đề là không biết có nguyên chất đã được pha chế như trong một phim tài liệu em xem. Vào Costco thấy bán rẻ như bèo nên nghi ngờ dù đề Extra Virgin. Ở Âu châu, họ khám phá ra hàng giả, pha chế đủ trò như ở Ý Đại Lợi, họ khám phá ra dầu ý được pha với nước thứ 2, thứ 3 thay vì extra virgin. Năm ngoái em đi Ý Đại Lợi, có mua 4 lít dầu. Nay nhờ chị bạn có người quen ở vùng Sicilia, làm dầu tại nhà nên nhờ mua. Tháng 9 em sang đi bộ từ Lucca về La Mã, đem theo cái Vali lớn để mang về ăn trong năm.


Có phim tài liệu cho biết 10 loại dầu olive được làm giả nhiều nhất trên thế giới. Đứng đầu là Tây Ban Nha, sau đến Ý Đại Lợi, rồi đến Thổ Nhĩ Kỳ nên dạo em đi viếng Thổ Nhĩ Kỳ, họ chở em vào tiệm dầu olive, có uống thử nhưng không dám mua. Ai Cập, Tunisia, Ma-rốc, nước thứ 10 là Bồ Đào Nha. Nói chung là các nước xung quanh. Mình có anh bạn quen gốc Bồ Đào Nha. Để xem anh ta có mặt khi mình đến Paris hay không. Nếu có chắc nhờ mua một lít ở quê anh ta đem sang Paris cho mình. Mới hỏi cô bồ anh ta thì nói có 10 lít ở Paris, của vườn anh ta. Có đâu 50 cây olive. Sang năm chắc sẽ ghé thăm anh ta ở Bồ Đào Nha.


Họ giải thích là mua dầu trong mấy cái chai bằng ve chai, màu đen để giúp giữ chất lượng của đầu. Thường đa số là trong các bình nhựa. Là đồ dỏm.


Mình đọc thêm những bình luận thì có nhiều người cho biết họ bị ung thư từ những tuổi 50 nhưng sau đó uống và ăn dầu olive nguyên chất nay 84 tuổi vẫn khoẻ như voi. Phước chủ may olive oil. Em chỉ ăn và uống dầu olive từ 2 năm nay nên chả biết có hiệu nghiệm hay không. Bác nào tò mò thì tìm đọc thêm tin tức. Đừng có nghe em rồi lại khóc như mưa ngâu.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc sơn tử

Người bí mật đã làm xụp đỗ đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà


Hôm nay, buồn đời xem một phim tài liệu về một nhân vật dính dáng đến cơ quan CIA, được xem là người đứng trong bóng tối để hoạch định cuộc lật đỗ chính phủ Ngô Đình Diệm. Daoj này bổng nhiên trên YouTube nhảy lên rất nhiều phim về chiến tranh Việt Nam. Mình nghi ngờ về các phim tài liệu này do Hà Nội thực hiện vì có rất nhiều phim đề cao về các nhân vật của Hà Nội trong thời kỳ chiến tranh như nhân vật Nguyễn Văn Tòng, tự Tư Cang, người điều khiển từ mật khu điệp viên Phạm Xuân Ẩn hay những nhân vật khác mà mình chưa bao giờ nghe đến. Thuyết minh bằng anh ngữ qua AI. Nhưng cũng cố xem rồi tìm thêm tài liệu của Hoa Kỳ và Pháp để đối chiếu.



Đó là ông Lucien Conein một người sinh tại Pháp nhưng đến năm 5 tuổi thì di dân sang Hoa Kỳ. Nói thông thạo anh ngữ và Pháp ngữ. Ông ta tên đầy đủ là Lucien Emile “Lou” Conein (sinh 29/11/1919 – chết 03/06/1998).


Trong đệ nhị thế chiến, ông ta gia nhập OSS, tiền thân của CIA sau này. Được OSS cho nhảy dù vào Pháp bị chiếm đóng năm 1944 để hỗ trợ Kháng chiến Pháp cùng đơn vị Jedburghs.

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Lucien_Conein


Ông ta giúp kháng chiến pháp phá hoại các hạ tầng cơ sở của Đức quốc xã. Ngoài ra trong thời gian này ông ta có kết nối với nhóm xã hội đen của đảo Corse, giúp chuyển súng đạn, thực phẩm được quân đội đồng minh thả dù xuống vùng tạm chiếm. Những sự quen biết này dẫn ông ta vào con đường sinh hoạt với xã hội đen sau thế chiến. Rất hợp với vai trò của CIA. Nên nhớ có vụ CIA buôn ma tuý để có tiền mua súng đạn cho Contra ở Nicaragua khi xưa.


Sau đệ nhị thế chiến thì ông có những hoạt động với các tổ chức tội phạm của đảo Corse, hợp tác với Mafia của Ý Đại Lợi. Buôn bán chợ đen, với các nhóm ở biên giới Đông Âu. Móc nối nằm vùng. 


Sau đệ nhị thế chiến, ông ta được CIA cử thực hiện các chiến dịch cài gián điệp vào Đông Âu do Liên Xô kiểm soát nhưng đa số bị thất bại. người Pháp không nhìn thế địa chính như người Anh quốc, trao trả lại độc lập cho thuộc địa của họ nên vẫn cố bám víu vào Đông-Dương cũng như Bắc Phi. Ông ta được cử qua Việt Nam, làm việc dưới quyền của ông Edward Lansdale, huấn luyện các người thượng và tổ chức các hoạt động chống cộng. Ông ta học tiếng Việt thâm nhập vào các nhóm tướng lãnh cũng như chính trị gia tại miền nam nhưng rất giữ kín miệng và ít ai biết đến. Thời gian này ông William Casey làm giám đốc CIA tại Sàigòn thì phải. Ông này sau này có cái chết kỳ lạ, chắc do ai thủ tiêu. Mình có xem phim tài liệu kể về các hoạt động của ông ta. 


Sau khi thất trận tại Điện Biên Phủ, người Pháp rút khỏi Việt Nam, để lại một chỗ hổng lớn tại miền Nam, người Mỹ nhảy vào. Ông ta là người Mỹ duy nhất có thể nói tiếng pháp và tiếng Việt từng sát cánh với người Việt trên cao nguyên cũng như Sàigòn,… trở nên một yếu nhân rất quan trọng cho chính trị của người Mỹ tại Việt Nam.


Ngoài ra với sự quen biết với các sĩ quan người Việt nay trở thành các sĩ quan cấp cao của quân đội Việt Nam Cộng Hoà, ông ta trở thành sự nối kết giữa người Mỹ và người Việt trong cuộc chiến và được sự tin cậy của hai bên. Có cuốn sách “người Mỹ thầm lặng”, do nhà văn Graham Greene không biết tác giả muốn nói đến nhân vật này hay ai khác.


Sau khi người Mỹ thấy lá bài Ngô Đình Diệm không còn sử dụng được nữa, muốn thay thế chính sách nên tìm cách loại khỏi chính trường của miền nam. Lúc đó với những cuộc biểu tình mà ngày nay chúng ta biết được do Hà Nội cài đặt như vụ Phật giáo Ấn Quang, … tung tin là chế độ gia đình trị này nọ,…

Lucien Cohein với các ông thần ở Saigon. Mình có thấy tấm ảnh khác thì không thấy ông Cohein. Chắc được xoá bỏ 

Năm 1963, đóng vai trò liên lạc của CIA với các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa trong cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Ông chuyển 42.000 USD cho các tướng lĩnh và truyền đạt sự đồng thuận ngầm của Mỹ, dẫn đến vụ ám sát Diệm. Quá rẻ, bán nước với giá hơn 40 ngàn đô do 3 ông Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn và Tôn Thất Đính nhận từ ông Lucien. Năm 1975, khai trước ủy ban Thượng viện Mỹ về vai trò của mình trong cuộc đảo chính chính phủ Ngô Đình Diệm. Vấn đề là ông ta không ngờ, cuộc đảo chính này đưa đến sự thay đổi liên tục các chính phủ do các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà liên tiếp đảo chính nhau. Không ai chịu nhường ông tướng khác làm tổng thống. 


Lucien Conein có mối quan hệ đáng kể với Phạm Xuân Ẩn, người coi Conein là nguồn thông tin mà không biết Ẩn là điệp viên Bắc Việt. Ông ta rời CIA năm 1968, thất vọng với sự leo thang Chiến tranh Việt Nam qua vụ đảo chánh do ông ta đứng phía sau phối hợp.


Năm 1972, được Tổng thống Nixon bổ nhiệm làm trưởng phòng hoạt động bí mật của Cục Phòng chống Ma túy (DEA). Gặp tranh cãi khi khoe là thành viên danh dự của Corsican Brotherhood, bị nghi ngờ liên quan đến buôn lậu ma túy, dẫn đến nghỉ hưu năm 1984.


Ông ta cho biết là từng được cân nhắc tham gia vụ đột nhập Watergate (1972) nhưng từ chối, sau đó tuyên bố “nếu tham gia, chúng tôi đã làm đúng”.


Xem tài liệu thấy hình ảnh, tìm thêm tin tức của người Mỹ thì thấy đúng nhưng từ trước đến nay, nói đến các nhân viên CIA tại Sàigòn, chúng ta chỉ nghe đến những người khác còn ông này thì lần đầu tiên được nhắc đến. Kể lại đây, nếu bác nào có thêm tài liệu thì cho em xin.


Dạo này bổng nhiên em thấy nhiều tài liệu được nhá lên tài khoản của em hơi nhiều. Hình ảnh do AI hay được chỉnh sửa khá nhiều. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắn sơn tử