Hôn nhân không tình yêu

Trước khi đi Phi châu, mình có gặp anh bạn từ San Jose xuống chơi. Anh ta xuống họp mặt cựu sinh viên MIT, có mấy người mình quen khi xưa nhưng ít khi liên lạc sau khi lấy vợ. Ngồi hỏi chuyện về mấy người bạn xưa, tình cờ mình hỏi anh ta về cô bạn gái cũ của anh ta ngày xưa. Anh ta kể là cô nàng nay là bác sĩ, lấy chồng nhưng không hạnh phúc, vẫn sống chung trong căn lều không lý tưởng. Sống chung nhà kiểu chia phòng nhưng Sugar you you go, Sugar me me go. Anh ta lại nhắc đến cặp vợ chồng khác mình quen, tương tự vợ chồng ở chung nhà nhưng lâu lâu dẫn Bồ kép về nhà, hành lạc vô tư khiến người kia rên “giường phòng em pháo nổ, tâm hồn anh rướm máu, ôi nhát chém hư vô,….Chán Mớ Đời 

Hỏi thêm về mấy người anh em của cô bạn vì mình có quen khi xưa, ở New York. Dạo mấy đứa con mình đang lo vào đại học, mình có gọi điện thoại cho mấy người này để con mình nói chuyện để có cái nhìn rộng hơn, thay vì nghe lời bố học về tài chánh, còn mẹ thì cứ kêu đi học y khoa. Anh bạn kể về mấy anh em này khiến mình thất kinh. Lý do là khi xưa, gia đình này là điểm sáng, cộng đồng người Việt thường lấy họ làm gương cho con cháu của họ. Mấy anh em đều học trường Ivy League, Harvard, MIT, Yale, đại học y khoa Cornell,…

Nay thì te tua. Nói chung là mấy anh em đều ly dị như 50% người Mỹ tại Hoa Kỳ. Anh em kiện nhau, con kiện mẹ đủ trò khiến mình chới với. Khi xưa, mình thấy hai anh em, tốt nghiệp MIT và Yale. Thay vì đi làm, mở công ty, có xe food truck bán bánh mì Việt Nam thay vì đi học y khoa như hai cô em gái nên mình thấy hay. Họ có chí muốn làm thương hiệu của họ trở thành như Au Bon Pain ở Harvard Square. Mình có đầu tư 1 số vốn nhỏ khi người em trai mở một tờ báo ở Maryland, khi mới ra trường tại Yale. Mình mới đưa tiền chưa được 2 tháng, đã nhận lá thư, kêu là có người Mỹ mua lại tờ báo, và gửi mình cái ngân phiếu giá gấp 3 lần số tiền mình đầu tư. Nay thì họ thành công về thương mại.

Bà mẹ có một xe bán thực phẩm, có từ thời mới sang Hoa Kỳ, nuôi cả chục người con ăn học, bị ung thư nên kêu một người con trai để giao lại. Người con trai có tài làm ăn nên gây dựng lên, đông khách. Đùng một cái bà mẹ lành bệnh, đòi lại xe bán thực phẩm cho cô chị, ly dị cần việc làm. Cậu con trai kêu công sức, tiền bạc bỏ ra từ mấy năm nay nên cần được đền bù. Thế là mẹ con đưa nhau ra toà. Luật sư phí lên đến 2 triệu. Cậu con thắng nhưng cảm thấy không vui, chi phí quá cao mà tình anh chị em trong gia đình không nhìn mặt nhau. Bên thì bênh mẹ còn bên thì bênh người con trai. Mẹ thua không lẻ đòi mẹ tiền luật sư phí 2 triệu.

Cô chị ly dị, qua Cali sống, quen ông thần nào, đưa cho một số tiền để mua cái Mobile home làm tổ Uyên ương. Đùng một cái anh bạn trai kêu đứng tên anh chàng, mời cô chị ra khỏi Mobile home, lại thuê luật sư kiện. Chán Mớ Đời 

Anh bạn kêu cái nhà này lạ lắm. Cứ thích kiện tụng, tốn tiền luật sư.

Vấn đề gia đình, anh em, con kiện cha mẹ trong cộng đồng Việt Nam có xẩy ra. Mình chỉ biết vài vụ người quen nhưng lại nghe thiên hạ kể đủ trò. Mình thì biết nhiều vụ của người Mỹ. Nhập gia tuỳ tục nên người Việt mình cũng học cách kiện nhau ra toà. Mình nhớ dạo ở vùng Bolsa, có ông hàng xóm mời đến uống trà rồi than Việt Nam, chỉ có hai gia đình là có con tố bố mẹ. Trường Chinh đấu tố bố mẹ và gia đình này. Ngạc nhiên mình đưa mắt nhìn như thầm hỏi, nói thêm. Ông ta cho biết là khệnh vợ nên bà vợ kêu cảnh sát, ra toà, mấy đứa con làm chứng, kêu ông ta khệnh vợ. Chán Mớ Đời 

Mấy người con kêu ông ta sang đây mà cứ tưởng như ở Việt Nam thời Bảo Đại. Lâu lâu nhậu vào, nổi khùng lên khệnh bà vợ nên buồn đời, bà vợ nghe lời mấy bà bạn, gọi 911. Thế là cảnh sát đến còng đầu đem đi.

Nhìn lại, mấy người bạn khi xưa, xuất thân từ các trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ, có nhiều người không có hạnh phúc lứa đôi. Mình nói anh ta may mắn, không lấy cô bạn gái cũ, tốt nghiệp Harvard và đại học y khoa Cornell. Có dạo cô bạn gái anh ta tâm sự khi hai người Sugar you you go nên mình nói để mình nói lại với anh bạn. Anh bạn kêu cô đó dữ lắm. Sợ rồi. Lọt vào làm rể nhà này cũng khá mệt dù ngày xưa, gia đình này được cộng đồng Việt Nam ở trong vùng trọng nể, con cái học trường lớn.

Mình cũng biết ở Little Sàigòn vài cặp như vậy. Cuộc sống hôn nhân không tình yêu nhưng vẫn ở chung, cứ kéo dài cuộc nội chiến thầm lặng với kẻ nội thù từ năm này qua tháng nọ khiến mấy đứa con ngất ngư. Chúng không hiểu vì bố mẹ bạn của chúng, ly dị như thay áo. Ra toà ký giấy tờ, chia tài sản. Xong om

Mình đoán là hai vợ chồng cưới nhau vì tình yêu nhưng khi sống chung, cái tôi lớn hơn tình cảm dành cho nhau nên từ từ không nói chuyện. Vấn đề là gốc Việt Nam nên bị văn hoá việt cản ngăn. Tự an ủi là hy sinh vì con nên chịu đựng ở với nhau như khách. Sợ họ hàng chê cười, đánh giá nên phải chịu đựng sống cuộc hôn nhân không có tình cảm.

Điểm thứ hai cũng rất quan trọng là nếu ly dị, chia đôi tài sản thì sẽ không có khả năng mua lại căn nhà khác. Phải mướn căn hộ đến mãn cuộc đời khi giá nhà càng ngày càng lên cao. Có lần một chị bạn gọi hỏi phải làm sao vì vợ chồng không thuận nhau nữa. Mình khuyên ra riêng, mướn căn hộ ở rồi từ từ giải quyết sau. Anh chồng cũng gọi mình hỏi chuyện. Mình cũng nói là nên xa nhau một thời gian để xem có hàn gắn với nhau được hay không. Lý do ở chung thì ngày nào cũng nổi máu sản hậu lên, cãi nhau trọn khi xa nhau sẽ có thời gian để tự tìm hiểu về sự mâu thuẫn.

Sau một năm sống riêng, chị bạn nói với mình là ông chồng muốn trở lại. Nay thì không đi nhậu nữa, đi làm về là về nhà, lo con cái, ăn uống thay vì đi nhậu như xưa. Mình cũng mừng cho họ.đi làm bị stress công việc nên sau khi làm người Mỹ hay ghé tiệm để uống rượu. Anh này thì ghé nhà bạn Việt Nam để nhậu cho vui tỏng khi nhà cửa bề bộn. Cô vợ đi làm về phải lo cho con cho mẹ chồng nên không chịu nổi đành dọn ra. Anh chồng ở xa vợ con thì mới hiểu gia đình là quan trọng. Hạnh phúc phải tự do mình tạo ra chớ không phải chúa phạt ban cho nên đã xin làm lại.

Khi cha mẹ cơm không ngon, lâu lâu lại đem cái loa karaoke ra chửi nhau, khiến mấy đứa con đã buồn, lại càng không hiểu khi sống trong xã hội Hoa Kỳ mà tỷ lệ ly dị cao hơn 50%. Chúng không hiểu tại sao bố mẹ không yêu nhau mà lại cứ đóng kịch đi bên nhau khi có tiệc tùng, ở chung một nhà, mỗi người một phòng hay ở trong ga ra.

Theo mình hôn nhân như mua xổ số. Hên thì gặp được vợ hay chồng biết điều, chịu khó nghe, sửa đổi trở thành người hôn phối tốt hơn. Còn xui thì gặp búp bê không tình yêu. Trái với những gì mình bị giới truyền thông tuyên truyền về người hồi giáo. Sang Trung Đông, nghe mấy ông xứ Ả Rập rên luật pháp bao che cho mấy bà, họ cần luật pháp che chở cho đàn ông.

Mình thì may mắn, đồng chí gái rất thông minh nên mình để cô nàng lo hết, nói gì thì mình nghe đấy. Lâu lâu máu phản động trong người nổi lên thì cãi vài câu nhưng vẫn biết mụ vợ là đấng tối cao, lúc nào cũng đúng nên ngậm miệng thế thôi. Cứ theo châm ngôn vợ ta tuy không sinh ra ta nhưng có công dạy dỗ ta nên người. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn