Những dòng sông định mệnh


Sau khi Trung Cộng đánh đuổi được tàn quân của Tưởng Giới Thạch chạy qua Đài Loan thì việc đầu tiên Mao thị cho làm là đem quân đánh chiếm Tây Tạng, khiến ông Daila Lama, phải bỏ xứ chạy lưu vong từ bé đến nay. Năm ngoái mình có đi viếng mấy xứ nằm trong chương trình Vòng Đai và Con Đường của Trung Cộng thì thất kinh. Mới hiểu lý do Trung Cộng đánh chiếm xứ Tây Tạng. Họ chiếm xứ này để kiểm soát lưu lượng của các dòng sống đem nước về cho xứ họ và các quốc gia trong vùng. Tương tự khi người Pháp chiếm đóng Đông-Dương thì việc đầu tiên là họ chiếm vùng Côn MInh, Vân NAm để kiểm soát dòng sông Mekong, yếu mạch của 3 nước này. 


Người ta hay kêu xứ Bhutan là một nước hạnh phúc nhất thế giới khiến mình thất kinh. Lý do là Trung Cộng muốn chiếm đóng xứ này để hán hoá và kiểm soát dòng sông đem nước về xứ Ấn Độ. Năm 2017, quân đội Trung Cộng đã chạy qua xứ này chiếm đóng nhưng nhờ ông fakir Ấn Độ, đem quân lại đánh đuổi về nước.

Buồn đời, Trung Cộng không cung cấp các dữ liệu về lượng nước ở thượng nguồn cho Ấn Độ khiến năm ấy Ấn Độ bị thiệt hại rất nặng vì lụt lội, chết đâu 300 mạng và cả triệu nạn nhân lũ lụt.


Ngoài kiểm soát nguồn nước cho ấn đô và phía Đông Á, Trung Cộng còn chơi cho kiểm soát luôn vùng Đông-Dương cũ của người Pháp và các nước lân cận như Thái Lan, Miến Điện. Đó là kiểm soát dòng sông Mekong. Mình có kể trong bài Mekong, dòng sông bức tử. Theo địa chính thì Trung Cộng đã kiểm soát các nhà cầm quyền của Miến Điện, và ba nước Đông-Dương.  


Nhìn chung thì có khoảng 60 triệu dân sống nhờ vào dòng sông này. Vùng đồng bằng Cửu Long Việt Nam sản xuất đến 50% GDP của Việt Nam còn Campuchia thì có Hồ Tonle Sap, vùng cung cấp nhiều cá nước ngọt nhất thế giới. Cá vùng Mekong cung cấp trung bình 80% chất đạm cho người dân cao miên.


Miền đồng bằng Cửu Long sản xuất hàng năm 24 tỷ tấn gạo, cung cấp 50% sản phẩm canh nông và hải sản cho Việt Nam. 86% đất đai của xứ Cao Miên nằm trên vùng Mekong. 28% GDP của Cao Miên từ các sản phẩm canh nông. 70% dân số sống về ngư nghiệp. Mình có viếng thăm vùng Tonle Sap này, có thấy mấy làng người Việt sinh sống tại đây. 7.5 triệu thái lan sống trên vùng đồng bằng Cửu Long. Tóm tắc lại là dòng sông Mekong rất quan trọng cho sự sống còn của 4 xứ Việt Nam, Lào, Cao Miên, và Thái Lan thuộc vùng hạ lưu của Mekong. 


Trung Cộng chiếm đóng Tây tạng nên xem như họ kiểm soát cái vòi nước của dòng sông này tại thượng nguồn, có thể mở tuỳ hứng khiến các nước miền hạ lưu chới với, phải năn nỉ. Mùa nắng cần nước, người Tàu cho khoá lại ngọng, mùa mưa thay vì đóng lại, anh cho xả lũ thêm là khốn cả đời em.


Thượng nguồn Mekong nằm giữa hai nước Miến Điện và Trung Cộng. Đa phần nằm trong lãnh thổ của Trung Cộng, được gọi dưới tên sông Lancang.


Vfung đồng bằng Brahmaputra của Ấn Độ với dòng sông định mệnh

Người Tàu họ thích phong thuỷ nên hay cho máy anh thầy phong thuỷ đi khắp nơi để trấn, điểm, xây đập nước. Nghe nói có trên 87,000 cái đập trên xứ của mấy anh tàu. người Tàu đã cho xây 11 cái đập trên thượng nguồn dòng sông Mekong. Chứa đâu trên 40 tỷ lít nước. Các đập nầy dùng để cung cấp điện lực cho Trung Cộng. Nhưng lại làm các dân miền hạ lưu chới với vì thiếu nước. Nghe đâu có đến hơn 2.5 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp. Hiện nay, được biết là lưu lượng giảm 2/3. 


ĐBSCL của Việt Nam là ngọng vì thiếu nước ngọt khiến nước mặn tràn vào. Các vùng nước Thái Lan thì chỉ nhận được 46% nước cần thiết. Thái Lan cho đào con kênh từ dòng sông Mekong vào sâu địa phận của họ và nay anh cambuchia cũng đào một con kênh từ sông Mekong ra biển của họ. Việt Nam chỉ biết bắt chước Tuấn Vũ, hát đời em cô đơn nên ai cũng thiếu nước.


Hiện nay có đến 45 cái đập từ Lào xuống Việt Nam, trong đó có đến 11 cái thuộc Trung Cộng. 21 cái thuộc Lào, giữ độ 37% nước của Mekong, Thái Lan chơi 7 cái đập, lưu trữ 7.1% lượng nước của Mekong và Cam bu chia giữ 2.1% và Việt Nam đoạt giải vô địch giữ được lưu lượng Mekong đâu 1.3% nên khái nhau 15 năm nữa thái Lan mới bằng Việt Nam. 


Nhà cầm quyền Lào đột phá tư duy, muốn xây đập để làm điện bán cho các nước láng giềng để phát triển giàu có. Vấn đề là anh Lào cộng không có tiền nên phải đi vay. Thì anh ba tàu nhảy vào kêu Vành Đai và Con Đường, cho vay tiền. Thế là anh tư Lào mắc bẩy.


Để mình mở ngoặc. Sau khi thế chiến thứ 2 chấm dứt. Các nước tây phương thấy đem quân đi đóng các thuộc địa mệt quá, trả độc lập lại cho họ. Sau đó họ thành lập hai tổ chức quốc tế gọi là World Bank (ngân hàng thế giới) và International Monetary Fund (quỹ tiền tệ quốc tế). Các nước mới dành lại độc lập thì chính quyền đa số là do các anh được thực dân đào tạo. Ít ai giỏi như Lý Quang Diệu. Đâu biết phát triển đất nước ra sao. Chưa thấy mô hình nào cả. Mấy anh tây và Mỹ mới cho các chuyên gia của họ, được gọi là “sát thủ kinh tế”, đến nói chuyện với nhà cầm quyền. Kêu xây cái đập này, có điện phát triển đất nước. Các anh cầm quyền kêu u chau hay hè gật đầu thì cần tiền chớ không lẻ in ra.

Lúc đó Ngân HÀng Thế giới mới nhảy vào điều nghiên các chương trình và cho vay ăn lời. Nếu chương trình được thực hiện bởi các chuyên gia địa phương thì khả thí. Các nước Tây phương và Hoa Kỳ kêu không được. Tụi tao cho vay nên cần kiểm soát công trình, phải để nhà thầu chúng tao xây cất mới kiểm soát chất lượng. Muốn thực hiện thì phải mượn tiền mà chỉ có hai thằng cho vay với điều kiện là người của nó làm. Một thằng kỹ sư tây hay mỹ được trả $100 giờ trong khi thằng kỹ sư địa phương chỉ tốn có $2/ giờ, vẫn làm việc được. Do đó thi công rất tốn. Ngoài ra mấy thằng Nắm quyền kêu công tao nằm gai nếm đánh thực dân dành lại độc lập. Nay về già, cần chút tiền thế là mỗi tên rút một ít một tí nên phải đội vốn và nhân dân trả. Tên cầm quyền nào trong sạch thì bị thủ tiêu như mấy ông tổng thống ở Guatemala, Panama, Ecuador, thậm chí ngay ông Diệm. Thời Việt Nam Cộng Hoà các chương trình viện trợ điều do các nhà thầu Mỹ như RMK thầu hết. Tiền không đến Việt Nam. Họ chỉ mướn người Việt đổ rác vớ vẩn. 


Dưới thời thực dân người ta xây trường Grand Lycee, nhà ga Đà Lạt, Nhà Địa Dư,.. để làm rẻ người phải mướn người Việt làm thì cũng đẹp đâu thua thằng tây nào đâu. Cho nên các chương trình xây đập đủ trò, các kỹ sư địa phương đều có thể làm được cả. Khi người tây phương cho mượn tiền là họ nắm quyền cai trị các xứ. Mày không nghe thì trả tiền lại đây. Chỉ phong mấy tên làm thái thú cho họ, tham nhũng nghe lời họ là xong. 


Anh ba tàu cũng bắt chước mấy anh tây chơi trò này, đặt tên Vành Đai và Con Đường. Cũng cho vay và khuyến khích đội vốn, lãnh đạo bỏ túi vô tư. Sáng nay, mình xem phỏng vấn đạo diễn Trần Văn Thuỷ, ông này chuyên làm phim về lịch sử, ông ta cho rằng trong 5 năm cầm quyền, toàn quyền Paul Doumer đã thực hiện được hạ tầng cơ sở tại Việt Nam, xe lửa xuyên việt, quốc lộ, lại không có mấy cái bot để thu tiền trong khi đường rày Cát Linh làm 11 năm cũng chưa xong. Đội vốn vào nhiêu lần. Thực dân gian ác nhưng chúng còn làm đâu ra đó còn người địa phương làm thì bú xưa là mua. 


Cái mất dạy là không đủ tiền trả thì anh ba tàu kêu cho tao khai thác 99 năm như Hải cảng ở xứ phía nam ấn độ. Khi không Trung Cộng có một Hải cảng quân sự do người dân địa phương bỏ tiền đóng thuế làm cho họ xài. Mình đi phi châu và các nước Trung Á đều thấy sự hiện Diện của anh tàu. Vấn đề dân đối bỏ nước ra đi kiêm cơm thì lại chạy qua các xứ Tây phương và họ. Không có anh nào chạy qua Trung Cộng ở cả. Thậm chí người Tàu còn chạy qua Mễ để đến Cali sống. 


Trở lại anh Lào, được anh ba tàu đột phá tư duy kêu xây mấy cái đập để bán điện đủ giàu. Anh Lào ngu nên chấp thuận ký giấy tờ, cho các công ty tàu đến xây đập còn mấy anh ngồi hát ngày mai tươi sáng của chế độ Lào Cộng. Tính ra Lào phải trả mỗi năm 1.2 tỷ đô La trong vòng 5 năm. Họ chỉ có 1.7 tỷ đôla dự trữ. Mỗi năm bán cho Thái Lan được 1.7 tỷ đô la cho điện. Thấy mỗi năm trả 1.2. Tỷ tiền nợ và bán điện được 1.7 tỷ nên các anh Lào hồ bởi xông lên, ký giấy tờ mượn nợ xây thêm 78 cái đập. Hình như Việt Nam có hùn tiền đầu tư vào một vài cái, giúp bức tử người Việt ở hạ lưu.


Vấn đề là Lào không những bị ảnh hưởng tiền vay của Trung Cộng mà còn là nước sông Mekong. Nếu anh tàu vui thì mở nước còn không thì đóng lại. Không nước thì bán ddi cho ai mà lại phải trả nợ. Chán Mớ Đời 


Cuối cùng công ty Power China chiếm 85% cổ phần trong các vụ xây đập. Anh tính $200/ giờ trả kỹ sư nhưng vì người Tàu nên anh trả đâu 5 đô một giờ. Lời khẩm. Bây giờ anh Lào thiếu nợ người Tàu thì họ đề nghị bán lại điện cho người Tàu để trả nợ. Làm như vây sẽ không tác hại môi trường tại Trung Cộng, có gì dân Lào gánh dùm.


Trung Cộng bị tây phương chơi nên hiểu chuyện. Các công ty tây phương đem nhà máy qua Trung Cộng sản xuất. Anh tàu mới mở cửa, không hiểu gì hết, cần phát triển nên môi trường ngày này bị te tua nên bắt các công ty tây phương này nọ thì họ rút ra rồi tuyên truyền này nọ về chính quyền Trung Cộng vi phạm nhân quyền đủ trò. Đặng Thị cho lính bắn chết người biểu tình ở THiên An Môn khiến cả thế giới rúng động nhưng họ vẫn tiếp tục đầu tư để người Tàu sản xuất. Nay nói vớ vẩn.


Anh Hun Sen cũng không thoát vụ này, cũng mượn tiền anh ba tàu bỏ túi rồi cho xây đập đủ trò. Họ làm các nghiên cứu về tai hại môi trường thì khuyên không nên làm nhưng anh HUn Sen, cựu khờ me đỏ cũng tiếp tục để có thể bỏ tiền túi cho cả dòng họ. 


Năm 2008, khởi đầu là công ty điện lực Việt Nam EVN, đến năm 2012 thì được chuyển qua Trung Cộng với 51% cổ phần, cao miên được 39% còn Việt Nam chỉ còn 10%. Lúc đầu thì chính quyền cao miên còn thương lượng với người dân để bù trừ nay Trung Cộng chiếm số đông thì đếch thèm đền. Dân chỉ biết khóc vì nhà cửa bị ngập, phải bỏ xứ ra đi. Còn lôi thôi thì lính của hun sen đem ra khệnh mọt gông. 


Bây giờ hỏi mấy nước Đông-Dương có dám mở mồm lên tiếng với Trung Cộng. Chúng cho ăn ngập đầu, mở miệng ra hít chúng đưa bằng chứng là đi tù à.

Hình ảnh báo động một năm đầy bất trắc

Giờ nói đến sự lợi hại làm đập nước. Đi viếng Ai Cập mình có viếng cái đập nổi tiếng mà tổng thống Nasser xây cất mà người dân Ai Cập chửi ngu như bò. Nasser khi lên ngôi, bị sát thủ kinh tế đến dụ xây cái đập mang tên ông ta để lưu danh muôn thủa. Đắt quá mà anh ta không sơ múi được gì nên kêu anh Liên Xô hữu nghị xây cái đập. Ta đọc lịch sử là đồng bằng Nile bên dòng sông này nổi tiếng từ thời pharraon, giàu có vì phù sa ở phía Nam Phi châu đỗ về đây vào mùa mưa. Nên khi họ trồng trái cây đủ trò cứ như đồng bằng sông cửu long, giàu có. Nay nhờ ông Nasser muốn làm Phareon thế kỷ 20, xây cái đập chận phù sa trôi về miền đồng bằng. Đất đai cằn cỏi, phải sử dụng phân bón, khiến đời sống mắc mỏ. Cái khốn nạn là điện đem về rất xa nên mất nhiều năng lượng chỉ cung cấp đâu 20% cho dân Ai Cập.


Bây giờ nói đến phía đông nam của xứ Trung Cộng. Trung Cộng chơi cha thiên hạ muốn xây dựng một nhà máy điện 60,000 MetaWatt trên dòng sông Brhamaputra tại Medog, cách biên giới ấn độ 20 dậm. Phía nam có Ấn Độ và Bangladesh. Tương tự sông Mekong, Trung Cộng có thể đóng không cho nước chảy về hạ lưu là anh Ấn Độ ngọng. Anh ba tàu đem quân đến đóng cao nguyên Diklam của Bhutan và khởi đầu xây cất hạ tầng cơ sở. Ấn Độ phải can thiệp vì nếu để Trung Cộng chiếm Bhutan là coi như cái cuống họng nơi dòng sông chảy qua sẽ bị Trung Cộng đổi hướng là chết. (Còn tiếp)



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn