Đội tuyển tây đen bất đắc dĩ

 Vậy là xong. Không phải xem đá banh nữa. Trận chung kết năm nay quá đỉnh. Tưởng là xong khi Á Căn Đình dẫn 2-0, ai ngờ đội tuyển Pháp mà mình là cổ động viên, gỡ huề như Hoà Lan, rồi đưa đến đá luân lưu. Vẫn giữ sổ thông hành Pháp.

Đội tuyển pháp trong hiệp 2, thấy toàn là mấy ông tây đen, ngoại trừ thủ môn khiến thiên hạ kêu đội tây đen. Nhiều người kêu toàn là tây đen đá cho nước pháp nhưng ít ai hiểu lý do.

Cầu thủ Mbappe sinh tại Paris, bố là gốc Cameroon và mẹ là Algérie, đá cho đội tuyển pháp

Cầu thủ Kylian Mbappe, sinh tại Paris, đoạt giải chân vàng có ông bố gốc xứ Cameroon và bà mẹ gốc Algerie. Ông bố tuyên bố đâu 4 năm trước khi con ông ta đoạt chức vô địch thế giới với đội tuyển Pháp. Ổng ta muốn con trai đá cho đội tuyển Cameroon, quê hương nơi ông ta sinh ra nhưng khi liên lạc với tổng hội túc cầu xứ Cameroon, họ đòi tiền lại quả nhưng ông ta không có nên khi đội tuyển Pháp gọi, không đòi tiền thì ông chấp nhận.

Nay xứ này kêu gọi khúc ruột ngàn dậm nhưng ông Mbappe con từ chối, kêu “Je suis Français”. Thế là mình dân Cameroon ném đá kêu mất gốc. Chán Mớ Đời 

Tương tự cầu thủ Breel Embolo của đội tuyển Thuỵ Sĩ, cũng gốc Cameroon, bằng một đường phản động đã tung lưới đội Cameroon, quê hương nơi ông ta sinh ra nhưng thay vì chạy như điên, ông ta chỉ dơ tay lên (xem hình) trong khi các cầu thủ Thuỵ Sĩ reo mừng chạy như điên khùng, chạy lại ôm cổ ông ta. Bàn đá lọt lưới phản động, phản quốc khiến người dân Cameroon, muốn đến nhà gia đình của ông ta ở Cameroon để đốt. 

Bà mẹ của ông ta lên tiếng, để con tôi yên, Thuỵ Sĩ huấn luyện con tôi, còn muốn đá cho đội tuyển Cameroon, phải chi tiền cho mấy cán bộ điều hành. Cameroon chỉ muốn đòi tiền mãi lộ để được đá cho xứ này. Cứ như được ban phát một đặc ân để đá cho đội tuyển nên phải chạy tiền. Không biết bao nhiêu cầu thủ của đội tuyển xứ này phải trả tiền cho mấy cán bộ bóng đá.

Cầu thủ Embolo, gốc Cameroon nhưng lại đá cho đội tuyển Thuỵ Sĩ, không dám reo mừng theo phép lịch sự của đá banh, không reo mừng khi đá lọt lưới đội mà mình từng đầu quân.

Tham nhũng lan tràn tại các đội tuyển phi châu. Nhớ mấy năm trước, các giới thẩm quyền của đội tuyển phi châu, không trả tiền cho cầu thủ khiến họ phải làm reo khiến bộ trưởng phải bay đến với Vali tiền để trả cho họ, nếu không cầu thủ không tập dợt hay ra sân cỏ. Nếu họ thắng thì các quan lớn bỏ túi hết tiền thưởng. Năm nay các đội phi châu đá Chán Mớ Đời, chỉ có đội Ma-rốc là làm nên cháo, nhờ rất nhiều cầu thủ sinh tại Âu châu, đá cho các câu lạc bộ nổi tiếng.

Cũng nên nhắc sự thành công của đội Ma-rốc không phải bà rá mà do sự đầu tư lâu ngày của xứ này vào túc cầu. Năm 2007, nghĩa là 15 năm về trước, vua Mohammed VI, chi đâu 15 triệu đô la để thành lập một trung tâm huấn luyện, đào tạo cầu thủ túc cầu xứ này với sự trợ giúp kỹ thuật của câu lạc bộ Lyon, Pháp quốc. Mục đích để đào tạo một thế hệ tương lai túc cầu cho Ma-rốc. Các cầu thủ trẻ xuất thân từ các trường huấn luyện của xứ này, được các đội tuyển Âu châu chú ý, mua. Năm nay, Xứ Ma-rốc này đã có tết vì đã vào bán kết, là quốc gia phi châu đầu tiên đứng thứ 4 trên thế giới, có rất nhiều người hâm mộ, ủng hộ.

Mình nhớ ông Guillou, cựu cầu thủ của đội tuyển pháp và huấn luyện viên của đội tuyển Nice, đã đề nghị tổng hội túc cầu pháp, cho ông ta mở các trung tâm huấn luyện túc cầu ở phi châu nhằm đào tạo các cầu thủ vùng này để đá cho câu lạc bộ tại pháp, để câu khán giả phi châu. Không ngờ 40 năm sau, Phi châu sản xuất các cầu thủ rất giỏi, đá cho câu lạc bộ Âu châu.

Cầu thủ Timothy Leah, đá lọt lưới cho đội Hoa Kỳ tỏng trận tranh với đội tuyển Wales, là con trai của tổn thống xứ Liberia. Bố cậu ta từng là cầu thủ nổi tiếng của xứ Liberia, đá cho đội Milan ngày xưa. Sau nhường tiếng tăm của đời cầu thủ, ông ta đắc cử tổng thống nhưng người con trai sinh và lớn lên tại Hoa Kỳ nên muốn đá cho hội tuyển của Hoa Kỳ.

Trước đây, dưới thời huấn luyện viên Klinsman, túc cầu của Hoa Kỳ còn yếu vì mới được thương mại hoá sau giải túc cầu năm 1994 nên Hoa Kỳ đi tìm các cầu thủ bên Đức quốc, có bố mẹ là người Mỹ. Các cầu thủ này hạng B, khó có khả năng đá cho đội tuyển Đức quốc nên đầu quân cho đội tuyển Hoa Kỳ, nhiều người chả biết tiếng Mỹ. Nay nhờ các trung tâm huấn luyện toàn quốc nhất là trung tâm ở Florida của nhà quảng cáo nên Hoa Kỳ sản xuất cầu thủ đá cho các đội bóng Âu châu.

Người Mỹ lấy chất xám trí tuệ của thế giới còn Âu châu thích lấy chất đen của Phi Châu để đá banh cho họ xem như đế chế la mã khi xưa, tìm kiếm, huấn luyện các tay giác đấu để mua vui cho nhân dân quên đi sự đóng thuế.

Ma-rốc có tầm nhìn xa, không cầu mong các Thánh Gióng túc cầu, xuất hiện để giúp quốc gia họ đoạt giải vô địch túc cầu. Còn tham nhũng tại các quốc gia phi châu thì đừng mong thành vô địch dù họ có thể có nhiều cầu thủ giỏi tương tự các chế độ có chế độ xét lý lịch thì không bao giờ có hiền tài để giúp đất nước phát triển cho kịp thế giới.

Mình nhớ có đọc bài phỏng vấn một cầu thủ trẻ đang lên của Lỗ Ma Ni, có ông bố người Việt và bà mẹ người lỗ ma ni. Ông ta kêu sẽ đá cho Lỗ Ma ni, còn Việt Nam thì không. Trong đội tuyển Nhật Bản, có câu thủ họ Doan khiến mình tưởng sau đọc tên theo chữ Nhật thì Chán Mớ Đời 

Nếu các nước phi châu không bỏ tính cách tham nhũng, chú tâm đến sự ích lợi quốc gia, thay vì quyền lợi cá nhân thì sẽ không bao giờ đoạt giải túc cầu thế giới hay bất cứ điều gì khác. Kỳ này, không có đội tuyển Côte d’Ivoire nên không thấy vụ cầu thủ làm reo, đòi trả tiền. 

Nghe nói năm nay vô địch thế giới sẽ được lãnh đâu trên 400 triệu đô la chưa kể tiền quảng cáo sau này. Chưa kể là thường sau khi đoạt giải vô địch thì GDP lên vì các nước khác mua đồ của nước vô địch. Mình nhớ năm 1982, Ý Đại Lợi vô địch, mình đi chơi ở xứ này cả 3 tháng, có bản nhạc nổi tiếng, nghe suốt mùa hè L’italiano. 2 tuần nữa mình sẽ viếng thăm Chí Lợi và Á Căn Đình, tha hồ nghe thiên hạ ca tụng Messi dù lạm phát lên trên 100%.

4 năm tới giải vô địch sẽ được 3 nước bắc Mỹ tổ chức chung, mình sẽ cố nhớ, mua vé xem trận chung kết. Hy vọng ở Los Angeles.

Sau đây là danh sách các cầu thủ gốc phi châu đá cho đội tuyển Âu châu. 

ANGOLA
William Carvalho (Portugal),
Blaise Matuidi (France)
CAMEROUN
Breel Embolo (Switzerland),
François Moubandje (Switzerland),
Samuel Umtiti (France)
CAPE VERDE
Eliseu (Portugal),
Gelson Fernandez (Switzerland),
João Mário (Portugal),
Nani (Portugal),
Renato Sanches (Portugal)
IVORY COAST
Johan Djourou (Switzerland),
Jonathan Tah (Germany)
EGYPT
Stephan El Shaarawy (Italy)
ETHIOPIA
Theodor Gebre Selassie (Czech Rep)
GHANA
Jérôme Boateng (Germany)
GUINEA
Paul Pogba (France)
GUINEA BISSAU
Danilo Pereira (Portugal),
Eder (Portugal)
KENYA
Martin Olsson (Sweden),
Divock Origi (Belgium)
MALI
Moussa Dembélé (Belgium),
Ngolo Kanté (France),
Moussa Sissoko (France)
MORROCCO
Marouane Fellaini (Belgium),
Adil Rami (France)
NIGERIA
David Alaba (Austria),
Dele Alli (England),
Angelo Ogbonna (Italy),
Rubin Okotie (Austria),
Hal Robson-Kanu (Wales)
Ross Barkley(England) *Ross Barkley's great grand parents had ancestral roots from Nigeria*
DR CONGO
Michy Batshuayi (Belgium),
Christian Benteke (Belgium),
Jason Denayer (Belgium),
Christian Kabasele (Belgium),
Jordan Lukaku (Belgium),
Romelu Lukaku (Belgium),
Steve Mandanda (France),
Eliaquim Mangala (France),
Denis Zakaria (Switzerland)
SENEGAL 
Patrice Evra (France),
Bacary Sagna (France),
Leroy Sané (Germany)
TUNISIA
Sami Khedira (Germany)
TANZANIA
Marcus Rashford (England).

Nguyễn Hoàng Sơn