Chạy lụt miền Trung

 Dạo này thấy trên mạng các hình ảnh về lũ lụt miền Trung khiến mình nhớ về thời còn bé, mỗi năm sau khi nhập học là có chương trình cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung. Cô giáo hay thầy giáo kêu về nhà xem áo quần cũ, nhất là áo ấm, lựa ra đem vào lớp để gửi tặng đồng bào miền Trung với những khẩu hiệu “Lá lành đùm lá rách”. Lớn lên thì lại tham gia đi quyên tiền với bạn học trong lớp.

 

Cứ mỗi lần như vậy, mẹ mình lục tủ để xem, lựa áo quần cũ gói để mình đem lên trường. Nhà mình thì đông anh em nên áo quần thường được theo gia tục cha truyền con bận, chật anh em bận tiếp nên khi được lựa ra để tặng đồng bào thì chắc chỉ bận vài lần là mục hết. Chán Mớ Đời 

 

Dạo ấy mệ ngoại mình còn bán ở chợ Đông Ba, chưa nghỉ hưu nên lại thấy mẹ mình gửi tiền bạc về Huế cho Mệ ngoại, để nuôi người em trai ăn học. Mình chỉ biết quê ngoại qua lời kể của mẹ và mấy người bà con ở Đàlạt như mình đã từng kể cho con khi còn bé về Việt Nam.

 

Dạo ấy, có bài hát mình quên tên, chỉ nhớ người ta chế lại lời “ quê em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hạ thời thiếu ăn. Trời hành cơn lụt mỗi năm, cứt nổi lình bình chảy đầy sông Hương à ớ à,….” Sau này, đồng chí gái cấm mình không được hát bài này, bôi nhọ quê hương của vợ.

 


Đó là hình ảnh về lũ lụt miền Trung mình ghi khắc trong đầu đến khi về thăm quê vợ ở Hội An mấy năm trước. Gia đình vợ mình gốc Huế nhưng bố vợ vào Hội An làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà khá lâu nên bạn thời bé còn nhiều nên mỗi lần về Việt Nam là phải ghé quê vợ thứ 2.

 

Mình nhớ ở khách sạn do một người bạn của đồng chí gái đặt dùm. Đến nơi, mình thấy chỗ xe đỗ xuống, phải leo lên mười mấy cái thang cấp mới vào đến phòng lễ tân nên ngạc nhiên. Lý do; người ta thiết kế chỗ vào khách sạn dễ dàng, không bắt khách leo thang cấp cao độ 1.5 mét vì có khách khuyết tật hay lớn tuổi. May có người của lễ tân, ra đón và xách Vali vào dùm.

 

Thắc mắc của mình được trả lời 24 tiếng sau đó. Mình nhớ xem phim “áo lụa Hà Đông” của một đạo diễn gốc việt hải ngoại về quay cảnh lụt ở Hội An. Nhìn biển nước mênh mông nên ông Bắc kỳ di cư đặt tên “Lụt” cho cô con gái đầu lòng. Chán Mớ Đời 

 

Tắm rữa xong xuôi thì đi ăn tối với mấy người bạn của đồng chí gái ở phố thì trời bắt đầu mưa. Xe taxi chạy được một đoạn thì tài xế kêu phải đi bộ vì đường bị ngập nên hai vợ chồng và mẹ mình xuống xe đi bộ.

 


Mình thấy đồng chí gái đi lội giữa đường vì quen cảnh lụt này. Giữa đường là điểm cao nhất vì hai bên đường thường là được thiết bị ống cống để nước chảy. Mình thấy nước ngập tới gần lưng quần của vợ. Nước ngập thì chắc chắn cũng ngập cầu tiêu nên nhớ đến bài hát đổi lời.

 

Ăn xong thì cô bạn của đồng chí gái kêu người quen có ghe, sẽ đưa tụi này về khách sạn. Nước chảy siết và lên khá cao. Mình hỏi hai mẹ con chèo ghe, bà mẹ tuy nhỏ tuổi hơn mình nhưng thấy ốm yếu, gầy còm, kêu lụt giúp họ có thêm lợi nhuận, chèo ghe nhưng không được bồi dưỡng nhiều lắm. Về tới khách sạn thì thắc mắc hồi chiều của mình được giải thích. Mình thấy nước dâng vào phòng lễ tân, cao hơn mặt đường 1.5 mét. Kinh

 

Chụp từ phòng lễ tân, cao hơn mặt đường 1.5 mét. Đang chuẩn bị để ghe đến đưa đi ra phi trường 


Hồi chiều, phải leo lên 10 thang cấp, nay thì ghe đậu sát cửa khách sạn, chỉ cần nhúng người phi thân vào cửa. Chán Mớ Đời 

 

Điện nước gì đều tắt hết vì ngập. Quản lý khách sạn cho biết; sáng mai sẽ có ghe đến để di tản mẹ mình và vợ chồng mình. Muốn đổi khách sạn tối này cũng được nhưng trời tối nên mình ngại, đành đợi trời sáng. Mẹ mình kêu đi chơi mà như chạy giặc Việt Cộng.

 

Tối đó mình sống lại thời xưa, bị cúp điện, xài nến. 4 giờ sáng mình bò dậy chuẩn bị di tản. Không điện, không nước nên phải lấy nến đi vòng vòng, có phòng bên cạnh, cặp vợ chồng du khách gốc Bồ Đào Nha, hé cửa hỏi mình. Mình kể là di tản nên hai vợ chồng mặt xanh như đít nhái.

 

Xuống phòng lễ tân thì họ đã làm sẵn các hộp thức ăn để mình đem theo ăn. Ghe vào khách sạn, chở mình chạy ra khu cao nhất của Hội An. Cô bạn đồng chí gái đã có mặt, thuê xe chở mẹ và vợ chồng mình ra phi trường Đà Nẵng, bay lên Đàlạt.

 

Sau vụ chạy lụt miền Trung, mình tò mò tìm kiếm tài liệu đọc về lý do nạn lụt miền Trung không bao giờ chấm dứt. Đọc tài liệu của các chuyên gia trong nước về đồng bằng sông Cửu Long, Trường Sơn thì mình thất kinh.



Thời chiến tranh, quân đội mỹ đã thả thuốc khai quang nhưng không tiêu diệt được rừng Việt Nam. Thời bình, các ông cách mạng đã thực hiện cuộc cách mạng phá rừng, để xây biệt phủ cho các nhà cách mạng khiến rừng không còn. 


 


Nghe kể cán bộ phá rừng, xây đập để tạo ra điện lực để bán cho dân nên càng ngày mưa lũ càng gia tăng, khiến dân tình khổ sở. Mình xem không ảnh của Việt Nam thì thất kinh.

 

Có lẻ khi xưa, các ông núp trong Trường Sơn nên mơ mộng xây dựng biệt phủ bằng cây rừng nên sau khi cách mạng thành công, thay vì hóa đóa lan rừng về tặng người em gái hậu phương, các ông cho đốn rừng, đem về xây dựng biệt phủ.

 

Hà Nội rêu rao là quân đội mỹ tàn ác, phá rừng gây thiệt hại thiên nhiên, đòi Hoa Kỳ đền bù nhưng với việc phá rừng như vậy thì ai mà tin Hà Nội.

 

Mình có viếng Campuchia và Lào, cũng theo chế độ cộng sản nhưng họ không phá rừng nhiều như cách mạng Việt Nam. Có lẻ họ phải học thêm ở người cộng sản Việt Nam và Trung Cộng để xây biệt phủ. Chán Mớ Đời 

 

Nhs

 

 

Những chuyện Chán Mớ Đời trong tuần



 Tuần này mình có vài chuyện chán mớ đời nên ghi lại để nhắc nhở lần sau đừng tái phạm. Hôm kia, nhận được thư của Thành Phố San Bernardino, bảo phải ghi tên cho chương trình Zoom và đóng lệ phí 199 đô còn nếu không thì bị phạt 399 đô và sẽ bị “lien” vào nhà đang cho thuê. 

 

Mình điên tiết nên viết thư cho thị trưởng của thành phố, kêu là từ ngày thành phố khai phá sản là mình bị phạt mỗi năm khi đóng tiền phép hoạt động thương mại cho thuê nhà. Hàng năm, mình nhận thư của thành phố để trả tiền giấy phép cho thuê nhà, mình ghi vào và gửi ngân phiếu cho thành phố. Vị chi tuần sau lại nhận một cái thư bảo mình thiếu 1 đô và phạt mười lăm đô.

 

Năm nay, lại kêu mình thiếu 4 đô cho nên mình hỏi ông thị trưởng thành phố là cách ép dân đóng thuế hay sao. Mình hỏi có phải vì mình là người á châu, không có tiếng nói chính trị, cho nên bị phạt. Mình nói sẽ gửi lá thư này cho luật sư của mình để xem có sự kỳ thị hay không. Mình cũng gửi một bản sao của lá thư cho bà gửi thư cho mình để bắt đóng tiền phạt.

 

Hôm sau, mình nhận được thư của thị trưởng thành phố, kêu bà thư ký tìm kiếm số điện thoại của mình để ông ta nói chuyện. Mình gửi lại số điện thoại thì mười lăm phút sau ông thị trưởng gọi lại. Mình nói không hiểu vì sao lại cứ bị phạt dù mình đã gửi tiền đúng như tờ giấy báo. Rồi nói qua vấn đề kỳ thị các người á Đông có nhà cho thuê vì mình có hỏi vài người ở gần đó. Họ cũng cho hay là bị đã đóng thuế kiểu này. Ông ta thề là không có chuyện đó, không có sự kỳ thị trong thành phố của ông ta.

 

Sau đó, ông ta chuyển cho mình nói chuyện với thư ký của ông ta. Bà này giải thích là 1 đồng là để trả cho tiểu bang. Dưới tờ hóa đơn có ghi là phải trả 1 đô la, năm nay là 4 đô la. Mình hỏi tại sao bà không ghi vào luôn trong đó, bắt chúng tôi đọc cho hết rồi ghi thêm 1 đồng là thế nào. Chúng tôi khi nhận được biên lai thì cứ ký tờ ngân phiếu trả cho thành phố thôi. Tại sao bà không để thẳng 1 đô la hoặc 4 đô la ngày dưới đó tổng cộng số tiền, không lẽ tôi phải viết một ngân phiếu cho thành phố rồi một ngân phiếu riêng cho tiểu bang 1 đô la.

 

Cuối cùng, bà ta xí xóa hết và chỉ bắt mình trả 4 đô la thôi thay vì 399 đồng. Bố Tiên sư thằng Mỹ. Phải nói chuyện với xếp của chúng thì mới không làm tàng với người dân.

 

Mình bị một cú tương tự cách đây cũng tám năm, thành phố cho người đến quan sát nhà cửa của mình, rồi bắt phạt mấy 100 đồng. Lý do là bãi đậu xe không tráng xi măng. Họ kêu là dầu xăng của máy xe của người thuê nhà đổ xuống đất sẽ làm hủy hoại môi trường. Họ có mở cái toà khiếu nại để mình có thể đến khiếu nại nhưng mấy cái thằng nhận đơn mình rồi kêu trả phạt nếu không bị trả gấp đôi.

 

Sau này mình chơi với bọn Mỹ có nhà cho thuê. Hàng tháng, gặp chúng ăn cơm để trao đổi tin tức hay mỗi ngày trên internet chúng cho biết những tin tức về người thuê nhà hay luật lệ. Có thằng kêu luật sư, thưa thành phố vì cho thanh tra đến xem xét nhà của nó cho thuê, theo hiến pháp của Hoa Kỳ thì thành phố không có quyền đó. Sau đó thành phố thua và đồng ý trả tiền luật sư phí cho nó và từ đó không bị làm phiền. 

 

Từ đó, cứ thanh tra thành phố đến hoạch hoẹ mình là cứ gửi thư cho thị trưởng, kèm theo bài báo viết về vụ luật sư thưa và thành phố bị phạt. Xong om. Không bị lộn xộn nữa.

 

Thành phố, có mấy tên thanh tra trong thời nhà xuống, chúng sợ bị sa thải nên đi vòng vòng xem nhà nào mà không sơn phết hay cỏ mọc vân vân thì chúng làm giấy phạt để khỏi bị sa thải và thành phố có thêm tiền. Chúng làm được như vậy một thời gian nhưng rồi có những tên, biết luật lệ quyền của chủ nhà, nên thưa thành phố và thành phố thua vì vi hiến, phải đền bạc triệu nên từ đó thành phố để yên.

 

Mình hay mua, thay bánh xe tại công ty Costco, vì tiện đường vào mua sắm trong khi thợ thay bánh xe cho mình. Nhưng càng ngày càng mất thì giờ tại Costco lên đến 3 tiếng rưỡi, nên mình thay bánh xe mới tại công ty American tires. Công ty này cũng như Costco bao luôn khi bể bánh xe thì họ thay bánh xe mới, lại nhanh, chỉ tốn 1 giờ đồng hồ, lại gần nhà.

 

Hai tuần trước mình đi chơi ở Utah với đồng chí gái. Xe chạy giữa đường thì cái sensor của bánh xe hiện đỏ cho thấy có vấn đề. Mình định chạy vào Costco để họ xem xét thì sau khi đậu xe thì dấu hiệu đó tắt đi. Do đó, mình chạy luôn về nhà rồi. Hôm sau, mình đem đi Costco để họ đổi bánh xe và xem cái sensor.

 

Mất ba tiếng rưỡi đồng hồ để chuyển hai cái bánh xe trước ra sau và họ quên xét cái sensor. Hôm sau mình chạy lại Costco để nói họ xét lại cái sensor vì lại thấy đèn đỏ. Họ xét, nói có hai cái bánh ở trước cần phải thay cái sensor. Mình đồng ý, mất ba tiếng đồng hồ đến xem thì thấy họ thay hai cái sensor của bánh sau thay vì hai cái sensor của bánh trước như đã thoả thuận. 

 

Mình kêu thôi đã mất ba tiếng đồng hồ rồi, thôi trả lại tao 2 cái sensor cũ, tao đi tới American Tires để làm. Chúng tá hỏa tam tinh, tên quản lý kêu bây giờ trễ rồi, thôi mai mày đến sớm, tao thay hết toàn bộ miễn phí. Mình cũng đói rồi nên đành nhất trí, hẹn mai lại làm, đỡ tốn 2 trăm bạc. Từ nay về sau, sợ đến già, sẽ không đem xe vào Costco thay bánh xe. Trước đây độ 90, 120 phút nay lên đến 3.5 tiếng. Kinh

 

Ông mỹ già nuôi ong ở vườn mình cho biết là American Tires đã đền cho ông 2 cái bánh xe mới. Ở Costco chỉ đền bánh mới nhưng bắt mình trả phần bánh xe đã hao mòn trong khi A.T. Thì đền bánh xe mới hoàn toàn, lại ít thì giờ. Mình mới thay bánh xe của thằng con tại A.T. , họ cho $70 đồng lại. Xong om.

 


Nhs

 

 

Xa nhà mẹ nhớ

 Mình biết đến thi sĩ Nguyễn Bính qua bài “chân quê” khi sang Văn Học, gặp Huỳnh Kim Sang, ở gần xóm trên, chép bài thơ của ông này để gửi cho đối tượng của hắn. Hắn đưa mình đọc nhưng chả hiểu gì cả nhưng tên của ông thi sĩ này đi theo mình đến bên Tây.

 

Sau này đi tây và 30/04/75 đến, mất tin tức gia đình đến 3 năm nên dạo ấy mình lo ngại, tình cờ đọc được bài thơ của ông Nguyễn Bính gửi cho thầy mẹ, chắc ông làm trong thời gian đi kháng chiến chống pháp. Sau này mới biết ông ta mồ côi mẹ khi lên 13 tuổi nhưng ông vẫn ghi nhớ mẹ vào thơ của mình.

 

Ai về làng cũ hôm nay,

Thư này, đưa hộ cho thày mẹ tôi.

Con đi mười mấy năm trời

Một thân bé bỏng, nửa đời gió sương:

 

Thày đừng nhớ, mẹ đừng thương

Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!

Thày mẹ ơi, thày mẹ ơi,

Tiếc công thày mẹ đẻ người con hư!

 

Con đi năm ấy tháng tư

Lúa chiêm xấp xỉ giỗ từ tháng ba.

Con đi quạnh cửa, quạnh nhà

Cha già đập lúa, mẹ già rũ rơm.

Cha giã gạo, mẹ thổi cơm

Có con, con vắng, ai làm thay cho?

Con dan díu nợ giang hồ

Một mai những tưởng cơ đồ là nên.

Ai ngờ ngày tháng lưu niên

Đã không gọi chút báo đền dưỡng sinh.

Lại mang ân ái vào mình

Cái yêu làm tội làm tình cái thân.

Bó tay như kẻ hàng thần

Chán chường như lũ tàn quân lìa thành.

Mẹ cha thì nhớ thương mình

Mình đi thương nhớ người tình xa xôi...

Ở thư này, thày mẹ ơi

Nhận cho con lấy vài lời kính thăm

Xin thày mẹ cứ yên tâm

Đừng thương nhớ, một vài năm con về.

Thày ơi, đừng chặt vườn chè

Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng...

Nhớ thương thày mẹ khôn cùng

Lạy thày, lạy mẹ thấu lòng cho con.

 

Mình đoán ai xa xứ, chắc đều có cùng nổi lòng như ông Nguyễn Bính qua bài thơ gửi cho bố mẹ ở Nam Định. Sau này, nhận được tin nhà, còn sống sót nhưng ông cụ mình bị đi tù 18 năm cải tạo nên càng te tua. Rồi nhạc sĩ Đức Huy cho ra dời bản nhạc “khóc một dòng sông” lại làm dân xa xứ khóc te tua.

 

Mình nhớ lần đầu tiên nhận thư nhà. Mình ghé lại nhà ông cậu bà con thăm thì bà mợ đầm đưa cho lá thư của ông cụ. Mình cầm lá thư mà run, mở ra đọc. Càng đọc càng khóc càng mếu máo. Sau này, mình gặp lại bà mợ đầm, bà hỏi có nhận thư nhà không thì mình trả lời lâu lâu. Bà mợ cứ nhắc về hình ảnh mình nhận thư nhà đầu tiên.

 

Nhận được lá thư đầu tiên, cho biết gia đình chuẩn bị di tản rồi Việt Cộng vào Sàigòn nên mất liên lạc với nhà đến 3 năm sau. Ông cậu bà con được phép về thăm Đàlạt thì mới cho mình biết tình hình bên nhà, và có nhận một lá thư của người dì bà con, nay ở Úc gửi cho biết gia đình mình bình thường, còn ông cậu thì cho biết ông cụ bị Việt Cộng lên án 18 năm tù.

 

Mình không biết tâm trạng của những bà mẹ có con xa xứ ra sao nhất là những người không nhận được thư hồi âm của con trong chuyến vượt biển. Mẹ vợ mình kể là khi đồng chí gái và mấy người anh chị đi vượt biển thì mẹ vợ mình lo sợ cho chuyến đi, đêm nào cũng tụng kinh để bớt lo, mong cho con đến bờ tự do. Lo sợ quá mà sau này bị ù tai.

 

Tuần vừa rồi, mình có 3 đứa cháu, xuống Sàigòn học đại học. Thấy 2 cô em lặng mất trên mạng, mọi ngày là thấy một cô phải lên mạng để xeo-phì, nay bổng biến mất, chỉ thấy một cô; kể nhớ con ra sao nên không biết tâm trạng mẹ mình ra sao khi mình đi tây, rồi biệt tông tích suốt 3 năm liền, đến 20 năm sau mới gặp lại. Mấy cô em có điện thoại, có FaceTime nên có thể nhắn tin hay nói chuyện với con hàng ngày.


Cứ tưởng tượng mẹ mình, đêm đêm nhớ đến thằng con ở trời Tây, không tin tức, không liên vì dạo ấy Hà Nội không cho thư từ gì cả. Sau này, có mấy người quen ở Hoa Kỳ, gửi thư qua Tây nhờ mình gửi lại cho gai đình họ ở Việt Nam.

 

Mấy đứa cháu thì chắc không biết bài thơ thi sĩ Nguyễn Bính viết cho bố mẹ khi xa nhà. Kỹ thuật thông tin ngày nay, đã làm cho không gian rất gần, không còn phải chờ đợi 2 tháng trời như mình để nhận thư hồi âm. Khi nhận thư hồi âm thì tin tức đã quá cũ. Dạo con mình đi học ở hongkong, và Ý Đại Lợi thì cách biệt không rõ lắm vì con gái gọi điện thoại thường xuyên, hỏi mình ý tưởng để làm bài tập. Nó học về kinh tế lại gọi ông bố nông dân để hỏi ý kiến. Chán Mớ Đời 

 

Mình không bao giờ hỏi mẹ mình có lo lắng về mình xa nhà trong thời gian mẹ nuôi mấy người em và thăm nuôi ông cụ ở trại cải tạo sau khi mình rời Việt Nam. Mình chỉ nhớ khi nhận thư nhà là kể lể đói khổ, cộng thêm tin tức của người vượt biển. Bao nhiêu tiền làm bồi cuối tuần, để dành gửi cho nhà, chỉ xài tiền học bổng của chính phủ Pháp.


Mỗi lần gặp mẹ, nghe mẹ kể về thời tem phiếu, đánh tư sản, thăm nuôi chồng, nuôi đàn con dại trong sự trả thù của kẻ thắng cuộc và đám chó sói CM30 trong xóm và ngoài chợ là mình hãi hùng.

 

Mẹ mình trải qua các chiến tranh máu lửa, thời Tây đổ bộ lại Việt Nam, đi theo kháng chiến, bị mật thám Tây bắt, tra khảo rồi cuộc chiến sau 1954, đất nước chia đôi. Không hiểu sao, mẹ mình chỉ kể nhiều về thời Việt Cộng vào Sàigòn. Có lẻ vì quá khổ, thời Tây thời Việt Nam Cộng Hoà tuy có chiến tranh nhưng người dân còn sống được. Nghe mẹ kể chuyện như kể lại bi kịch cuộc đời, của cá nhân mẹ, như nói thay cho cả hàng xóm, bạn bè,…và tổ quốc.

 

Khi mẹ kể chuyện thời hậu 75 thì như các làn sóng của bể khổ được trào ra để giải toả các uẩn ức của một thời. Ngược lại khi hỏi về thời chiến 45, rồi 54 thì mẹ lại vui vẻ kể những kỷ niệm tuy có chiến tranh đó nhưng không có sự đè nén, dồn ép của tâm lý của một người từng tham gia kháng chiến chống tây, để rồi bị đầy đọa vì lấy chồng ngụy quân ngụy quyền. Chán Mớ Đời



 

Nhs

 

 



Bị Facebook hạn chế đăng tải

 Tuần rồi, sau khi làm việc với đại diện Hoa Kỳ về quyền làm người, Hà Nội bắt bỏ giam một nhà tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam. Để tránh thiên hạ để ý vụ này, Hà Nội hướng dẫn dư luận vụ sách dạy trẻ em Việt Nam mới được in giúp cán bộ giáo dục kiếm tiền, để mọi người nhảy vào chửi bới cho sướng miệng trong khi Hà Nội tiếp tục cơ cấu người vào các địa vị chính quyền cho 5 năm tới. 



 

Mình chia sẻ các bài báo ngoại quốc viết về người tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam bị bắt, vì báo chí Việt Nam không đưa tin này thì nhận được nhắn tin của Facebook. Mình xem lại thì dạo này ít lược người vào blog mình để đọc. Trung bình mỗi ngày có 300 lượng người đọc. Mò thêm thì mình tá hỏa tam tinh, có đến trên 1,400 lượt người đọc tại HongKong. Theo một anh bạn cho biết thì đó là an ninh của Hà Nội sử dụng mạng của Trung Cộng để đọc tin tức trên mạng. 


 

Mình nhớ đâu tuần trước, có một nhóm mà mình hay đăng bài, bổng nhiên xoá tất cả bài của mình viết, kêu viết tầm bậy,…. Nên mình ngưng chia sẻ bài viết trên trang của họ để khỏi mất công mình và họ phải xoá.

 

Trên Facebook thì mình chỉ chia sẻ bài của thân hữu hay các nhóm mình tham gia, trên trang cá nhân của mình, còn bài vở trên Blog của mình thì hoàn toàn những gì mình viết, và chia sẻ với các nhóm mình tham gia.

 

Nhân tiện đây, thì nếu ai không thấy bài của mình vì bị Facebook hạn chế thì cứ lên www.muctimsonden.com  vì tải lên mỗi ngày những gì mình ghi lại trong đầu.

 

Xin cảm ơn

 

Nhs

Tại sao người da màu phải lên tiếng?

 Hôm qua, ghé nhà người bạn dùng cơm với vài thân hữu. Trong buổi cơm, câu chuyện khởi đầu từ bầu cử năm nay rồi chuyển qua công ăn việc làm. Có chị bạn kể bị bà xếp da trắng đì quá, phải lấy hè ở nhà. Một anh bạn kêu da đen không làm việc, nên da trắng bắt da vàng cày chết bỏ vì dân da vàng, bị ảnh hưởng của nho-giáo nên vâng lời, đi cày nên họ thích mướn da vàng, dể bảo, dể sai.

 

Thấy truyền thông chiếu các hình ảnh dân mỹ đốt phá tiệm ăn, phố xá rồi mấy tên chính trị gia nhảy lên chửi bới đủ trò. Vào năm 1968, ở Âu châu khởi đầu các cuộc biểu tình mà sau này người ta gọi là cách mạng văn hoá 1968. Sinh viên học sinh xuống đường, nạy đá lót đường để chọi cảnh sát dã chiến. Cuối cùng tổng thống De Gaulle phải lên truyền hình hứa sẽ thay đổi giáo dục, lao động,…mới trở lại đời sống bình thường.

 

Tại sao người Mỹ biểu tình, đật phá? Chế độ nô-lệ đã được xoá bỏ từ 150 năm qua. Phong trào Quyền Dân Sự (Civil Rights) đã xong từ 60 năm qua. Sự phân biệt chủng tộc đã được xem là bất hợp pháp, có thể đi tù. Thậm chí chúng ta có một ông tổng thống lai da đen đến 2 nhiệm kỳ. Tại sao người Mỹ vẫn tức giận xuống đường đập phá?

 

Năm nay, có thống kê Census 2020 cho biết. Người ta so sánh tình trạng giữa 2 gia đình trung lưu người Mỹ, 1 đen và 1 trắng. Ngày nay, trung bình một gia đình người da đen chỉ có 60% lợi tức của gia đình da trắng và có 1/10 tài sản của người da trắng. Trên nguyên tắc là 60% tài sản vì lợi tức bằng 60%.

 

Tài sản có thể giúp con cháu vào đại học, giúp tạo dựng cơ sở thương mại, giúp gia đình vượt qua các khó khăn kinh tế như mất việc, ly dị hay bệnh tật.

 

Điểm lạ là có rất nhiều người da đen giàu có; ca sĩ, cầu thủ thể thao chiếm 75% cầu thủ bóng rổ, bóng bầu dục tại Hoa Kỳ, bà Oprah, bác sĩ Ben Carson,…. Đó là thiểu số nhưng thực tế tài sản người da đen chỉ bằng 1/10 tài sản của người da trắng. Người ta đặt câu hỏi và nếu biết câu trả lời thì không ngạc nhiên vì sao người da màu, nổi loạn xuống đường đốt phá. Phải đốt phá như năm 1968, để chính phủ phải thay đổi.

 

Sau cuộc nội chiến, chính phủ bỏ luật sở hữu nô lệ nhưng có đến 9 tiểu bang ra luật “vagrancy laws” -không có công ăn việc làm là phạm tội, luật này chỉ áp dụng cho người đàn ông da đen. Thật ra thì luật này được ra đời và áp dụng cho tất cả mọi người từ lâu để tránh các nạn du thủ du thực, đi lang bang, phá làng phá xóm, làm điếm, nhưng sau cuộc nội chiến thì được áp dụng nhiều nhất vào cộng đồng da đen. Cảnh sát bắt những người da đen nô lệ mới được chủ thả tự do để biến họ tiếp tục làm những đơn vị lao động rẻ mạc dưới danh xưng khác “Leased convicts”.

 

8 trong 9 tiểu bang cho phép các tù nhân da đen, vừa bị bắt vì không có công ăn việc làm, được mướn bởi các chủ nông trại, với lương bèo. Mới được tự do, thoát đời nô lệ thì người da trắng ra luật còng đầu, đem vô nông trại lại. Đời sống còn tệ hơn trước vì không phải nô lệ của chủ nông trại nên họ chả màn. Thằng nào chết, ốm đau thì trả lại cho nhà tù, lấy thằng khác. Chán Mớ Đời 

 

Đầu thế kỷ 20, các tiểu bang miền nam Hoa Kỳ bắt buộc sự phân biệt chủng tộc mà người ta gọi luật “Jim Crow “ , không cho phép người da đen có mặt trong các trường học, nhà thờ, chung cư, công sở, khách sạn, tiệm ăn, nhà thương, nhà tù,..tương tự chế độ kỳ thị Apartheid tại Nam Phi. Mình có kể ông võ sĩ Johnson giỏi nhưng không được phép đấu, tranh chức vô địch vì người da trắng sợ người da đen thắng. Thậm chí ông này bị bắt bỏ tù vì đi chơi với mấy cô gái da trắng.

 

Võ sĩ Mohammed Ali, kể trên đài truyền hình Ái-nhỉ-lan: sau khi đoạt giải vô địch thế vận hội, đánh bại các võ sĩ của Liên-sô, kẻ thù của tư bản. Về nước, ông ta đeo tấm huy chương đi vào tiệm ăn, thì được kêu: “tại đây không tiếp người da đen”. Nên từ đó ông ta theo đạo Hồi Giáo và đổi tên vì chúa kêu tất cả đều bình đẳng mà người da màu không được vào thờ phụng chúa trong nhà thờ da trắng.

 

Năm 1896, tối cao pháp viện Hoa Kỳ phán luật “Jim Crow” là hợp hiến và kéo dài đến 1954 mới bị loại bỏ sau vụ kiện Brown vs. Board of Education. Năm 1956, 101 đại biểu trong tổng số 128 đại biểu miền nam, đã ký tên vào Hiến Chương Miền Nam (Southern Manifesto), kêu gọi giữ luật “Jim Crow”. Có 5 tiểu bang ra đời thêm gần 50 kiểu luật Jim Crow sau 1954.

 

Xin mở ngoặc là dạo ấy miền Nam Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ, Tổ chức da trắng độc tôn “Ku Klux Klan” được thành lập bởi đảng dân chủ Hoa Kỳ. Xin nhắc lại tổng thống Lincohn thuộc đảng Cộng Hoà, xoá bỏ chế độ nô lệ sau cuộc nội chiến đẫm máu. 

 

Hôm nào, mình rảnh sẽ kể lý do đảng Dân Chủ trở thành Đảng Cộng Hoà và ngược lại. Khi xưa, học thầy Hồ Thanh Tâm về lịch sử Hoa Kỳ, nghe nói đến vụ này, mình như bò đội nón. Sau này qua mỹ, phải mất thời gian lâu mới hiểu được vụ này.

 

Các trường học toàn da trắng, thường được gọi là “segregation academies” mọc như nấm ở miền nam Hoa Kỳ, có rất nhiều trường theo đạo Tin Lành. Thánh kinh cho rằng mọi người đều là con chúa cả nhưng thằng da đen không được vào nhà thờ thằng da trắng. Mình có quen một tên gốc Đài-Loan, kể khi di cư qua Hoa Kỳ, ở tiểu bang miền năm, bị kỳ thị, mỹ trắng đánh tơi bời hoa lá, sau này chịu không nổi, 18 tuổi là bỏ chạy mất dép.

 

Da vàng thì có luật cấm da vàng di dân, người Tàu đến Hoa Kỳ làm việc trong các công trường xây dựng đường xe hoả, không được đem vợ con sang, bị kỳ thị, đủ trò. Chỉ mới được xoá bỏ trong thời đệ nhị thế chiến khi Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, ngã theo khối của Mỹ để đánh Nhật Bản. Cho nên người Việt ở Hoa Kỳ, không nên tự xưng mình là thuộc giai cấp bằng người da trắng, mà sĩ vã người da đen hay xì.

 

Sau cuộc nội chiến, quân đội miền bắc phải ở lại miền nam để bảo vệ các người nô lệ mới được thả. Khi cuộc bầu cử 1876, ứng cử Dân Chủ ở miền nam dẫn đầu các phiếu phổ thông như bà Clinton. Có 14 lá phiếu cử tri đoàn còn chưa thống nhất để bỏ phiếu cho ai. Hai đảng mới họp kín và đồng ý cho quân đội miền bắc rút về, và họ để ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hoà Rutherford Hayes đắc cử. Qua vụ này, mình nghĩ vụ Bush - Gore và Trump - Clinton, chắc cũng có những vụ thương lượng kín trước khi công bố ai đắc cử. Trump thì chắc không vì ông ta được đa số cử tri đoàn nhưng Bush con và ông Gore thì có.

 

Ông Nixon ra ứng cử năm 1968 và đắc cử với chiêu bài “law and order” vì 81% người Mỹ cho rằng cộng sản phá hoại và người da đen khởi đầu vụ đốt phá như ngày nay nhóm chống phát-xít Antifa, với phong trào BLM. Có lẻ vì vậy, dạo này không thấy biểu tình, xuống đường đốt phá nữa vì sẽ giúp ông Trump đắc cử nhanh.

 


Trở lại vụ tài sản của người Mỹ. Tài sản của một gia đình trung lưu da đen bằng 1/10 tài sản của một gia đình trung lưu da trắng. Tại sao sự kiện này xảy ra? Sự chuyển giao tài sản qua các thế hệ. Từ 1930 đến năm 1960, các chính sách của liên bang, khuyến khích các gia đình da trắng sở hữu nhà cửa và không phổ biến chương trình khuyến khích người da đen sở hữu nhà cửa. 

 

1934: Federal Housing Administration tạo dựng một hệ thống để chỉ định những khu vực dân cư nào an ninh để cho vay tiền và được chính phủ bảo kê; những khu vực của cộng đồng da đen được xem là quá rủi ro, và được đánh dấu bằng mực đỏ thường được gọi là “redlining”. Thậm chí các chuyên gia địa ốc bị cấm, không được bán nhà cho người da đen trong khu mỹ trắng và có thể bị rút bằng hành nghề nếu vi phạm.

 

Có vụ ông mỹ trắng nào mướn nhà rồi cho 1 gia đình mỹ đen mướn lại. Dân da trắng bò đến đốt nhà.

 


Mình nhớ dạo mới sang Cali, đi kiếm nhà ở vùng Bôn-sa, có vài khu giá nhà cao toàn là da trắng. Không có một gia đình nào là da màu cả. Sau này người Việt bò vào, khiến mỹ trắng bỏ chạy mất dép luôn. Nay có thể xem là 98% là người Việt ở.

 

Sau đệ nhị thế chiến, các khu vực dân cư mới được xây dựng khắp nước mỹ nhưng chỉ bán cho người Mỹ da trắng. Điển hình là năm 1948, 40% các khu dân cư mới ở ngoại ô đều có sắc lệnh (covenants), cấm người da đen mua. Xem như người da đen không được mua nhà ở khu người da trắng và mua không được ở khu vực da đen vì chính phủ không bảo kê nên không ngân hàng nào cho vay cả.

 


Sau đệ nhị thế chiến, các lính mỹ trở về trong tiếng khải hoàn. Chính phủ Hoa Kỳ có ra đạo luật thường được gọi ”GI Bill”, giúp các cựu chiến binh mua nhà cửa nhưng các cựu chiến binh người da đen, không được gì cả, chỉ biết đứng nhìn. 

 

Người ta thấy trên 67,000 nợ của cựu chiến binh ở hai tiểu bang New York và New Jersey, chỉ có 100 người da màu mượn được nợ qua chương trình GI này. 1/670

 

Đó là miền bắc Hoa Kỳ, được xem là anh hùng giải phóng nô lệ người da đen còn miền nam, năm 1947, có 3,200 nợ cho cựu chiến binh da trắng nhưng chỉ có 2 cái nợ cho vay cựu chiến binh da đen để mua nhà. 1/1600

 

Kết cuộc, các gia đình người Mỹ da trắng có thể mua nhà không cần tiền đặt cọc, chính phủ cho vay 100%, có thể tạo dựng vốn tài sản sở hữu nhà cửa vì nhà cửa lên giá, giúp họ tạo dựng tài sản để hưu trí, chuyển tài sản cho thế hệ con cháu họ và giúp con học đại học. Còn cựu chiến binh da màu thì không được hưởng quyền này.

 

Mình may mắn sang Hoa Kỳ vào thời điểm đã thay đổi 1 tí. Mua được căn nhà đầu tiên là cũng nhờ văn hoá gia đình Việt Nam, anh vợ cho mượn thêm tiền để bỏ vào tiền đặt cọc cho đủ 20% để mượn được 80% số tiền kia ở ngân hàng. Dạo đó giá nhà là $180,000. Ngày nay lên đến $700,000. Nhờ vậy mới tạo dựng được số vốn, mua thêm nhà, sau này về hưu có thể dùng tiền thuê nhà để có cuộc sống hưu trí thoải mái hơn. Rồi mai kia chuyển cho con cháu, chúng sẽ nhồi thêm hoặc phá hết. Đó là chuyện đời sau.

 

Mình có giúp 2 người mướn nhà và 2 người thợ mua được nhà cho họ với chương trình “người mua nhà lần đầu tiên” (first time Buyer), chỉ đặt cọc có 3%. Mình không biết đến mấy chương trình này lúc mới sang Hoa Kỳ. Sau này, mới mò mò ra mấy chương trình khả dĩ giúp người mua nhà lần đầu tiên mà không có tiền đặt cọc nhiều.

 

Người Mỹ da trắng đánh trận về nước, được chính phủ cho vay tiền lời 100%, cho mượn tiền để học đại học còn người da đen chỉ biết đứng nhìn. Những năm 1990, nhà Cali xuống, mấy người đi mua nhà cho thuê, lựa các nhà của cựu chiến binh để mua vì tiền lời rẻ. Do đó, người da trắng muốn con đi lính một thời gian, để học chương trình đại học, có bằng cấp rồi sau 10 năm giải ngủ, mua được nhà với tiền lời rẻ,…

 

Có một sử gia cho rằng  “no greater instrument for widening an already huge racial gap in postwar America than the GI Bill.” Khi 1 thiểu số người sống trong một quốc gia hô hào ngọn đuốc sáng dân chủ nhưng lại có chính sách kỳ thị. Tương tự ở Việt Nam, chế độ lý lịch đã loại biết bao nhiêu người, cấm học đại học. Một chị bạn nói: “mình thù Việt Cộng ghê! Mình muốn học lên cao nhưng Việt Cộng vào, đang học đại học, họ kêu cổ ra cửa, đuổi về đi kinh tế mới.”

 

Rồi đến các thập niên 1970, tổng thống Nixon ra lệnh bài trừ ma tuý, được gọi là  “War on Drugs lại khiến các khu vực dân cư người da màu càng bị lộn xộn, không được phát triển vì có nhiều nguy cơ cho việc đầu tư nên sì-ke ma tuý nổi lên để kiếm sống. Mình có vài căn nhà ở khu không được an toàn lắm. Phải cho mướn trước khi người thuê nhà dọn ra, và canh sao khi họ dọn ra thì người thuê mới dọn vô vì nhà trống, chúng đến ăn cắp bình nước nóng, máy điều hoà không khí nên sau này phải gắn trên mái nhà thì không thằng nào dám leo lên.

 

Ông Trump cho ra chương trình Zone of Opportunities, nhằm tái phát triển các khu dân cư nghèo nhưng chưa biết ra sao. Nếu ông ta thắng kỳ này thì chính phủ sẽ bơm tiền vào để phát triển, tái thiết lại. Người da màu lại bị đuổi chạy mất dép ra ngoại ô.

 

Vào những thập niên 1970, 25 năm sau đệ nhị thế chiến, đa số người da đen không có bằng cấp đại học và lớn lên trong giai đoạn trường học bị cách biệt. Người việt mình ở vùng Bôn-sa lại ghi danh cho con mình học ở những học khu tốt như Huntington Beach hay Fountain Valley vì đa số là da trắng, gia đình trung lưu của mỹ trong khi các học sinh da đen học tại những trường học, bị phân biệt chủng tộc thì khó mà có nền giáo dục tốt.

 

Hậu bán thế kỷ 20, các hãng sở kỹ nghệ dọn về các ngoại ô như vùng Irvine Spectrum của Quận Cam hay vùng Norwalk của quận Los Angeles. Người da đen gặp khó khăn dọn về các nơi gần công sở vì 28% không có xe hơi. Nhân viên của các công ty ở Irvine, đều ở rất xa thậm chí ở Riverside, San Bernardino,… và họ phải di chuyển 2, 3 tiếng đồng hồ.

 

Hậu quả là năm 1970, 70% người da đen có công việc lao động tay chân, đến năm 1987 thì chỉ còn 28%. Thất nghiệp gia tăng cùng với sì-ke, ma tuý và tội ác. Tương tự ngày nay, các vùng nông thôn da trắng bị thất nghiệp và nạn ma tuý mà mỗi lần bầu cử, thiên hạ nói đến rồi quên lãng sau đó như tiểu bang Maine, Ohio.

 

Ngày nay, các nhà tù mọc lên như nấm, ngân sách nhà tù gia tăng $19 tỷ đôla, trong khi ngân sách về gia cư giảm 17 tỷ đôla.

 

Người Mỹ da trắng và da đen sử dụng ma tuý như nhau nhưng người da đen bị bắt ở tù nhiều gấp 6 lần người da trắng.

 

Đầu óc lùng bùng qua những gì mình nghe tối qua do chính thân hữu nói về thời sự. Mình có cảm tưởng chúng ta bị truyền thông của người da trắng tạo dựng một khái niệm, mình là ngang cơ với người da trắng nên chỉ trích người da màu.

 

Mình may mắn đến bờ tự do, được nước này chào đón, cho một cơ hội để tái tạo lại cuộc đời. Nay khá khá thì nên giúp các người kém may mắn cũng là người thiểu số. Không nên hùa theo truyền thông da trắng để chỉ trích này nọ hay hoan hô ứng cử viên này, chửi ứng cử viên kia.

 

Lý do là họ không cần đến mình vì lá phiếu người Việt quá ít. Chúng ta phải có người đại diện cộng đồng trong bộ máy chính quyền. 


Nhớ vụ ông bác sĩ người Mỹ gốc Việt, bị lôi kéo xuống máy bay. Hãng máy bay biết là á đông lúc nào cũng ngoan ngoãn, nên chọn người á đông để xuống máy bay. Ông này giàu có nên không muốn xuống và bị an ninh lôi cổ xuống như con heo.


Dạo mới sang Cali, mình hay bò đến những hội họp của người Mễ để xem họ sinh hoạt ra sao. Có một ông Mễ, chủ tịch hội đoàn thương mại của người Mễ, nói với mình: bọn Việt Nam mày, khi cần thì bò lại, năn nỉ tụi tao lên tiếng, còn khi tụi tao cần thì bọn mày chạy theo da trắng. Chán Mớ Đời 

 

Nhs

 

  



Ai thích khai thuế?

 Mình nghĩ không một người Mỹ nào thích khai thuế, ngoại trừ những người ăn trợ cấp. Mình có quen một anh bạn, ăn trợ cấp từ ngày sang Hoa Kỳ đến nay. Anh ta là người đầu tiên mà mình biết, thích khai thuế, sốt sắng khai thuế sau khi nhận được giấy báo tổng cộng tiền trợ cấp nhận được của chính phủ trong năm.

 

Anh ta chạy ra bôn sa, tới văn phòng khai thuế để làm thuế. Người Mỹ ít lợi tức, thường được lãnh thêm tiền khi khai thuế lợi tức của mình hàng năm. Văn phòng khai thuế vớt của anh ta 1/3 số tiền lấy lại được nhưng anh ta vẫn vui tươi, vừa lòng khách đi. Nếu anh ta ra thư viện, lấy đơn miễn phí, đem về nhà ghi lại rồi nộp sẽ khỏi mất 1/3 số tiền lãnh được thêm của chính phủ.

 

Hàng năm, tại Hoa Kỳ ngày 15 tháng 4 là hạn chót để khai thuế cho năm vừa qua. Các văn phòng làm thuế, làm việc không ngưng, không ăn vì khách hàng ngồi đợi. Được cái là người Mỹ có thể làm đơn xin gia hạn để khai trễ. Mình thuộc dạng này vì lười làm sổ sách đến khi sử dụng thuần thục phần mềm Quickbook và Quicken. He he he

 

Năm đầu tiên mình sang Hoa Kỳ làm việc, đến ngày 15 tháng 4 thì đồng nghiệp hỏi mình đã khai thuế chưa khiến mình ngơ ngác vì nghĩ đã đóng thuế mỗi lần nhận lương như bên Âu châu khiến họ lo, kêu đã đóng thuế nhưng cuối năm vẫn phải khai, bắt mình về sớm, ghé vô văn phòng khai thuế H&R Block. Đi làm về, ghé vào văn phòng khai thuế gần nhà, ngồi đợi cả tiếng mới được gặp người khai thuế.

 

Mình đưa giấy tờ cho họ rồi ngồi đợi, xong họ bắt mình ký, rồi kêu đem ra bưu điện, mở cửa trễ hôm đó. Xong om?

 

Mấy tháng sau, mình nhận thư của sở thuế, kêu mình thiếu thuế, phạt mấy trăm đồng nên đành phải viết ngân phiếu, gửi cho sở thuế. Từ đó mình sợ dân khai thuế. Hoá ra đa số những người khai thuế cho mấy văn phòng khai thuế, đều làm nghề tay trái vì chỉ có mấy tháng một năm. Họ học khai thuế sơ sơ rồi làm thuế cho khách hàng bình thường với giá rẻ bèo, chủ hãng vớt hết.

 

Sau này, mình Chán Mớ Đời nên đi học khai thuế ở văn phòng H&R Block mất mấy tháng vào cuối tuần. Học xong thì thi lấy cái bằng làm thuế, kiếm tiền rồi ghi danh làm cho H&R BLOCK nhưng mình học cho biết nên không thi. Ông thầy dạy gọi điện thoại hỏi sao không thấy tên mày trong đám dự thi. Trình độ của người khai thuế không nhiều, chỉ làm được thuế cho người bình thường, chớ nếu khách hàng có nhà cửa, đầu tư thì ngọng.


Có lần mình hỏi một anh bác sĩ quen, lý do không thành lập một công ty thay vì khai lợi tức dưới tên cúng cơm của mình. Anh ta trả lời là tên làm thuế cho anh ta, kêu giống nhau. Mình đoán ông làm thuế này, không biết nhiều về thuế pháp nhân nên làm thuế cá nhân thay vì công ty. Sau này, anh bác sĩ bị sở thuế hỏi thăm thì ông thần làm thuế bỏ chạy, phải tìm người khác. Chán Mớ Đời 


Mình nghe kể các cá nhân làm thương mại dưới tên cúng cơm của mình có khả năng đến 70% bị sở thuế hỏi thăm còn làm thương mại dưới các pháp nhân thì chỉ có 2%. Luật thuế về pháp nhân khó hơn và sở thuế không đủ người có trình độ để khám xét thuế pháp nhân.


May là công ty Intuit cho ra đời phần mềm TurboTax giúp mình học nhiều về khai thuế. Cứ trả lời tuần tự những câu hỏi của phần mềm. Vấn đề là mất thời gian vì tất cả giấy tờ cả 12 tháng, phải bỏ vào phần mềm nên mình phải làm đơn xin gia hạn mỗi năm.


Mua sách về khai thuế địa ốc về đọc mỗi lần đồng chí gái thuyết pháp, dạy dỗ mình kêu phải quy y vợ thay vì quy y Phật , quy pháp , quy y tăng. Chán Mớ Đời 

 

Sau này, phải đi học sử dụng phần mềm Quickbook cho những người đầu tư về địa ốc. Mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm nên phải học đủ thầy. Thầy luật sư có, thầy CPA có, của công ty Quickbook có, bà làm thuế có nhưng cuối cùng thì mình cũng khắc phục được phần mềm này. Từ đó thì khoẻ hơn. Cứ cuối tuần là mình vô các chi phí, tiền thuê nhà,…trong phần mềm Quickbook. Cuối năm, mình chỉ gửi 1 Bản chép của mấy công ty cho bà làm thuế. Bà ta chỉ bỏ vào hồ sơ của mình, rồi xem lá thư của mình; giải thích năm nay có mua thêm nhà nào, bán đất, bỏ vào quỹ hưu trí bao nhiêu,…

 

Phần thuế cá nhân thì đợi W2 của đồng chí gái về thì gửi cho bà ta. 1 ngày sau là bà ta gửi thuế cho mình xem, mình coi lại xem có đúng không hay muốn bà ta khai cách khác,… rồi ký cho bà ta gửi qua mạng. Sau đó gửi trả cho bà ta tiền dịch vụ làm thuế cho mấy công ty và cá nhân. Con mình đi làm thì mình đưa cho chúng Turbo-Tax để chúng tự làm để học thêm về thuế vụ.

 

Bên Nhật Bản, hàng năm chính phủ gửi tấm bưu thiếp cho mỗi người dân, cho biết số tiền thuế mà họ phải đóng. Nếu thấy sai thì phải khai thuế nếu không thì lờ nó đi vì chính phủ đã lấy tiền khi chủ đã trả lương cho mình.

 

Có mấy quốc gia như Thuỵ Điễn, Phần Lan cũng có phần mềm của chính phủ để người dân tự khai thuế, rất hay. Ngày nay với phần mềm thì người Mỹ bình thường có thể khai thuế rất dễ dàng và miễn phí. Tại sao phải mua các phần mềm làm thuế?

 

Các công ty làm thuế kêu miễn phí nên thiên hạ hồ hởi lên mạng làm thuế nhưng đó là cách câu khách. Khi thấy có thể lấy về được tiền thì công ty đưa tấm ảnh to tổ bố; phải “upgrade”. Tổng thống Reagan có dự định, muốn giãn dị hoá cách khai thuế, chỉ một tờ giấy thôi, ông trump cũng tương tự nhưng kỹ nghệ khai thuế sẽ chết vì không ai đến nhờ họ khai thuế hay mua phần mềm Turbo Tax .

 

Các công ty này lobby rất nhiều nên bao nhiều nên bao nhiêu dự luật cải tổ về khai thuế đều bị bỏ sọt rác. Người Mỹ kêu gào dân chủ nhưng thật ra giới có tiền, lãnh đạo đất nước này bằng cách bơm tiền cho các đại biểu quốc hội tái tranh cử.

 

Điển hình ông Bill Gates dùng tiền của mình để làm nhiều việc xã hội. Ông ta thích chương trình Charter School mà mình đã có kể, ít bị chi phối bởi công đoàn giáo chức, giúp học sinh học tấn tới. Có dân biểu ra dự luật cho phép các trường Charter School nhưng qua các cuộc bầu cử địa phương và tiểu bang đều bị đánh rớt.

 

Cuối cùng ông ta đi vòng, cúng tiền cho dân biểu thì mới đạt được 50.69% và đạo luật này được thông qua. Tranh cử chỉ là trò hề, các đại biểu, tổng thống chỉ được đưa ra để diễn tuồng, chớ phía sau hậu trường, các tỷ phú muốn đưa ai lên thì đưa như trường hợp họ chọn ông Obama thay vì bà Clinton đại diện cho Đảng Dân Chủ năm 2008. Năm nay, ông Sanders đang thắng thế nên họ gạt qua bên, để ông Biden lên. Xong om

 

Thượng nghị sĩ tiểu bang Massachussetts, Elizabeth Warren có đề nghị một dự luật cho dân chúng khai thuế miễn phí với phần mềm của chính phủ, và có thông báo tài liệu mà kỹ nghệ khai thuế chống đối việc cải tổ cách khai thuế.

 

Tưởng tượng mỗi năm khai thuế chỉ tốn có 5 phút và miễn phí. Chúng ta lên trang nhà của thuế vụ, mở ra và chính phủ cho biết mình phải đóng thuế năm nay bao nhiêu. Nếu đồng ý thì nhấn nút chấp nhận, còn không thì phải bỏ tài liệu, thêm để chứng minh là sở thuế sai. Chấm dứt cuộc chạy đua nước rút mỗi khi tháng tư về. Đời vui vẻ lại. Các xứ như Đan MẠch, Thuỵ Điển và Tây Ban Nhà đã thực hiện. Nghe nói tiết kiệm cho người dân và chính trên 2 tỷ mỹ kim và 225 triệu tiếng đồng hồ hàng năm cho việc khai thuế.

 

Thế tại sao ý tưởng này không trở thành hiện thực tại Hoa Kỳ? Intuit chi tiêu hơn 11.5 triệu để lobby ở cấp liên bang, hơn cả Apple và Amazon , để chống lại việc chính phủ hoá việc khai thuế.

 

Người ta cho biết có hai dự luật năm 2017, 2011 cho việc khai thuế miễn phí đã bị quăn sọt rác bởi Intuit dúi tiền vào mồm của các đại biểu.

 

Cứ xem trung bình 25 triệu người Mỹ sử dụng phần mềm khai thuế TurboTax hàng năm, giúp công ty Intuit thu vào lợi nhuận trên 4.5 tỷ đô la. Có hai ông dân biểu, 1 cộng hoà và một dân chủ, đồng ra dự luật cải tổ cách khai thuế miễn phí. Intuit tặng mỗi ông $28,000 để lo tái ứng cử thế là dự luật ngọng.

 

Vụ khai thuế càng ngày càng nhức đầu, sẽ làm nhiều người mất ăn mất ngủ trước ngày 15 tháng 4 mỗi năm và sẽ kéo dài đến bao giờ có một biến động nào đó, hay giới dân chủ trẻ theo xã hội chủ nghĩa nắm chính quyền thì may ra mới được cải tổ nhưng tiền đô la sẽ làm hư hỏng các dân biểu trẻ đầy nhiệt huyết trong tương lai. Chán Mớ Đời

 

Nhs

 

 

 

Cho thuê nhà và luật Fair Housing

 Hôm trước, trong buổi hội thoại về đuổi nhà khi người thuê nhà không trả trong thời đại dịch, luật sư Anthony Nguyễn và mình có nhắc đến vấn đề “công bằng gia cư” (Fair Housing).

 

Hôm nay, mình nói rõ hơn một chút vì trong đời sống hàng ngày nhất là về gia cư, chúng ta cần biết để tránh bị lộn xộn. Mình có kể là đọc các quảng cáo trên báo việt ngữ, mình hay thấy các chủ nhà quảng cáo: không nhận Housing, chỉ nhận nữ hay không nhận người đồng tính,… 

 


Những điều ghi trên báo vi phạm đạo luật về công bằng gia cư (fair housing act ) được ra đời sau khi mục sư Martin Luther King Jr., bị ám sát chết. Đến khi ông Obama lên thì có cập nhật hoá thêm khiến chúng ta cần chú trọng vì sống trong một xã hội đa chủng, đa tôn giáo,…

 

Luật quyền dân sự (Civil Rights Act) được ban hàng năm 1968, nhằm cấm các vấn đề kỳ thị trong công việc, trường học và nơi công cộng, thường được biết dưới tên Fair Housing Act . Thật ra thì trước đó đã có 2 đạo luật khác tương tự để cho người da màu có thể bỏ phiếu,…

 

Fair Housing Act cấm các sự kỳ thị trong các dịch vụ mua bán, cho thuê và cho mượn tiền mua nhà dựa trên màu da, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, gia đình, và khuyết tật. Các nghiên cứu cho thấy người da màu, đa phần sống trong các khu vực, hạn chế công ăn việc làm tốt, môi trường tốt, trường học tốt và các điều kiện căn bản khác do thành phố hay chính phủ cung cấp để có thành công trong xã hội Hoa Kỳ.

 

Tại miền nam Cali, vào những năm 1960, có vụ bạo loạn ở Watts, Los Angeles do người da màu nổi loạn như Antifa  ngày nay, đốt phá nhà cửa. Từ đó, thành phố L.A., mới nghĩ ra một cách là tống cổ mấy người nghèo lên thành phố Lancaster , nơi khỉ ho cò gáy và một số cho về thành phố San Bernardino, nổi tiếng có tiệm ăn đầu tiên mang tên hai anh em nhà MacDonalds.

 

Số người da màu được đưa đến thành phố San Bernardino, ăn trợ cấp, hút sách, sì-ke làm tan hoang thành phố này. Dân da trắng bỏ đi hết. Ngày nay vẫn còn những khu mà người ta gọi là vùng chiến tranh (war zones). Mỗi lần, người vô gia cư bò về L.A. Thì thành phố này lại cho $50 , kêu xe buýt chở họ về lại San Bernardino và thành phố này lại chơi trò đưa tiền cho họ trở lại Los Angeles.

 

Sau hơn 52 năm, đạo luật đã giúp các dân thiểu số được mua nhà cửa qua các cuộc kiện tụng nhưng trên thực tế thì vẫn còn sự khác biệt nhiều giữa người da trắng và người da màu. Đến khi ông Obama lên thì đạo luật này được định nghĩa rõ hơn và được áp dụng chặt chẻ hơn trước nên người cho thuê nhà phải đi học thêm để tránh lộn xộn.

 

Năm 1968, khi đạo luật này ra đời thì 65.9% người da trắng sở hữu nhà cửa, 25% hơn các người da đen (41.1%) sở hữu nhà cửa. Tỷ lệ khác biệt vẫn tiếp tục gia tăng đến năm 2017, một gia đình Mỹ trắng có 10 lần tài sản hơn một gia đình trung bình da đen ($171,000 cho người da trắng và $17,409 cho người da đen).

 

Theo U.S. Census Bureau năm 2020, 76% người da trắng sở hữu nhà cửa, 51.4% dân gốc Mễ La-tinh mua được nhà cửa, và 61.4% người Á châu, gốc Hạ Uy di và các đảo vùng thái bình dương có nhà cửa, còn người da den thì thấp hơn 50 năm về trước, chỉ còn 40.6%.

 

Ai cũng biết là nếu gia đình nào có tài sản thì con cái họ có khả năng được theo học đại học thì tương lai sẽ khá hơn hoặc khi họ qua đời, được chuyển cho con cháu, sẽ giúp chúng tiến lên, sống trong khu vực an ninh hơn, có trường học tốt,…


Có dạo, người Việt mình sống ở khu Little Sàigòn nhưng lại ghi tên địa chỉ ở thành phố Huntington Beach, Fountain valley để cho con mình đi học ở học khu tốt hơn. Nay nghe nói, họ đến thanh tra từng nhà.

 

Nội trong năm 2017, có hơn 28,000 vụ kiện về kỳ thị gia cư khắp Hoa Kỳ. Những vụ kiện ra toà các ngân hàng, thành phố và người cho mướn nhà về cho vay nợ hay cho mướn nhà.

 

Đi học về công bằng gia cư do HUD tổ chức, họ cho làm test để coi chúng ta đúng hay sai. Lần đầu mình chỉ trúng có 3/20 câu hỏi. Nay thì nhuyễn rồi. Mình nghe kể; có cặp vợ chồng da đen, chạy xe qua một chung cư thấy có bảng quảng cáo cho mướn nên ghé lại văn phòng. Theo luật thì khu chung cư nào có trên 20 căn hộ thì đều phải có một quản lý tại chỗ. Thường là một người mướn nhà rồi chủ nhà cho trả ít tiền thuê nhà để giúp họ, lo vấn đề các người mướn nhà trong chung cư.

 

Bà mẹ hay ông bố không có mặt, thằng con mở cửa thấy cặp người da đen, kêu ở đây không cho người da màu mướn thế là bị thưa kiện, chủ nhà hay đúng hơn công ty bảo hiểm của chủ chung cư phải đền $900,000.

 

Đạo luật Công Bằng Gia Cư (The Fair Housing Act) nhằm giúp đỡ người Mỹ tránh kỳ thị khi họ mướn nhà hay mua một căn nhà, mượn tiền ngân hàng hay xin trợ cấp về gia cư.

 

Luật này cấm không được kỳ thị dựa trên căn bản như:


Chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, như không cho người đồng tính, nam hoặc nữ mướn mà chúng ta thấy trong các quảng cáo trên báo việt ngữ ở quận Cam, tình trạng gia đình như chỉ cho thuê người độc thân, hoặc cho vợ chồng thay vì Bồ bịt hay người khuyết tật. Đặc biệt nếu có người thuê bị khuyết tật thì nên sửa chửa nhà cửa lại để cho xe lăn có thể vào nhà theo luật Title 24 của Cali như có dốc nhỏ để vào nhà, cửa phòng phải đúng tiêu chuẩn để xe lăn có thể vô ra dễ dàng,…

 

Thật ra thì cũng có nhiều trường hợp không bị đạo luật này chi phối như: chủ nhà ở trong khu chung cư không quá 4 căn như Fourplex hay khi bán do chính chủ nhà đứng ra bán hoặc các chung cư do các cơ quan tôn giáo điều hành như một cái chùa cho Phật tử mướn nhà để tu niệm Phật thì có quyền không cho những người khác tôn giáo vào mướn hay các tổ chức tư nhân.

 

Mình là hội viên của hội Noon Bellflowers Lions International Club, hội này được thành lập lâu rồi, và chỉ nhận nam hội viên nhưng nay phải có bà làm kế toán có mặt mỗi buổi họp vì có nhiều tên hay bà cứ đi vòng vòng, để thưa kiện các hội chỉ nhận nữ hội viên hay nam hội viên. 

 

Đi Seminar thì luật sư dạy cách trả lời, cách đăng quảng cáo, rồi có một bản như hiến chương, kê rõ những tiêu chuẩn lựa người thuê nhà để cho biết mình khách quan với mọi người đến xin thuê nhà. Dùng loại đơn xin thuê nhà ra sao, khi họ gọi điện thoại thì phải trả lời ra sao vì mình không biết người gọi là thanh tra của HUD hay những người muốn làm hại mình. Ghi rõ ngày giờ, người gọi, có những câu hỏi tuần tự để hỏi và giữ làm tài liệu vì biết đâu, người gọi sẽ thưa kiện mình hay sao đó.


Trong hợp đồng thuê nhà, nên có cái logo của Fair Housing rất to, để tránh bị phiền luỵ sau này. Hợp đồng cho thuê nhà của mình dài đến 16 trang, do luật sư viết để tránh lộn xộn và giải thích người thuê nhà rõ ràng và kêu họ ký mỗi trang.


Trong trường hợp gặp người thuê nhà, dù mình biết tiếng Tây Ban Nhà hay tiếng Việt, mình đều nói chuyện bằng anh-ngữ hoặc kiếm một người thân với gia đình họ như con cái lớn để thông dịch và sau đó ký tên vào mục thông dịch viên. Lý do là khi mình giao dịch, ký kết một hợp đồng thì phải sử dụng tiếng mình sử dụng như việt ngữ hay Tây ban nha hay anh ngữ,...


Nếu người thuê nhà chỉ nói tiếng Việt hay tiếng Mễ thì mình cần thông dịch viên nếu không thì sẽ bị rắc rối nếu hai bên phải ra toà để được xử. Nếu viết hợp đồng bằng anh-ngữ, người thuê nhà nói không hiểu, chỉ biết tiếng Việt là toà đuổi cổ mình về vì sai phạm, bắt một người không hiểu anh ngữ ký giấy tờ. Phần lỗi 100% về mình.

 

Nói chung thì cho thuê nhà là làm thương mại, người thuê nhà là khách hàng nên chúng ta cần phải học hỏi, tìm hiểu, cập Nhật hoá luật lệ để hành sử cho đúng chớ không phải vì mình là chủ nhà rồi muốn làm gì thì làm, vi phạm quyền riêng tư cá nhân của họ,…

 

Nếu biết rõ thì business này rất hay vì người thuê nhà, trả tiền nợ ngân hàng cho mình, cho nên chúng ta cần tôn trọng và cảm ơn người thuê nhà vì khách hàng là trên hết.

 

Nhs

 

Tại sao không nên trả hết nợ nhà?

 Trong buổi hội thoại về đề tài “nên hay không nên tái tài trợ căn nhà”, bác sĩ Tâm Nguyễn kể rằng bố mẹ ông ta, có suy nghĩ theo kiểu xưa của người Việt, không thích có nợ, muốn trả thêm để sớm hết nợ mượn từ ngân hàng.

Theo mình thì rất hay, có ý tưởng tiết kiệm, để trả nợ cho hết nợ càng mau càng tốt. Vấn đề là chúng ta sống tại Hoa Kỳ, một quốc gia có đến 70% tổng số các vụ tranh chấp, kiện tụng trên thế giới. Hàng năm có đến 20,000 luật sư ra trường nên chúng ta phải cẩn thận vì có thể bị thưa kiện. Người ta cho biết; người Mỹ sẽ bị thưa kiện ít ra 1 lần trong đời họ.

 

Chúng ta sang đây với 2 bàn tay trắng, làm lại cuộc đời, tích góp mua được căn nhà, mượn ngân hàng tiền để trả trong vòng 15, 30 năm rồi một hôm, xui xẻo đến có ai đi ngang nhà, vấp phải thang cấp, té đưa vào nhà thương. Họ không có bảo hiểm nên phải trả tiền y phí, họ thưa chủ nhà thế là mình bị mất trắng tài sản, để dành dụm từ mấy chục năm qua. Hết bị Việt Cộng cướp nay lại đến tư bản ác ôn cướp trắng tay.

 

Khi thằng con mình được 15 tuổi thì công ty bảo hiểm xe cộ tăng tiền bảo hiểm hàng năm lên gấp đôi. Mình ngạc nhiên hỏi thì họ cho biết con mình bắt đầu tập lái xe nên có cơ nguy bị đụng xe. Ai có con mới thi được cái bằng lái xe, đều lo ngại vì luật pháp không cho chở người khác nếu không có người nào lớn tuổi cùng đi trên xe. Chở bạn gái đi chơi, tối uống rượu, hút sì-ke rồi gây tai nạn chết người. Gần nhà mình có một cô gái học chung trường với con mình. Đi chơi với bạn trai, ông thần này dưới 18 tuổi lái xe, say rượu, lật xe, làm cô gái chết mà mấy năm sau, mình vẫn thấy bố mẹ đến đặt hoa nơi xẩy ra tai nạn. Nếu bố mẹ cô ấy đau khổ, có thể kiện tụng bố mẹ người bạn trai là mệt. Tang gia bại sản ngay.

 

Gần nhà mình có sân chơi bóng chuỳ mà người Mỹ rất say mê. Có lần đọc báo nghe đám con nít đang chơi bóng chuỳ, rồi đánh trái banh trúng mặt thằng bé. Bố mẹ thằng bé thưa bố mẹ thằng bé đánh trái banh trúng mặt hay những vụ ẩu đả giữa phụ huynh khi hai đội tuyển thi đấu rồi đưa nhau ra toà. Kinh

 

Do đó, người ta khuyến khích mua thêm bảo hiểm về trách nhiệm pháp lý (Liabilities insurance) để lỡ gặp trường hợp tai nạn như trên thì không bị tan gia bại sản.

 

Khi mình đi học về đầu tư thì các ông thầy đều dạy là không nên trả hết nợ nhà của mình. Lý do là nếu có trường hợp kiện tụng xảy ra thì người muốn kiện mình sẽ đi kiếm luật sư. Việc đầu tiên luật sư làm: kiếm xem tất cả tài sản của mình, để xem nếu kiện thì có lấy gì được không. Người ta nói kiện kẻ có tóc.

 

Nhớ dạo đi kiếm nhà mua. Có lần mình tìm ra một căn nhà bị bỏ hoang, tìm không ra địa chỉ người chủ nhà vì họ để địa chỉ chính là căn nhà ấy. Mình mới lên mạng, trả $2.75 thì trong vòng 30 giây, mạng cho biết tất cả địa chỉ, số điện thoại của chủ nhà và người thân, chồng cũ,…

 

Mình gọi ông chồng cũ thì ông ta cho số điện thoại của bà này để liên lạc. Có nhiều mạng mà mình chỉ trả tiền để tìm ra tông tích những người mướn nhà cũ, cái nguy hiểm là họ cũng biết tất cả tài sản của mình.

 

Nếu chỉ có một căn nhà mà số nợ quá nhiều thì luật sư kêu người muốn kiện mình, đặt cọc $5,000 hay $10,000 để bắt đầu cuộc kiện tụng. Số tiền này sẽ làm họ suy nghĩ trước khi kiện mình. Tương tự, trong các hợp đồng cho mướn nhà, chủ nhà luôn luôn để phần, trong trường hợp có kiện tụng thì mỗi bên tự trả luật sư phí của mình. Người mướn nhà khi nghe phải bỏ tiền đặt cọc thì suy nghĩ trước khi quyết định thưa chủ nhà.

 

Người ta dạy là ngoài cái nợ chính thì cần mượn thêm cái nợ phụ Heloc (home equity line Of Credit). Thông thường ngân hàng cho mình mượn 80% giá trị căn nhà, mình phải đặt cọc 20%. Sau khi mượn được nợ thì mình phải làm cái Heloc với trị giá 20% căn nhà. Mình chỉ cần có Heloc thôi, không cần phải rút tiền ra đến khi cần thiết. Đó là cách bảo vệ tài sản theo mình rất dễ dàng cho những ai ngu lâu dốt sớm như mình. Còn những triệu Phú thì họ có luật sư, hướng dẫn các chiến lược đứng tên các tài sản khó tìm ra.

 

Khi có tai nạn, luật sư của đối phương tìm ra căn nhà của mình sẽ tính toán. Nếu thắng, thì phải kêu toà cho bán căn nhà thì lấy không được bao nhiêu, sẽ hỏi người muốn kiện đặt cọc tiền trước.

 


Do đó, cứ 5 năm, giá trị căn nhà tăng thì nên tái tài trợ căn nhà lại, rồi subordinate cái Heloc. Tương tự với các nhà cho thuê, có nhiều nguy hiểm hơn với người thuê nhà.

 

Chúng ta bỏ nước ra đi để tạo dựng một cuộc đời mới trên đất Hoa Kỳ. Nhập gia tuỳ tục, chúng ta cần cập nhật hoá cách tổ chức, làm việc, sinh sống của người Mỹ cho hợp với luật pháp của nước sở tại thay vì cứ bám theo suy nghĩ, văn hoá “dĩ hoà vi quý” của người Việt. Nếu không chúng ta sẽ gặp những cái bất ngờ sẽ khiến bao nhiêu công sức làm ra bị những kẻ xấu cướp mất qua luật pháp. Chán Mớ Đời

 

Nhs

Bệnh tâm lý tại Hoa Kỳ

 Hôm trước, đọc tài liệu về bệnh tâm lý tại Hoa Kỳ khiến mình thất kinh. 46 triệu người Mỹ bị bệnh tâm lý như bệnh trầm cảm, lo âu,… xem như 20% dân số Hoa Kỳ. Tỷ lệ trẻ vị thành niên tự tử gia tăng 60%. Tỷ lệ người không bằng đại học tự tử gia tăng 50%. Kinh

 

Mình tưởng Hoa Kỳ chỉ bị bệnh đau nhức, sì-ke, ma tuý ai ngờ bệnh về tâm lý rất nhiều. Quan trọng nhất là các bệnh này thường không được bảo hiểm y tế trả khi trị bệnh nên khi bạn hay người thân đau thì tốt nhất là không nên bệnh về tâm lý.

 

ông đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain, người dẫn ông Obama ra Hà Nội ăn bún chả Hà Nội, uống bia và gọi hai suất mang về cho vợ. Gần đây ông ta tự tử chết, đọc báo thì họ cho biết ông ta bị bệnh trầm cảm. Mình tưởng mấy người nổi tiếng mà ai cũng muốn được vào địa vị của họ là sung sướng, hạnh phúc, ai ngờ họ lại tự tử.

 


Tương tự ông diễn viên Robin William, người nổi tiếng cũng tự tử chết hay cô đào bốc lửa Marilyn Monroe . Có ông gì đóng vai trong phim truyền hình Kung-Fu thay vì Lý tiểu Long, hình như David Caradine cũng tự tử theo ông bà.

 

Nghe nói có trên 10,000 Apps về bệnh tâm lý để người Mỹ có thể sử dụng. Mình mò thử trên Facebook thì đếm không hết các nhóm về bệnh trầm cảm, tâm lý,… thậm chí các quảng cáo của công ty bán hamburger Burger King cũng nói về các bệnh này. Blue Meal, Yass,…

 

Có lẻ chúng ta sống trong một môi trường, xã hội có quá nhiều áp lực. Chúng ta muốn phải theo thời trang, phải chụp hình lên mạng. Lo sợ không ai nhớ đến mình nên phải xeo-phì mỗi 5 phút. Bao nhiêu lo sợ người khác chê hay chỉ trích. Chúng ta muốn làm vui lòng người khác nên dần dần chúng ta bị đè nén tâm lý đưa đến những khủng hoảng tâm lý và khi chịu không nổi thì họ tự tử như mấy ông Anthony Bourdain, Robin William,…

 

Bệnh tâm lý rất xa lạ đối với người Việt. Khi xưa, mình nhớ gia đình chồng của người dì mình có một người bệnh tâm lý thì họ nhốt anh ta trong nhà, không bao giờ cho ra đường. Ngoài chợ, mình nhớ có bà bị lại, bị con nít chọc đủ trò,…

 

2008 Mental Health Parity and Addition Equity Act được ra đời dưới thời tổng thống Obama, do đại biểu quốc hội Patrick J. Kennedy. Ông này bị bệnh trầm cảm, lái xe đụng đủ trò nên sau này làm dự luật này và được 86% phiếu thuận của các đại biểu Hoa Kỳ. Đạo luật này cho rằng các bệnh tâm lý phải được chữa bệnh như các bệnh như ung thư, viêm phổi,… trên thực tế thì khác.

 

Muốn được trả bởi công ty bảo hiểm thì người bệnh phải đi các bác sĩ do công ty bảo hiểm giới thiệu. Họ đưa cho danh sách mà có nhiều điện thoại là của tiệm ăn MacDonalds’ hay không còn hiệu lực. Ở các tiểu bang khỉ ho cò gáy thì bệnh nhân phải lái xe 400 dậm để được chữa bệnh. Có ông bác sĩ tâm lý cho biết, không nhận bệnh nhân nữa vì có trên 1,800 bệnh nhân. 

 

Công ty bảo hiểm cố ý cho điện thoại sai để khỏi phải trả tiền. Tính ra chỉ có 24% số điện thoại trả lời. Người ta tính có 51% các quận trên toàn nước Mỹ, không có một bác sĩ về tâm thần. Có 1 bác sĩ trong chu vi 400 dậm. 40% bác sĩ không nhận bảo hiểm. Khi anh có 1,800 bệnh nhân thì anh không cần phải nhận bảo hiểm vì phải mướn thêm thư ký để gửi giấy đòi tiền chẩn bệnh ở các công ty bảo hiểm.

 

Cứ tưởng tượng ai bị bệnh tâm lý, bác sĩ gia đình khuyên nên tìm bác sĩ tâm lý để chữa trị. Gọi vòng vòng không có, nếu có thì họ không nhận bảo hiểm, chỉ lấy tiền mặt $200/ 30 phút. Muốn gặp bác sĩ thì phải chạy mấy trăm dậm đường, đủ điên rồi. May ngày nay có Zoom.

 

Nếu tìm ra một bác sĩ chấp nhận chữa thì chưa chắc công ty bảo hiểm đồng ý trả. Họ sẽ cho bác sĩ của công ty bảo hiểm xét lại đề nghị của bác sĩ gia đình của mình, có thích ứng hay không. Người ta cho biết 1 bác sĩ của công ty bảo hiểm Anthem, mà người ta gọi là “doctor denial” trong vòng 6 tháng đã từ chối 92% các yêu cầu của bác sĩ gia đình, để bệnh nhân được chữa trị tâm lý. Thế là ngọng. Nhiều bệnh nhân phải khiếu nại nhưng chưa chắc được.

 

Có trường hợp một cô gái 16 tuổi tự tử chết. Cô em buồn khổ nên tự tử nhưng không chết. Công ty bảo hiểm không trả tiền để chữa bệnh tâm lý viện lý do là cô em chưa có đủ bằng chứng đã chết hụt mấy lần. Hiện nay chỉ mới lần đầu. Chán Mớ Đời 

 

Bộ lao động Hoa Kỳ có bổn phận để xem xét 5 triệu trường hợp bảo hiểm nhưng chỉ có 500 nhân viên để thanh tra các công ty. Bệnh nhân bắt đầu thưa kiện. Nếu công ty bảo hiểm trả thì trung bình chỉ trả 39% y phí. Do đó đau bệnh về tâm lý mà không có tiền là ngọng. Vấn đề là người nghèo dễ bị bệnh tâm lý hơn người giàu.

 

Mình đoán ở Hoa Kỳ, bệnh trầm cảm trong cộng đồng người Việt chắc cũng không thua gì người Mỹ da trắng. Mình nhớ ở Bolsa chỉ có một bác sĩ về tâm thần, nay ông ta về hưu rồi. Ông này bà con bên gia đình vợ, dòng Tôn Thất. Người việt mình hay dấu, không như người Mỹ nói ra để thoả lòng, giải bày. Hình như trên YouTube, có một ông thầy chuyên giảng về bệnh trầm cảm, giúp các Phật tử trị bệnh qua pháp giới.

 

Có lẻ chúng ta nên nhìn thẳng vấn đề thay vì cứ phớt lờ, vì thế hệ con cháu mình là người Mỹ, nên phải tìm cách giải quyết vấn đề nếu không có thể ân hận sau này. Mình biết vài trường hợp con trẻ gốc Việt tự tử vì áp lực nhà trường, bạn học,… Chán Mớ Đời 

 

Nhs