9 con ngựa cái của Yellowstone

 


Hôm nay, cả đám dọn phòng xong thì thẳng tiến đến công viên quốc gia Grand Teton. Mình chạy đường trong nên vận tốc khá chậm nhưng được dịp ngắm nhìn cảnh vật. Mấy bà vác đàn ra hát hò trong xe, tạo không khí thân mật như thời còn học sinh. Vừa lên xe rời Park City thuộc tiểu bang Utah thì ông Bruno kêu mời ăn cơm. Chán Mớ Đời . Mình báo tin mấy ngày trước nhưng họ phải chuẩn bị hết rồi mời hai vợ chồng nên hẹn lần khác. 


Xe chạy đường trong nên hơi chậm nên lâu lâu mình ghé vô mấy siêu thị bên đường cho xả xu bắp. Mình thấy có một cánh đồng và độ chục con ngựa nên tấp vào cho mấy bà chụp hình. Ai ngờ mấy con ngựa đắt khách vì mấy bà mất cả tiếng đồng hồ để chụp với mấy con ngựa. Lúc đó mình mới hiểu ở Việt Nam, khi xưa mấy người lớn tuổi hay kêu con gái vào tuổi dậy thì đồ ngựa. Chán Mớ Đời 

9 con ngựa cái và tên nài

Trên đường đi muốn hòa bình thì chỉ cần thả 9 bà xuống chụp hình rồi lên xe. Trên xe họ lo edit hình ảnh là mất cả tiếng rồi e-rop cho nhau là thêm 2 tiếng giúp tài xế chú tâm vào lái xe. Hoan hô chụp hình.


Khi ăn thì 9 bà kể về chuyện gì của mấy bà, không bà nào nghe bà nào nên họ dồn mắt về mình và nói cùng lúc như có đối tượng nghe họ. Thế là mình phải gật đầu kêu u châu hay hè cho mỗi bà. Nghe mụ vợ ở nhà đã điên nay có thêm 8 bà. Chán Mớ Đời 


Cuối cùng cũng bò đến nhà mướn ở trong rừng, cách cổng vào công viên độ 15 phút lái xe. Mấy bà đem bún riêu đồng chí gái đem theo, ra ăn. Điểm lạ là đồng chí gái múc bún cho mình ăn. Chị bạn kêu tại em nói từ đây sẽ lo cho anh ăn uống nên con vợ anh mới lo cho anh. Cảm ơn chị bạn. 


Mình lái xe cả ngày đâu có ăn uống gì, mấy bà ngồi phía sau ăn mệt thở. Ăn xong lên giường ngủ vì lái xe khá lâu. Nhà này thì nhỏ và không sang bằng nhà ở Park City. Mấy bà còn sức hát đến nữa đêm. 


Hôm nay đi viếng hai địa điểm đặc biệt nhất, giếng phung nước nóng của công viên: Old Faithful geyser và Grand Prismatic geyser. Mấy bà tha hồ chụp hình trong khi mình bò lên núi để xem phong cảnh. Đang đi, có bà gọi không nhớ xe đậu ở đâu. Mình kêu đứng tại chỗ rồi mình đến. Đến nơi thì không thấy, bà ta bỏ đi đâu rồi. Mình như con gà mái lo đi lùa đàn gà con về xe. Họ cứ tua ra đi đâu chụp hình.

Xà Giang và các núi Teton, do các người pháp đặt tên Tétons, nấm vú.

Rút kinh nghiệm, trước khi rời xe và lên xe, mình đều hỏi mấy bà có điện thoại chưa nhưng cũng gặp lộn xộn. Có người kêu không tìm cái điện thoại thế là chạy ngược lại rồi gọi điện thoại thì lại thấy trong áo của bà ta để trong xe. Chán Mớ Đời 


Phải công nhận là đẹp, chụp hình phong cảnh rất đẹp. Mai chắc sẽ đi hướng cổng Bắc, gần tiểu bang Montana. Cho mấy bà đi chụp hình và leo núi một tí. Sáng nay kẹt xe vì thiên hạ dừng xe để xem bò rừng. Kể ra cũng vui, mình tưởng đông mấy bà thì sẽ có lộn xộn nhưng đến nay chưa có vấn đề. Chắc toàn là bạn nhau và trong gia đình nên khoẻ đời Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen .



Nguyễn Hoàng Sơn 

Tử chiến với Cửu Long


Mỗi năm, đồng chí gái hay tổ chức đi chơi xa với bạn, kêu mình đi theo để làm tài xế nhân dân. Năm nay, đi viếng công viên quốc gia Yellowstone, ở tiểu bang Wisconsin mà cách đây 20 năm, gia đình mình đã đến. Rất đẹp.


Mình hỏi ai đi theo thì đồng chí gái không nói. Năm ngoái, có 2 ông đi chung nên phụ lái xe và nói chuyện. Mỗi lần đi chơi với bạn học cũ, đồng chí gái rất vui, như tìm lại thời thanh xuân. Hồi đầu năm, đã đi Oregon, và Seattle để thăm bạn học cũ. Mỗi lần vợ muốn đi chơi với bạn là mình đi theo để lái xe. Vào năm nữa, già yếu không còn sức để đi chơi xa.


Đến ngày đi thì mình thất kinh. Mới hiểu đồng chí gái không thông báo người tham dự chuyến lữ hành, con đường cái quan xa lộ 15. Chỉ toàn là thành viên trong hiệp hội phụ nữ đòi quyền sống. Sợ mình tìm cách ở nhà hay leo núi ở đâu. Có người từ Việt Nam sang, có người đã di dân sang Hoa Kỳ nhưng chỉ loanh quanh tại Tiểu Sàigòn, và mấy người từ tiểu bang khác bay đến…kinh


Mình đơn côi, đi chung với 9 bà phụ nữ đòi quyền sống, xem như tử chiến với 9 con rồng cái, hậu duệ của Lạc Long Quân, mình thì đại diện bà Âu cơ. Kinh hoàng


Đồng chí gái mướn xe Van 15 chỗ, phải lấy ra một băng ghế đàng sau để vali cho mấy bà. Mình đề suất một kiến nghị, hai vợ chồng đem theo một cái vali để ít choáng chỗ nhưng đồng chí gái không chịu, kêu đi 10 ngày cần quần áo nhiều. Mấy bà cần đem theo quần áo nhiều để thay mà chụp hình. Mình vừa là tài xế nhân dân vừa làm phó nhòm ưu tú. Chán Mớ Đời 


Có một chị thì đã đi chung một lần khi đi Utah và Arizona trước Covid. Chị này thì mình rất phục, lớn hơn mình vài tháng. Chồng chết, con chết, chị ta bán căn nhà, rồi share phòng với ai, đi chơi mút mùa lệ thuỷ. Theo chủ trương tối giản, đi chơi Âu châu,leo núi, đều đem một Vali nhỏ bé đi theo. Chị ta lên án văn hoá Việt Nam, giáo dục con gái phải dựa theo chồng. Khi chồng chết chị ta phải đi ra khỏi cái vỏ bọc của nền văn hoá Việt Nam, cái gì cũng sợ. Đi chơi một mình không sợ thằng Tây nào hết. Nghe chị nói không bệnh tật, đổi họ Cao  gì cả. Mình nghĩ phụ nữ Việt Nam nên theo gương chị này để sống những ngày còn lại của đời mình.


Có mấy chị cũng chồng chết những vẫn vui vẻ đi chơi. Nhiều chị, mình thì hỏi ông xã đâu không đi vì mình biết mấy ông thần này, kêu em bỏ thằng chồng ở nhà. Nó không chịu đi chơi, tụi em không muốn ở nhà theo chồng. Đa số mấy ông này thuộc dân nhậu, gặp mình không nhậu nên mấy ông không thích lắm. Nhiều người trên 6 bó, bệnh tật, không muốn đi đâu cả, chỉ loanh quanh với bạn nhậu, tìm niềm vui trong rượu bia. Rượu là rượu, bia là bia.


Sau khi chất hành lý và thức ăn, lên đường trực chỉ tiểu bang Utah. Phụ nữ Việt Nam có cái bệnh là đi chơi để ăn đồ Việt Nam nên nấu ăn cho 10 ngày, để đông lạnh. Người Mỹ thì họ chỉ chạy vào tiệm ăn pizza, hay mua thịt về nướng ăn với bánh mì. Người Việt mình bị ám ảnh bởi cái ăn, nên động từ việt ngữ có đến 146 từ kép với động từ “ăn”.


Đi chơi với bạn, đồng chí gái quên vụ mót tè. Cô nàng đem theo cái máy karaoke nhỏ, lên xe mấy bà hát quên mót tè. Chạy xa lộ đến gần biên giới Nevada mới có chỗ đi tiểu, xả xú bắp. Từ đó chạy qua Las Vegas đến Saint George, mới đổi tay lái. Có một chị bỏ chồng ở nhà, kêu để lái phụ.


Điểm ngủ lại đêm đầu tiên là thành phố Park City, thuộc tiểu bang Utah. Thủ phủ của tiểu bang này là Salt Lake City, mà gia đình mình đã ghé lại cách đây 20 năm. Hồi đầu năm, đi Nam Cực, thì có hai ông Mỹ trên tàu, cho biết là họ sống tại đây và có nhà cho thuê. Lý do là thiên hạ đi trượt tuyết nhất là thế vận hội mùa đông sắp đến, sẽ cho mướn nhà mệt nghỉ. Mình thì thấy xa quá, nhưng cũng tò mò ghé lại. 


Thành phố trên núi, thanh bình, dễ thương. Vùng này có thành phố Sundance, nổi tiếng với đại hội điện ảnh hàng năm tại đây do tài tử Robert Redford đề xướng mấy chục năm trước mà mình có ghé.


Ngày đầu tiên, mình cho cả nhóm đổ bộ xuống một đường mòn dọc theo con suối, có đường mòn xe đạp. Mình nói chị lớn tuổi nhất đám, thích leo núi thì cứ đi leo núi vì đa số không còn khả năng này. Năm ngoái đi núi Mammoth của Cali. Mình thấy rõ, có người đi ngáp ngáp 100 mét là đã ngồi. Than đau lưng đủ trò. Mình thì đang tập leo núi Kilimanjaro nên phải đi mấy vòng để tập.


Kỳ này, không tập đi đâu cả. Đầu tháng 7 thì đi Yosemite với hai chị bạn như mọi năm. Hai chị này thích leo núi mà mấy ông chồng không thích nên hàng năm bỏ chồng ở nhà rồi đi với tụi này. Mình có ghi danh leo núi Whitney lại nhưng thấy tình hình thì chắc không đi. Lý do là năm nay tuyết phủ núi này dầy độ 18 feet mà tuần này lại mưa tuyết xuống nữa. Rất nguy hiểm, có mấy người chết từ đầu năm đến giờ.


Mình để chị V leo núi, hẹn một tiếng sau gặp lại để đi viếng hồ. Còn lại 8 con rồng cái đi theo đường mòn, có tráng nhựa cho chắc ăn, men theo con suối, nước chảy xiết vì tuyết tan trên núi chạy về. Đồng chí gái kêu mình chụp hình cho 8 con rồng cái, đủ trò.


Bổng nhiên có một chị, gốc Qui Nhơn, Bình Định, mặt xanh như đít nhái, kêu em mất cái điện thoại. Thế là mấy bà tiếp tục đi trước với đồng chí gái, mình thì quay lại với chị bạn để tìm điện thoại của chị. Mình thấy chị ta đeo đồng hồ Apple nên nói cởi ra, đưa mình dò thử để tìm ra địa điểm đánh rơi khi vui chơi, chụp hình bá đạo với mấy bà phụ nữ đòi quyền sống. Tìm không ra. Hóa ra con của chị mua nên chị ta không biết code gì cả. Thế là ngọng. 


Mình gọi điện thoại cho người con nhưng không được. Thôi đành bắt chước Marcel Proust đi tìm lại những vết chân xưa. Khởi đầu đi lại chỗ cạnh dòng suối, nơi mấy bà chụp hình bá đạo, tìm không ra. Cuối cùng, chị ta kêu đi lại chỗ đi tè lúc nãy với đồng chí gái. Mò mò lại, mình không nhớ đồng chí gái có đi tè hay không vì lo chụp hình cho mấy bà không để ý. Mấy bà vui quá nên són ra quần hay sao nên rủ nhau chạy vào bụi cây trong khi mình mới có thời gian quan sát phong cảnh.


Chị này gốc Bình Định, hậu duệ của bà Bùi Thị Xuân, chị ta lại cầm hai cái gậy đi leo núi. Khi đến bụi rậm, chị ta đi một bài quyền bái tổ họ Bùi, Song Phương Kiếm rồi từ từ dò dẫm dùng khướu giác để tìm nơi chị ta đi tiểu. Đi 5 bước, chị khét khét lỗ mũi, lắc lắc cái đầu kêu chỗ này vợ anh tè, em tè gần vợ anh, rồi đi thêm 6 bước, chị ta vui lên chỗ này chỗ này, rồi quẹo phải. Đi 2 bước thì chị reo lên, đây rồi, đây rồi như Archimede kêu eureka. Thấy nụ cười của chị ta vui sướng như đứa bé được quà khiến mình vui lây. Nhắn tin cho đồng chí gái. Rồi trở lại, bãi đậu xe.


Về tới đây, đồng chí gái kêu lạc mất hai con rồng cái. Hỏi ai, một bà từ Seattle xuống, một bà từ Việt Nam sang thế là ngọng. Mình phải đi tìm. Bạn bè lâu năm gặp lại, nói chuyện chồng con nên quên lối đi về. Chán Mớ Đời 


Tới phiên chị đi leo núi, về trước nhưng không thấy ai nên ra bờ suối ngồi, lướt mạng thì mấy người Mỹ bò lại kêu “god love you”. Hóa ra họ tưởng chị ta đang muốn nhảy xuống dòng sông ly biệt, nước đang chảy xiết. Chị ta phải thanh minh là đang đợi bạn đi bộ về. Và kêu God love you too. Chán Mớ Đời 


Mình ngạc nhiên là mọi người đều lết được trên 4 dặm đường, khá hơn năm ngoái, chỉ lết được 100 mét. Không leo núi, chỉ lè tè dưới chân núi. Cũng vui. 


Mình đề suất kiến nghị đi viếng làng Sundance. Chạy đến đó thì mấy bà ùa ra như ong vỡ tổ để chụp hình thay vì tìm hiểu lịch sử ngôi làng. Phụ nữ đi chơi chỉ có chụp hình và nhà vệ sinh ở đâu. Mình bò đi hỏi vòng vòng xem có gì lạ. Cuối cùng mình đề nghị mua vé đi ghế cáp mà dân đi trượt tuyết ngồi để được đưa lên đỉnh núi rồi trượt tuyết xuống. Hè thì họ chở thiên hạ đi xe đạp trên núi. Mình kêu lên đó, có 3 tiệm ăn, ngồi nhìn trời đất xuống chắc đẹp. Mình mua vé kêu giá người cao tuổi, được bớt 2 đô, $24 thay vì $26.

Đi ghế cáp lên đỉnh rồi quay lại

Mọi người đa số là đi lần đầu nên có người hơi bị lộn xộn, may họ ngưng để mọi người leo lên. Lên tới đỉnh, họ không cho xuống, đi ngược lại. Lý do là mưa giông sắp đến họ sợ du khách bị sét đánh. Mình phải bò lại kêu họ hoàn tiền. Xem như đi lên trên núi miễn phí. Mọi người đói nên bò vào ăn vớ vẩn, mình ăn đậu phụng,…no.


Ăn xong, bò về thành phố Park City, họ đang có lễ gì vào chủ Nhật nên đậu xe hơi khó, mình phải thả 9 con cọp cái xuống rồi đi tìm chỗ đậu xe xa. Mấy người từ Việt Nam sang được xem lễ hội địa phương khá vui. Mỗi trải nghiệm quá hay.

Sau đó về nhà. Nhà này mướn mỗi đêm đâu $600, rộng 400 mét vuông, có 5 phòng ngủ. Mình nằm jacuzzi xong ăn uống rồi đi ngủ. Mấy bà đem guita ra hát hò đến sáng.


Hôm nay lên đường đi Grand Teton rồi Yellowstone (Còn tiếp) 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Con kền kền thứ 2


Lâu lắm rồi, thời chưa có mạng xã hội, mình có thấy một bức hình rất xúc động; hình ảnh chụp tại Sudan, Phi châu, giúp tác giả đoạt giải Pulitzer, diễn đạt một đứa bé phi châu, đói khát vì nạn đói xảy ra tại xứ này và phía sau là một con kền kền đang đợi đứa bé chết để ăn thịt, rỉa xác. Như bao lần, xem tấm ảnh có thể gây cho mình chút gì cảm xúc rồi quay lại cuộc đời mình thường nhật, làm đày tớ nhân dân, rồi cảm xúc nhất thời bay theo những cơn mưa phùn vào quên lãng.


Sau này, mình được biết tác giả của tấm ảnh này tự vận, cũng vì tấm ảnh này. Khi đoạt giải Pulitzer nhờ tấm ảnh này giúp ông ta sống vui vẻ với hào quang, danh tiếng được vài tháng thì bị trầm cảm, đưa đến sự kết liễu đời mình.

Tấm ảnh đã giúp tác giả đoạt Pulitzer và khiến ông ta tự kết liễu đời mình

Trong một cuộc phỏng vấn điện đàm, một thính giả gọi vào đài, hỏi về số phận của đứa bé mà ông ta chụp. Ông ta cho biết là không có thời gian tìm hiểu vì phải chạy ra phi trường cho kịp chuyến máy bay. Vị thính giả này nói tôi nghĩ ông là kền kền thứ 2 của hôm đó, với máy ảnh trên tay.


Từ đó, ông ta cứ suy nghĩ về câu nói đó đưa đến bị trầm cảm và cuối cùng đưa đến kết liễu đời ông ta. Ông Kevin Carter có thể sống lâu hơn nếu hôm ấy ông ta bồng đứa bé và mang đến một trung tâm từ thiện của cao uỷ Liên hiệp Quốc hay một nơi nào gần đó trước khi lên máy bay.


Ông ta có thể đem đứa bé đến cho ai có thể giúp đứa bé nhưng ông ta không làm như trường hợp người quay cảnh ông Mỹ đen bị một cảnh sát đè cổ đến ngộp thở chết và một cảnh sát khác người á châu đứng cạnh, quan sát bảo vệ đồng nghiệp mình đang làm một việc dã man. Chúng ta có thể tranh luận là trước đó ông Mỹ đen có những hành vi hung bạo,… có thể gây thiệt mạng cho hai ông cảnh sát…. Hình ảnh đang giết chết một người vẫn có gì khó tả.


Tương tự tấm ảnh mà nhiếp ảnh gia người Mỹ chụp tướng Loan xử tử tên Việt Cộng, đã sát hại nguyên một gia đình, kể con nít tại Sàigòn năm Mậu Thân. Một người trong gia đình bị bắn nhưng sống sót, và đã trở thành một vị tướng của Hoa Kỳ.


Mình nhớ mãi hình ảnh một học sinh Đà Lạt, bị chết chìm tại hồ nước ở Thung Lũng Tình Yêu. Hôm ấy như thường lệ, mình và vài tên bạn thân vào đây tập bơi. Thường thì có anh bạn đem theo cái phao nhưng hôm ấy anh ta không đi. 4 đứa tụi này đang bơi và tập bơi thì có 3 học sinh trường Tân sanh, tuổi độ cùng tụi này chạy Honda vào. 


Mình nhận ra một tên, con ông thầy mằn ngay cạnh rạp Ngọc HIệp. 3 tên này muốn chứng tỏ họ bơi giỏi hơn tụi trường Việt nên đua nhau bơi ra giữa hồ. Bổng nhiên thấy một người cứ bơi ngửa lòng vòng ngoài hồ rồi hai tên học sinh trường Tân Sanh bơi vào, đứng nhìn bạn mình ngoài hồ đang vẩy vùng với Hà Bá. Mình nói anh bạn, bơi giỏi nhất đám ra xem. Anh ta bơi ra rồi bơi vào kêu nó thở hồng học, uống nước khá nhiều nên không dám cứu. Thế là cả đám đứng nhìn người con của ông thầy mằn từ từ chìm như con tàu Titanic mà không biết làm gì.


Đến giờ mình vẫn không hiểu lý do gì mình không tìm cách cứu anh ta. Chỉ cần lái xe ra đường pHù đổng Thiên Vương, mượn cái phao nơi vá xe hay làm gì đó, như kêu cảnh sát,.. Có lẻ ở trường không dạy làm gì cấp cứu như con mình ở Mỹ. Có thể mình ghét người Tàu vì dạo ấy mình học môn Lịch Sử với thầy Hà Mai Phương. Thầy kêu tao chỉ mua đồ ở tiệm người Việt dù đắt tiền hơn bọn tàu. Chỉ biết 3 ngày sau thì xác anh học sinh Tân Sanh nổi lên rồi thì đám ma. Tinh thần bài tàu theo mình qua Tây đến khi sang Mỹ thì mới hết. Nay thì mình chơi người Mỹ gốc tàu rất nhiều.


Chúng ta hành động không phải từ tâm mình mà từ văn hoá, từ môi trường giáo dục, từ ảnh hưởng của gia đình, chứ không từ ý chí tự do.


Ngày nay chúng ta thấy bao nhiêu hình ảnh, video quay các cảnh thương tâm, được đưa lên mạng để câu like. Thậm chí họ tự tạo, bựa ra để câu like. Trường hợp ông Kevin Carter, có thể đem đứa bé ra khỏi hiện trường, ông ta đứng đợi khá lâu để lựa đúng thời điểm chụp tấm ảnh với ánh sáng cho đặc sắc nhưng kêu không có thời gian để cứu đứa bé. Có thể ông ta gốc Nam Phi, da trắng rất kỳ thị da đen nên đối với ông ta một mạng người, một đứa bé da đen, không nghĩa lý gì.


Hôm trước, có anh bạn đăng tin bên Gia-nã-đại bị cháy rừng, mình ngạc nhiên là bên đó mùa này tuyết mới tan mà cháy rừng. Điểm khiến mình ngạc nhiên là ý nghĩ đầu tiên là nghĩ ngay đến mua cổ phiếu của công ty bán gỗ làm nhà. Rồi có một chị bạn nhảy vào hỏi công ty nào. Tây hay nói “dis-moi qui tu frequentes, je te dirai qui tu es”. Chán Mớ Đời 


Người Pháp hay nói “le malheur des uns fait le bonheur des autres”. Chúng ta sống với những khác biệt về ứng xử, hành động về một vấn đề nào đó. Chúng ta là những con kền kền đi săn mồi trong tiềm thức. Thay vì hỏi anh bạn có ai chết hay hư hao nhiều thì mình chỉ nghĩ đến cơ hội làm tiền trên sự bất hạnh của người khác. Hóa ra mình là một người đạo đức giả. Mình giúp bạn bè thiện nguyện, giúp trẻ em nghèo, chùa, nhà thờ,…như để sám hối về những suy nghĩ hay hành động của mình. Chán Mớ Đời 


Chúng ta tìm kiếm lợi nhuận, tri thức, hiểu biết, tiếng tăm hay địa vị nhưng lại quên làm sao để sử dụng những gì mình biết, sở hữu để giúp người khác hay xã hội mình đang sống. Chỉ muốn dùng kiến thức của mình để làm lợi cho chính mình, một cách ích kỷ.


Trường hợp của ông Kevin Carter khiến mình suy nghĩ, ông ta còn có chút lương tâm khi được một người khác chỉ trích, mà suy nghĩ về hành động của mình và không thể chịu đựng lương tâm ray rứt. Có lẻ lúc ấy ông ta chỉ chú tâm đợi chờ để chụp được tấm ảnh hiện thực và quên đi việc giải cứu đứa bé. Đúng nhờ tấm ảnh, ông ta được giải danh tiếng, được tiền bạc nhiều hơn, được các con kền kền bu lại làm bạn. Người ta chỉ muốn làm quen, làm bạn với những người giàu có, nổi tiếng còn nông dân như mình thì chả ai thèm làm quen.


Có lẻ ít ai trong chúng ta như ông Kevin Carter, có một chút suy tư về hành động của mình. Đúng, ông ta có thể cứu đứa bé thay vì để đứa bé chết về con kền kền. Điều này đã khiến ông ta ray rứt và tự kết liễu đời mình vì ông ta không dám đối diện về sự man rợ của hành vi của mình, thiên chức làm người. Ông ta có thể cứu đứa bé nhưng vì tác nghiệp và sợ trễ chuyến bay, khi chúng ta hiểu tìm kiếm rất khó một chiếc xe taxi để ra phi trường tại xứ khốn khổ đang bị nạn đói.


Một người chụp ảnh như một người thợ săn, thay vì thú rừng, họ săn ảnh. Mấy hôm nay thiên hạ cứ tải lên mạng tấm ảnh nào ở San Paulo của Ba Tây về hình tượng chúa và mặt trăng ngay rằm. Ông nhiếp ảnh gia phải đợi chờ 3 năm. Cứ đến ngày trăng rằm là lên đây đợi chờ.

Theo lời kể của bố đứa bé tên Kong Nyong, sống sót sau nạn đói năm 1993 nhưng chết năm 2007

Sau này mình có đọc đâu đó về bố của đứa bé. Khác với lúc đầu, người ta nói là đứa bé gái nhưng thật ra là bé trai, được cứu sống và chết sau này vì bệnh. Có lẻ từ đây về sau mình chỉ chụp ảnh về phong cảnh và vợ con thay vì thiên hạ đẻ tránh có vấn đề như ông Kevin Carter, chụp hình câu like, để tránh làm con kền kền thứ hai như ông Kevin Carter.

 Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đôi bàn tay của cha

 

Có một sinh viên vừa tốt nghiệp đi xin việc. Một hôm, sau khi qua vòng sơ khởi, anh ta được vị giám đốc công ty phỏng vấn. Viên giám đốc chậm rãi đọc Resume của anh sinh viên, rất tốt, điểm tốt. Cuối cùng hỏi: “anh có học bổng trong thời gian đi học?”.


Chàng thanh niên trẻ đáp dạ không. Bố mẹ anh trả tiền cho anh ăn học đại học? Dạ vâng, chàng thanh niên đáp. Vị giám đốc hỏi, bố anh làm nghề gì? Anh thanh niên kêu bố tôi làm thợ mộc. Vị giám đốc hỏi thanh niên cho ông ta xem đôi bàn tay. Thanh niên đưa cho ông ta xem đôi bàn tay mềm mại và móng tay được cắt sạch sẽ.


Vị giám đốc hỏi anh có bao giờ phụ giúp bố anh khi rảnh rỗi. Dạ thưa không, bố tôi chỉ muốn tôi học và đọc sách. Ngoài ra ông ta rành nghề này hơn mấy chục năm, cưa gỗ hay hơn tôi. Tôi không biết bào đục gỗ hay đóng Đinh.


Cuối cùng ông giám đốc nói; tôi có một đòi hỏi trước khi nhận anh vào làm. Tối này khi về nhà, anh rữa tay của cha anh khi ông ta trở về nhà. Ngày mai đến gặp tôi vào lúc 7 giờ sáng.


Chàng thanh niên cảm thấy vui vẻ vì điều kiện quá dễ. Anh ta về nhà, đợi bố về và nói vị giám đốc muốn con rữa tay cho bố trước khi ông ta nhận con vào làm.


Ông cha ngạc nhiên, không biết ông giám đốc vớ vẫn nào nhưng đồng ý để cho người con trai rữa tay mình lần đầu tiên trong đời.



Người con trai khi rữa tay bố mình thì mới phát giác lần đầu tiên đôi bàn tay của bố mình bị tàn phá sau bao nhiêu năm tháng làm thợ mộc để anh có thể đi học, tốt nghiệp đại học.


Những bàn tay chai cứng, nức nẻ này đã giúp anh ta có áo quần mới, chơi game, máy điện toán, xe hơi xịn hơn chiếc xe cà rịch cà tàng của Bố. Sau khi rữa tay của bố, anh ta ngồi lắng yên, suy nghĩ. Tối đó sau cơm tối, hai cha con nói chuyện nhiều như chưa bao giờ về cuộc đời. Sau đó, anh ta thay cha để quét dọn chỗ làm việc đóng bàn ghế của bố.


Sáng hôm sau, thanh niên trở lại gặp vị giám đốc. Vị giám đốc hỏi anh có thực hiện yêu cầu của tôi. Chàng thanh niên đáp dạ thưa có. Tôi rữa tay cho bố xong thì dọn dẹp cái shop của ông ấy. Bây giờ tôi hiểu nếu không có bố mẹ tôi thì tôi không có được ngày hôm nay.


Khi rữa tay và quét dọn cái shop của bố tôi thì tôi mới nhận ra rất khó tốt nghiệp đại học một mình, nếu không có sự giúp đỡ của cha mẹ. Tôi chợt nhận ra giá trị gia đình và sự giúp đỡ gia đình để tôi có ngày hôm nay.


Vị giám đốc đáp: tôi tìm kiếm cộng sự viên thấu hiểu nổi khó khăn của những người khác, hy sinh để giúp chúng ta thành công trên đời. Không quan chỉ quan tâm làm việc vì tiền thôi.


Người con từ bé, được cha mẹ bao bọc vì muốn con mình có cuộc đời, tương lai khá hơn mình, dần dà người con tưởng rằng đó là quyền của mình, cha mẹ phải hy sinh đời bố củng cố đời con vô hình trung chúng ta phá hại tương lai con mình khi chúng không biết nhận ra sự biết ơn về sự hy sinh của mình.


Chúng ta có thể cho con chúng ta tiền, thức ăn ngon, căn nhà to lớn, điện thoại loại xịn. Khi chúng ta sơn nhà, quét dọn nhà cửa, nên để chúng tham gia. Có thể các bác giàu có nhưng các bác muốn con mình hiểu được sự việc, đời là gì. Một ngày nào đó, tóc chúng ta sẽ trắng như bố của chàng thanh niên thì có lẻ đã quá trễ.


Điều quan trọng nhất là để đứa bé hiểu sự hy sinh, chúng có được một bữa ăn, một trò chơi, cái bánh sinh nhật là một sự hy sinh của người khác, học sự biết ơn cha mẹ và tha nhân đã giúp đỡ mình. Trên đời, không ai thành công một mình, phải cần sự phụ giúp của nhiều người, nhất là gia đình.


Mình nhớ ông cụ đã trải qua 15 năm tù cải tạo một cách vô lý vì không muốn theo Việt MInh. Du kích bao vây nhà ông bà nội tại quê, để giết những ai không theo họ. May ông cụ đã phòng bị, trốn vào nam được. Nhưng 25 năm sau, họ bò tận vào NAm để bỏ tù ông cụ đến 15 năm. Tuy không được đi học, ông bà cụ mình vẫn cố gắng cho mình học trường Tây rồi đi du học. Mình rất nhớ ơn ông bà cụ. Ngoài chợ Đà Lạt, mình dã thấy nhiều sự hy sinh sinh đời cha mẹ để củng cố đời con. Nay con mình trai hay gái đều cho vào vườn, hái bơ làm vườn vào ngày nghỉ.

Về Việt Nam thăm ông cụ, mình xem đôi bàn tay gầy khô của ông cụ mình sau 15 năm cải tạo khiến mình nhớ đến họa sĩ người Bỉ tên Albrecht Dürer, anh ông ta cũng có khiếu vẽ nhưng gia đình nghèo nên ông anh nói với em, anh sẽ làm phu mõ than, để kiếm tiền cho em ăn học. Khi nào em học xong thì em có thể nuôi anh đi học lại. 


Sau khi tốt nghiệp, người em trở về nhà, báo tin cho anh biết và nói nay anh có thể đi học để đạt giấc mộng của anh. Nhưng khi người em nhìn đôi bàn tay của anh thì bật khóc. Sau bao nhiêu năm làm phu mõ, đôi bàn tay nghệ sĩ đã trở thành chai đá và ông ta đã vẽ đôi bàn tay hy sinh của anh mình.


Cuối tuần này người Mỹ làm lễ ngày từ phụ. Chúc các bác một ngày vui bên gia đình. Nếu ai còn cha thì xin rữa tay cho cha một lần để cảm ơn sự hy sinh của cha mình. Hy sinh đời bố củng cố đời con.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Văn hoá Nô Lệ

 Khi mình ở Thuỵ Sĩ, có học chương trình phát triển đệ tam thế giới. Mình có nghiên cứu về sự phát triển của Nhật Bản dưới thời MInh Trị Thiên Hoàng. Shogun không cho người Nhật trẻ tuổi đi du học. Họ mướn người ngoại quốc đến dạy mà truyền hình có làm phim bộ về Shogun và chỉ để người Nhật lớn tuổi có kinh nghiệm trong nghề, đi sang các nước âu châu để tu nghiệp, học hỏi thêm.

Người Nhật lý giải là cho người trẻ, điển hình như mình đậu tú tài xong đi du học. Đầu óc non nớt, không có kinh nghiệm về cuộc đời và học lực, khó có thể giúp đỡ nước họ canh tân. Học xong về nước, chưa có kinh nghiệm thực tập. Ai tốt nghiệp ở Pháp về sẽ ca tụng nước Pháp, ai học ở Hoa Kỳ về sẽ ca tụng nước Mỹ. Ai học ở Liên Xô về thì ca tụng Liên Xô. Dân mình có tính bảo hoàng hơn vua, sẵn sàng chết sống để bảo vệ ông thầy của mình là đúng.

Thậm chí ngày nay, người Việt tỵ nạn hải ngoại, người ở Âu Châu thì khen Pháp hay Đức, chê Mỹ, người ở Mỹ thì chê Tây, đủ trò. Mình có dịp sinh sống tại 4 nước Âu Châu nên thấy rõ. Anh ở Tây thì khen tây là có văn hoá, Mỹ không có gì nhưng cứ xem phim bộ của Hoa Kỳ, uống coca và ăn MacDonalds, bận quần bò, đội mũ Yankee,… người bên Mỹ thì kêu Tây ở dơ,… nói chung thì chỉ nghe thiên hạ kể, chớ chưa đi thực tế. Hôm trước, có ai tải bài về người Bắc Âu sống hạnh phúc, viện đủ lý do,… Mình đoán là người viết chưa bao giờ đặt chân đến 1 xứ Bắc Âu.

Cứ nhìn vụ ông Trump làm tổng thống và Putin tấn công Ukraine, người Việt mình chửi bới nhau, bảo vệ lập luận của mình. Bên thì gọi BÒ Vàng, bên thì gọi là Bò Đỏ, họ quên một điều Bò Vàng hay Bò Đỏ đều là bò. Không ai để ý đến quyền lợi của người Mỹ gốc Việt, hay Việt Nam. Khi không chửi bới bú xua la mua nhau vì những chuyện đâu đâu, không ăn nhập gì đến quyền lợi của mình, cộng đồng Việt Nam hay quốc gia.

Nhất là truyền thông chỉ đưa tải tin tức nào thuận lợi cho phe ta. Thường khi xưa, họ đưa ra một đề tài, mời hai diễn giả, khác lập trường để tranh cãi, giúp khán giả có một cái nhìn rộng hơn. Nay họ chỉ đem phe ta đến nói chuyện khiến chúng ta không có tiếng nói khác ngược nên càng tin mình là đúng. Cái này rất nguy hiểm. Khi chúng ta mù quáng, chúng ta trở thành một người độc tài, cứ đinh ninh mình là đúng, mọi người phải theo chúng ta, đưa đến một chế độ dân tuý, độc tài.

Mình đọc tài liệu, hồi ký của thiên hạ thì đoán là thời đệ nhị cộng hoà, đa số các giới lãnh đạo được đào tạo ở Hoa Kỳ về như ông Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Tiến Hưng,... Thời ông Diệm thì đa số từ Pháp về. Anh ở pHáp về, không được giao quyền lực, trâu cột ghét trâu ăn nên choảng nhau với đám học ở Mỹ về, không nghĩ đến quyền lợi của Việt Nam. Cuối cùng mất nước. Chán Mớ Đời 

Mình chỉ thấy có ông Phan Chu trinh, đi Tây, muốn cải cách Việt Nam để theo kịp thế giới nhưng chỉ tiếc, ông ta đi ngược cổ máy mấy ngàn năm chậm rì của Việt Nam. Những gì ông Phan Chu Trinh nhận định, 100 năm sau vẫn y chang ở Việt Nam. Thấy Nhật Bản đánh thắng Nga Sô nên Việt Nam ùn ùn theo phong trào Đông Du để sang Nhật Bản học hỏi. Về lại Việt Nam thì ca tụng Nhật Bản.

Mấy ông đi học trường tây, nghe ông tây bà đầm giảng dạy thì nghe lời, kêu Việt Nam phải theo kiểu này, kiểu nọ mới phát triển. Ông nay kêu Jean Paul Sartre nói thế này, ngày mai bà kia nói Simone de Beauvoir địt như thế kia, do đó chúng ta phải làm theo ông tây bà đầm mới cực đỉnh.

Khi đi học, tiếp cận với nước ngoài, sinh viên trẻ tuổi chưa hiểu nhiều ở đời, dễ bị lây nền văn hoá sở tại. Dạo còn đi học ở Paris, đảng cộng sản pháp chiếm 25% cử tri, chưa kể các nhóm theo xã hội chủ nghĩa. Nói chuyện với đám học chung mệt, vì chúng bị tuyên truyền, kêu dân miền nam này nọ, tay sai của đế quốc mỹ.

Lính mỹ chết không biết bao nhiêu người, để dành lại nền độc lập cho người Pháp nhưng họ cứ chửi người Mỹ. Ngày nay vẫn vậy. Đúng! người Mỹ cũng mất dạy lắm. Thật ra ai cũng nghĩ đến quyền lợi quốc gia họ nên người Pháp rất ghét người Mỹ. Khi mình sang Ý Đại Lợi làm việc thì càng chới với vì đảng cộng sản Ý Đại Lợi chiếm 35%. Ngày nay thì đám cực hữu đang lên, phát xít chủ nghĩa lại trở lại như cái đồng hồ lắc qua lắc lại. 

3 năm trước mình ghé lại Ý Đại Lợi, thăm con gái. Gặp lại mấy tên bạn, khi xưa có thể gọi là xã hội chủ nghĩa, hoan hô bộ đội đánh cho mỹ cút ngụy nhào. Nay thì bọn chúng đều trở thành cực hữu. Chúng kêu chính phủ để người Tàu vào mua hết phố xá, nhà cửa của họ. Đi đâu cũng thấy hàng quán của người gốc Á đông. Họ làm việc mở cửa 24/24 trong khi người Ý Đại Lợi thì lười làm việc. Việc này rất nguy hiểm cho người á đông tại Ý Đại Lợi, trong tương lai sẽ có các cuộc đập phá các quán của họ bởi người Ý quá khích.

Khi ông Lenin về nước, tạo dựng cuộc cách mạng. Ông này thuộc dân giàu có mới được đi học. Nếu mình không lầm có anh em bị Nga Hoàng bắt giết hay sao, còn ông ta trốn được, chạy qua Thuỵ Sĩ tìm cách rữa hận. Tài liệu cho rằng ông ta phải chi tiền khá nhiều cho cho hải quan đức, khi xe lửa chạy xuyên qua biên giới từ Thuỵ Sĩ. Người ta hỏi ông ta cộng sản là gì, ông này chỉ trả lời là cộng sản là mọi nhà đều có điện nước. Dạo này nghe Việt Nam than bị cúp điện. Có lẻ vì vậy mà Mao Trạch đông, kêu trí thức không bằng cục phân.

Nếu ông ta đem bản tuyên ngôn cộng sản của Karl Marx ra giảng dạy thì bố tên nào theo. Phải bình dân học vụ, hứa cuội. Mấy ông thần người Việt đi tây cũng bị dính phải mấy thuyết này, kêu tôi là đệ tứ, đệ tam, đệ lục, đệ đủ thứ cộng sản quốc tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp, toàn là nông dân như mình mà kêu các anh hùng lao động trong xưởng máy bị bốc lột thì ai theo.

Mình sống tại nhiều quốc gia. Gặp người đồng hương thì cảm nhận một điều: người Việt tại xứ nào cũng  khen xứ mình ở là số một và chê các nước khác. Ở pháp, người Việt kêu tây có văn hoá, người Mỹ không có văn hoá nhưng họ lại mê xem Bay Watch, Dallas,.. qua mỸ thì người Việt kêu dân tây ở dơ, nghèo, chật chội,… chúng ta vô hình trung tưởng mình là tây, là mỹ nên cứ bắt chước tây đầm chửi nhau. Chúng ta không nhìn nhau qua lăng kính người việt với người Việt mà qua lăng kính vay mượn từ người tây phương.

Lon coca được thiên hạ quăng đầy nơi, xung quanh các kim tự tháp, địa danh nổi tiếng bởi du khách

Đi phi châu qua các nước như Tanzania, Ai Cập và Jordan thì mình nhận thấy ảnh hưởng văn hoá của Mỹ nói riêng và người tây phương nói chung có nhiều ảnh hưởng trên mấy xứ này. Người dân Ai Cập thích ăn món Pizza và Burger hơn là falafel cổ truyền của xứ họ. Mình để ý dân tình họ uống coca cola hay pepsi cola nhiều. Nước lọc cũng do Coca bán. Mấy cô rất trẻ đeo ví hay mang Vali nhãn hiệu Louis Vuiton, không biết là hàng nhái hay hàng thật. Nói chung dân địa phương bị ảnh hưởng văn hoá mỹ rất nhiều.

Mình thấy xe nhật và hàn được người địa phương mua nhiều nhất và nay anh ba tàu bắt đầu bán xe hơi rẻ tiền hơn xe Nhật Bản và Nam Hàn nên thiên hạ mua nhiều. Mình ngạc nhiên là ít thấy xe của Mỹ. Bù lại thì Hoa Kỳ bán vũ khí cho mấy xứ này nhiều hơn. Một quả đại bác giá nhiều hơn chiếc xe hơi. Xe hơi ở mấy xứ này bị đánh thuế 200%. Phải bán bao nhiêu tấn cà chua, dưa leo để mua được một cái điện thoại IPhone hay một quả đại bác. Ukraine lãnh cuộc chiến uỷ nhiệm, đã quảng cáo vũ khí của tây phương, chính xác hơn của nga sô nên đơn đặt hàng từ khắp nơi gửi về. 

Các nước trên thế giới không muốn bị văn hoá mỹ đàn áp hay chế ngự nền văn hoá cổ truyền của họ nên tìm cách thoát tây phương. Các nước như Trung Cộng, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và BA Tây và nay anh Saudi Arabia bắt đầu trở quẻ, muốn gia nhập với anh kia, nhằm thoát khỏi sự kềm chế của đồng đô la.

Bổng nhiên anh Ba Tư bắn đạn qua xứ Ả Rập này khiến anh Saudi này rên kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp. Mình không tin vào sự tình cờ nhưng không có tài liệu về mấy vụ này. Anh Saudi là hồi giáo nhưng khác với mấy ông Ayatollah nên choảng nhau ở Yemen. Nay anh Saudi tìm cách bán dầu, không theo Petro Dollar nữa thì anh Mỹ kêu Ayatollah bắn phá ở biên giới để răn đe, đừng có bắt chước con sáo sang sông. Chán Mớ Đời 

(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn