Cho thuê nhà và luật Fair Housing

 Hôm trước, trong buổi hội thoại về đuổi nhà khi người thuê nhà không trả trong thời đại dịch, luật sư Anthony Nguyễn và mình có nhắc đến vấn đề “công bằng gia cư” (Fair Housing).

 

Hôm nay, mình nói rõ hơn một chút vì trong đời sống hàng ngày nhất là về gia cư, chúng ta cần biết để tránh bị lộn xộn. Mình có kể là đọc các quảng cáo trên báo việt ngữ, mình hay thấy các chủ nhà quảng cáo: không nhận Housing, chỉ nhận nữ hay không nhận người đồng tính,… 

 


Những điều ghi trên báo vi phạm đạo luật về công bằng gia cư (fair housing act ) được ra đời sau khi mục sư Martin Luther King Jr., bị ám sát chết. Đến khi ông Obama lên thì có cập nhật hoá thêm khiến chúng ta cần chú trọng vì sống trong một xã hội đa chủng, đa tôn giáo,…

 

Luật quyền dân sự (Civil Rights Act) được ban hàng năm 1968, nhằm cấm các vấn đề kỳ thị trong công việc, trường học và nơi công cộng, thường được biết dưới tên Fair Housing Act . Thật ra thì trước đó đã có 2 đạo luật khác tương tự để cho người da màu có thể bỏ phiếu,…

 

Fair Housing Act cấm các sự kỳ thị trong các dịch vụ mua bán, cho thuê và cho mượn tiền mua nhà dựa trên màu da, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, gia đình, và khuyết tật. Các nghiên cứu cho thấy người da màu, đa phần sống trong các khu vực, hạn chế công ăn việc làm tốt, môi trường tốt, trường học tốt và các điều kiện căn bản khác do thành phố hay chính phủ cung cấp để có thành công trong xã hội Hoa Kỳ.

 

Tại miền nam Cali, vào những năm 1960, có vụ bạo loạn ở Watts, Los Angeles do người da màu nổi loạn như Antifa  ngày nay, đốt phá nhà cửa. Từ đó, thành phố L.A., mới nghĩ ra một cách là tống cổ mấy người nghèo lên thành phố Lancaster , nơi khỉ ho cò gáy và một số cho về thành phố San Bernardino, nổi tiếng có tiệm ăn đầu tiên mang tên hai anh em nhà MacDonalds.

 

Số người da màu được đưa đến thành phố San Bernardino, ăn trợ cấp, hút sách, sì-ke làm tan hoang thành phố này. Dân da trắng bỏ đi hết. Ngày nay vẫn còn những khu mà người ta gọi là vùng chiến tranh (war zones). Mỗi lần, người vô gia cư bò về L.A. Thì thành phố này lại cho $50 , kêu xe buýt chở họ về lại San Bernardino và thành phố này lại chơi trò đưa tiền cho họ trở lại Los Angeles.

 

Sau hơn 52 năm, đạo luật đã giúp các dân thiểu số được mua nhà cửa qua các cuộc kiện tụng nhưng trên thực tế thì vẫn còn sự khác biệt nhiều giữa người da trắng và người da màu. Đến khi ông Obama lên thì đạo luật này được định nghĩa rõ hơn và được áp dụng chặt chẻ hơn trước nên người cho thuê nhà phải đi học thêm để tránh lộn xộn.

 

Năm 1968, khi đạo luật này ra đời thì 65.9% người da trắng sở hữu nhà cửa, 25% hơn các người da đen (41.1%) sở hữu nhà cửa. Tỷ lệ khác biệt vẫn tiếp tục gia tăng đến năm 2017, một gia đình Mỹ trắng có 10 lần tài sản hơn một gia đình trung bình da đen ($171,000 cho người da trắng và $17,409 cho người da đen).

 

Theo U.S. Census Bureau năm 2020, 76% người da trắng sở hữu nhà cửa, 51.4% dân gốc Mễ La-tinh mua được nhà cửa, và 61.4% người Á châu, gốc Hạ Uy di và các đảo vùng thái bình dương có nhà cửa, còn người da den thì thấp hơn 50 năm về trước, chỉ còn 40.6%.

 

Ai cũng biết là nếu gia đình nào có tài sản thì con cái họ có khả năng được theo học đại học thì tương lai sẽ khá hơn hoặc khi họ qua đời, được chuyển cho con cháu, sẽ giúp chúng tiến lên, sống trong khu vực an ninh hơn, có trường học tốt,…


Có dạo, người Việt mình sống ở khu Little Sàigòn nhưng lại ghi tên địa chỉ ở thành phố Huntington Beach, Fountain valley để cho con mình đi học ở học khu tốt hơn. Nay nghe nói, họ đến thanh tra từng nhà.

 

Nội trong năm 2017, có hơn 28,000 vụ kiện về kỳ thị gia cư khắp Hoa Kỳ. Những vụ kiện ra toà các ngân hàng, thành phố và người cho mướn nhà về cho vay nợ hay cho mướn nhà.

 

Đi học về công bằng gia cư do HUD tổ chức, họ cho làm test để coi chúng ta đúng hay sai. Lần đầu mình chỉ trúng có 3/20 câu hỏi. Nay thì nhuyễn rồi. Mình nghe kể; có cặp vợ chồng da đen, chạy xe qua một chung cư thấy có bảng quảng cáo cho mướn nên ghé lại văn phòng. Theo luật thì khu chung cư nào có trên 20 căn hộ thì đều phải có một quản lý tại chỗ. Thường là một người mướn nhà rồi chủ nhà cho trả ít tiền thuê nhà để giúp họ, lo vấn đề các người mướn nhà trong chung cư.

 

Bà mẹ hay ông bố không có mặt, thằng con mở cửa thấy cặp người da đen, kêu ở đây không cho người da màu mướn thế là bị thưa kiện, chủ nhà hay đúng hơn công ty bảo hiểm của chủ chung cư phải đền $900,000.

 

Đạo luật Công Bằng Gia Cư (The Fair Housing Act) nhằm giúp đỡ người Mỹ tránh kỳ thị khi họ mướn nhà hay mua một căn nhà, mượn tiền ngân hàng hay xin trợ cấp về gia cư.

 

Luật này cấm không được kỳ thị dựa trên căn bản như:


Chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, như không cho người đồng tính, nam hoặc nữ mướn mà chúng ta thấy trong các quảng cáo trên báo việt ngữ ở quận Cam, tình trạng gia đình như chỉ cho thuê người độc thân, hoặc cho vợ chồng thay vì Bồ bịt hay người khuyết tật. Đặc biệt nếu có người thuê bị khuyết tật thì nên sửa chửa nhà cửa lại để cho xe lăn có thể vào nhà theo luật Title 24 của Cali như có dốc nhỏ để vào nhà, cửa phòng phải đúng tiêu chuẩn để xe lăn có thể vô ra dễ dàng,…

 

Thật ra thì cũng có nhiều trường hợp không bị đạo luật này chi phối như: chủ nhà ở trong khu chung cư không quá 4 căn như Fourplex hay khi bán do chính chủ nhà đứng ra bán hoặc các chung cư do các cơ quan tôn giáo điều hành như một cái chùa cho Phật tử mướn nhà để tu niệm Phật thì có quyền không cho những người khác tôn giáo vào mướn hay các tổ chức tư nhân.

 

Mình là hội viên của hội Noon Bellflowers Lions International Club, hội này được thành lập lâu rồi, và chỉ nhận nam hội viên nhưng nay phải có bà làm kế toán có mặt mỗi buổi họp vì có nhiều tên hay bà cứ đi vòng vòng, để thưa kiện các hội chỉ nhận nữ hội viên hay nam hội viên. 

 

Đi Seminar thì luật sư dạy cách trả lời, cách đăng quảng cáo, rồi có một bản như hiến chương, kê rõ những tiêu chuẩn lựa người thuê nhà để cho biết mình khách quan với mọi người đến xin thuê nhà. Dùng loại đơn xin thuê nhà ra sao, khi họ gọi điện thoại thì phải trả lời ra sao vì mình không biết người gọi là thanh tra của HUD hay những người muốn làm hại mình. Ghi rõ ngày giờ, người gọi, có những câu hỏi tuần tự để hỏi và giữ làm tài liệu vì biết đâu, người gọi sẽ thưa kiện mình hay sao đó.


Trong hợp đồng thuê nhà, nên có cái logo của Fair Housing rất to, để tránh bị phiền luỵ sau này. Hợp đồng cho thuê nhà của mình dài đến 16 trang, do luật sư viết để tránh lộn xộn và giải thích người thuê nhà rõ ràng và kêu họ ký mỗi trang.


Trong trường hợp gặp người thuê nhà, dù mình biết tiếng Tây Ban Nhà hay tiếng Việt, mình đều nói chuyện bằng anh-ngữ hoặc kiếm một người thân với gia đình họ như con cái lớn để thông dịch và sau đó ký tên vào mục thông dịch viên. Lý do là khi mình giao dịch, ký kết một hợp đồng thì phải sử dụng tiếng mình sử dụng như việt ngữ hay Tây ban nha hay anh ngữ,...


Nếu người thuê nhà chỉ nói tiếng Việt hay tiếng Mễ thì mình cần thông dịch viên nếu không thì sẽ bị rắc rối nếu hai bên phải ra toà để được xử. Nếu viết hợp đồng bằng anh-ngữ, người thuê nhà nói không hiểu, chỉ biết tiếng Việt là toà đuổi cổ mình về vì sai phạm, bắt một người không hiểu anh ngữ ký giấy tờ. Phần lỗi 100% về mình.

 

Nói chung thì cho thuê nhà là làm thương mại, người thuê nhà là khách hàng nên chúng ta cần phải học hỏi, tìm hiểu, cập Nhật hoá luật lệ để hành sử cho đúng chớ không phải vì mình là chủ nhà rồi muốn làm gì thì làm, vi phạm quyền riêng tư cá nhân của họ,…

 

Nếu biết rõ thì business này rất hay vì người thuê nhà, trả tiền nợ ngân hàng cho mình, cho nên chúng ta cần tôn trọng và cảm ơn người thuê nhà vì khách hàng là trên hết.

 

Nhs