Người về từ 100 năm

 Người về sau 50 năm


Hôm nay đọc một câu chuyện nhân văn, hơi giống một đoạn đường đời mình đã đi qua nên kể lại đây cho các bác trong mùa giáng sinh. Câu chuyện kể về một chú rể bỏ chạy trong ngày cưới như cuốn phim Runaway Bride, do Julia Roberts đóng. Hay xưa hơn là phim The Graduate mà mình xem tại rạp Ngọc Lan Đà Lạt, khi thấy Katherine Ross, bỏ chạy trong bộ áo cưới từ nhà thờ. 


Cách đây 50 năm, trong ngày Tân hôn giữa chú rể Karl và cô dâu Jessica. Theo tục lệ nhà thờ thì bố cô dâu, dẫn cô dâu vào nhà thờ trong tiếng nhạc tằng tăng tăng để làm lễ, được mục sư tuyên bố từ nay hai con là vợ chồng, có cơm ăn cơm, có đá ăn đá thì cô dâu thấy mọi người nhìn mình lo ngại thay vì vổ tay như trong xi-nê. 

Hình sưu tầm, không phải nhân vật chính trên Internet 

Hóa ra, chú rể biến mất, các phụ rể chạy đi kiếm xấc bấc xang bang không thấy, khiến cô ta khóc như mưa trong bàn tay ấm của bố. Hận đời đem bạc cô Jessica căm thù đàn ông bội bạc, và thề cô chẳng yêu ai vì người ta đã phụ cô rồi. Vài năm sau mới gạt lệ, bỏ lờ thề hận đàn ông, vì chữ hiếu lấy con của một người bạn của bố, giàu có. Lấy chồng giàu, học giỏi, đẹp trai là hạnh phúc nhất đời, ước mơ của bao nhiêu cô gái nên không ai từ chối cả.


Vấn đề là đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi thì nhiều cô chạy theo nên tên chồng này bồ bịch lung tung, để cô ta ở nhà một mình nuôi cô con gái. 6 năm sau, khi ông bố qua đời, cô ta đâm đơn ly dị vì không có bố ngăn cản nữa. Sống vậy nuôi con khôn lớn, thành đạt, lập gia đình theo tiếng gọi con tim thay vì lấy chồng giàu.

50 năm sau, khi bà ta đã nghỉ hưu, mỗi sáng ngồi hàng hiên trước cửa nhà. Nhà ở Hoa Kỳ khi xưa, được thiết kế có cái hàng hiên (porch) trước cửa nhà. Chủ nhà hay ra ngồi đây nhìn hàng xóm hay nói chuyện với hàng xóm đi ngang. Sau này thì nhà cửa được thiết kế khác, thay vì xây cái hàng hiên phía trước nhà, họ thiết kế xây cái Patio sau vườn, khiến hàng xóm chả biết ai là ai, ít đụng chạm, nhân danh quyền riêng tư, mất luôn tình hàng xóm.


Bà Jessica đang ngồi nhâm nhi tách trà Earl Grey và chút mật ong hữu cơ mua ở vườn của Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen thì ông đưa thư đến, kêu hôm nay bà có một lá thư viết tay. Lâu quá mới có một người viết tay thay vì in trên máy điện toán. Ông ta khá mừng vì còn thư để đưa vì sợ bị sa thải. Dạo này quốc hội quay ông giám đốc sử bưu điện Hoa Kỳ như dế. Kêu mỗi năm lỗ cả mấy chục tỷ mà ông còn mướn thêm người hàng năm là sao. Khi xưa, email mới ra đời thì quốc hội họp để xem có bắt trả tiền khi gửi email hay không thì giám đốc sở bưu điện Hoa Kỳ kêu không cần, nên bưu điện đóng cửa khá nhiều nhưng vì theo công đoàn, dân chủ nên họ cứ mướn thêm nhân viên dù ngày nay ít ai gửi thư người trừ mấy người già.


Cầm lá thư khiến bà Jessica muốn xỉu, đứng tim. Bên góc trái, tên người gửi là Karl Runaway Groom, chú rể ngày xưa mất tích. Thằng người tình bội bạc, thằng sở Khanh made in USA. Bà ta vào nhà chế thêm bình trà để lấy lại bình tỉnh trước khi đọc lá thư của tên tội đồ bội ước, lừa tình phản cha vợ.


Trong thư, tên tội đồ đã lừa tình của bà, hát bài “50 năm rồi không gặp tưởng tình đã cũ” kể là ngày Tân hôn, khi đang chuẩn bị phía sau nhà thờ, bố cô dâu chỉ mặt ông ta, và kêu rời bỏ con gái ông ta. Ông ta không muốn một tên không bằng cấp nghèo, nông dân lấy con gái ông ta mà ông ta thương yêu nhất đời. Ông ta sợ quá, không biết làm gì nên bỏ ra về, lấy ít quần áo rồi lái xe qua Cali, quên câu hẹn câu chờ người ơi. Trong 50 năm qua, hình ảnh của bà Jessica vẫn hiện hữu trong đầu ông ta, mối tình đầu cũng là mối tình cuối của đời ông nên không lập gia đình, không có con. Xem ra đàn ông nghèo thì chung tình như mình, lý do là không ai thèm lấy. Chán Mớ Đời 


Tuần trước, ông ta có gặp lại một tên phụ rể hụt, có kể về bà Jessica nên đã lấy can đảm, viết lá thư để giải bày và xin bà tha lỗi. Bà ta đã tìm ra đáp số của vụ mất tích 50 năm xưa, đã làm tan nát đời hoa. Bà Jessica và ông Karl viết cho nhau những lá thư tình ngọt ngào như chưa bao giờ được viết vì nay về hưu, rảnh quá, chả biết làm gì.

Một thời gian sau, ông Karl quay về chốn cũ, tiểu bang Michigan để tìm lại quê xưa, đã xa cách, không trở lại sau 50 năm, còn kết cuộc của chuyện tình này thì mình xin hỏi ý kiến của các bác, xem nên kết thúc bằng cách nào. Em sẽ bổ túc các trả lời vào đây. Xong om

Hình Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen ngày xưa nên bố của đối tượng một thời chê, không đẹp trai, sợ con của ông ta lấy mình đẻ ra cháu xấu xí.


Em từ giả Âu châu sang Hoa Kỳ cũng vì tiếng sét tình yêu nhưng sau 24 tiếng đồng hồ đáp xuống phi trường Newark, bố của đối tượng một thời, gọi điện thoại, cũng nói tương tự như bố bà Jessica, kêu em xấu trai quá, sau này cháu ngoại mà giống em là khổ một đời con gái của ông ta, nên em cũng hoảng, cắt đứt liên lạc luôn. Nhưng em thì không như ông Karl, không bắt chước Đỗ Lể khóc sang ngang, em đi kiếm đối tượng khác. Tình yêu như lá mùa thu rụng thì qua mùa Xuân ra lại hoa nên không dại gì mà chốt một đối tượng cho phí cả đời. Trời in trúng đầu đồng chí gái vớt em về làm chồng. Xong om


Cách đây đâu 5 năm, thằng con đi theo phái đoàn y tế thiện nguyện về Việt Nam, làm việc trong 2 tuần lễ. Trong video của hội gửi, tường trình các sinh hoạt của chuyến đi. Khi hai vợ chồng bỏ lên máy truyền hình để xem thằng con ra sao, nhưng lại lù lù thấy một bà nha sĩ, có khuôn mặt quen quen, nhìn tên cúng cơm như tên Mỹ, tên ta thêm nghề nghiệp thì thất kinh, khiến mình tò mò, hỏi đồng chí gái. Đồng chí gái kêu bà Bồ cũ của anh khi xưa chớ ai khiến mình thất kinh. Trời ơi chính lại là nàng, to béo hơn xưa, không còn xinh xắn, trời ơi hởi là trời. Đối tượng một thời nay, to béo ra vẻ bà phán của Xuân Tóc Đỏ trong khi bà vợ ngồi bên cạnh, cười sung sướng, kêu bà ta không chăm sóc nên nay to béo quá. Hết đẹp.


Đồng chí gái có trí nhớ rất giỏi. Có lần mình đi ăn cưới, cháu thằng bạn gốc Đà Lạt. Trên sân khấu, họ giới thiệu ca sĩ, mình thấy quen quen nên hỏi đồng chí vợ thì bà vợ kêu: bạn anh chứ ai. Hóa ra chị bạn học chung lớp khi xưa ở Đà Lạt. Sang Cali, mới tìm lại được. Cô bạn đi hỏi vợ cho mình rồi biến mất mấy chục năm luôn. Kinh. Có lần đi ăn sinh Nhật một bác quen, đang ngồi ăn thịt quay bánh bao, đồng chí gái lù lù đem một bà nào lại bàn, hỏi nhớ ai đây không. Mình không có trí nhớ về gương mặt phụ nữ hay phụ nam, nhìn bà ta như bò đội nón, nhìn mụ vợ như thầm hỏi ai rứa? Đồng chí vợ mới giải thích lai lịch của bà này.


Hóa ra em của chị dâu cũ của đồng chí gái. Mình nhớ khi xưa đám cưới hai vợ chồng, cô ta còn trẻ lắm, gầy thua mình đâu cũng cả một con giáp, cô nàng đến chỗ nhà hàng trang hoàng sân khấu cho buổi tiệc cưới, vây cô ta gầy guộc nhỏ. Nay có 4 con nên to như con gà mái mệ lại hỏi mình nhớ ai không. Chúng ta đã từng đi chơi, đã từng dating khi xưa. Chán Mớ Đời 


Mình gửi video cho tên bạn bác sĩ, khiến vợ hắn cũng kêu như vậy. Bố mẹ tên bạn sau này đại diện ông bà cụ mình đi hỏi đồng chí gái. Số là tên bạn này, tốt nghiệp MIT ra thì phải lòng cô này. BAF con xa trong gia đình. Bố mẹ cô này lại muốn có rể bác sĩ. Tên này, chỉ vì yêu em nên anh chịu tất cả, hy sinh 10 năm, ghi danh học đại học y khoa San Francisco, nơi mình gặp hắn trong chuyến du hành qua Hoa Kỳ lần đầu tiên. Cái vui là sau khi quen hắn, mình lại gặp đối tượng một thời nên sau đó mình có hỏi hắn, thêm tin tức về gia đình đối tượng. Ai ngờ bố mẹ cô nàng bảo đi học y khoa mất 10 năm, lâu quá không thể đợi nên gả cho con trai của một đại tá nằm vùng khi xưa, bị Việt Nam Cộng Hoà giết. Khi gặp mình thì cô ta nàng không muốn lấy bác sĩ nữa, trả nhẫn cưới tùm lùm mà mình đâu biết nên ông bác sĩ bị từ hôn, sau này lấy cô hàng xóm của mình khi xưa ở Đà Lạt. Bố mẹ tên bạn là bà con của đối tượng một thời. Sau này, thay mặt ông bà cụ mình đi hỏi vợ cho mình, mới kể chuyện của đối tượng sau khi mình mất tích. Cô vợ sau này hưởng phú quý vì tên bạn bạn sĩ rất thành công, về hưu sớm ở tuổi 60. Ở nhà to đùng hai vợ chồng đi chơi như bố mẹ hắn khi xưa, mỗi năm 4 chuyến đi xa. Còn đối tượng một thời của hai thằng thì cuối cùng lấy bác sĩ rồi ly dị, sau đó qua Làng Hồng bên pháp, lấy ai đó làm đạo sĩ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét