Người tính không bằng tính người

 Hôm nay, mình đi gặp 2 người con của ông thầy dạy mình mua nhà cửa. Ông này xem như 1 trong những người đỡ đầu của mình. Ông ta dạy mình mỗi thứ 6 khi đi ăn sáng chung và hàng tháng sau buổi họp, ông ta ở lại để dạy những người mới vào nghề như mình. Ông ta mới qua đời trước khi mình đi phi châu.

Ông này có dặn mình là phải chuẩn bị mọi thứ để con cái sau này, không bị phiền hà về tài sản mình để lại. Ông ta lấy thí dụ là mẹ ông ta để lại gia tài cho 3 người con mà không làm di chúc nên ông ta mất 3 năm trời để thu dọn tài sản, đóng thuế tài sản để mỗi người nhận được gần 100,000.

Tấm ảnh này khiến mình rất xúc động

Ông ta muốn hai người con gia nhập nhóm đầu tư địa ốc nhưng đời cha dạy học, đời con đốt sách. Hai người con này mình có gặp 1 hai lần. Nay ông ta qua đời để lại tài sản khá cao hơn 12.06 triệu mà chính phủ cho phép miễn thuế tài sản. Hai người con phải đóng thuế Chán Mớ Đời. Ông ta ly dị. tài sản đều được tạo dựng sau khi chia tay bà mẹ của hai đứa con trai. Cho thấy lập gia đình với người hôn phối rất quan trọng. Bà vợ chỉ thích mua sắm mà lương ông ta rất khiêm nhường với nghề huấn luyện viên thuỷ cầu (Water Polo). Sau khi ly dị thì ông ta mới phát hiện ra cái nghiệp dư mua nhà cho thuê và từ đó tậu được 20 căn nhà. Nhà quận Cam giá trị gần 1 triệu đô nên tài sản ông ta để lại quá số 12.06 triệu cho mỗi người. Nếu ông ta còn lập gia đình thì hai vợ chồng được trừ 24.12 triệu đô la thì hai người con khỏi phải đóng thuế.

Họ liên lạc với mình để bán lại vài căn nhà của ông cha để có tiền đóng thuế. Mình ngạc nhiên hỏi tại sao ông ta không bán cho hai anh nhà trước khi chết như ông Mic, cũng giúp đỡ mình rất nhiều. Hai người con nói là có nói với ông ta nhưng ông ta khư khư không chịu, bạn bè thân cũng nói nhưng ông ta vẫn kiên định không chịu.


Quà từ Ukraine.

Lý do là nếu ông ta bán bớt cho hai người con theo dạng Land Of Contract như ông Mic thì mấy căn nhà sẽ không còn nằm trong tài sản của ông ta, ít hơn 12.06 triệu thì con ông ta không phải lo bán nhà để đóng thuế. Nên nhớ là hai người con phải tìm ra 2 triệu đồng để đóng thuế cho số tài sản trên 12.06 triệu trong vòng 9 tháng sau ngày ông ta qua đời. Số tiền 12.06 triệu sẽ bị giảm lần trong tương lai vì chính phủ cần tiền đóng thuế, để trả cho những chi phí của vụ Covid vừa qua, thậm chí có đại biểu Dân Chủ đòi bỏ và bắt đóng thuế tài sản.

Mình nói bố hai anh dạy tôi là chỉ đặt cọc 10% nhưng nay nể ơn của ông ta đã dạy tôi nên đồng ý đặt cọc 20% còn thì hai anh cho vay lại (carry back). Họ đồng ý nhưng phải đời con của ông Rich Dad của mình, Clyde Wilson, làm nghề appraiser giảm định các căn nhà cho thuê của ông ta thấp hơn giá thị trường trong vòng 6 tháng sau khi ông ta qua đời, mới làm giấy tờ sang tên và đặt cọc tiền. Mình cũng có 6 tháng để làm 1031 exchange nên ok.

Hai tuần nữa mình sẽ bay qua Puerto Rico, học mấy ông luật sư, về mấy vụ này 1 tuần. Trên đường về, chắc sẽ ghé Houston thăm anh bạn hàng xóm khi xưa, bị đôn quân sau mùa hè đỏ lửa, mới liên lạc được năm nay.

Cho thấy chúng ta có khôn ngoan, tính toán nhưng khi về già, đau ốm, đầu óc không còn sáng suốt để nhận định vấn đề hay sức khoẻ để làm tiếp. Ông ta có kể cho mình vài năm trước khi qua đời là đau, nhất là ngủ không được, phải uống thuốc an thần. Do đó muốn chắc ăn thì nên làm khi mình còn minh mẫn, chưa đau nhức. Không ai biết mình trả nhớ về không khi nào, nhất là sức khoẻ làm chúng ta mất sức, ý chí phấn đấu. Mình có tài liệu của ông ta đưa đẻ làm cho việc hậu sự. Đã viết xuống như ông ta dạy.

Mua nhà của hai ông con thì mình được cái lợi là họ cho vay lại, sẽ đóng thuế điền trạch ít hơn vì ông bố đã bỏ trong Land Trust, mình chỉ đổi tên thành Successor Trustee là xong chuyện, vẫn tiếp tục đóng thuế như ông ta. Rẻ hơn nhiều.

Mình còn bị jetlag nên chạy về nhà ngủ một giấc đến khi đồng chí gái về kêu đi ăn sinh nhật một chị bạn từ Ukraine sang. Chồng chị ta thuộc hạt giống đỏ, được du học tại trường bách khoa Kiev, rồi ở lại sau khi Liên Xô sụp đỗ. Làm ăn khá giả nên về Việt Nam cưới chị ta, đưa sang Ukraine. Gia đình chị này khá giả ở Ukraine nhưng rồi theo dạng đầu tư EB-5 qua Hoa Kỳ nhưng vẫn đi đi về về Ukraine vì còn cơ sở làm ăn tại đây.

Chị ta kể là khi còn ở Ukraine thì có mướn 2 đầu bếp ở nhà; 1 đem từ Việt Nam sang và một là người U, nên học nấu ăn. Hôm qua chị ta đãi toàn là thức ăn U. Lần đầu tiên được ăn món crepe cuốn caviar, ăn rất đỉnh. Có anh cũng du sinh tại Ukraine, mình có gặp một lần, lấy vợ U, trẻ hơn đâu 15 tuổi, 3 con. Sau 2014, Bác Putin buồn đời, đánh chiếm phần đất Ukraine nên anh ta bắt chước một số đàn anh khác, chạy qua Hoa Kỳ. Nay làm nghề mua nhà cũ, sửa chửa lại rồi bán. Khá thành công.

Có một cặp vợ chồng từ Nga chạy qua mỹ. Thiên hạ tếu kêu đây là kẻ thù của người U. Anh này mình có kể rồi, có nhà máy làm xì dầu bên Nga, có đến 600 nhân công. Cũng đi đi về về xứ bác Putin.  

Ăn xong thì có màn hát hò. Một anh bạn đã từng đi tù Việt Cộng sau 75, vượt biển hát một bản nhạc, mình có nghe trên YouTube vài lần, nói về tình yêu của bộ đội, được một anh bộ đội ở tù chung dạy, sau đó anh ta hát một bản tình ca của lính Việt Nam Cộng Hoà. Anh ta giải thích cho cô vợ người U nhưng khá phức tạp cho cô ta. Trước khi về, mọi người yêu cầu anh ta hát thêm một bài. Anh ta hát bài “những dòng sông chia rẽ” của Phạm Duy trong Trường Ca Mẹ Việt Nam.

 https://youtu.be/3yvHVlXfXjs

Bài này mình nghe lần cuối lâu rồi do ban nhạc Ngàn Khơi thực hiện. Khá cảm động.

Nước đi là nước không về 
Chia đôi dòng nước chia lìa dòng sông 
Chia đôi bên bờ bến lạnh lùng 
Cho Ngưu Lang và Chức Nữ ngại ngùng 
Chia đôi dòng sông Thương 
Nước bên đục bên trong 
Nước ân tình đổi thành ra nước căm hờn.

Chia sông Gianh phân tranh mộng đồ vương 
Chia con sông Bến Hải buồn thương 
Nước yên vui từ nguồn 
Bỗng gây nên điều buồn 
Dòng lệ tuôn thành sông không có linh hồn 

Chia anh em vì quên tiếng gia đình 
Chia tay chân và cắt đứt ngang mình 
Chia thân hình yêu thương 
Cắt da thịt chia xương 
Trái tim buồn còn hằn in vết thương lòng 

Sông tang thương trôi nghiêng nhịp cầu sương 
Cho thê lương điếm cỏ Hiền Lương 
Nước sông trôi bềnh bồng 
Thiếu bao nhiêu mặn nồng 
Vì dòng sông, dòng sông chia rẽ đôi đường 

Lũ con lạc lối đường xa 
Có con nào nhớ Mẹ ta thì về. 

Ai nghe đều cảm động, xót xa cho thân phận người Việt bị chia rẽ bởi cuộc chiến uỷ nhiệm, đánh cho Tàu, cho Liên Xô và cho Mỹ, để rồi 2 bên chạy sang Hoa Kỳ sinh sống mới “Có con nào nhớ Mẹ ta thì về”. Nay ở Hoa Kỳ, hai bên mới có cơ hội gặp nhau ăn uống, nói chuyện với nhau tỏng tinh thần người Việt, nạn nhân của ngừoi ngoại quốc, để ngậm ngùi cho thân phân nô lệ da vàng như Phạm Duy đã viết đây “Lũ con lạc lối đường xa, có con nào nhớ Mẹ ta thì về”.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn