Cách nấu cơm để tránh thạch tín trong gạo

 Nhà mình có cái nồi nấu cơm điện nhật hiệu Zojirushi có một chức năng gọi là Prewash nhưng không hiểu để làm gì. Gạo đã rữa trước? Khiến mình tò mò kiếm tài liệu đọc.

 

Hoá ra là để nấu một loại gạo mà người Nhật gọi là Musenmai (gạo đã rữa trước) và khách hàng không cần rữa lại. Loại gạo này ra đời từ năm 1991, được các người dân thành phố ưa chuộng vì không tốn thì giờ rữa và vo gạo theo truyền thống.

 

Theo hiệp hội Musenmai, vô vụ lợi của Nhật Bản, cho rằng gạo đã rữa trước sẽ thay thế dần dần gạo thường. Lý do là gạo này bảo vệ môi trường. Họ khám phá nước vo gạo làm ô hiểm các sông ngòi và biển vì các bã cám không hoà tan vào nước mà biến thành bùn đọng lại.

 

Bùn loại này gồm có phosphorus và nitrogen, 2 loại chính làm ô nhiểm môi trường. Họ khuyến khích người nhật không nên đổ nước gạo mà dùng nước ấy để tưới cây. Từ dạo ấy, mình vo gạo xong đem tưới cây cho mụ vợ sau vườn.

 

Mình vẫn thắc mắc về vụ vo gạo, tại sao gây ô nhiểm môi trường đến khi đọc bài nghiên cứu của tờ báo khoa học bên Anh quốc ”Science of the Total Environment “ khiến mình thất kinh và nhớ lại khi xưa ở Việt Nam mỗi ngày phải ngâm và vo gạo trước khi nấu cơm hay ngâm nếp rồi đồ xôi.

 

Tờ báo cho biết một nghiên cứu của đại học Sheffield, nơi mình có đến thăm vì có vẽ một trung tâm thương mại cách đây 35 năm. Nghiên cứu này cho biết cách nấu cơm để lọc bớt 50% thạch tín trong gạo lứt và 74% trong gạo trắng. Kinh

 

Đặc biệt là cách nấu này không giảm bớt các chất dinh dưỡng trong gạo. Họ cho biết gạo được tiêu thụ tại Anh Quốc có chất thạch tín cao hơn độ chấp thuận của luật Anh Quốc cho trẻ em. Từ đó họ nghiên cứu cách nấu cơm để bớt thạch tín. Thật ra trong các thức ăn cho trẻ em của công ty Garber, oatmeal của Kellogs đều có nhiều thạch tín. Khi xưa, mình hay mua và tọng cho mấy đứa con các loại thức ăn này. Chán Mớ Đời 


Được biết thạch tín xuất hiện do các than, đá chứa hóa chất sulfide, sắt, hydroxides, oxyhydroxides, oxides , được mưa kéo ra sông ngòi rồi chảy về miền đồng bằng với phù sa và được dẫn nước vào các nơi canh tác lúa mạ.


Thạch tín được cơ quan nghiên cứu ung thư (Agency for research ơn Cancer) phân loại #1 gây bệnh ung thư. Thạch tín được thâu nhập qua hạt lúa trồng trên cánh đồng nước và có thể lan truyền, di căn khắp cơ thể gây ung thư da, tiểu đường và ung thư phổi. Nếu mình không lầm thì khi xưa, người ta đầu độc đối thủ chính trị bằng thạch tín. Kinh

 

Lúa gạo có khả năng thu nhận gấp 10 lần thạch tín so với các loại bắp ngô và lúa mạch …, nghĩa là gạo lứt chưa được cải biến chứa nhiều chất thạch tín hơn gạo trắng. Gạo trắng thì mất đến 75-90% chất dinh dưỡng qua quá trình từ gạo lứt qua gạo trắng tương tự lúa mì qua bột mì trắng.

 

Có dạo người Việt rũ nhau uống gạo lứt rang vì khi rang gạo lứt thì thạch tín sẽ vơi đi nhiều và uống nước gạo lứt, có nhiều chất dinh dưỡng. Nay mới giác ngộ gia đình ông Nhật kêu gọi ăn gạo lứt muối mè đều bị ung thư. Chán Mớ Đời 

 

Các nghiên cứu thử nghiệm với các loại gạo để giảm số lượng thạch tín mà viện “Institute for Sustainable Food” cho rằng sử dụng phương pháp “parboiling with absorption” (PBA), đa số thạch tín được lấy ra vẫn giữ được các chất dinh dưỡng. Phương cách này như người Việt đồ gạo, (đồ xôi).

 

Đọc tài liệu về thạch tín thì được biết là do sông ngòi bị ô nhiễm, phù sa thêm vào người ta sử dụng thuốc sát trùng, phân bón. Thậm chí dùng phân gà được xem là phân hữu cơ cũng chứa rất nhiều thạch tín. Chán Mớ Đời 

 

Họ đồ gạo trong nước ấm độ 5 phút rồi tách nước ra. Đỗ nước mới vào và tiếp tục nấu với lửa thấp đến khi gạo hút nước và chín.

 

Nay hiểu ra xin ghi lại để nhớ lý do nấu cơm phải ngâm rồi vo gạo và xả nước mấy lần, bỏ vào nồi nấu sơ sơ rồi tách nước, bỏ vào lò cơm điện, nhấn nút Prewash cho chắc ăn. Nước vo gạo đem đi tưới vườn vì có nitrogen và phosphorus. Không thời gian để vo gạo thì ra chợ nhật, mua gạo Musenmai cho tiện.

 


Đọc vụ này khiến mình nhớ khi xưa, ở nhà mỗi lần nấu cơm, chị người làm đều ngâm gạo một thời gian rồi vo gạo tráng nước vài lần. Bắt nồi lên nấu mấy phút khi nước sôi thì chắt bớt nước ra rồi bỏ mấy cục than trên nắp nồi cơm. Hoá ra người Việt đã biết cách nấu cơm tránh bị thạch tín theo kiểu người xưa nhưng không hiểu lý do. Nay mới hiểu vì có thạch tín trong gạo. Chúng ta cứ làm những việc, do người lớn truyền lại những không hiểu lý do. Hỏi thì bị la, sao mày ngu lâu dốt bền thế. Chán Mớ Đời 

 

Nhs