Nên đồng ký tên mượn nợ?

 Tuần này đọc một câu hỏi trên chương trình về tài chính, thấy là lạ nhưng có khả năng xầy ra cho chúng ta nên mình ghi lại đây. Một ông Mỹ hỏi sự việc ông nội của ông ta muốn giúp một người cháu nội, bằng cách đồng ký tên mượn nợ học đại học của 

Massachusetts Educational Financing Authority như một nợ cho gia đình, không phải là nợ của liên bang giúp sinh viên.

Vấn đề là người cháu kia biệt tăm và không trả và ông nội ông ta mới qua đời. Món nợ bây giờ bị “defaulted”vỡ nợ và ông ta không biết người em họ ở đâu. Câu hỏi của ông ta bây giờ món nợ đại học phải làm sao? Cái Estate của ông nội phải trả hay xem như ông nội xù nợ.

Ông này cầm cái biên lai đi chợ năm 2019, nay đem ra chợ mua lại y chang thì thấy giá cả lên 40%

Sau đây là câu trả lời của chuyên viên tài Chánh.

Khi qua đời thì người mượn nợ của MEFA, không phải là sinh viên, thì người ký giấy nợ chung và Estate của người đó không còn bị liên luỵ về món nợ này nữa. Estate của người qua đời cần báo cho MEFA để được biết cần nạp hồ sơ, giấy tờ nào để thoả mãn vấn đề người chết không còn dính dáng đến món nợ và hát trả lại em yêu món nợ này. 

 

Khi người co-Borrower qua đời, thì người sinh viên (cháu nội) mượn nợ vẫn còn trách nhiệm về món nợ. Cứ sau 180 ngày mà món nợ không được trả theo thoả thuận thì được xem là “defaulted” và sẽ được giao cho văn phòng “Collection” để họ đòi. Sẽ được ghi vào Credit của người sinh viên kia.


Nếu người vay bỏ lỡ các khoản thanh toán (Payments), ngay cả khi sau đó họ bắt kịp  các khoản thanh toán bị bỏ lỡ có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng (Credit score) của người đồng ký tên, điều này sau đó có thể đẩy chi phí cho các khoản vay và thế chấp xe, cá nhân lên cao đối với người vay đó hoặc thậm chí dẫn đến đơn xin vay tiền bị từ chối.


Trên thực tế thì người ký tên chung mượn nợ cũng bị ảnh hưởng nếu người mượn không trả. Họ khuyên người mượn nợ nên liên lạc với chủ nợ để thoả thuận thanh toán mỗi tháng ít hơn, có thể trả nhưng có lẻ lâu hơn. Đừng có nghe mấy ông thần sửa chửa Credit rồi tốn tiền vẫn mang tật.

Theo nguyệt san Forbes, mới được người Tàu mua cho biết. Từ 30 năm qua, với lạm phát, tiền học đại học công tại Hoa Kỳ đã gia tăng từ $4,160 đến $10,740 cho 4 năm đại học, và từ $19,360 đến $38,070 tại một đại học tư. Không kể các đại học danh tiếng. Forbes reported in April. 


Sinh viên nay ra trường, tìm việc không có nên trốn nợ. Ngày nay, nợ sinh viên lên đến $1.75 ức, với nợ liên bang cho sinh viên chiếm 90% con số này. Vấn đề là khi tìm việc, 95% các công ty đều sưu tra các người nạp đơn (HR.com và National Association of Professional Background Screeners). Khi thấy họ không trả hay bị trễ thì khó mà kiếm được việc.


Nay ông Biden muốn xoá nợ đại học để được phiếu. Hình như tối cao pháp viện kêu vi hiến. Nếu không lại phải in tiền nữa, lạm phát gia tăng. Có ông Mỹ mua thức ăn tất cả những món ở siêu thị năm 2019 và năm nay mua lại y chang để so giá thì lên 40%. Dạo này xem tin tức về địa ốc thấy Florida đang te tua có nơi giá nhà hạ 45% so với mấy năm trước. Arizona cũng đang te tua. Không biết khi nào đến Cali. Chính quyền cứ bơm tin kinh tế tốt để qua mùa bầu cử. 


Mình lo cho thế hệ con cháu sau này với tình hình, cứ in tiền ra cho thiên hạ, rồi còn cháu sau này phải cày đóng thuế. Một căn nhà bây giờ nghe nói ở Garden Grove giá $1 triệu mà thiên hạ sắp hàng để đợi vào xem open house. 1 triệu thì phải đặt cọc tối thiểu $200,000. Con cháu sẽ phải đi làm $400,000, đóng thuế $200,000 còn lại $200,000 để đặt cọc.  Giá nhà ở Florida đang xuống 40%. Hy vọng sẽ đến Cali sau bầu cử. 


Mua nhà hay xe cộ thường người ta hay ký tên chung cho con hay bạn bè. Cái này rất nguy hiểm cũng như “assume” cái nợ của người bán. Có một ông bạn quen kể, khi xưa ông ta mua nhà rồi “assume”, xem như tiếp tục trả cái nợ của người bán. Vấn đề là khi làm giấy tờ để tiếp tục trả món nợ này thì bao nhiêu Credit score của người bán, sẽ được trao lại cho người mượn mới. Bao nhiêu điểm xấu của người bán là ông ta thầu hết gom hết châu về hiệp phố nên Credit score xuống te tua. Phải mất mấy tháng để xóa sổ. 

Mình mua nhà hiện nay là tìm các căn nhà có nợ với 3% hay 2.75% tiền lời để mua. Điển hình, 1 căn ở Cerritos giá $935,000, có cái nợ $750,000 với tiền lời 2.75%. Mình trả họ $900,000 trừ cái nợ $750,000. Đưa họ $100,000 và nợ họ $50,000. Lý do mình giữ $50,000 vì nếu họ báo cáo với ngân hàng thì họ sẽ mất $50,000. Nhưng 10 năm sau mình sẽ trả họ $50,000. Lý do là khi xưa mình bị một lần. Họ cho mình tiếp tục trả cái nợ, chuyển sổ đỏ sau đó họ viết thư cho ngân hàng bảo là đã bán căn nhà thì ngân hàng nay có tiền lời lên 7, 8% nên họ dùng Due on Sale Clause để bắt mình trả họ ngay cái nợ.

Mình không assume cái nợ. Chỉ kêu họ sang tên vào cái Trust rồi bán cho mình 100% benefiary Interest cho mình. Phương cách này gọi là “subject to the existing loan “.

Khi xưa, thấy một chị quen mua nhà đứng tên dùm cho ai đó, được trả mấy ngàn vì có Credit tốt nhưng rất nguy hiểm vì nếu người mua nhà không trả là chị ta lãnh nợ.

Trở lại vụ ông Mỹ già mới qua đời, đồng ký tên mượn nợ cho thằng cháu. Làm ông bà hay cha mẹ, ai cũng muốn giúp đỡ con cháu. Khi con cháu còn trẻ chưa có Credit thì khi mua xe hay mượn nợ đại học, tiền lời rất cao. Do đó chúng có khuynh hướng là đồng ký tên để mượn nợ, giúp con cháu mình mua xe với tiền lời rẻ. Vấn đề là nợ phải trả lâu dài không như nợ xe độ 5 năm. Mà nếu con cháu không trả là mình ngọng.

Có điểm này nên chú ý là nếu chúng ta muốn giúp con cháu mua nhà thì nên bắt chúng ký một giấy nợ. Thí dụ: một cặp vợ chồng quen, muốn giúp đứa con mới lập gia đình, mua căn nhà. Lương bổng hai vợ chồng mới cưới thì đủ trả tiền nhà, vấn đề là chúng có nợ đại học và nợ xe nên không có tiền đặt cọc. Điển hình mua một căn nhà 1 triệu dô. Theo nguyên tắc, phải đặt cọc 20% hay $200,000 và ngân hàng cho mượn $800,000. Con không có tiền đặt cọc nên hai vợ chồng kêu, mình già, chết thì cũng để lại cho con. Thay vì đợi mình chết, nay cho con trước. Vấn đề là mai sau, khi vợ chồng canh không ngọt, cơm Khê.

Mình có ông bạn người Mỹ, nha sĩ nên tiền nhiều. Con gái muốn mua nhà, ông ta trả luôn $600,000 tiền mặt (cáCH ĐÂY 15 NĂM).  Một hôm thằng rể buồn đời, vác chiếu ra toà muốn ly dị, hát bài Capri! C’est fini ! Thế là bán căn nhà chia đôi. Ông ta mất trắng $300,000. Do đó cho con đã lập gia đình, cần bắt chúng ký một giấy nợ với tiền lời 12% nhưng không trả. Nếu sau này chúng có ly dị, chia tài sản thì số tiền $600,000 với tiền lời 12% lên khá khủng nên bán nhà là chúng chả còn đồng xu nào. Mình làm tờ giấy reconveyance xem như món nợ đó không còn, bỏ trong tủ, lỡ khi mình qua đời thì con cháu có thể đem ra mà nộp cho thành phố để xóa nợ. 

 (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn