Lừa đảo qua tin nhắn

 


Dạo này mình nhận khá nhiều spam qua nhắn tin trên mạng xã hội nhất là điện thoại cá nhân. Trên mạng xã hội thì đa số là do phụ nữ nhắn tin hỏi vớ vẩn, bà nào cũng tải toàn hình Photoshop nên mất công phải chắn và xóa. Nhất là sợ bị hacker vì mình bị họ chiếm tài khoản một lần. Có hôm buồn đời mình xem mạng xã hội của mấy người mướn nhà khiến mình thất kinh. Ngoài đời, mấy bà mấy ông to kinh hoàng, nhưng hình trên mạng thì đẹp như thiên nga hay tài tử. Chắc sử dụng Photoshop hay ứng dựng nào nên thấy bà nào bà nấy gầy đẹp như Jennifer Lopez. Kinh

Điều mình lo ngại là họ nhắn tin hay gọi qua điện thoại cá nhân. Trên mạng thì dễ nhận ra vì có thể xem và biết ngay. Thường thì chỉ nhận nhắn tin của ngân hàng, tiệm thuốc Tây này nọ. Đây nhận những tin nhắn kêu đầu tư bú xua la mua. Đồng chí gái cũng than tương tự là nhận tin nhắn tùm lùm. Phải vào Settings để chận mấy loại này.


Buồn đời mình lên mạng tìm thêm tin tức để xem có cách nào chận đứng vụ nhắn tin vớ vẩn. Theo Tin tức mình đọc thì nội tháng 4 năm nay 2024, nghĩa là 2 tháng trước đây. Người Mỹ nhận 19.2 tỷ nhắn tin spam. Xem như trung bình một người Mỹ nhận 63 nhắn tin hay hơn 2 tin nhắn mỗi ngày. Kinh. Để tháng sau mình tính xem nhận bao nhiêu cái.


Điều đáng nhắc là đa số các tin nhắn này đều nhắm vào người Mỹ cao niên. Lý do là các scammers, những người tìm cách dụ dỗ lừa gạt thiên hạ biết là người già thường có số tiền lớn, tiền để dành hay quỹ hưu trí. Nhất là họ thường sống cô đơn, không ai chăm sóc, hàn huyên.

Đây thí dụ mới nhận tức thì. Số điện thoại thì mình đoán họ xin miễn phí của Google.
Ty
Họ Lại gửi lại. Mình quên chận

Các nhắn tin lừa đảo này thường được tự động hoá, gọi là “robotexts”, cũng có thể do một người thật, biết chúng ta. Có hai loại nhắn tin lừa đảo cần chú ý:

Các nhắn tin kèm theo đường dẫn (link) rất nguy hiểm. Loại nhắn tin này thường được gọi là “smishing”, thường có những tin tức rất lạ kèm theo là kêu chúng ta nhấn đường dẫn ngay. Chúng ta lo ngại nên mất cảnh giác nên nhấn vào đường dẫn.

Đặc biệt là không thấy ảnh của họ. Vì xin miễn phí điện thoại của google.
Tin nhắn đồng chí gái nhận được mỗi ngày. Mình kêu block vì nếu không họ sẽ tiếp tục vì nước nhỏ giọt lâu ngày cũng dính. Cứ vài lần như vậy sẽ khiến mình tò mò và trả lời lại.

  • You’ve made a big purchase and you need to confirm it. Ông hay bà vừa mua một món hàng giá cao, cần xác nhận. Thường là do công ty thẻ tín dụng. Khi mình đi chơi ở ngoại quốc , quên báo ngân hàng thì thường khi trả thẻ tín dụng thì bị chặn, phải vào email để dò và báo cho họ biết hay vào phần ứng dụng của ngân hàng. Với thẻ American Express thì họ dọ biết rõ hơn.
  • Your subscription renewal payment did not go through. Cái này như mua báo chí hay thuốc men hàng tháng thường được trả bằng thẻ tín dụng, và họ tự động rút tiền của mình để khỏi quên.
  • You must confirm a package being delivered to your house. Cần xác nhận món hàng vừa được giao tại nhà như Amazon. Thường mỗi khi Amazon giao kiện hàng xong thì email được gửi đến để báo. Tài khoản của mình không để cho phép nhắn tin.
  • You’ve won a (fantastic) prize and you need to redeem it. Thắng giải gì đó và cần chúng ta xác nhận để lãnh giải.
  • Your debit or credit card has been locked or frozen. Thẻ tín dụng bị khoá. Khiến mình lo lắng trả lời. Tốt nhất là gọi số điện thoại trên thẻ của mình để gọi lại.
  • You need to confirm suspicious activity on your account. Cần xác nhận về hoạt động đáng ngờ trên tài khoản,… khiến mình lo ngại, mất cảnh giác, nhấn tin.

Vấn đề là khi chúng ta nhấn vào đường dẫn, có thể một malware sẽ tự động được tải về điện thoại của mình. Giúp người lừa đảo có thể điều khiển hay xâm nhập vào điện thoại của mình từ xa. Họ có thể gửi tiền cho họ này nọ hay đường dẫn bắt chúng ta ghi rõ danh tánh và các giấy tờ cá nhân. Như trường hợp máy điện toán, thường có trục trặc, mình gọi cho thằng cháu rành về IT, từ nhà cháu có thể xem kiểm soát máy điện toán của mình qua màn hình.

Lừa đảo đầu Tư (Investment scam): thường được người Mỹ gọi là “pig-butchering scam” hay cryptocurrency scam, thường chúng ta hay nhận những nhắn tin từ một người lạ, như họ gửi lộn cho ai, thí dụ:

  • “Hello Joe, it was great meeting you at the party the other night!” Mình hay nhận tin trên mạng như quà gia đình em nhờ anh mang qua Mỹ sao chưa thấy anh đưa lại. Hay anh cho em hỏi cái này. Đâu dám trả lời, đồng chí gái giết chết. Họ làm như lộn ai. Ai ở không, trả lời kêu cô lộn số rồi là xem như cá cắn biết chừng nào ra.
  • “Hi, it’s Jennifer Lopez. Would you like to get together for lunch Friday?” Mình cũng nhận tin như người kêu anh đi làm về chưa này nọ, thậm chí có người kêu trên Facebook, có gửi nhắn tin riêng, trả lời dùm vì cần hỏi gì đó. Mình đâu phải là bà Tùng Long mà có thời giờ trả lời chuyện tình yêu của họ. Mình là nông dân, ngu lâu dốt bền biết gì mà họ hỏi vớ vẩn.

Hôm qua, mình nhận được một tin nhắn, đại khái là ông không biết tôi, nhưng tôi muốn tự giới thiệu này nọ để đầu tư gì đó. Mới đọc tới đó là mình xoá ngay và chận số điện thoại này.


Khi chúng ta, buồn đời, không có gì làm, nhắn tin lại kêu họ đã lầm người, thì họ sẽ tìm cách làm quen. Sau đó sẽ giới thiệu một cơ hội làm giàu này nọ. Mình lo cái vườn chưa xong nên đừng có bàn chuyện đầu tư này nọ nhất là không có tiền.

Hôm trước chạy lên vườn thì có điện thoại reo, vì lái xe nên mình không biết ai gọi dành phải nghe. Có tên nào tự giới thiệu này nọ kêu có nhà cửa ở đâu để đầu tư. Mình nói tuần sau gọi lại. Sau đó nói với thằng con, là đầu tư, phải biết người rủ mình đầu tư, còn dân ở đâu gọi lại, mình không biết thì cảm ơn kêu họ gọi lại tuần sau. Lúc đó biết số điện thoại thì cúp ngay và block. Mình chưa bao giờ đầu tư với một ai cả. Nội có một partner như đồng chí gái là đủ khổ một đời trai.


Mục đích của những người lừa đảo là dụ chúng ta đầu tư, nhất là vào crytocurrency rồi sẽ cuốn theo chiều gió. Năm 2022, theo Internet Crime Complaint Center (IC3) thiệt hại lừa đảo về cryptocurrency từ $2.57 tỷ gia tăng lên $3.96 tỷ vào năm 2023. Xem như 53%. Ai cũng tò mò vụ này nhất là gần đây ông Trump tuyên bố đủ trò về vụ này.


Có người gọi cho biết là ngân hàng, công ty nào đó mình biết sử dụng như công ty điện lực, nước này nọ. Kêu là có vấn đề với trương mục của mình như biên lai chưa trả này nọ rồi giúp mình login vào trang nhà của công ty điện lực chẳng hạn và hướng dẫn làm Dual Authentication, và mật mã sẽ được gửi đến cho điện thoại của mình. Khi mình đưa cho họ mật mã này thì họ sẽ lấy phần kiểm soát trương mục của mình và sử dụng các ứng dụng mà mình thường xài như Zelle, Venmo, hay Paypal. Các ứng dụng này thường không bảo toàn cho chúng ta như thẻ tín dụng. Nếu bị lừa đảo hay ăn cắp tài khoản, chúng ta không bị dính dáng khi khai báo thẻ tín dụng còn mấy cái kia thì họ có báo chúng ta biết trước khi gửi tiền là một khi đã gửi thì như đưa con vô nội, không bao giờ gặp lại. Khi mua hàng trên mạng, mình dùng thẻ tín dụng American Express.


Nếu bác nào chưa bao giờ nhận các nhắn tin thì em đưa ra những mẫu như sau:

“Congratulations - you're a winner! Go to bit.ly/eFgHiJK to claim your $500 Walmart gift card.”

 thường những đường dẫn này sẽ hỏi các bác những tin tức như sau:

    • Bank account number (trương mục ngân hàng)
    • PIN number (mật mã)
    • Credit card number (thẻ tín dụng)
    • Annual income (lợi tức hàng năm)
    • Social Security number (thẻ an sinh xã hội)

“Tham-Lam Bank is closing your account due to suspicious activity. To keep your account active, please confirm your PIN at bit.ly/acmebank123.”

“You have an outstanding tax refund of $2,560. Follow these instructions to claim your refund at: https://gov.taxrefunds.irs.”

“Hi, it’s been a while, how are you doing? Let’s get together this weekend. Visit my profile at bit.ly/aBcWxYZ.” Họ đưa đừng dẫn, mình tò mò nhấn vào thì hết cô đơn ngay.


Những tin nhắn như vậy thường chúng ta không nhận ra ai. Người gửi rất muốn nói chuyện với chúng ta, những người cô đơn, ở nhà chả biết gì để tám. Họ có kỹ thuật để hỏi về tin tức cá nhân. Sau đó muốn chúng ta chuyển qua WhatsApp, Telegram, Zalo và các ứng dụng liên lạc khác.


Họ nói về các đầu tư nhất là về crytocurrency hay những đầu tư nào khác. Sau đó gửi hình ảnh của họ đẹp như Tây như mấy người thuê nhà. Đồng chí gái có kể bà bạn thấy tên nào nhắn tin lộn rồi tự giới thiệu, hắn kêu thích đi nghỉ hè này nọ, gửi hình ảnh chụp ở các khu nghỉ dưỡng danh tiếng sau bà bạn khám phá ra là Photoshop. Chán Mớ Đời 

Điểm quan trọng là không muốn nói chuyện với chúng ta qua FaceTime hay những ứng dụng có ghi hình. Các tin nhắn thường có lỗi chính tả, văn phạm và các số điện thoại rất dài hay nhiều khi trong vùng của chúng ta ở vì rất dễ kiếm. Chỉ cần lên google rồi ghi danh là xin được miễn phí. Mình trước đây có mấy nhà ở xa nên phải làm số điện thoại của vùng đó qua google voice. 1 người ở phi châu, có thể qua Google, có thể có số điện thoại với mả số ở Cali. Những tin nhắn vớ vẩn không liên quan gì đến chúng ta để khiến chúng ta nghĩ ai đó lộn. Nên nhắn tin lại cả tội họ. Đó là cách câu cá của họ.

Mình có nghe một podcast, phỏng vấn một cựu cảnh sát viên ở Panama, ông ta được cảnh sát xứ này cho xâm nhập vào làm việc cho một tổ chức lừa đảo, chuyên lừa đảo người Mỹ. Họ gọi điện thoại (khi xưa) cho mấy người Mỹ già rồi kêu họ nợ nần chi đó, lâu quá nên mình quên các chi tiết, chuyển tiền. Có người khóc. Sau này cảnh sát chộp được cả đám, đầu ông ta bị treo giá tại Panama bởi đám anh chị này nên được FBI cho qua Mỹ sinh sống dưới tên giả vì sợ bị giết.

Ngay những tin nhắn rất khả tín với email, những công ty mà chúng ta là khách hàng như công ty điện thoại, công ty ga hay điện lực. Vấn đề làm sao để phòng không bị lừa đảo. Cách tốt nhất là khi nhận được những tin nhắn này thì đừng có mở, nhấn gì cả. Chỉ xoá là xong. Đừng có tò mò mà chết. Kiểu cá cắn câu là xem như hết vẩy vùng.


Họ cũng khuyên là khi nhận được tin nhắn của những nơi quen biết như của ngân hàng của mình, cũng không mở hay nhấn. Cách tốt nhất là liên lạc riêng ngân hàng của mình để kiểm chứng.


Sau đây là những lời khuyên của các chuyên gia chống tội phạm:

Không cho ai biết mật mã. Nhất là mật mã hay verification code được gửi đến cho chúng ta một lần để kiểm chứng, không được cho ai biết nhất là người lạ qua điện thoại. Thường khi login vào trương mục ngân hàng hay công ty điện lực,…thường họ gửi cho mình một con số gồm 6 hay 8 số để mình kiểm chứng. Nếu mình cho ai à biết thì họ có thể vào trương mục của mình ngay.


Trong điện thoại thường có những ứng dụng để thanh lọc và chận spam từ nhẵn người không quen biết. Trên iPhone có cái vụ này, nhưng mình vẫn bị spam. Xem ra mấy tên spammers có những ứng dụng để qua mặt. Ở nhà có Internet thì chúng ta có thể dùng Router để chận. Lâu lâu mình mở ứng dụng của router ở nhà, thấy một lô các nơi tìm cách xâm nhập hệ thống Internet ở nhà.


Ngoài ra đừng bao giờ nghĩ mình khôn sẽ không bao giờ bị ai lừa đảo được. Ai buồn đời thì xem đường dẫn nói rõ hơn về cách tránh các spam và lừa đảo. Ai buồn đời thì đọc thêm mấy tin mình đọc để tóm tắc như trên.


Avoiding Scams and Fraud for Older Adults 

Nguồn:

1. Robokiller. 2023 United States Robotext Trends. Found on the internet at https://www.robokiller.com/spam-text-insights

2. Federal Bureau of Investigation. Internet Crime Report 2023. Found on the internet at https://www.ic3.gov/Media/PDF/AnnualReport/2023_IC3Report.pdf


Thấy trên mạng có nói đến 1 vụ này, hình như của 1 chị mình có gặp mặt, cho biết cuộc gọi như sau:


Một Cuộc Gọi 


- Tôi là Lê Anh Tuấn gọi từ Lãnh Sự Quán VN tại HK, xin được nói chuyện với anh Nghĩa Vũ

- Dạ chính tôi

- Ủa, là chị không phải anh?

- Đúng

- Tôi đã gọi 2 lần sao không có ai trả lời?

-  Số lạ phone không thông.

-  Tôi gọi để thông báo một vấn đề nghiêm trọng, chị nghe cho hết rồi hãy hỏi:


Tên của chị và số phone 086-528-5336 có trong hồ sơ của nhiều người đăng ký TỐ CÁO (hay cái gì đó nói rất nhanh) việc quyên tiền giúp người Việt hải ngoại, và toà lãnh sự yêu cầu chị phải có mặt ở VN trong vòng 24 giờ để điều tra.


- Tôi không biết số phone đó và hoàn toàn không dính líu

-  Hồ sơ đó đăng ký ngày 17 tháng 1, 2024, tại Hà Nội.

-  Tôi không có mặt tại VN

-  Tức là chị nói rằng có người dùng tên và thông tin của chị 

-  Đúng

-  Hồ sơ có cả email… đúng không 

-  (Không trả lời cái email) tôi hoàn toàn không dính líu

-  Đây là việc NGHIÊM TRỌNG chị phải giải quyết để tự bảo vệ.  Chị có làm mất giấy tờ hay có cho ai mượn?

-  Không.  Thời buổi này không cần phải ăn cắp giấy tờ gì cả người ta vẫn tìm được thông tin và mạo danh người khác.  Hồ sơ có số phone 086… không phải của tôi, sao anh tìm được số phone này, thử đọc lại?

-  Số …., số này có đính kèm trong hồ sơ!!!

-  Rồi, nói lại: tôi không dính líu

-  Theo như chị nói thì chị bị ăn cắp thông tin, toà lãnh sự cần chị có mặt ở VN để giải quyết.

-  Tôi đang ở Mỹ, quốc tịch Mỹ, đâu có tự dưng có người bảo tôi PHẢI về VN thì phải về?  Mà anh gọi ở DC hả, vậy anh biết rõ không cách nào về VN trong vòng 24 tiếng.

-  Tôi chỉ có nhiệm vụ thông báo.  Tôi khuyên chị hãy điều tra việc bị ăn cắp thông tin, hay để tôi chuyển phone chị qua cấp trên tìm phương hướng giải quyết.

-  Không cần đâu, cám ơn.  Tôi sẽ liên lạc với luật sư của tôi.

-  Tại sao phải gặp luật sư?

-  Đó là chuyện pháp lý, luật sư sẽ giúp mình giải quyết.

-  Luật sư chỉ có thể đại diện cho chị vấn đề pháp lý chứ đâu giúp được chuyện điều tra.  Bị ăn cắp thông tin là chuyện rất nghiêm trọng chị cần phải điều tra.

-  Được, sẽ có tổ chức Identity Theft điều tra

-  Thì tôi chỉ nhắc chị…

-  Mục đích của anh là thông báo thì tôi đã nghe, anh nhắc nhở tôi cám ơn (chỗ này tò mò), mà nói chuyện với cấp trên của anh để làm gì?

-  Cấp trên có thể tìm phương hướng giải quyết giúp chị!!!

-  Tất cả mọi chuyện giấy tờ đều phải có công văn và văn thư chính thức gửi đến nhà, tôi sẽ chờ (không thấy đòi xác nhận điạ chỉ 🤨).  Tôi sẽ nói chuyện với luật sư.  Anh cho lại thông tin?

-  Tôi là Lê Anh Tuấn, điạ chỉ… số phone… (hoàn toàn đúng của Toà Lãnh Sự).  Tôi sẽ gửi toàn bộ hồ sơ về cho chị (vẫn không đá động địa chỉ người nhận).


Chấm dứt cuộc gọi, lên trang nhà Toà Lãnh Sự thì tìm thấy cái thông báo bên dưới.  Rất thú vị, người gọi ăn nói mạnh bạo rõ ràng, mở đầu câu chuyện là cự sao gọi 2 lần không thấy trả lời 😆!  Cũng làm mình đổ mồ hôi chứ.



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn