4 ngày 4 đêm trên dòng sông Nile

 4 ngày 4 đêm trên dòng sông Nile

Sau khi xem viếng 3 kim tự tháp ở Cairo và làm thủ tục tạo dáng cho đồng chí gái vui, hướng dẫn viên du lịch đưa ra phi trường để bay đến Aswan, miền nam xứ Ai Cập. Tại đây họ đón rồi dẫn đi viếng đập lớn nhất của xứ phi châu một thời và nay họ khám phá ra là sự ngu đần của vị anh hùng của họ. Tốn tiền xây thủy điện đắt nhất thế giới thời đó nay là gót chân achilles điểm huyệt tử của họ. Nếu đánh nhau với do thái thì chỉ cần một trái bom không người lái xuống cái đập sẽ biến triệu người không nhà ở vùng hạ lưu ngay. Thêm chỉ cung cấp có 20% điện thế cho toàn dân Ai Cập. 


Mình thấy có nhiều người dân Do Thái viếng thăm Ai Cập, thêm có chuyến bay thẳng đến từ Tel Aviv. Nói đến Do Thái, mình thấy một anh chàng gắn lá cờ của Do Thái sau ba lô khi leo núi Kilimanjaro. Mình thở như heo bị thọc huyết trong khi anh ta chạy lên núi. Không biết anh ta có lên hay không. Nghe nói có một đoàn người đức, kêu là hướng dẫn viên đi lên chậm quá, nên họ bỏ đi nhanh lên núi nhưng ngày cuối cùng thì leo lên đỉnh không được. Lý do là cơ thể không thích ứng với độ cao nhanh được.


Ông Anouar Sadat hiểu nguyên cơ nên ngậm họng, xin ký hoà ước với Menahem Begin ở Camp David, để tâm sức phát triển đất nước trong nền hoà bình. Người ả rập không hiểu nên căm thù và giết ông ta, mất cơ hội tái thiết đất nước. Cho thấy sự ngu xuẩn, căm thù không tính toán, đưa đất nước vào chỗ nghèo đói, làm nô lệ cho ngoại bang. 

Đền bà hoàng hậu nổi tiếng thứ 5 của Ai Cập, tên Hatshepsut. Đẹp không thể tả, nhìn trên không khí cầu vào lúc mặt trời mọc.


Sau đó họ đưa lên tàu ở 4 ngày 3 đêm, di chuyển trên dòng sông lịch sử Nile. Cứ mỗi lần tàu dừng lại thì hướng dẫn viên dẫn lên bờ, có xe chở đi viếng các đền đài cổ thời xứ này bị đô hộ bởi đoàn quân của đại đế Alexander khi đi chinh phạt. Ông Ta để lại một đoàn quân nhỏ để cai trị trong khi ông ta kéo quân đi tiếp về xứ Ba Tư. 


Cái hay của người Hy Lạp là không xoá bỏ tàn tích chế độ cũ, họ cho xây thêm đền đài mà người dân Ai Cập thờ phụng thượng đế của họ. Họ xây đền đài theo kiến trúc ngàn xưa của Ai Cập, chỉ vẽ đại đế Alexander là vua thôi, còn không thay đổi gì cả.


Họ vẽ các thần và nữ thần với các huy hiệu chim ưng, rắn và cá sấu. Trên dòng sông Nile có rất nhiều cá sấu thời ấy nên người dân sợ và thờ cá sấu nên họ vẽ đủ trò trên các tường và tường. 

4 ngày đi xem đền và đá, mỗi cả chân và nóng


Khi chiếm đóng, họ vẫn giữ các tín ngưỡng của dân sở tại khiến họ không bất mãn và hợp tác. 

Trên thực tế người chiếm đóng lại học rất nhiều từ người địa phương. Bao nhiêu triết gia Hy Lạp đều nói họ học từ người Ai Cập phi châu, giúp nâng cao nền văn hoá và văn minh của xứ Hy Lạp đưa đến nền văn minh Hy Lạp đã giúp các nước Tây phương vượt xa các vùng khác trên thế giới. 


Người Ai Cập đã tìm ra thiên văn, hình học, đại số khiến các nhà hiền triết Hy Lạp phải bò sang đây du học ở thành phố Kernet thì phải. Lâu quá không nhớ nổi. Theo sử gia Heredotus thì tôn giáo Hy Lạp được nhập cảng từ Ai Cập.


Mấy ngàn năm về trước, người Ai Cập đã biết sản xuất giấy để viết, được gọi là Paperus. Mình có ghé một nơi sản xuất paperus, thì hoá ra cây paperus, thường thấy, có trồng ở nhà. Họ chẻ cây này ra, ngâm nước 5 ngày rồi ép chung với nhau rồi để khô. Sau đó thì vẽ hay viết lại. Quá hay.


Nay mình mới hiểu người Pháp thực dân chiếm đóng Việt Nam lại cho người Pháp đi thăm tìm kiếm về văn hoá người Việt. Họ học từ người Hy Lạp. Sau này người Hy Lạp phát huy những gì học hỏi từ người Ai Cập để biến kiến trúc và văn hoá của họ lên đến tuyệt đỉnh của mấy ngàn năm về trước. 


Cái khôn của người Hy Lạp là khi đánh chiếm các quốc gia khác thì họ vẫn giữ nguyên, không cố gắng xoá bỏ nền văn minh của chế độ cũ mà học thêm những cái hay của người bị thuần phục, làm giàu cho nền văn hoá của họ. Khác với các rợ Hun và rợ Mông Cổ, đi đến đâu là phá đốt, giết người cướp của đến đó nên không để gì lại cho nhân loại. 


Đến Luxor thì dậy sớm đi khinh khí cầu. Chán như con gián. Ở Thổ Nhĩ Kỳ đi thấy cảnh tượng 600 khinh cầu quá đẹp nên ghi danh đi ở đây. Chỉ đáng đồng tiền bát gạo khi bay ngang thung lũng các nhà vua còn thì không đẹp lắm lại ít khinh khí cầu. Tại Thổ Nhĩ Kỳ ông lái khinh khí cầu đậu luôn trên chiếc xe tải đây họ đáp xuống ruộng rồi có đến 10-12 người Ai Cập chạy lại kéo lên bờ. Thua non. Con cháu Ramses ngày nay làm việc Chán Mớ Đời 


Hôm qua đọc tin Thổ Nhĩ Kỳ, có 2 du khách người Tây Ban Nha đi khinh khí cầu, bị văng ra khỏi nơi đứng khi khinh khí cầu đáp khẩn cấp, chết tại chỗ. Hú vía.


Tối nay đi viếng một đền đài khác có chiếu ánh sáng vì ban ngày nóng kinh hồn. Ai đi Ai Cập thì nên đi vào mùa đông vì nóng kinh hoàng dù là giữa tháng 10. Mùa du khách đến là từ tháng 10 đến tháng 4.

10 ngày ở phi châu ăn uống thiếu thốn đến đây lên tàu ăn chết bỏ vì toàn là ăn bao bụng. 


Ăn cơm ngày đầu ngon nhưng dần dần bữa nào cũng tương tự nên bắt đầu ớn. Sáng nay rời thuyền để đi viếng mấy đền đài khác rồi về khách sạn ở qua đêm. Sáng mai sẽ lấy máy bay đi về miền Hồng Hải (red sea), tắm biển mấy ngày rồi bay qua xứ Jordan. Hy vọng sẽ có thời gian ghé thăm gia đình thằng bạn gốc Jordan. Để hiểu thêm về đời sống văn hoá xứ người. Đi chơi mà không liên hệ với dân bản xứ như đi chụp hình. 


Đi viếng xứ Ai Cập mới hiểu lý do xứ này được xem là nền văn minh cao nhất trước khi chúa sinh ra đời. Là cái nôi văn hoá cho Tây phương. Người pháp đã nghiên cứu rất nhiều về nền văn minh này. Hàng năm các người đoạt giải thưởng Prix de Rome đều được gửi sang Ý Đại Lợi ở 3 năm để họ nghiên cứu về kiến trúc và văn minh Hy Lạp và Ai Cập hay tệ lắm là Là Mã, bắt chước Hy Lạp. 


Tối qua viếng đền Luxor thì thấy cây tháp bút chì còn trơ trọi đứng một mình, không cân xứng. Lý do là nó lấy mất một cái. Khi xưa, mình tưởng Napoleon vì đến đây đến chinh phục xứ này, lấy về 1 cái để tại quảng trường Concorde nhưng nay lại được kể là vua xứ Ai Cập tặng cho vua Louis 14 rồi ông này đáp lễ, tặng cho cái đồng hồ. Mình thấy hơi sai vì khi cách mạng tháng 7 của Pháp quốc nổi lên, họ đem vua ra và bọn phản động chống đối cách mạng ra đây chém đầu, chưa có tháp bút chì của xứ Ai Cập.

Hôm nay dọn sang khách sạn ở nên mướn chiếc tàu buồm, chở qua bên kia sông , Tây ngọng, con sông Nile chảy từ năm lên phía Bắc nên kêu Tây ngạn và đông ngạn. Đa số người dân sóng phía đông hơn. Đi buồm có gió nhẹ khá chậm chạp. Không gian như tỉnh lặng lại, gió nhẹ nhàng đưa đến đảo chuối. Họ trồng nhiều chuối nên gọi đảo chuối. Có con cá sấu được nhốt trong chuồng và vài con khỉ để du khách chụp hình. Chán Mớ Đời 

Mướn một chiếc thuyền buồm, lênh đênh trên dòng sông Nile, gió nhẹ nhàng, thấy hạnh phúc bên cạnh đồng chí gái 

Mình có đọc đâu đó ở Tây Ban Nha, phụ nữ đông hơn đàn ông nhiều nên có nhiều phụ nữ không lấy chồng. Đi chơi trên tàu, thấy có nhiều nhóm đến từ âu châu, như Pháp quốc, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi. Mình để ý có rất nhiều nhóm toàn là phụ nữ. Cạnh bàn ăn mình, có nói chuyện với phụ nữ Đức quốc. Mình đoán họ là đồng tính vì tướng tá nhìn là xanh mặt. Có hướng dẫn viên Thổ Nhĩ Kỳ, kể mình là anh ta không thích Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha. Lý do là đông đồng tính quá khiến mình cụt hứng, hết muốn đưa đồng chí gái đến thăm thủ đô này mà 40 năm về trước, mình có đến. Quen mấy cô bạn ở đây, nay mất tin tức từ khi em lên xe hoa.


Đi lêu bêu vài phút, cho đồng chí gái chụp hình tạo dáng bên mấy buồng chuối xong thì về khách sạn ngay bờ sông. 


Đồng chí gái hỏi cuộc sống thần tiên như vậy kéo dài được bao lâu? Mình kêu trời cho bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Mụ vợ kêu mệt mà vừa đến khách sạn là mụ chạy đi mua sắm. Chán Mớ Đời   (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn