Miệng nhỏ khó thở

Gia đình bên nội có răng rất lạ như hàng rào ấp chiến lược. Lý do là miệng nhỏ mà răng lại bự nên mọc xiên. Lại kêu răng khểnh. Con gái mình cũng bị vụ này thì bên mỹ họ nhổ bớt một cái răng để có chỗ cho các răng khác mọc không phải chen chúc thêm niềng răng nên lớn lên răng đều như đa số người Mỹ. Đặc điểm người Mỹ mà đi ngoại quốc thì dân địa phương nhận ra ngay vì răng đều và đẹp, nhờ niềng răng từ bé.

Theo các nghiên cứu thì niềng răng là sẽ làm miệng nhỏ lại và tương lai sẽ có các vấn đề khác như ngáy, mất ngủ hay chứng ngưng thở khi ngủ. Vào thập niên 1950, có một nha sĩ người anh tên John Mew nhận ra vấn đề này và lên án cách trị miệng nhỏ như trường hợp con gái. Ông ta đề nghị cách chữa bệnh này bằng cách ngậm môi và răng chạm với nhau sẽ giúp khí đạo mở. Ngoài ra nhai cho kỹ khi ăn nhất là các loại cứng cứng một tí. Làm mình nhớ đến người già khi xưa như mệ ngoại mình ăn trầu, cứ nhai hoài nên răng cứng lại giúp tạo thêm calcium giúp bổ sung cho xương. Ông nha sĩ xui, gặp phản ứng dữ dội của đồng nghiệp vì theo cách chữa bệnh này, sẽ không có tiền và cuối cùng ông ta bị mất bằng hành nghề nha sĩ. Nghe nói con trai ông ta còn sống vẫn tiếp tục chữa bệnh cho bệnh nhân theo cách ông bố. 


https://en.wikipedia.org/wiki/John_Mew


Tác giả cho hay ông ta cũng nhai thì khám phá ra khí đạo của mình sau vào tuần lễ được nới rộng ra. Mình không biết nhai kẹo cao su có giúp gì không. Có dạo người ta kháo nhau ăn cơm gạo lức theo phương pháp Ohsawa, nhai kỹ lưỡng tạo ra nước bọt để có enzyme giúp tiêu hoá. Nay theo các nghiên cứu này thì mình đoán nhai cơm kỹ lưỡng giúp răng tốt và khí đạo mở rộng hơn giúp thở dễ dàng hơn.


Tò mò mình kiếm các phương cách để tập thở thì ngọng vì nhiều loại quá mà không biết có đúng hay không hay thiên hạ chỉ bỏ lên mạng để câu view, kiếm tiền.


Có một nghiên cứu khả tín là tại một bệnh viện ở thành phố Topeka, Kansas, vào năm 1970. Có một ông gốc Ấn Độ tên Swami Rama, được bệnh viện này thử nghiệm. Gắn các hệ thống đo đạt trên người ông ta để nghiên cứu. Ông ta có thể thay đổi nhịp tim từ 74 nhịp/ phút xuống còn 52 hay gia tăng từ 60 đến 82 trong vòng 8 giây đồng hồ. Hay là có khả năng biến đổi nhiệt độ của ngón cái và ngón trỏ đến 11 độ. Dạo này khi tập, mình cảm nhận một luồng khí nóng chạy trong hai ngón tay cuối của mình thì có thể nhiệt độ khác với 3 ngón kia. Qua trường hợp ông Ấn Độ này cho thấy người ta có thể tập cách thở để điều chỉnh cơ thể hay tự chữa bệnh của mình. Vấn đề ông này bị mấy bà theo học cách thở với ông ta, thưa ra toà về tội xách nhiễu tình dục đủ trò khiến thiên hạ quên đi sự việc chính giúp ông này nổi tiếng là cách thở của ông ta. Có thể truyền thông lợi dụng mấy vụ này đánh ông ta tơi tả.

Có một phương thức thở khác mang tên là Tummo, có nghĩa là lửa ở trong (nội hoả?). Phương cách thở này được các nhà sư tây tạng sử dụng từ trên 1000 năm qua. Họ có thể chịu đựng cái lạnh giá buốt trên núi Hy mã lạc Sơn, có thể làm tan đá với sức nóng cơ thể của họ. 


Có một ông người hoà lan tên Win Hof cũng khám phá ra cách thở tương tự mà trên YouTube thiên hạ theo tập đủ trò. Có lần mình thấy mấy tấm ảnh của Khoa chụp đang ngồi cởi trần trên tuyết. Kinh như không hỏi vì không muốn tập đủ thử. Biết đủ thứ rốt cuộc chả biết cái gì hết.


Có lần nói chuyện với một anh tập chung, đai đen Thái Cực Đạo khi xưa ở Việt Nam. Anh ta kể là thuộc đội đi bắt du đảng ở Sàigòn. Anh ta kể khi thiền độ vài phút là anh ta bay lên niết bàn, cảnh giới lạ khiến mình thất kinh, tưởng anh ta nói chuyện cỏi trên.


Năm 1956, một sinh viên tâm lý học, tên Stanislav Grof, tình nguyện thử một loại thuốc khiến anh ta có những ảo giác khác thường. Anh ta được xem là người đầu tiên sử dụng LSD. Sau này, LSD bị cấm nên anh ta tạo một thứ khác hợp pháp, gọi là Holotropic Breathwork. Sau một thời gian thở nhanh sẽ tạo cảm giác khá lạ. Lý do là thiếu khí carbon. 


Nếu chúng ta thay đổi số lượng khí carbon, có thể tạo ảo giác và thay đổi tâm trí của chúng ta. Như anh tập chung, kể ngồi thiền. Không biết theo phương pháp nào nhưng đoán là cách thở khiến thán khí bị thiếu, giảm thiểu lượng máu chạy về não bộ nên gây rối loạn tâm thần, tạo những ảo giác đang ở đâu đâu.


Mình không có tập thiền nên không biết ra sao. Theo mình khi đồng chí gái la mà ngồi lặng yên. Đó là thiền rồi. Tập Thái Cực Quyền hay Trạm Trang Công là thiền rồi vì quá mệt. Nay chỉ cần tập thở chậm lại là vui.

Trở lại vụ đồng chí gái cứ than là ngủ không được, bị stress, tám chuyện với mấy bà bạn đến khuya nên hay mất ngủ nhất là thở bằng mồm khi ngủ. Mấy cuốn sách mình đọc về các nghiên cứu, cho rằng cần phải thở bằng mũi thay vì thở bằng miệng. Chúng ta cứ nghe hay đọc sách nói đến chế độ dinh dưỡng để tránh bệnh tật đủ trò nhưng quên đi ngủ hay thở là rất quan trọng. Ai có thể nhịn đói vài ngày không chết nhưng nếu không thở được vài phút là tiêu diêu miền cực lạc.


Khi chúng ta mệt mỏi cả ngày làm việc, đầu óc bị ù vì cách thở. Dưỡng khí mà chúng ta hít vào không được đưa đến các nơi trong cơ thể khi hơi thở của chúng ta lộn xộn. Oxygen giúp bộ não hoạt động cũng như các cơ bắp. Do đó không đủ dưỡng khí thì sẽ giảm mất sự hữu hiệu khi làm bài tập, hay công việc.


Mình nhớ dạo ở New York, có quen một cô sinh viên y khoa ở đại học U Penn. Cô ta rớt môn Anatomy nên phải học lại. Vấn đề là chỉ được vào phòng các thi thể người chết để học thêm vào buổi tối, sau khi học hết mấy môn kia. Dạo ấy trong trường, có một cô sinh viên học ban đêm bị một tên bảo vệ hiếp dâm nên cô nàng sợ, kêu mình xuống mỗi đêm, vào phòng thi thể đợi cô ta học. Dạo ấy mình muốn học MBA nên đi học thêm trường Kaplan để nộp hồ sơ sau khi tan sở. Học xong lấy xe lửa xuống Phila rồi chạy đến trường y khoa. Mình phải lấy kéo chỉ cái này cái nọ trên thi thể theo cuốn sách để dò bài cho cô ta. Học xong thì độ 1, 2 giờ sáng rồi mình ngủ một tí, sáng 5 giờ dậy, đi xe buýt ra nhà ga rồi lấy xe lửa về New York làm việc. Lên xe lửa là ngủ nên thiếu ngủ. Mệt không thể tả. May quá kỳ thi đó cô ta đậu khiến mình mừng hết lớn. Sau này cô ta có rớt môn học nào thì mình cũng trốn luôn, không dám trở lại Phila. Do đó khi đồng chí gái than mệt là mình nhớ đến sự việc nên tìm cách giúp cô nàng. Vấn đề cô nàng xem mình như nông dân cục mịch nên không bao giờ nghe.


Đó chưa nói đến bạch huyết cầu cần rất nhiều oxygen để chống lại các bệnh tật xâm nhập. Hệ thống tiêu hoá cần máu để làm việc chuẩn mực trốn khi đó hít thở không đủ khiến các nội tạng bắt đầu lộn xộn đưa đến bệnh tật. Thường các người chơi thể thao, đi bộ đều đặn, ăn uống đều đặn, ngủ được nên họ khoẻ mạnh ít đau ốm.


Các nghiên cứu cho rằng chúng ta cần thở bằng mũi. Lý do là mũi giúp làm ấm và ẩm không khí hít vào. Mùa đông lạnh như cắt mà nếu mũi mình không giúp làm ấm không khi hít vào là chết đông đá luôn. Đồng thời mũi cũng gạn lọc các chất bẩn. Khi chúng ta thở bằng mũi sẽ giảm thiểu nhịp đập của tim và đem nitric OxIDE vào lá phổi, giúp mở hai lá phổi và các mạch máu để đưa oxy vào cơ thể. 


Các nghiên cứu cho biết chúng ta được sinh ra để thở bằng mũi, không khí sẽ vào bụng khiến oxygen và carbon dễ bồi đắp. Làm việc giúp cơ thể có năng lượng. Stress và cách ngồi đứng nằm làm mất quân bình trong cơ thể. Oxygen mà chúng ta hít vào không được đưa đến các nơi cần thiết của cơ thể khiến chúng ta bị đau ốm. 

Khi thở bằng mũi, bụng chúng ta phình ra khi hít vào, không phải ngực của chúng ta. Cái này mình hiểu khi kéo nội công Hồng Gia qua cách hàm hung bạt bối. Nếu chúng ta có thể tập luyện cách thở sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt hơn, ngủ được không bị stress.


Khi bơi mình ngậm miệng nên thấy khoẻ tương tự khi kéo nội công Hồng Gia. Sau khi tập thấy khoẻ nên không hiểu nhưng nay đọc mấy tài liệu về thở thì mới hiểu lý do nhờ cách thở. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn