Thế giới ngày nay hổn loạn, chiến tranh khắp nơi, dân tình xuống đường biểu tình đòi truất phế chính phủ được bầu theo thể chế dân chủ như Nam Hàn, Georgia hay Syria,… Khi xưa, ở Đà Lạt có xem cuốn phim Ngày Tàn của đế quốc La-Mã (la chute de l’empire romain), có tài tử Sophia Loren đóng nên bị ấn tượng về các nền văn minh hay đế quốc suy tàn. Khi còn ở Âu châu, mình học về lịch sử nghệ thuật cho thấy nền văn minh Hy-Lạp danh tiếng, tạo dựng những cộng trình mà đến mấy ngàn năm sau vẫn còn để lại di tích trên khắp Âu châu và phi châu ngày nay theo các bước chân của hoàng đế Alexander rồi đến người la mã, học được văn minh này và tạo ra nền văn minh La-mã, chiếm đóng không biết bao nhiêu nước cho nền cộng hoà. Đến khi ông Julius Caesar vượt con sông Rubicon, tiến về thủ đô để lật đổ thể chế cộng hòa lên ngôi tự xưng hoàng đế. Nhưng rồi cũng tàn bị con nuôi phản bội.
Có cuốn sách “Sự suy tàn của phương Tây (Der Untergang des Abendlandes) của ông Oswald Spengler, người đức là tác giả và khái niệm Chủ nghĩa Caesar (Caesarism) được đề cập chi tiết trong tác phẩm nổi tiếng của ông, là một lý thuyết sâu sắc và phức tạp về giai đoạn cuối cùng của các nền văn minh nhân loại. Cuốn này được xuất bản sau đệ nhất thế chiến.
Sau khi đắc cử, ông Trump được các đại xì thẩu đến gặp như Zuckenberg, Bezos,… xin tặng tiền cho lễ nhậm chức của ông ta. Xin nhắc lại khi ông Trump nhậm chức năm 2017, quỹ lễ nhậm chức được thiên hạ cho đến 100 triệu đô la, cứ 1 triệu là được 6 vé dự tiệc, năm 2015 tới chắc nhiều hơn. Mình thấy danh sách những người chửi bới ông Trump trước bầu cử, đều đóng góp, có người lên đến 2 triệu. Các lãnh đạo trên thế giới đến xin gặp hay được mời qua Pháp dự lễ khánh thành nhà thờ đức Bà Paris và luôn tiện gặp gỡ các nguyên thủ trên thế giới dù chưa nhậm chức còn ông Biden bỏ vợ đi Phi châu thăm mấy con thú. Không thấy bà Kamala đi thế cho tổng thống cho các vụ văn hoá quốc tế. Ông Biden bị ngớ ngớ, nên không biết 4 năm qua toà bạch cung do ai quyết định. Buồn đời, ông ta ân xá gần hai ngàn tội nhân trong đó có các tử tù. Không biết được lãnh bao nhiêu hay ai đó kêu ông ta ký chớ chả biết gì cả.
Có phải ông Trump là nhân vật Caesar của thế kỷ 21 mà ông Spengler đề cập trong cuốn sách như đã lên tiếng về Julius Caesar, Bonaparte Napoleon,…đánh dấu sự suy tàn của chế độ hay nền văn minh. Ở thế kỷ 20, chúng ta đã làm chứng nhân các lãnh tụ như Stalin, Mao Trạch Đông, Hitler, Mussolini, Tito hay các tên quân phiệt ở Nam Mỹ. Ngày nay với chủ nghĩa thức tĩnh như đánh đổ các căn bản của nền văn minh Tây phương, đặt lại vấn đề tương tự thời đại Hy Lạp, la mã trước khi suy tàn. Người dân bổng nhiên đồng tính, trai trai hay gái gái ngủ với nhau mà người ta hay kể về hoàng đế Caligula, Nero, … họ lại cố gắng tạo dựng một văn hoá LBGTQ+, khuyến khích con nít vị thành niên chuyển đổi giới tính, không cần báo cho phụ huynh.
Không hiểu sao, Đức quốc sinh ra rất nhiều nhà triết học danh tiếng. Có người giải thích là vì tiếng đức rất rõ ràng nên thường các tác phẩm được chuyển ngữ tiếng đức trước khi dịch qua các tiếng khác.
Có nhiều người chê ông này không có hàm học vị vì chỉ là hiệu trưởng khi xưa. Có nhiều người kêu, đâu cần phải học cao, chỉ cần đọc sách và tư duy. Mình xin tóm tắc như sau:
Ông Spengler coi các nền văn minh như những thực thể sống, với tuổi thọ giống như sinh vật. Mỗi nền văn minh (Kultur) phát triển qua những giai đoạn có thể dự đoán được:
• Giai đoạn Văn hóa: Thời kỳ trẻ trung, sáng tạo, đánh dấu bởi sự phát triển rực rỡ trong nghệ thuật, triết học, tôn giáo và trí tuệ.
• Giai đoạn Văn minh: Thời kỳ suy thoái và tàn lụi, khi sự sáng tạo nhường chỗ cho bộ máy quan liêu, chủ nghĩa vật chất, và các cấu trúc chính trị cứng nhắc. Chủ nghĩa Caesar xuất hiện trong Giai đoạn Văn minh, đánh dấu sự củng cố quyền lực cuối cùng và sự thay thế các lý tưởng dân chủ hay tự do bằng chế độ độc tài. Ngày nay, Tây phương cũng như Hoa Kỳ đều bị bộ máy Quan liêu, kềm hãm cai trị. Chúng ta nói là sống trong chế độ dân chủ nhưng trên thực tế chúng ta bị cai trị bởi những người được bổ nhiệm trong chính quyền và họ tìm cách duy trì chức vụ, tiền bạc tạo dựng một hệ thống với nhiều luật lệ, cản trở sự phát triển. Như tạo dựng các phong trào bảo vệ sự hâm nóng toàn cầu trong khi 2 thế kỷ trước cho thấy thời tiết nóng hơn ngày nay trung bình 2 độ C.
Spengler sử dụng thuật ngữ “Chủ nghĩa Caesar” để mô tả các thực tế chính trị và xã hội trong một nền văn minh suy tàn:
1. Sự kết thúc của dân chủ và sự trỗi dậy của những người hùng mạnh: Spengler cho rằng dân chủ là một giai đoạn chuyển tiếp không ổn định. Ban đầu, dân chủ xuất hiện như một biểu hiện của ý chí tập thể, nhưng theo thời gian, nó suy thoái thành các cuộc đấu đá nội bộ, sự kém hiệu quả và chế độ tài phiệt (sự thống trị của người giàu). Sự suy thoái này tạo ra một khoảng trống mà những nhà lãnh đạo độc tài lôi cuốn—“Caesar”—sẽ xuất hiện để lấp đầy. Chúng ta thấy sau cuộc cách mạng Pháp năm 1789, bắt có cuộc thanh trừng vì ai cũng nghĩ mình là tài ba nhất hay các cuộc chỉnh lý sau vụ lật đổ ông Ngô Đình Diệm. Hay khi Liên Sô tan rã, ta thấy nước Nga bị khủng hoảng về lãnh đạo đến khi tên trùm mật vụ lên nắm chính quyền, mới loại bỏ hết các đối thủ. Những nhà lãnh đạo này:
• Khẳng định mình thông qua ý chí và sức mạnh.
• Bỏ qua các thể chế dân chủ truyền thống, vốn bị coi là yếu kém và kém hiệu quả.
• Dựa vào sự ủng hộ của quần chúng nhưng sử dụng quyền lực để duy trì trật tự.
Ví dụ, sự trỗi dậy của Julius Caesar ở La Mã tượng trưng cho sự kết thúc của Cộng hòa La Mã và các lý tưởng dân chủ của nó, được thay thế bằng một đế chế tập trung quyền lực. Khi Julius Caesar vượt dòng sông Rubicon, với đạo quân đầy đủ khí giới, tiến về La-Mã, là đánh canh bạc với cuộc đời của ông ta. Lý do là luật của nền cộng hoà la mã, không ai được mang khí giới vào thủ đô. Cho nên khi tiến về thủ đô để lật đổ chế độ hiện hành, ông ta phải thành công nếu không sẽ bị giết. Từ đó mới có câu ngạn ngữ “vượt dòng sông Rubicon” là để nói đã quyết định rồi thì không bao giờ bỏ cuộc.
2. Quyền lực vượt lên trên lý tưởng: Trong thời kỳ của Chủ nghĩa Caesar, các hệ tư tưởng, chủ nghĩa trí thức và lý tưởng đạo đức đều sụp đổ. Chính trị trở thành cuộc đấu tranh thuần túy vì quyền lực, và các nhà lãnh đạo hành động thực dụng mà không quan tâm đến các nguyên tắc trừu tượng.
3. Sự tan rã của quần chúng: Trong giai đoạn Văn minh, dân chúng trở nên chia rẽ, rời rạc và thờ ơ. Quá trình đô thị hóa và chủ nghĩa vật chất trên quy mô lớn phá vỡ các mối quan hệ cộng đồng truyền thống, khiến mọi người khao khát trật tự và sự thống nhất. Một Caesar khai thác sự khao khát này, tự giới thiệu mình như một vị cứu tinh. Chúng ta thấy ngày nay tại Âu Châu như Pháp bị khủng hoảng về chính trị, thủ tướng từ chức như lá rụng mùa thu. Còn Hoa Kỳ thì sự chia rẽ càng trầm trọng giữa người dân, đến khi một tên độc tài lên, cấm cản này nọ, bắt bỏ tù thì mới nối lại trật tự.
4. Sự tập trung của cải và quyền lực: Trong giai đoạn cuối của một nền văn minh, sự kiểm soát của cải và quyền lực chính trị hòa quyện vào nhau. Sự thống trị của các tài phiệt (tầng lớp giàu có) trở thành một đặc điểm nổi bật trong quản trị. Tuy nhiên, dưới chế độ Caesar, các tài phiệt này bị khuất phục trước ý chí của nhà lãnh đạo độc tài. Chúng ta thấy các nước dân chủ được điều hành bởi các tên tài phiệt, nên có thể một ngày nào đó người dân sẽ bầu cho một tên độc tài lên nắm chính quyền. Ngày nay, chúng ta thấy rõ ràng là Elon Musk và các tài phiệt khác là những người cai trị chúng ta. Các tài phiệt ủng hộ Kamala nay quay sang chung tiền cho Trump. Chỉ có cử tri là bốt kít. Chửi bới nhau để tự tạo tỏ nắng cho chính bản thân mình. Tổng thống và các đại biểu là nô tặc cho tài phiệt. Trong khi rất nhiều người tự xem là trí thức kêu gọi dân chủ bú xua la mua. Mình đoán họ chả bao giờ làm kinh tế. Cứ dựa trên sách vở.
Cứ xem vụ quốc hội bầu ngân sách vừa qua. Cứ cuối năm là quốc hội Hoa Kỳ bầu ngân sách cho năm tới, họ đe doạ là chính phủ sẽ ngưng hoạt động này nọ. Các đại biểu kêu muốn họ ủng hộ thì phải thêm các ngân sách nào như giúp đỡ thành phố hay địa hạt của họ, để họ có thể tuyên bố đã xin tiền cho cử tri của họ thế là mỗi năm ngân sách càng gia tăng, thâm thũng. Elon Musk viết trên X, kêu là ai mà bỏ phiếu ủng hộ thì ông ta sẽ bỏ tiền ra cho bầu cử tới, để họ không được tái cử. Thế là không có thằng Tây con đầm nào bỏ phiếu ủng hộ. Cuối cùng họ chia ra từng phần một để bỏ phiếu, loại bỏ mấy tên tép riêu.
5. Chủ nghĩa đế quốc và các đế chế thế giới: Chủ nghĩa Caesar thường đi kèm với sự trỗi dậy của các đế chế. Sự suy tàn của các cấu trúc dân sự địa phương (ví dụ như các thành bang hoặc các quốc gia dân chủ) dẫn đến sự tập trung quyền lực ở quy mô lớn, mang tính đế quốc. Spengler coi xu hướng này là điều không thể tránh khỏi khi các nền văn minh bước vào giai đoạn “mùa đông” của chúng. Chúng ta thấy Trung Cộng hiện nay đã có một hoàng đế, được bầu làm chủ tịch muôn đời như Mao Trạch Đông khi xưa, ai lộn xộn là đi Tây ngay.
Spengler sử dụng các phép so sánh lịch sử để minh họa tính tất yếu của Chủ nghĩa Caesar:
1. Cộng hòa La Mã: Cộng hòa La Mã sụp đổ do tham nhũng chính trị, xung đột giai cấp, và sự bất lực của các thể chế dân chủ trong việc quản lý áp lực từ một đế chế đang phát triển. Julius Caesar xuất hiện như một nhà độc tài, kết thúc Cộng hòa và mở đường cho Đế chế La Mã.
2. Pháp dưới thời Napoleon: Sự trỗi dậy của Napoleon Bonaparte sau cuộc Cách mạng Pháp phản ánh rõ rệt động lực của Chủ nghĩa Caesar. Các lý tưởng tự do, bình đẳng và bác ái nhường chỗ cho sự cai trị độc tài của Napoleon, người đã tập trung quyền lực và thiết lập một đế chế Pháp. Gần đây mình có xem lại phim Napoleon. Các chính phủ do tổng thống Macron đưa lên đều từ chức vì không được ủng hộ của đại đa số. Biểu tình đủ trò, hay bên Anh quốc, các nông dân lái xe máy cày đem ra đường để chắn. Đến một ngày nào, người dân chán cảnh này, sẽ ủng hộ một chính quyền mạnh bạo, dẹp bỏ tù hết ai chống đối, vãn lại trật tự.
3. Sự suy tàn của phương Tây hiện đại: Spengler dự đoán một số phận tương tự cho nền văn minh phương Tây hiện đại. Ông lập luận rằng dân chủ tự do sẽ suy thoái, bị áp đảo bởi sự kém hiệu quả của bộ máy quan liêu, các cuộc khủng hoảng kinh tế, và sự thống trị của tầng lớp tài phiệt. Trong sự hỗn loạn này, một nhà lãnh đạo độc tài mạnh mẽ (một “Caesar hiện đại”) cuối cùng sẽ xuất hiện.
Spengler coi phương Tây hiện đại đang bước vào Giai đoạn Văn minh, với các đặc điểm:
• Sự suy giảm sáng tạo và đổi mới văn hóa.
• Sự chuyển hướng sang chủ nghĩa vật chất và đô thị hóa quy mô lớn. Tháng 10 vừa rồi, vè Âu châu thì thấy không khác gì bên Hoa Kỳ, người dân ăn thức ăn nhanh MAcDonalds, uống CoCa cola như người Mỹ. Xổ tiếng anh trên đài truyền hình, xem phim bộ Mỹ.
• Sự thống trị của các hệ thống tài chính và chính trị kỹ trị.
Ông tin rằng phương Tây sẽ đối mặt với sự phân mảnh và bất ổn xã hội ngày càng tăng, dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng của các lý tưởng dân chủ. Khoảng trống này, theo Spengler, sẽ được lấp đầy bởi những nhà lãnh đạo độc tài, những người sẽ áp đặt trật tự và sự thống nhất lên một xã hội bị chia rẽ. Chúng ta có thấy các nước cộng sản được thành lập sau khi ông Spengler xuất bản sách của ông ta.
Hệ quả triết học của Chủ nghĩa Caesar
1. Chủ nghĩa định mệnh lịch sử: Quan điểm của Spengler về Chủ nghĩa Caesar bắt nguồn từ triết lý định mệnh của ông về lịch sử. Ông tin rằng các nền văn minh buộc phải tuân theo một quỹ đạo cố định, và sự xuất hiện của Chủ nghĩa Caesar là tất yếu như sự thay đổi của các mùa. Kiểu 4 mùa mỗi năm hay như nhà Phật kêu tứ Diệu đế.
2. Quyền lực là động lực tối thượng: Chủ nghĩa Caesar thể hiện niềm tin của Spengler rằng quyền lực, chứ không phải các lý tưởng hay nguyên tắc, là động lực thực sự của lịch sử. Theo ông, thời đại của các hệ tư tưởng và tiến bộ đạo đức chỉ là ảo tưởng tạm thời, cuối cùng sẽ nhường chỗ cho thực tế khắc nghiệt của các cuộc đấu tranh quyền lực. Nếu họ tôn trọng nền dân chủ, thì tại sao phải tìm cách ăn gian phiếu bầu cử, cho cảnh sát chìm nhập bọn các người kêu gọi bầu cử gian lận rồi bắt bỏ tù, hoặc ám sát ông Trump.
Hồi ông Bush thắng cử, hơn ông Gore có mấy trăm lá phiếu. Ông Gore tuyên bố thua khiến mình tin và hãnh diện làm công dân của nền dân chủ thực sự Hoa Kỳ. Ngày nay, sống lâu hơn ở xứ này, thì chỉ thấy trò hề dân chủ để người giàu được giàu thêm, còn nghèo thì nghèo hơn. Họ sử dụng bộ máy quan liêu để củng cố sự giàu sang của họ.
3. Phê phán quan niệm tiến bộ: Spengler bác bỏ ý tưởng về sự tiến bộ không ngừng của Thời kỳ Khai sáng. Thay vào đó, ông lập luận rằng lịch sử mang tính chu kỳ, với mọi nền văn minh đều phải trải qua sự hưng thịnh, suy thoái và sụp đổ. Mình đang đọc tài liệu về các công ty bị suy tàn. Có dịp sẽ kể.
Ý nghĩa hiện đại: Các ý tưởng của Spengler về Chủ nghĩa Caesar vẫn gây tranh cãi và đáng suy ngẫm. Một số người coi lý thuyết của ông là lời cảnh báo về sự mong manh của dân chủ và nguy cơ của chủ nghĩa độc tài. Những người khác chỉ trích nó vì tính định mệnh và thiếu sự thay đổi hoặc đổi mới.
• Sự trỗi dậy của các nhà lãnh đạo độc tài trong thế kỷ 20, như Mussolini, Hitler, Mao Trạch Đông và Stalin, Pinochet,.. thường được coi là sự xác nhận cho những dự đoán của Spengler.
• Trong thời hiện đại, các cuộc thảo luận về xu hướng dân túy và độc tài trong chính trị đôi khi tham chiếu đến Chủ nghĩa Caesar của Spengler như một lộ trình tiềm năng cho tương lai của các xã hội phương Tây.
Tình hình hiện nay trên thế giới rối như canh hẹ. Hy vọng năm 2025, sẽ có chút gì khá khá hơn. Nhưng mình nghĩ còn te tua hơn nhất là kinh tế sẽ bay theo cánh chim biền biệt. Khi ông Trump đòi kiểm soát Vùng Đất Xanh (Groenland), và cưỡng chế con kênh Panama, hay kêu Gia-nã-đại gia nhập Hoa Kỳ. Mình nghĩ ông ta chỉ hù cho vui để gây áp lực. Ông ta cho Robert Kennedy Jr., lên diễn đàn nói đủ trò, nay kêu bớt lại khi các công ty dược phẩm bắt đầu bay sang FLorida, cúng dưỡng.
Dạo này mình thấy ông Elan Musk là vị hoàng đế của Hoa Kỳ vì thiên hạ bầu cho ông Trump nhưng hội họp với ai, đều có mặt ông ta. Hôm qua, hạ viện họp cuối năm để bỏ phiếu ngân quỹ cho năm tới thì ông thần Musk này tuyên bố trên mạng xã hội X, kêu ai mà bỏ phiếu thuận thì ông ta sẽ giúp ứng cử viên đối lập lần bầu cử tới, bằng mọi giá để họ bị lọt đài. Thế là cả đám đại biểu run, không ai dám bỏ phiếu cả. Elon Caesar. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét