Sau Kilimanjaro thì đi đâu

 Có nhiều người bạn hỏi sau Kilimanjaro thì đi đâu. Mình chỉ biết đi đâu có đồng chí gái đi cùng. Đi một mình Chán Mớ Đời lắm. Thật ra mình tính leo núi cao nhất Úc Đại LỢi năm tới vì tính viếng thăm vài người bà con và bạn, định cư tại đây và căn cứ thứ 1 của những người leo lên đỉnh núi Everest.

Qua chuyến đi vừa qua, mình thấy nản nên chắc sẽ không thực hiện mấy vụ này. Lý do là người leo lên đỉnh rất đông nhưng không biết là bao nhiêu lên được. Công ty mình nói là xác suất của họ là 90% nhưng nhóm mình chỉ có 50% là lên được. Số còn lại thở không được, đành quay lui. Mình chọn công ty Follow Alice, một công ty Thuỵ Sĩ, tổ chức các chuyến đi ở Nepal, Phi châu,… lý do chọn là họ thuộc nhóm bảo vệ quyền lợi nhân công, các người khuân vác. Có nhiều sự bạo hành, không có bảo hiểm cho nhân viên khuân vác của các công ty địa phương nên rẻ hơn. Mình thấy họ cho biết là cho ai tiền thì phải viết rõ để khỏi có sự phê bình, nghi kỵ. Điển hình khi mình cho thêm những người giúp đỡ, đều nói trước mặt các nhân viên, ngoài ra cũng tặng tất cả mọi người thêm tí tiền tươi, và vật dụng ngoài sự đóng góp vào quỹ của nhóm.

Thấy các người khuân vác, làm việc cực nhọc khiến mình nhớ đến các cu li người Việt hay người thượng bị các thực dân tây, bắt gánh họ khi đi săn tại Đà Lạt,… khiến mình căm thù thực dân, nay mình lại chơi trò này với người dân sở tại. Leo núi ở Hoa Kỳ, mình tự lo, đem lều đem thức ăn còn đây cứ phè ra để thiên hạ làm cho mình. Tư tưởng thực dân mới. Mình có thể tự biện minh là giúp người dân sở tại, có công ăn việc làm,… nhưng

Sinh nhật mẹ già 90 tuổi trước khi leo núi

Ở Hoa Kỳ, lên núi đều phải đem theo bao xanh, để bỏ giấy đi cầu,…vào, đem xuống núi. Đây thì mình thấy thiên hạ đau bụng, đi cầu, vức giấy vệ sinh khắp nơi. Ngay chính mình cũng bí quá, đành phải làm theo thiên hạ. Khi mệt và đau bụng thì chỉ muốn xả ra thôi, không để ý thiên nhiên gì cả.

Hình ảnh các rác được quăn lại trên núi quá tang thương. Lon coca, giấy bao các món ăn nhanh, mà thiên hạ đem theo, nay lại thêm covid nên bình nhựa chứa chất hoá học, lau tay đủ trò, được bỏ lại đầy trên núi. Khi xưa, leo núi, ít ai đi, nay thế giới được toàn cầu hoá nên nhỏ bé, gần lại nên thiên hạ đi nhiều. Chúng ta cứ nghe nói họ tàn phá môi trường nhưng lại ghi danh đi phá hoại môi trường.

Đêm leo lên đỉnh, mình thấy thiên hạ đông như quân Nguyên. Cứ tưởng tượng 1 người leo núi thì có ít nhất 4-5 người hầu. Đến các căn cứ cắm trại, cả rừng lều, mấy trăm người. Mình đoán là đêm lên đỉnh ít ra có đến 200-300 người leo thì xem ra mỗi đêm có ít nhất hơn 1,000 cắm trại ở Barafu.

Có lẻ mình chỉ đi với bạn bè, viếng thăm những nơi đẹp của thiên nhiên, sáng ăn phở, chiều về ăn bún bò, hạnh phúc hơn là đi ngủ lều, lạnh giá, không có đồng chí gái bên cạnh.

Có anh bạn tại Đà Lạt, hỏi sao không về Đà Lạt, leo đỉnh Lâm Viên. Anh ta chới với khi mình trả lời là năm 10 tuổi mình đã leo lên đó rồi. Dạo ấy, thiên hạ đồn có Phật Bà về trên Núi Bà, đỉnh Lâm Viên, khiến phật tử đi hành hương. Ngoài chợ, thấy họ bán hình ảnh Phật Bà lơ lững trên mây. Nhà mình có mua một tấm, đem về lộng kiến trên bàn thờ. Mấy tiệm chụp hình Đà Lạt tha hồ làm tiền, xây nhà lầu với tin đồn này.

Đây là hình sẽ thấy trên đường lên căn cứ #1 của Hy Mã Lạp Sơn nên mình Chán Mớ Đời không muốn đi nữa.

Mệ ngoại kêu mình đi với mệ để xách đồ lên cúng Phật. Mọi người tập hợp ở trước cổng chùa, ngày dốc Hàm Nghi, ngã Ba chùa. 2 , 3 chiếc xe đò Chi LĂng Đà Lạt, chở mọi người đi lên Núi BÀ. Đến nơi, mệ ngoại kêu mình xách cái giỏ đựng hoa bông thọ và nhang đèn, còn mệ thì xách cái giỏ có bánh mì. Mình đi trước vì mấy bà bạn với mệ ngoại đi chậm. Mình lên tới đỉnh thì đói meo, khát nước. Thấy hai ông thắp hương trước cái trang, có tấm ảnh của Phật bà, bán đầy chợ Đà Lạt. Mình vái xong thì ngồi đợi, vì đói. Cái giỏ bánh mì không đem, lại vác cái giỏ bông đèn hương. Chán Mớ Đời 

Sau đó, khi xuống núi thì mọi người rủ nhau ra cái suối gần đó, múc nước suối, được xem là nước thánh, đem về, bỏ trong bình cúng trên bàn thờ. Mình lấy uống vì nghe nói, được phép màu, học giỏi. Ai ngờ uống xong mình bị đau bụng, học ngu từ đó đến giờ. Chán Mớ Đời 

Mình nói đỉnh lâm viện chỉ có 1.600 mét cao độ, kể từ mặt biển của Phan Rang. Từ Đơn Dương lên thì chỉ có vài trăm thước. Đêm leo đỉnh Kilimanjaro, mình leo 8 tiếng đồng hồ như thể từ Phan Rang bò Đà Lạt trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Nghe kể anh ta ngất ngư kêu trời. 

Có anh  bạn khác kêu sao không về Việt Nam, leo đỉnh Hoàng Liên Sơn. Mỗi tuần mình leo núi ở miền nam Cali, đều cao hơn đỉnh Hoàng Liên Sơn, cao nhất đông Dương của pháp. Không thấy nhu cầu về Việt Nam để leo ngọn núi này. Khi xưa, học lịch sử Việt Nam, mình thích có ngày viếng thăm những địa danh này. Nay xem hình ảnh, du lịch đã phá tan khung cảnh ở đây. Họ xây nhà, xây dây cáp để đưa du khách lên đây như ở Bà Nà. Ngay Đà Lạt cũng nát như tương, chỉ thu hút giới trẻ Việt Nam chớ du khách ngoại quốc ít đến lắm.

Mình đang ở đảo Isis của miền nam Ai Cập, nơi ông Nasser thành lập cái đập thuỷ điện, khiến xứ này nghèo tới giờ. Trưa nay sẽ lên thuyền đi lên dòng sông Nile, nơi mà mình xem phim “10 điều răn cấm”, có ông Yul Bruner đóng vai vua Ai Cập. Thuyền đi 3-4 ngày gì đó. 


Mình sẽ kể vụ này, văn minh Ai Cập, được xem là một trong những nền văn minh xuất chúng của nhân loại, người HY Lạp học của người Ai Cập để tạo ra nền văn minh của họ, rồi người La Mã học từ người Hy Lạp, để biến thành nền văn  minh La-Hy, đưa đến sự hình thành nền văn minh của Tây Phương.

Mình đọc đâu đó là có mấy bộ lạc, xuất thân từ Ai Cập, di chuyển về phía Đông Bắc và thành lập ra Trung Hoa ngày nay. Tại sao người Ai Cập lại nghèo đói như ngày nay. Đó là vấn đề hệ thống cai trị, quyền lực không biến hoá theo thời đại như người tây phương.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn