Phố Tàu cũ Đà Lạt và người Hoa

 Xem mấy tấm ảnh cũ của Đà Lạt, mình có thể định xét là thời Tây hay thời Việt Nam Cộng Hoà qua bảng quảng cáo cửa tiệm. Lý do là trước 1955, người Tàu không bị bắt buộc đổi quốc tịch Việt Nam, cứ sống như người Hoa Kiều trong lãnh thổ của pháp chiếm đóng. Họ tha hồ làm mưa làm gió thị trường lúa gạo tại Việt Nam. Hình như thời đó, ngoại kiều không phải đóng thuế nhiều, để các người Pháp sinh sống tại Việt Nam, không phải đóng thuế, giúp mấy ông ba tàu được miễn thuế theo.

Họ dạy ông cha chúng ta Sĩ Nông Công Thương nên mấy anh học trò lười, chả làm gì để chạm đến móng tay, thậm chí còn để móng tay dài mà mình có thấy ảnh của người Pháp chụp tại Việt Nam. Trong khi đó người Tàu họ thao túng, buôn bán kinh tế tại Việt Nam. Mình nghe thầy Bạch Thái Hà kể ông Bạch Thái Bưởi, ngoài Bắc là một nhà làm kinh tế người Việt rất thành công. Không hiểu họ Bạch có dính dáng gì với người Tàu hay không. Làm ăn giỏi là không có máu người Việt tại Việt Nam. Du khách đến Việt Nam kêu bị chặt chém quá, không bao giờ trở lại.

Hồi nhỏ nghe kể ông Nguyễn Cao Kỳ đem Tạ Vinh, một tay xì thẩu của Chợ Lớn ra bắn, giúp giá cả thị trường lúa gạo đường xuống lại bình thường. Nghe bà Kỳ kể là các tay chợ lớn đến nhà biếu tiền để cứu Tạ Vinh nhưng ông Kỳ không chịu, ra lệnh bắn. Bên hông khu Hoà Bình, chỗ họ bán lan, mình nhớ có dạo họ dựng một pháp trường hình chữ U, làm bằng các bao cát để doạ xử bắn các gian thương của Đà Lạt. Mỗi lần đi ngang là cứ hình dung Tạ Vinh. Chắc mấy ông gian thương Đà Lạt cũng lo sợ.

Phố Tàu đầu tiên tại Đà Lạt, sau năm 1932, nước lũ cuốn đi và người Pháp đã dời lên khu Hoà BÌnh ngày nay.
Phố Tàu đầu tiên tại Đà Lạt, bị nước lũ cuốn đi năm 1932.

Khi mình học sử với thầy Hà Mai Phương năm 11B, thầy có nhắc đến Sắc lệnh 143/VN của Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ngày 22-10-1956, bắt người Tàu sinh sống tại Việt Nam vào quốc tịch Việt Nam nếu không thì cho 400 đồng hồi hương, dạo ấy Đài loan lãnh thầu, bảo vệ mấy người này. Nghe nói có đến 40,000 người Tàu hồi hương vào dạo ấy về xứ Đài Loan. Không biết có phải vì vậy mà bản nhạc Nắng Chiều của Lưu Trọng Nguyễn được dịch ra và rất được ưa chuộng tại Đài Loan. Mình lên taxi ở Đài Bắc, nghe đúng bản nhạc này bằng tiếng Quan Thoại.

Mình có đọc đâu đó, khi ông Bảo Đại ở Hongkong thì mấy người Tàu ở Chợ Lớn, ông chủ của Kim Chung Đại Thế giới, cúng tiền cho ông ta ăn chơi ở Hương Cảng, để đợi khi ông ta về nước là sẽ nhận được nhiều đặc ân để làm ăn. Mình không nhớ rõ lý do, thay vì về Việt Nam, ông Bảo Đại ở lại, cử ông Ngô Đình Diệm, do Tây đề nghị, về làm thủ tướng. Ông Ngô Đình Nhu thấy rõ vấn đề Hoa Kiều nên nhờ pháp can thiệp, cho Bảy Viễn qua tây, một mặt đưa ông Dương văn Minh vào Rừng Sát, PR cho chế độ. Sau này ông Minh lại phản, giết luôn hai anh em họ Ngô. Ông Nhu muốn trừ khử nạn người Tàu Chợ Lớn nên mới ra sắc lệnh 143/VN.

Ông thầy Phương rất bài người Tàu, kêu tao chỉ mua hàng ở tiệm người Việt dù họ bán giá cao hơn để giúp người Việt giàu thay vì để người Tàu cai trị chúng ta về mặt kinh tế tại chính quê hương chúng ta.

Có tên hàng xóm, học thầy Phương, rất ghét tàu. Đi đường mà nghe ai nói tiếng tàu là ngừng lại kêu người Việt mà tiếng gì lạ vậy. Hắn không dám xuống khu Tân Sanh ở đường Phan Đình Phùng.

Mình có bạn gốc tàu tại Hoa Kỳ, còn ở Việt Nam thì khi xưa có học chung với Hùng Con Cua, Mã Kiến Hậu nhưng không thân lắm vì gia cảnh chớ không vì sắc tộc. Có gặp lại nhau 1 lần tại nhà mình. 

Mình có chị bạn thân, đi từ miền Bắc. Bố là người Tàu, mẹ là người Việt như trường hợp ông Hồ Dzếnh. Gia đình bị đánh tư sản sau 1954 rồi đến 1979, phải trốn lên tàu đi về Hồng Kong. Đến bờ của Trung Cộng, họ cũng đuổi đi, sau khi vớt hết tiền để bán gạo muối, xăng dầu,..

Bà mẹ gốc Việt cho biết là sau 1954 thì người Tàu ở miền Bắc bị đồng hoá rất nhanh, không có những đặc ân như tại miền nam để cộng đồng người Tàu tự do phát triển. Mấy anh ba tàu Chợ Lớn, đi lính kiểng nên tạo ra một lối tham nhũng khác trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà.

Chị ta lấy chồng đài loan nên tiếng Việt nay cũng không rành lắm. Qua chị ta, mình hiểu thêm về người Việt sống tại miền Bắc trong thời gian chiến tranh, hầm hố núp bom ra sao. Có lẻ người Mỹ sợ dân lành chết nhiều nên bắn trái phá để báo hiệu cho dân Hà Nội đi núp bom trước khi B 52 rãi bom. Kinh

Năm 1979, khi Đặng Tiểu bÌnh xua quân qua biên giới để đánh cho Việt Nam một bài học thì Hà Nội không tin tưởng cộng đồng người Tàu tại Việt Nam, nên họ cho vượt biển hay đuổi về qua biên giới hết mà người ta gọi là đi bán chính thức. Mình có đọc một hồi ký của ông nào giáo sư, gốc tàu ở ngoài bắc, kể lại sự vụ năm 1979, phải trốn đi tàu ra sao. Mình đoán ông ta đi chung chiếc tầu của chị bạn sinh tại miền bắc vi chị ta kể tương tự chuyến hải hành, rời bỏ quê hương vì Hà Nội không tin tưởng. Khiến ông Lý Quang Diệu lên tiếng, viết thư cho bà Thatcher để nêu lên vụ này. Hà Nội vừa nhận được vàng lại tống khứ được giới họ không tin tưởng. Đạo diễn Ang Lee có làm một phim về đề tài này.

Hôm qua, mình xem phim của Nga về người bắn tỉa Tây Bá Lợi Á (Siberian sniper). Cái hay ở Hoa Kỳ, mình có thể xem phim đủ loại. Phim Đức, phim Nga, Ba Lan, Hoa Kỳ, Anh quốc, Pháp quốc,..nói về cuộc chiến thế giới, để tự tìm kết luận, sự thật về cuộc chiến thay vì nghe tuyền truyền của phe thắng cuộc. Phải xem nhiều phía để tự tìm ra đáp án cho mình thay vì bị tuyên truyền một phía rồi xem đó là sự thật.

Ta thấy các bảng hiệu của Đức Xương Long, Lưu Hiệu Ký bằng tiếng tàu, cho biết là trước 1955

Trước 1955, các bảng hiệu của người Tàu tại khu Hoà Bình đều viết bằng chữ Tàu, sau 1956 thì đều dịch ra tiếng Việt như Đức Xương Long, Lưu Hội Ký, Vĩnh Chấn,… Đà Lạt có trường Tân Sanh to lớn, dạy chương trình tiếng Quan Thoại cho học sinh.

Phố tàu cũ đã bị lũ cuốn đi

Dạo sau Mậu Thân, ông Kỳ có ra lệnh cấm trường Tây, khoá mình là khoá chót của chương trình pháp tại Việt Nam. Không cho sinh viên du học bên Tây, chữ nghĩa gì cũng cấm không được sử dụng tiếng Tây ngoại trừ mấy cái bar dành cho lính Mỹ. Tương tự bộ trưởng văn hoá Pháp Jacques Lang khi xưa lên tiếng chống chữ nghĩa đế quốc tư bản.

Ca sĩ Elvis Phương, mê Elvis Presley nên lấy tên Elvis Phương, sau thời ông Kỳ phải đổi tên khác thì phải tương tự ca sĩ Carrol Kim,… dạo bên Tây mình có đọc một bài báo Tây phỏng vấn ca sĩ Elvis Phương, nói di tản rồi đói qua nên chạy qua Mỹ. ở Việt Nam mình chưa biết đến ông vua nhạc Elvis Presley. Đến khi ông ta qua đời thì báo chí truyền thông nói đến, lúc đó mới nghe nhạc của ông này lần đầu tiên. Thằng Picard khi xưa học chung rất mê ông này nên vào atelier là nó mở nhạc ông này nghe, bồi dưỡng thêm cho mình chút gì nhạc nhiếc.

Hình này cho thấy các bảng hiệu được thay thế bằng chữ Việt

Đọc tài liệu Tây thì dạo thực dân Tây chiếm đóng Việt Nam thì hơn 50% người Việt nghiện thuốc phiện, mà mấy ông gốc MInh hương, mà người ta gọi là Hảo Hớn, người Hán tốt. Họ không phục nhà Thanh vì dân Mông Cổ, chiếm đóng, đánh đuổi nhà Minh ra khỏi Bắc kinh. Có một số bỏ chạy về miền nam, tá túc ở Việt Nam, và các nước láng giềng như Mã Lai, Nam Dương, Thái lan. Từ đó người ta gọi các người này là Minh Hương, người theo nhà Minh, đại ý là người Tàu. người Tàu cũng có rất nhiều loại chủng tộc, nói chung thì người gốc Hán là đa số và họ tìm cách Hán hoá các bộ tộc khác. Ngày nay ở Tây Tạng, người Tàu gốc Hán đông hơn người Tây tạng.

Đám người Minh hương này, muốn phản Thanh phục Minh nên phải làm kinh tế để có tiền mua vũ khí, đánh đuổi quân Thanh. Cách tốt nhất là bán rượu và thuốc phiện. Người Mình Hương hợp tác rất chặc chẻ giúp cộng đồng họ phát triển nhanh nên dần dần họ chiếm hết thị trường kinh tế ở vùng Đông NAm Á, đưa đến sự kỳ thị đã thể hiện sau khi Suharto xuống. Trong mấy ngày người Nam Dương sát hại không biết bao nhiều người gốc tàu.

Mấy nhà lãnh đạo ở Á châu có gốc tàu là Hun Sen, Duarte, Suharto, Thaksin,… dù anh nói tiếng bản xứ rành như người sở tại nhưng vẫn được xem xét qua tông tích, gốc gác ông bà của anh. 

Tình cờ mình đọc trên mạng, có bài của ông Lê Vĩnh Huy, về chính sách của chính phủ Ngô Đình Diệm, nhằm ép buộc cộng đồng người Hoa nhập tịch. Ông này, chịu khó cố gắng nghiên cứu tài liệu để cho chúng ta biết rõ thêm về sự hình thành của cộng đồng tại Việt Nam.

Mình đoán trong thời chiến tranh, người Tàu CHợ Lớn làm giàu bằng cách bán lúa gạo cho cả hai bên. Nghe kể bộ đội vào nam chỉ đem theo đô la để mua gạo muối,… chỉ có dân miền nam mới bán cho bộ đội. Mình có đọc bài viết của báo Hà Nội, kể về mấy tay nằm vùng, móc nối với người Tàu CHợ Lớn để đổi Đô la. Họ kể phải qua Hông Kông hay Pháp,…để đổi tiền. Hình như mình có kể vụ này rồi.

Thiếu tá Lê Xuân Phong, của đại đội trinh sát 302 kể, đi hành quân ở Núi Voi, có lần lượm được một số tiền 500,000 đô la của Việt Cộng, đem chia cho mấy anh em. Các tay tư sản dân tộc tại Đà Lạt, đã mua giúp Việt Cộng gạo dầu, được vinh danh sau 75 rồi cũng cuốn gói chạy ra ngoại quốc hết.

Xin trích một đoạn của ông Lê Vĩnh Huy: “ Hoa kiều đã được hưởng lợi lộc khổng lổ ở Việt Nam nhưng lại không phải thực thi nghĩa vụ gì đối với quốc gia. Quy chế ngoại kiều ở trong Nam đã giúp họ không phải đóng thuế kinh doanh; thể chế bang hội tự trị khiến họ trở thành những tiểu quốc gia trong một quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Không chịu sự tài phán của tòa án Việt Nam, chẳng cần sự bảo vệ và giúp đỡ của cảnh sát, tự họ giải quyết với nhau theo phán quyết của các Bang trưởng. Sự khép kín của cộng đồng Hoa kiều là hành vi ích kỷ và bội bạc với đất nước đã cưu mang mình.”

Những người Tàu ở Miền Nam lên đến 800,000 người trong khi dân số miền nam, dạo đó 10 triệu người.

Ngày (6-9-1956), Thủ tướng Diệm lại ra Dụ số 53, hạ đòn quyết định, đánh thẳng vào nồi cơm của người Tàu. Dụ 53 chỉ định những nghề nghiệp mà các ngoại kiều, hay các hội xã, công ty ngoại quốc không được hoạt động, đó là:

1) Buôn bán cá thịt

2) Buôn bán tạp hóa

3) Buôn bán than, củi

4) Buôn bán xăng, dầu lửa và dầu nhớt

5) Cầm đồ bình dân

6) Buôn bán vải, tơ lụa, chỉ sợi,

7) Buôn bán sắt, đồng, thau vụn

8) Nhà máy xay lúa

9) Buôn bán ngũ cốc

10) Chuyên chở hàng hóa, hành khách bằng xe hơi, hay tàu thuyền

11) Trung gian ăn huê hồng.

Những ngoại kiều đang hoạt động những nghề trên phải thôi các nghề đó trong vòng 6 tháng đối với các nghề từ số 1 đến số 7, và một năm đối với các nghề từ số 8 đến số 11. Những ai vi phạm Dụ này sẽ bị phạt tiền từ 50.000 cho đến 5 triệu đồng, và có thể bị trục xuất. Người Việt Nam nào thông đồng với ngoại kiều vi phạm thì bị phạt 6 tháng đến 3 năm tù ở, và bị phạt tiền giống mức ngoại kiều vi phạm. (Hết trích)

Có lẻ vì đạo luật này mà mấy ông tây bà đầm đang làm ăn lâu đời ở Đà Lạt như mấy ga ra, phải hồi hương. Còn mấy ông ấn độ ở khu Hoà Bình chắc vào dân việt hay Ấn kiều được quy chế khác. Đến thời ông Kỳ thì ông bác sĩ Sohier cũng bán rẻ nhà của ông ta để về tây.

Dạo ấy ra phố, chỉ thấy người gốc tàu làm chủ như tiệm Vĩnh Chấn, nhà hàng Shanghai, là chủ rạp xi nê Hoà Bình, cây xăng Caltex. Mình độ đâu 30% các tiệm buôn do người Tàu làm chủ ở khu Hoà BÌnh, xung quanh rạp Ngọc HIệp, và Tân Sanh.

Khu nhà hàng Mekong và tiệm vàng Bùi Thị Hiếu, cũng thấy toàn là chữ tàu khi chưa được ông Võ Đình Dung xây lại

Mình lớn lên, đã có nhiều thay đổi, có học chung với mấy người gốc tàu, mẹ mình buôn bán với mấy người tàu trên khu Hoà Bình. Ngày nay, sống ở Hoa Kỳ, mình thấy không có vấn đề gì cả. Ai cũng là người Mỹ hết, không phân biệt chủng tộc.

Năm 1995, mình về Việt Nam, ngồi trên máy bay, có gặp một anh gốc tàu, kể khi xưa đi vượt biển, nay về Việt Nam, làm ăn. Mình hỏi không sợ họ lấy nữa à. Anh kêu có Trung Cộng bảo kê rồi, không sợ. Có anh bạn đài loan kêu mình tìm mối bán máy móc cũ của đài loan bán cho Trung Cộng rồi nay Trung Cộng mua đồ mới, bán lại cho Việt Nam. Thấy mệt quá, không biết nói tiếng tàu nên thôi. Làm nông dân khoẻ hơn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn