Hôm nay, đọc một bài trên báo, kể về giáo sư Barry Smith, từng làm việc cho các công ty đa quốc gia thực phẩm biến chế. Sau này ông ta ngưng tiêu dùng các thực phẩm này khi khám phá ra những nguy cơ ultra-processed foods, (thực phẩm siêu chế biến) có thể mang lại cho sức khoẻ. Giáo sư Barry Smith, giám đốc đại học Luân Đôn, phân khoa triết học, cho biết trước đây ông ta có làm việc cho các công ty thực phẩm như Kellogg’s, CoCa-Cola, Ferrero và tiêu thụ độ 30-40% các thực phẩm UPF trong các bữa ăn hàng ngày.
Theo một bài báo nghiên cứu năm 2024 của Northeastern University's Network Science Institute, thực phẩm UPF chiếm 73% nguồn cung cấp thực phẩm của Hoa Kỳ, bài nghiên cứu này chưa được bình duyệt bởi các đồng nghiệp. Những thực phẩm siêu ngon miệng này chứa tỷ lệ chất béo trên carbohydrate hoàn hảo, khiến khách dùng gần như không thể ngừng ăn chúng.
Ông nói: “Đây là những thực phẩm mà cơ thể của chúng ta thèm khát đến mức làm chậm cơ chế cảm giác no của chúng ta”. Nhớ khi xưa, có lần mua mấy hộp chip khoai Tây chiên, ngồi ăn từ từ đến hết mấy hộp. Kinh. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Food vào năm 2023 cho thấy rằng bữa ăn càng có nhiều thực phẩm ngon miệng thì những người tham gia có xu hướng ăn càng nhiều calo.
Ông Smith bắt đầu cắt giảm UPF vào khoảng năm 2020 sau khi đọc cuốn sách của Chris Van Tulleken, tác giả cuốn sách bán chạy nhất “Ultra Processed People” (Những người siêu chế biến), cuốn sách làm sáng tỏ tác hại của việc chế biến thực phẩm công nghiệp.
Ông Smith nói: “Họ (các công ty đa quốc gia) muốn tìm hiểu từ tôi tất cả các thủ thuật cảm giác và sự tấn công của các giác quan của chúng ta diễn ra trong quá trình sản xuất thực phẩm và định dạng thực phẩm khiến chúng ta tiêu thụ, ham muốn, thèm những thực phẩm này”.
Nó khiến ông ta nhận thức rõ hơn về các mối quan tâm về sức khỏe (một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 trên tờ The BMJ đã liên kết UPF với nguy cơ cao hơn cho 32 vấn đề sức khỏe, UPFs to a higher risk of 32 health problems, bao gồm bệnh tiểu đường loại 2, trầm cảm và bệnh tim mạch) và suy ngẫm về đạo đức công việc của ông ấy.
Các công ty thực phẩm mướn các khoa học gia để giúp họ làm những thực phẩm mà người tiêu dùng thèm muốn liên tục, ngược lại những người chuyên gia này lại không đụng tới các món ăn do họ sáng chế. Tìm hiểu về các thức ăn siêu chế biến, ông ta càng hết muốn ăn nên ông ta ngưng hoàn toàn ăn các loại thức ăn này.
Giáo sư Smith đưa ra 3 điều đã giúp ông ta sau khi từ bỏ các thức ăn siêu chế biến. Ông ta cảm thấy khoẻ mạnh, vui tươi hơn, không muốn ăn nữa khi đã no nhất là giảm cân dù ông ta không có ý định. Ông ta tin rằng trước đây, ông ta bị nghiện thức ăn siêu chế biến, thay vì yêu thích thực sự các thức ăn này. Chỉ khi ngưng ăn thì mới khám phá ra không cần ăn quá nhiều.
Xem như muốn giảm cân, người ta mua các thực phẩm này để ăn nhưng lại ăn các hóa chất khiến chúng ta ghiền nên ăn nhiều, càng nhiều calories, hoá ra béo phì trái với kết quả mong đợi.
Giáo sư Smith cho biết đọc, tìm hiểu các nhãn hiệu về thực phẩm giúp ông ta lựa chọn các thức ăn ít bị chế biến. Ông ta cho biết là nhiều khi có những thức ăn, nghĩ là tốt như một lon đậu, có thể chứa các tố chất độc hại. Ông ta phải tìm các loại hữu cơ để tránh các độc tố này. Vấn đề là ông ta là giáo sư, hiểu rõ về các hóa chất độc hại còn nông dân như mình thì ngọng.
Nhất là mua thức phẩm cũng tùy thuộc vào khả năng tài chính nữa. Mình có xem một chương trình về bệnh tật, họ phỏng vấn, ông chồng bị tiểu đường nhưng phải mua hamburger giá $0.99 trong khi một hộp rau giá $2.99. food environment and socioeconomic status.
Giáo sư Smith cho biết chúng ta cần lựa chọn để thay thế thực sự ngon miệng. Là một giáo sư về giác quan, quan tâm đến trải nghiệm nếm thử đa giác quan, ông ta nói "Mọi thứ trông như thế nào, mùi như thế nào, cảm giác trên ngón tay, thậm chí cả âm thanh của thức ăn khi nhai thứ gì đó hoặc khi lắc thứ gì đó. Tất cả những điều đó là một phần của trải nghiệm nếm và ăn ."
Ông nói: “chúng ta sẽ không thuyết phục mọi người tránh xa thực phẩm chế biến sẵn bằng cách nói với họ rằng nó không tốt cho họ”.
Trong đời sống hiện nay, chúng ta bận rộn với công việc. Thức ăn nhanh và siêu chế biến rất rẻ và tiện dụng. Chỉ cần bỏ vào lò vi sóng , mấy phút sau là chúng ta có một bữa ăn. Được cái là người Việt mình ở Hoa Kỳ, ít ai ăn thức ăn Mỹ hàng ngày. Vẫn thèm thức ăn Việt Nam. Mình rất sợ ăn mấy chả giò bán đông lạnh trong các siêu thị Á châu vì cũng được chế biến khiến mình ghiền. Tốt nhất là tự nấu cho chắc ăn.
Xưa kia, con cái còn ở nhà, bận nên cứ vào siêu thị gần nhà hay Costco, mua hàng loạt các thức ăn đông lạnh, đem về chứa ăn cả tuần. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét