Mình xem mấy tấm ảnh cũ của Đà Lạt, phân ra một ít để tải lên đây cho các bác bay về miền quá khứ của Đà Lạt. Hôm nay nói đến chợ đầu tiên tại khu Hoà Bình, Đà Lạt. Thật ra khi người Pháp xây dựng Đà Lạt thì có ngăn chia dân bản địa (người mọi) và người kinh ở phía hạ lưu của con suối Cam Ly, bằng cách chia ra hai hồ, được gọi là Hồ Lớn (Grand Lac) và Hồ Nhỏ (Petit Lac). Hồ lớn thì dành cho người Pháp sử dùng để chơi thuyền buồm, bơi lội, trượt nước còn Hồ Nhỏ thì dành cho người Việt sử dụng.
Khu họp chợ của Đà Lạt đầu tiên được thành lập. ku vực gần ấp Ánh Sáng. Sau trận lụt 4 tháng 5 năm 1932 bị cuốn trôiKhi vực người Việt sinh sống khi mới thành lập, Thấy dân mình khi xưa, khi tây mới sang chỉ mang chân không.
Chợ Đà Lạt khi xưa ở khu vực gần cầu Ông Đạo. Mình có kể rồi, bài Phố Tàu đầu tên tại dl
Hồ ngập ta thấy con đường Đinh Tiên Hoàng và Võ Tánh phía xa trong khi các nhà ở khu vực này bị cuốn trôi khi vỡ đập.
Hình ảnh trận lũ ngày 4 tháng 5 năm 1932. Mình có kể vụ này rồi.
Đùng một cái tháng 5 năm 1932, có một vụ bão lụt, làm vỡ cái đê, đập của Hồ Lớn, khiến nước chảy xiết cuốn trôi nhưng căn nhà gỗ của người Việt ở phía hạ lưu gây thiệt hại và có 15 người Việt chết dạo đó. Do đó người Pháp mới nhập 2 hồ chung và xây một cái đập bằng xi-măng cốt sắt mà ngày nay chúng ta gọi là cầu Ông Đạo, do ông Quản Đạo Trần Văn Lý đứng ra chỉ huy. Mình có tấm ảnh của ông này, để rảnh lục rồi tải về đây.
Đây là quang cảng vụ bão lụt đã phá vỡ cái đập của hồ Lớn, cuốn trôi các nhà của người kinhCòn đây là hình ảnh Lò Gạch trong Hoàng Diệu bị lụt năm đó
Người Pháp mới dời khu vực dành cho người kinh lên khu Hoà Bình ngày nay, dù trước đây, được dành riêng cho người Pháp. Nếu ai xem các bản đồ quy hoạch của người Pháp khi xưa thì các khu vực trên đồi, đều dành cho người Pháp. Như dọc đường Yersin còn phía đi về Cam Ly thì dành cho người Kinh.
Đây là bản đồ của khu dân cư người Kinh tại Đà Lạt khi mới thành lập. Có hai cái hồ (Hồ Lớn và Hồ Nhỏ). Dãy nhà phố người kinh, được tô màu Hồng bị cuốn trôi trong vụ bão lụt tháng 5 năm 1932.
Đây là bản đồ lúc đầu chợ được mang lên khu Hoà Bình. Mình tải lên đây để giải thích các tấm ảnh sau này. Các dãy phố được tô màu đen là đã được xây cất. Khu Bùi Thị Hiếu và dãy nhà của Đội Có và dãy phố của photo Hồng Châu. Khu dãy màu được tô màu vàng thì dãy phố nhà bằng gỗ sau này bị đập phá. Sẽ tải hình dưới đây. Ở giữa có hình tam giác được tô màu vàng là Chợ mới được thành lập sau khi dời từ dưới khu vực bị lụt.Bản đồ này cho thấy các dãy phố bằng gỗ sẽ bị đập bỏ để xây nhà bằng gạch. Mình có tô màu xanh da trời gạch ngang để nói lên địa điểm của Chợ Cũ hay rạp xi-nê Hòa Bình
Đây là bản đồ cho thấy phần trắng là của Chợ Gỗ sẽ được xây.
Khi lên khu Hoà BÌnh thì chợ Đà Lạt dạo ấy kiểu CHợ Nhỏ ngày nay ở đường Phan Đình Phùng. Người bán ngoài đường đến khi họ bắt đầu xây Chợ Gỗ hay Chợ Cây vì cấu trúc bên trong được xây bằng gỗ.
Đây là tấm ảnh rất cũ, cho thấy chợ, dãy phố Bùi Thị Hiếu vẫn còn làm bằng gỗ. Trên mái của chợ, thấy dãy phố nhà Đội Có làm bằng gỗ , chưa được xây.
Chợ Xổm ở khu Hoà Bình
Đây là tấm ảnh được chụp từ balcon của dãy khu nhà Đội Có, nhìn về phía dãy nhà Bùi Thị Hiếu, chỗ trạm biến điện sau này được bỏ dời về gần trường Đoàn Thị Điểm. Dãy phố nhà hàng Chic Shanghai chưa được ông Võ Đình Dung xây cất. bên trái, có dãy phố nhà 2 tầng làm bừng gỗ, sau này bị phá bỏ xây lại dãy phố vòm 1 tầng
Hình hai ông Tây đi bát phố được chụp tại dãy phố phía Việt Hoa, nhà hàng Mekông mình có mò ra tên tuổi ông Tây này, có kể rồi. thấy phòng thông tin, sau này được xây lại 2 tâqnfg rồi ccũngbij phá khi xây cầu thang nói liền chợ Mới và khu Hòa Bình
Đây là dãy nhà bằng gỗ mà trên bản đồ phía trên được tô màu vàng, sau này được dỡ bỏ
Đây là góc chụp từ đường Hàm Nghi, chỗ tiệm phở Bắc Hương, cà phê Tùng.
Đây là tấm ảnh chụp chỗ tiệm Bùi Thị Hiếu, chụp về hướng dãy phố đội Có, lúc còn xây bằng gỗ, chưa được đập phá xây theo bản thiết kế của Ernest Hébrard, xây nhà hai tầng bằng gạch và xi-măng, lợp mái bằng ngói. Phía xa trên đồi là dinh Tỉnh Trưởng. Sau này chính phủ Ngô Đình Diệm cho trồng cây.Đây là mặt tiền của CHợ Gỗ đang lúc xây cất
Khi xây Chợ Cây thì họ chuyển các sạp hàng ra đường Phan Bội Châu, lợp mái bằng tôn
Đây chụp trên đồi ngay đường Phan Bội Châu nhìn về hướng Chợ Cây
Đây hình trong Chợ Cây, ta thấy cấu trúc đã ván ép hình cung. Sau này bị cháy.
Mẹ mình buôn bán tại chợ này, phía bên tay trái
Sau này kiến trúc sư Tây George Pigneau thiết kế một ngôi chợ bằng cấu trúc Gỗ nên dân Đà Lạt gọi là Chợ Gỗ hay Chợ Cây. Sau đến thời Ngô Đình Diệm, thị trưởng Trần Văn Phước, đã cho xây Chợ mới ở phía dưới thung lũng. CHợ này được trung tu lại thành khu Hoà BÌnh với rạp xi-nê Hoà Bình và các dãy tiệm nhỏ xung quanh rạp. Mấy lần về Đà Lạt, mình quên đi lại để xem thay đổi ra sao. Thôi em ngưng tại đây. Hôm nào rảnh em kể tiếp về Đà Lạt.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn