Trường học đầu tiên tại Đàlạt

  

Nhiều khi đăng bài lên mạng mà hay. Trước đây, mình chỉ gửi bạn bè nay có người làm bờ lốc để trữ mấy bài mình đã viết nên có nhiều người đọc mến, gửi cho các hình ảnh, tài liệu về Đàlạt xưa.

 

Mình thấy có nhiều tấm ảnh tại một trường học Đàlạt toàn là tây đầm học nhưng phong cảnh không giống như trường Petit hay Grand Lycée, nơi mình từng đã ngồi lớp nên không hiểu là ở đâu. 

 

Hôm nay nhận được từ ông Nguyễn Kính tài liệu về trường học đầu tiên tại Đàlạt thì giải đáp những thắc mắc của mình từ mấy năm nay. Trường này được gọi là Dalat International School. Trường này lạ là không phải do thực dân tây xây dựng mà là một nhà thờ Tin LÀnh gốc Gia-nã-đại thành lập.

 

Hai ông bà truyền giáo George Irwin và “Hat” (Harriette) Stebbins tuy có quốc tịch Gia-nã-đại nhưng đều sinh trưởng tại Việt Nam, Tourane (Đà Nẳng) của Đông Dương Pháp. Muốn giáo dục con cái tại Đông Dương thời đó là một điều trở ngại rất lớn. Đa số các nhà truyền giáo gửi con họ về cố quốc để nuôi nấng trong khi họ đi giảng tin lành của Chúa đến phương dân.

 

Lớp học đầu tiên tại trường, có 3 học sinh và cô giáo người Mỹ 

Ông bà Irwin này không muốn xa con nên yêu cầu nhà thờ thành lập một trường học cho con họ và con của giáo dân. Nhà thờ của họ là Christian & Missionary Alliance, quyên góp và được ông bà Christie của Chritie Biscuits Company và ông bà Jaffray của Toronto Globe and Mail, tặng cho $5,000 để khởi đầu trường học Dalat.

 

Năm 1928, nhà thờ mua một khu đất để xây trường học với mục đích đào tạo các nhà truyền giáo như ông bà Irwin. Một năm sau, cô giáo từ Hoa Kỳ tên Armia Heikkinen, đến dạy con ông bà Irwin tại trường học được gọi là Villa Alliance. George Irwin là học sinh đầu tiên của trường và của cô giáo người Mỹ. Cô giáo này dạy trường này suốt 28 năm và qua đời ngày 3 tháng 6 năm 2006 tại Minnesota, Hoa Kỳ.

 

Cô giáo đầu tiên của trường Armia Heikkinen (chắc gốc Phần Lan)

Trường hoạt động đều đặn, chỉ tạm đóng cửa năm 1942 khi quân đội Nhật chiếm Đông Dương. Sau này chiến sự gia tăng, nhiều nhà truyền giáo bị Việt Cộng bắt và mất tích nên toà đại sứ Hoa Kỳ thông báo là không thể nào bảo toàn an ninh cho họ. Nên nhớ là các nhà truyền giáo Tin LÀnh đi vào các nơi xa xôi, các buông người thượng để truyền giáo.

 

Mình nhớ có đến một chỗ người tin lành truyền đạo bằng anh-ngữ ở đường Yagut, có rất nhiều người thượng tham dự. Có anh bạn dạy các học sinh người Chu-ru ở ngoại ô Đàlạt, kể là người Mỹ họ đến truyền đạo, họ viết sách học tiếng Chu-ru cứ như các ông giáo sĩ Thiên Chúa Giáo khi xưa mới sang Việt Nam, phiên âm, thành lập chữ quốc ngữ. Anh ta vào buông buồn đời, lấy mấy cuốn sách này học phương ngữ Chu-ru. Nói không thua gì dân Chu Ru.

 

Phi cơ Hoa Kỳ di tản trường qua Thái Lan để bảo đảm an ninh

Năm 1965, toà đại sứ Hoa Kỳ cho trường học này 48 tiếng đồng hồ để di tản. Ngày 16/4/1965, 2 chiếc máy bay chở họ qua Thái Lan rồi sau đó trường dời về nước MÃ Lai đến nay nhưng vẫn giữ tên trường là Dalat School. 

 

Vậy là thắc mắc của mình đã được giải đáp qua căn nhà của trường này hiện ở Penang, Mã-lai-á. Xong om


Hình cô giáo đầu tiên với các học trò đầu tiên của trường


https://www.dalat.org/web/da-dalathome/


Xin xem video về trường đầu tiên Đàlạt 

 

Legacy Decades Project 2 1920s

 

Nhs

Mái trường xưa

 Mình lại được một người bí mật gửi cho mấy tấm ảnh của Đàlạt xưa, đặc biệt là không ảnh của trường tiểu học, nơi mình đã trải qua 5 năm của thời ấu thơ. Từ trên không mình nhìn thấy lại những ngày xưa đầy ắp kỷ niệm. 

 


Dưới mấy lùm cây thông, lộ ra con đường Hùng Vương nơi năm 11 ème, mình được cô giáo dẫn ra khúc đường này, cầm cờ vàng 3 sọc đỏ, đứng chờ mấy tiếng đồng hồ để phất cờ chào mừng Ngô tổng thống, ngồi trên xe Hue-kỳ, có ông mỹ nào bên cạnh, chạy từ phi trường Cam-ly về.

 

Mình thích nhất là thấy mấy xe moto hộ tống, chạy trước thổi xíp-lê. Sau này thì mới biết có một ông tên cò Giao hay đậu xe mô tô ở trước rạp Hoà Bình để xét giấy tờ hoãn dịch.

 

Phía bên kia đường, có 3 căn biệt thự mà hai căn đầu ngay góc Lê Quý Đôn mà ngày nay họ xây khách sạn to đùng. Mình nhớ có mấy thằng tây con hay ngồi chơi ở trước nhà nhất là mấy con gà Tây to đùng. Căn nhà thứ 3 thì mình không nhớ nhưng bên cạnh có con đường nhỏ, dốc đi xuống đến nhà cụ giáo Sâm thì phải, mà mình có học hè. Ông này có cô cháu ngoại hay nội tên Trâm thì phải, học chung với mình.

 

Cụ Sâm có một người con trai du học ở Pháp, lấy vợ đầm, năm 1972, có về Đàlạt chơi theo chương trình đồng bào, sinh viên về thăm nhà của chương trình Dân Vận của Việt Nam Cộng Hoà. Ông này học chung với dì Thanh, con bà Phúng ở Yersin. Có đến thăm dì Thanh khiến mình thèm thuồng muốn đi Tây vì thấy mấy người du học sao sang cực kỳ. Bà vợ đầm Chán Mớ Đời 


Chỗ đường Lê Quý Đôn, băng qua đường, rẽ phía Tây trái sẽ có con đường đất, đi tắt đến trường Petit Lycée mà mình có kể rồi.


https://www.muctimsonden.com/2020/08/petit-lycee-alat.html



 

Nhìn tổng thể không ảnh của trường thì mình nhận thấy thêm khu nội trú phía bên tay phải vì chưa bao giờ được vào khu vực này. Không biết sau này, ông Kỳ đóng cửa trường Tây thì họ sử dụng làm gì. Ở giữa thì có khuôn viên có cái cờ Tam tài mà hồi nhỏ hay đứng chào cờ, nghe thiên hạ hát La Marseillaise mà gần đây, mình có xem một phim Libanais, cũng có màn học sinh libanais hát quốc ca Tây vì học chương trình pháp ngữ, kêu « nos ancêtres sont des Gaulois » Chán Mớ Đời.

 

Chỗ này là học sinh hay được tụ tập để chích ngừa vì có văn phòng y tế (infirmerie). Có lần học sinh được tụ tại đây để xem xiếc. Có con khỉ bận bộ đồ đỏ, đạp xe đạp quá hay thêm biết đánh trống đủ trò. Sau đó mình có thấy đoàn xiếc này ngoài chợ, bán thuốc.

 

Đối diện phong ty tế là Préau , nơi học sinh chơi khi trời mưa, có dãy nhà vệ sinh. Sau đó là sân chơi cho các lớp 8 ème, 9 ème, 7 ème. Các lớp 11 ème, 10 ème thì học dãy lớp phía đường Hùng Vương, ra chơi thì dưới mấy cây thông.

 

Sau dãy nhà vệ sinh là khu đất trống sân chơi, thêm có sân đá banh. Dạo học với cô Huệ, có màn chơi bắt khăn. Cả lớp được chia thành 2 đội, khăn xanh và đỏ rồi đứng hai bên, chạy tới cướp cò hay trò bỏ khăn sau lưng ai đó khi ngồi vòng tròn. Mình nhớ có lần chạy đua. Mình thuộc dạng chạy nhanh nhưng hôm đó mang đôi giày bị há mồm, đinh nhọn làm đau chân. Do đó phải chạy chậm lại, thua thằng Tùng nhớ đời.


Có người gửi thêm mấy tấm ảnh dưới đây, sẽ kể trong bài “tường học đầu tiên tại Đàlạt”.

 



Có tấm ảnh đề ngày 2 tháng 6 năm 1932, với tựa là cửa vào thành phố Đàlạt. Mình đoán là khúc Nguyễn Tri Phương, chỗ dinh Bảo Đại nhưng người gửi tấm ảnh cho hay đây là chỗ vào Đàlạt thời Tây nên mình đoán là khúc ty Dụng Cụ Đàlạt, ga ra sửa xe, có con đường nhỏ bên cạnh Xóm Bà Thái chắc. Thời đó không có đi khúc này nhiều nên không rõ. 


Dạo ấy mình đi về Tùng Nghĩa, hay đi đường Nguyễn Tri Phương rồi đến thác Datanla, rồi đến đèo Prenn. Trên bản đồ dưới đây cho thấy đường cũ vào Đàlạt mà Hà Nội gọi đường Khe Sanh, chạy ra chỗ ty Dụng Cụ, nơi sửa công xa. Có lần xe ông cụ được sửa chửa tại đây.




Để ai không biết, thời trước 75, chỗ xóm Bà Thái là nhà thổ, lính mỹ đến đây để giải quyết sinh lý. Có mấy tấm ảnh của lính mỹ về thời nay nhưng không biết mình có lựa giữ hay không. Xong om

 

Nhs

 

 

Nhà hàng Mekông Đàlạt xưa

 Hôm nay, có người gửi cho tấm ảnh cũ tiệm ăn Mekông Đàlạt xưa khiến mình cảm động. Lý do là 65 năm về trước, đám cưới bố mẹ mình được tổ chức tại tiệm ăn này, nhất là mình được vào đây ăn một lần. Ăn đĩa mì xào lần đầu tiên trong đời.

5 năm trước, mấy anh em, con cháu trong gia đình từ 4 phương trời có về Đàlạt, tổ chức kỷ niệm 60 năm đám cưới ông bà cụ nhưng tiệm này chỉ còn là quán cà phê, đã được xây lại khác xưa nên đành tổ chức tại nhà.

Có lần mình đi ngang tiệm này, thấy ông cụ đang ngồi với mấy người bạn, rồi đi tiếp xuống đường Tăng Bạt Hổ, nghe ông cụ mình kêu phía sau lưng, vào đây rồi gọi cho mình đĩa mì xào. Ngon cực kỳ. Ông cụ thưởng khi đậu bằng brevet d’études premier cycle (bằng trung học đệ nhất cấp Tây).

 

Góc đường này có sập báo bên hông tiệm vàng Bùi Thị Hiếu mà nhà mình hay mua. Bên cạnh có ông vá giày, vá dép cho mấy anh em mình. Hình như có một ông thầy bói mà có lần, học việt-văn bài về thầy bói “ số cô có cha có mẹ, lớn lên lấy chồng sinh con đầu lòng không trai thì gái. lợi thì có lợi mà răng chẳng còn”. Mình bò ra đây, với thằng Quý, đứng xem ông ta bói rồi nói câu này khiến ông ta chửi hai đứa chạy mút mùa.

 

Có dạo mình học thái cực đạo với ông thầy Nguyễn Bình, bị đổi từ Sàigòn lên Đàlạt, dạy võ cho sinh viên Võ Bị. Ông thầy chả dạy gì cả. Mình thấy mặt ổng 1 tháng một lần khi đóng võ phí, ông ta để ông Tường, cạnh tiệm xe Tân Tiến, đường Phan Đình Phùng dạy. Ông ta lái xe mô tô, chở mấy cô chạy đi chơi. Có lần, nghe kể ông ta đang ngồi với mấy cô ở nhà hàng Mekông, lính 302 vào chỉa súng, khệnh ông ta một trận, bắt ông ta bò ra khỏi nhà hàng nên võ sinh bỏ học khá đông.

 


Tấm ảnh này bên hông tiệm Mekông, góc đường Tăng Bạt Hổ. Thấy quảng cáo, bán cả 4 loại thức ăn, Viêt-tàu-mỹ-Tây. Hình này trước 1972 vì có hai chiếc xe quân cảnh mỹ. Khi quân đội mỹ về nước thì không còn thấy xe quân cảnh mỹ nữa. (Xem kỷ tấm ảnh chụp tháng 9-1970) Đa phần lính từ hai cái đài radar trên Núi Bà và Đơn Dương. Hôm nào rảnh sẽ kể vì có mấy tấm ảnh của lính mỹ chụp ở đây.



Hình trên chụp từ trên lầu khu nhà phía khu Hoà Bình, hình như của ông bà Sáu Còm. Dãy nhà của Anh Đào, Nam Trân,... học chung khi xưa ở Yersin. Hình này cho thấy dãy phố nhà hàng Mekông, làm bằng gỗ, chưa được nhà thầu Võ Đình Dung xây cất lại bằng gạch và mái ngói như dãy nhà tiệm vàng Bùi Thị Hiếu. Đoán là hình chụp năm 1951.

Cuối đường thì dãy phố Vĩnh Chấn, Vĩnh Hoà chưa được nhà thầu Võ Đình Dung xây cất.

Bên trái là Chợ Gỗ, sau này bị cháy và được xây lại bằng gạch tại hội trường Hoà Bình ngày nay. Mình có kể vụ này. Tây vẽ lại và cho phá gỡ phía nhà bên tay trái, phía Chợ Mới Đàlạt sau này.


Tấm này chụp cảnh quang tương tự như tấm trên nhưng từ mặt đường. Thấy dãy nhà hàng Mekông sau này, đường Tăng Bạt Hổ, kế tiệm vàng Bùi Thị Hiếu. Dạo ấy chỉ thấy có một chiếc xe đạp, còn là đi bộ. Hồi nhỏ mình nhớ có xe ngựa, còn xe kéo thì không nhớ dù nay có thấy ảnh xưa Đàlạt. Nhớ có lần đi xe ngựa về ấp Xuân An, thăm gia đình ông Dụ, chú của bà cụ. Sau này, khi xe Lambretta được nhập cảng làm biến mất xe thổ mộ tại Đàlạt.



Hình này chụp ngược lại tấm trên, cho thấy chợ Gỗ, trước khi bị cháy, nhà hàng Mekông làm bằng gỗ, chưa được xây lại. Chụp từ phía bên chỗ nhìn xuống Chợ Mới sau này.



Tấm không ảnh này cho thấy chợ Cũ, được xây lại sau khi Chợ Gỗ bị cháy. Dãy Mekông, Việt Hoa, được xây lại bằng gạch, cộng thêm khu Vĩnh Chấn, tiệm thuốc Tây Nguyễn Văn An.


Luôn tiện tải tấm ảnh này luôn. Chụp phía sau dãy nhà bên trái ở trên. Thấy họ kẻ quảng cáo “au chat botté » . 

Hình như căn thứ 3 của dãy này sau này, thành tiệm cà phê Tùng. Mình không uống cà phê nên dạo ở Đàlạt, chưa bao giờ vào đây. Nghe nói con chủ tiệm học chung niên khoá với mình tại Yersin, tên Thông nhưng không quen. Có nhà in Lâm Viên của gia đình Nguyễn Văn Phước, có học chung với mình. Có gặp lại hắn ở Cali và Sàigòn. Vợ hắn là cựu học sinh Văn Học, bà mẹ bán hàng cạnh hàng bà cụ mình, ngay đồn cảnh sát ở Chợ Dưới. Vài căn là tiệm phở Bắc Hương, có Nguyễn Đăng Sơn, nay ở Pháp. Hắn học chung lớp với mình sau nhảy lớp và trường, vì lớn tuổi hơn. 


Đinh Gia Lành kêu hắn được xem là một hướng đạo viên gương mẫu của đoàn Lâm Viên. Hắn đậu Tú tài trước mình một năm rồi đi Tây. Qua Tây, mình có thư từ với hắn lúc hắn học ở tỉnh Troyes rồi quên mất tiêu đến sau này, mình quen chị họ của hắn, tiệm chả giò Mỹ Hương ở dưới chợ Đàlạt, ngay cầu thang chợ mà mấy tấm ảnh của lính mỹ chụp xuống, chị này có cho xem hình hắn ngày nay. Cũng già, tóc bạc như đám bạn học cũ mình ngày nay. Xong om.


Nhs

Tấm không ảnh một thời ký ức

 Mình mò trên Facebook, có trang Đàlạt b75 thì thấy nhiều tấm không ảnh. Đặc biệt tấm này khiến mình thất kinh vì bao nhiêu con đường khi xưa, từng đi bộ qua hay chạy xe gắn máy, mỗi ngày. Nhất là nhà của mình trong xóm cư xá Công Chánh. Hình hơi mờ như ký ức một thời. Mình ghi lại đây để khỏi quên. Sau này, có trả nhớ về không, chỉ cần đọc lại là vui.

Đường đầu tiên trong tấm ảnh là đường Phan Đình Phùng, góc ga ra Phan Xứng. Có tấm ảnh bên tay phải cho thấy nhà và hãng cưa của gia đình Xu Tiếng, hôm nào rảnh kể tiếp. Sẽ kể vào khi khác. Bài này chỉ chú trọng đến khu xóm Hai Bà Trưng, gần nhà mình. Mình có kể trong bài về “Cư xá Công Chánh Đàlạt xưa”.


https://www.muctimsonden.com/2019/11/cu-xa-cong-chanh-alat-xua-minh-ke-tim.html


Con đường thứ 2 là đường Hai Bà Trưng, con đường dài nhất Đàlạt, khởi đầu từ dốc Hải Thượng, bị che khuất, sau đám thông. Chỉ thấy khúc đường quẹo qua đường Phan Đình Phùng nơi cầu Cẩm Đô. Đường Hai Bà Trưng, chạy lên số 4, chùa Linh Quang, không nhớ là hết khúc nào. Hình như đường cong đến góc Ngô Quyền. Thời Tây được gọi đường Pasteur.


 https://www.muctimsonden.com/2019/08/uong-hai-ba-trung.html


Nói đến Hai Bà Trưng thì phải nhắc đến ông Thi Sách. Đường Thi Sách, bên cạnh Hai Bà Trưng, khởi đầu ngay góc Calmette, sau lùm cây thông, sẽ kể sau. Đường Thi Sách uốn cong theo độ cao của đồi chạy về phía Số 4. Hai đường này được đặt sau 1955 đến giờ, qua bao nhiêu chiến tranh, chế độ, không thay đo

 

Ngay cổng vào nhà thương, có ngã ba, với đường Thi Sách và đường Calmette cũng uốn theo ngọn đồi, lên đến con đường lớn hơn là Ngô Quyền, chạy về số 4. Phía bên kia là đường Trần Bình Trọng, giáp với đường Hải Thượng.

 

Nhà mình, nằm ngay con dốc, nối liền xuyên qua 3 con đường từ đường Hai Bà Trưng, lên đến Thi Sách rồi đụng đường Calmette. Phía bên kia đường Calmette là bệnh viện Đàlạt.

 

Giữa đường Hai Bà Trưng và Thi Sách thì thấy nhà ông Ngọc + ông Hân (2 nhà chung một mái nhà, kiểu semi-detached bên mỹ), bên trái là vườn của bà nhà vườn, mình và thằng Khánh ăn cắp buồng chuối sống, bị chửi te tua, 1 tháng sau không chín, hai thằng đem quăng trả lại, bị chửi một lần nữa. Hai thằng được khai ngộ nên từ đó hết ăn cắp của thiên hạ. Xem ảnh lại thì thấy khu chuồng nuôi heo khá dài. Nơi mà ông Hai Nọc, hay dắt con heo nọc của ông ta đến đây để nhảy heo nái của bà làm vườn Bắc kỳ.

 

Bên tay trái là nhà của bà Tân gầy, mẹ của Đôn, Ân, Ái,.. rồi đến nhà ông Ngần và ông Quán. Chỗ nhà ông Quán là con dốc đi lên đường Thi Sách và Calmette. Muốn ra phố hay đi học thì dân ở khu này phải bắt buộc đi qua con dốc này. Dưới đường Hai Bà Trưng, có cột điện ngay cái dốc để chạy xe lên, có lần một ông lính cầm trái lựu đạn, tự tử, mình nhớ, cái mặt bị banh phân nữa. Sau này, đi ngang đây ban đêm là phải khấn chết bỏ nên ở nhà lo học cho chắc ăn.

 

Đối diện nhà bà Tân gầy, bên kia đường Hai BÀ Trưng là nhà ông Sâm, trưởng ty công Chánh, có hai thằng con trai học Trần Hưng Đạo. Mình nhớ thằng út tên Chiến, hay chơi với mình. Bên trái là nhà ông Bửu Ngự + Bửu Duy. Kế đến là nhà ông Địch, Dì Tân (cháu bà Võ Quang Tiềm) rồi đến nhà ông Điện, bố của thầy Trịnh Minh Đức và nhà ông Nhị, ba của thằng Bảo, Toàn, …

 

Đi xa hơn thì có 3 dãy nhà công chức của Nhà Địa Dư, sẽ kể qua tấm ảnh khác vì quá mờ.


Từ nhà ông Sâm đi về phía số 4, bên tay phải của tấm ảnh, có thêm 4 căn nhà hình chữ A, căn đầu tiên là nhà thằng Hiếu, không nhớ họ, học chung với mình khi xưa ở Yersin, nhà nằm ngay con đường đất chạy vào xóm 2 anh chàng thợ may Danh Tánh. Có nhà ông cò Đào, nhà bác Oai làm ở trung tâm thẩm vấn, bố Lê Công Hùng, học võ Thái Cực Đạo với mình, thêm có ông thần nào hỏi mình căn nhà màu đen, đối diện nhà thằng Hải sau này tự tử vì người yêu bị bố mẹ cạo đầu đưa ra Quy Nhơn ở với bà Dì, khiến mình ngọng. Thiên hạ cứ tưởng mình biết hết mọi chuyện ngày xưa ở Đàlạt. Chán Mớ Đời. Mình thích hóng chuyện thiên hạ, ai nhớ gì ở Đàlạt thì cho mình biết. Mình chỉ sống tại Đà Lạt đến xong tú tài là đi tây.


Qua các nhà hình chữ A, bên tay phải là cư xá Bưu điện với 5 căn nhà, có ông hay đưa thư cho khu vực nhà mình, ở đây rồi thấy cuối bên tay phải là vùng đất trống sân chơi của trường Đa Nghĩa.



Xem tấm ảnh này thì rõ hơn. Đường Hai Bà Trưng bị cắt, chỉ còn đường Thi Sách, Ngô Quyền, Calmette. Chỉ tội là khúc nhà mình bị cắt mất. Cận cảnh là 4 căn nhà hình chữ A của ty Kiến Thiết, đã kể trên kế đến là cư xá Bưu Điện, rồi cuối cùng là trường Đa Nghĩa. Nay hình như họ có xây thêm một phần mà hai tầng mang tên Lê Quý Đôn thì phải. Mẹ mình tập sướng sinh tại đây.


Phía sau trường Đa Nghĩa, thấy có một biệt thự khá to thuộc về Domaine de Marie. Phía bên phải là vạt đất trống mà dân số 4, hay tổ chức đánh Bài Chòi vào dịp Tết. Cạnh biệt thự to, có con đường dốc đất đỏ lên đường Ngô Quyền, có trạm biến điện. Có dãy nhà 3 tầng mà mình không nhớ rõ. Hỏi Cao Quốc Tuấn, nhà ở đối diện, cạnh nhà ông Định thì hắn kêu là trung tâm dạy y-tế. Bên tay trái là nhà của trung tá Tốn, bị mìn nổ khi đi tuần vào buổi sáng trong đập Đa Thiện, chưa hết giới nghiêm. Đối diện là xóm CÒ Đào. Mình thấy nhà thằng Hùng, học Thái Cực Đạo với mình ở trường Lasan Adran, con bác Lê Công Oai mà mình có đến nhà ăn thịt chó 2 lần trong đời.


Bên kia đường Ngô Quyền là Lãnh-địa Đức Bà (domaine de Marie) nơi mà mỗi năm vào lễ giáng sinh có hội chợ từ thiện (kermesse). Nay nhìn lại thì kiến trúc rất đẹp, với mấy cái mansarde kiểu tây. Mình đã kể về khu nhà thờ này trên Muctimsonden.com. Bên phải hướng về Cây Số 4, có vạt đất trống sau này là nhà thờ Vinh Sơn. Nghe nói, sau 75, mấy ông cha nhà thờ này bị bắt thì phải. Con bà Phước ở nhà lầu, to đùng.


Mình thấy cái sân mà mấy bà sơ, lấy xe camionnette tháo bánh ra rồi gắn cái trục để quay máy bay nhỏ cho con nít ngồi trên. Khi mình kể về kermesse này thì có anh nào, con bà Phước từng ở đây có còm thêm tin tức ở đây, mình có ghi thêm vào bài này. Mấy chỗ tạt lon. Năm nào cũng đi hội chợ này cả vì nhạc, loa phóng thanh của mấy bà sơ cứ rĩ rã kêu nên bò lên chơi. Lớn lên thì có mục đi ngắm mấy cô gái nhưng sợ nên cứ lén lén nhìn. Mình có kể về vụ này dài hơn. Chán Mớ Đời 


https://www.muctimsonden.com/2019/08/domaine-de-marie-alat.html#more


Chỗ đường Calmette thì thấy căn nhà của cậu Mân, bố của thi sĩ Lệ Khánh, phó trưởng ty cảnh sát Đàlạt. Có lần ông sinh viên võ bị hỏi tụi này nhà của Lệ Khánh thì mình và thằng Đắc dẫn lên chỉ nhà. Ông ta thấy thi sĩ xong thì hết muốn gặp thi sĩ, trở về cuộc đời binh nghiệp.



Hình trên cho thấy lúc Đàlạt sơ khai, dạo gia đình mình chưa dọn về cư xá Công Chánh. Có thấy nhà mình, chen lấn sau mấy căn nhà chữ A. Mấy cư xá công chức mới được xây như cư xá Địa Dư, thấy 1 phần và 3 dãy khác bị che sau cây thông. Mấy căn nhà hình chữ A là cư xá Công Chánh. Bên tay phải là cư xá ty Kiến Thiết và Bưu Điện. Cuối cùng phía sau trên đồi là LÃnh-địa Đức Bà (domaine de Marie).


Hình trên thì thấy 3 dãy cư xá nha Địa Dư. Hình như có một dãy bên tay trái, mới xây xong nên thấy sáng sủa. Thấy con đường băng từ Hai Bà Trưng qua Phan Đình Phùng. Xa xa trên đường Thi Sách, cư xá Kiến Thiết mới được xây xong, chỗ nhà Cao Quốc Tuấn. Chưa thấy nhà trung tá Tốn hay khu xóm cắm dùi của cò Đào, nhà may Danh Tánh. Trường Đa Nghĩa đã được xây xong.


Đường Thi Sách, xóm ông Ba Tây chưa được thành hình. Chắc độ năm 1954. Nói chung là đường Thi Sách và Hai Bà Trưng, toàn là cư xá công chức thời Tây được xây cất.


Thôi ngưng đây. Cả viết thì đến sáng mai cũng chưa hết. Vợ kêu đi ngủ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nhs



Ấp Ánh Sáng Đàlạt xưa

 Mình sinh ra và ngụ tại ấp Ánh Sáng được 6, 7 năm trước khi gia đình dọn về cư xá Công Chánh, ở đường Hai BÀ Trưng thêm 11 năm thì đi Tây đến giờ. Mình kể về cư xá Công Chánh Đàlạt ngày xưa khá nhiều. Kỷ niệm về ấp Ánh Sáng thì không có nhiều vì còn bé.

Khác với các ấp khác tại Đà Lạt như Hà Đông, Nghệ-Tỉnh, nằm ngoài trung tâm thành phố của thị xã Đàlạt, ấp Ánh Sáng được thành lập trong trung tâm thành phố, trong vùng dành cho dân địa phương (indigènes) mà mình thấy trên bản đồ phát triển thời tây.


Thật ra, khởi đầu, người Pháp dành khu vực này cho người Việt sinh sống nhưng đến năm 1932, có một trận bão lụt lớn, đã làm vỡ cái đập của hồ Lớn (Grand Lac) dành cho người Pháp, tràn qua hồ Nhỏ (Petit lac) dành cho người Việt, cuốn trôi nhà cửa ở khu vực hạ lưu của suối Cam Ly, có 15 người chết nên người Pháp phải chuyển khu vực công lên khu Hoà BÌnh ngày nay. Thoạt đầu dành cho người Pháp, có dinh toàn quyền trên đồi cao nhất Đà Lạt.

Hình này cho thấy khu người Việt sinh sống trước năm 1932. Thấy mấy thùng rác mà sách tây có nói đến ở gần chợ. Mấy khu tây đầm ở thì có xe rác đi lấy, còn khu Việt Nam thì xe bò đến kéo vào Cam Ly đổ.


Chỉ nhớ mình được bà cụ cho học trường vườn trẻ tên Ấu Việt, cạnh cầu Bá Hộ Chúc, không nhớ tên đường, hình như Đoàn Thị Điểm, con đường này khởi đầu từ đường Bà Triệu, đi đến đường Yersin. Con đường nhỏ, đối diện đường Cường Để bên kia suối Cam Ly. Mình về Đà Lạt, có đi ngang lại con đường này, để man mác nhớ đến bài viết của ông Thành Tịnh; một sớm mai ấy,…nhưng chỉ nhớ chị người làm dẫn đi ngang cầu Bá HỘ Chúc.


Từ đường Cường Để, băng qua cầu Bá Hộ Chúc, có một con đường bên tay phải đi dọc con suối chảy về Cam Ly. Đi độ 50 mét thì có trường Ấu Việt, bên tay trái, có cây trứng cá, đầy sâu rọm. Mình nhớ có học chung với anh em Tăng Trung, Tăng Hiếu, sau này khám phá ra có vài cô khác cũng học ở đó như con chú Phấn, người gửi tấm ảnh phía dưới (tiệm thuốc tây Mình Tâm, mướn bằng dược sĩ của dượng Ân, rể bà Phúng, nay ở Úc Đại Lợi), Hương ở gần tiệm kem Thuỷ Tinh,..


Mình có viết về Hoàng Yến, cho mình ăn bánh LU , bị mấy cô viết thư chửi quá cỡ. Chán Mớ Đời 

Trường Ấu Việt khi xưa, thấy ảnh nhận ra Sơn Đen thời xưa rất hãi. Đứng cạnh Lê Việt Quốc

Mình chỉ nhớ dì Bơn, bán trái cây ngoài chợ và bác Cháu bán mắm, chị dâu của bà dì mình là ở ấp này. Ấp này như khu số 4, toàn là người gốc Huế. Bà dì mình, từ Huế vô Đàlạt, để chăm sóc mình khi mới sanh rồi phát hiện ra mối tình hữu nghị với người hàng xóm, em trai bác Cháu, đăng ký quản lý đời nhau rồi dọn về Sàigòn. 


Bác Cháu bán mắm ở chợ Đà Lạt, dưới lầu đồn cảnh sát chợ, nuôi cả chục người con ăn học thành tài. Mình nhớ có anh Vui, đi du học ở Nhật Bản. Bà cụ mình có dẫn mình vào nhà chào. Bà cụ mình rất thông minh, cứ giới thiệu mình cho anh Vui nên mình chợt giác ngộ, muốn đi du học ở Nhật Bản nên bò ra trường Việt Anh, học tiếng Nhật với một ông sư, du học từ Nhật Bản về. Sau này bắt đầu để ý tới gái thì bỏ học luôn.

 

Mình nghe người lớn kể ấp Ánh Sáng do ông thị trưởng Cao Minh Hiệu thành lập, lấy tên của phong trào Ánh Sáng do Nhóm Tự Lực Văn Đoàn khai phóng. Mẹ mình bị mật thám Tây bắt, dứoi thời ông này. Đa số là người làng Kế Môn và Phước Yên, Thừa Thiên ở khu này. Làng Kế Môn, nổi tiếng về nghề làm thợ bạc ở Huế, do một ông thợ bạc từ Thanh Hoá vào, truyền nghề. Ai tò mò thì đọc trên bờ-lốc của mình về làng này.

 

Lúc đầu, chỉ có mấy cái chòi, mình có thấy tấm ảnh này, để xem có lục lại được không. Sau đệ nhị thế chiến, Tây không chịu trao độc lập lại cho người Việt nên cuộc kháng chiến dành độc lập khởi đầu nên thiên hạ tản cư về Huế,…Tây thay thế Anh quốc sang Việt Nam để giải giới quân đội Nhật Bản thua trận ở miền Nam, còn lính của quân đội Tưởng Giới Thạch thì giải giới miền Bắc do ông tướng Lữ Hán cầm đầu đoàn quân mà người Việt gọi “tàu phù”. 


Họ đói quá bị phù thủng, ăn no lăn ra chết. Sau ông Hồ, đi quyên vàng để tặng ông Lữ Hán, để ông ta rút quân về tàu. Mệ ngoại có tặng một chỉ vàng, bà Nguyễn Thị Năm ở Hà Nội tặng rất nhiều, cho ông Hồ , ăn ở trong nhà như thượng khách nhưng rồi của bị bộ đội ông Hồ bắn. Thật ra, ông tướng tàu này rút quân để đánh nhau với quân của Mao Thị.


Hình dưới đây, cho thấy có 3 cái chòi để người canh tác vườn trồng rau, trước khi ấp Ánh Sáng được thành lập. Thấy đường Lê Đại Hành (hình như thời đó được gọi là Gia Long). Phía chợ Mới là chỗ người ta trồng rau. Không hiểu sao, sau này họ khoét, đào đất rất nhiều khiến thung lũng này rất thấp so với khu Hoà Bình. Có lể kỹ thuật xây cất chưa xong, họ sợ lún đất nên phải vét đất. Thật ra, chợ Mới được xây trên các pilotis, để chống lún.

 


Xem hình này cho thấy Chợ Mới Đàlạt chưa được xây cất, còn Chợ Cũ ở khu Hoà Bình đã xây xong, sau khi Chợ Gỗ bị cháy rụi. Thấy trên đồi xa xa có dinh tỉnh trưởng mà Việt Cộng muốn đập bỏ. Đặc biệt là rạp xi-nê Eden, ở đường Thành Thái, sau này Tây về nước, ông bà rạp xi-nê Ngọc Lan, tên Sum thì phải, mua lại và xây thêm khách sạn, cho thấy ông bà Ngọc Lan đã lên Đàlạt từ lâu. Mình hỏi con trai của ông bà sinh sau mình 1 năm, thì hắn chả nhớ gì cả. Hắn gửi cho mình bài viết của Sơn Đen về xi nê Đà Lạt một thời. Anh chàng thành công trên đất mỹ.


Bên tay phải, có nhà ông Quản Đạo, sau này khi xây chợ và bùng binh thì họ phá bỏ. Cây cầu và đập nước ở đây được gọi là cầu Ông Đạo, do ông Quản Đạo xây như cầu Bá Hộ Chúc xây phía bên kia ấp Ánh Sáng. Quản Đạo là chức do triều đình Nguyễn, bổ nhiệm để chăm sóc vùng đất được gọi “Hoàng Triều Cương Thổ”. Đúng hơn là quản lý người Việt. Còn hành chánh thì vẫn là do người Pháp nắm giữ quyền hành.


Mình đoán người Pháp không muốn người Việt lên đây sinh sống nên mới kêu triều đình nhà Nguyễn, đặt cho thành phố Đà Lạt là Hoàng TRiều Cương Thổ, chỉ có ai được giấy phép, kiểu hộ khẩu thời Việt Cộng, hay sổ Gia Đình của Việt Nam Cộng Hoà, mới được lên đây sinh sống. Mẹ mình, từ Huế vô Đà Lạt vào năm 1948, phải có giấy tờ, người bảo đảm mới được hộ khẩu tại Đà Lạt.

Hình này do một độc giả gửi, chú thích là hình chụp hôm thành lập ấp Ánh Sáng, người bận áo quần trắng là thị trưởng Đà Lạt, ông Cao Minh Hiệu.


Người Đà Lạt, chạy tản cư về làng thì bị Tây bố ráp nên dần dần dân Đàlạt bắt đầu hồi cư từ năm 1947, một số người mất trắng tay nhà cửa vì thiên hạ thân Tây, ở lại nên chiếm luôn nhà đất. Mình có đọc hồi ký một ông lớn tuổi, nay mới qua đời, kể nhà của bố mẹ ông, trên đường MInh Mạng, ta bị thiên hạ cắm dùi nhưng không dám đòi, sợ bị trả thù vì nghe lời Việt Minh tản cư. Chán Mớ Đời 


Cho thấy nghe lời Việt Cộng là mất gia tài từ năm 1945. Không mất thì họ cũng cướp như năm 1975. Chán Mớ Đời 


Khi người Đàlạt tản cư thì có mấy người lỳ ở lại, mua nhà của thiên hạ rẻ nên sau này giàu xụ lên khi người ta hồi cư, phải mướn nhà của họ. Sau 75, Việt Cộng tịch thâu hết, dán nhãn hiệu Tư Sản.


Mình hơi tò mò về cái còi hụ , được gắn trên tháp chuông chỗ Khu Hoà Bình. Còi được gắn bởi người Nhật hay Tây. Xem hình trước 1940, thì không thấy còi hụ. Trong chiến tranh khi quân Nhật, cướp Đông Dương, máy bay của phe đồng minh, hay bỏ bom nên người ta mới gắn để báo động. Hình như Đà Lạt không bị bỏ bom. Việt Nam Cộng Hoà dùng làm còi giới nghiêm sau Mậu Thân. Ai biết thì cho em hay. Em hay thắc mắc mấy cái vớ vẩn nên thầy cô khi xưa, hay kêu em ngu lâu đốt sớm. Hỏi chuyện ruồi bu.


Gia đình mình di tản năm 1975, khi hồi cư, bị mất hết vốn liếng, thêm ông cụ bị đi cải tạo 15 năm nên te tua, suýt bị đày đi kinh tế mới. May có người quen như dì Gái (Nụ), bà Tàu bán tương ớt ở cầu thang Chợ cho vay vốn để làm ăn lại. Đó là ân nhân của gia đình mình. Mình có gặp lại Dì Gái, nay ở trước trường Đa Nghĩa. Chú Ba, chồng dì, khi xưa lính quân cụ, đóng ngay đường Triệu Việt Vương, trước khi vào ấp Sòng Sơn, đã qua đời, mấy người em trai thì mình không biết trôi dạt về đâu, hình như tên Nghị và Ngữ. Khi xưa, hai tên này, cũng ra dọn hàng cho bà Cáp nên quen, hay đi về chung với nhau. Nghị lớn tuổi hơn mình còn Ngữ thì nhỏ hơn. Hình như hai tên này là con bà sau. Nhà ở gần nhà chú Thành, chạy xe Lam, người làng Dưỡng MOng, chạp mộ của người làng, đều ghé lại nhà Chú ăn bún bò. Mình thích nhất bún bò nấu ở đây khi đi chạp mộ trên Mả Thánh về.


Hình như trên đường Ngô Quyền, số 4, ông Phúng và người cùng  làng, có xây một nhà tổ chi đó. Mỗi năm đến khi chạp mộ thì mọi người trong làng tụ tập về đây. Không biết, ngày nay còn có giữ truyền thống này hay không.

 

Dạo ấy, người Đàlạt còn ít dân cư. Mấy người di cư vào làm ăn khá lên thì họ về làng để tìm người giúp việc vì tin tưởng hơn. Mẹ mình vào Đàlạt năm 1948, khi Đàlạt nhộn nhịp lại vì dân quê chạy vào thành phố để tránh chiến tranh. Tương tự, sau này, mẹ mình buôn bán nên cần người giữ em vì mẹ sinh năm 1, nhờ mệ ngoại ở HUế, kiếm người làng, đưa vào Đàlạt giúp việc như chị Gấm, chị Hoa, chị Tình,....


Chị Gấm sau này bị ông Tư Thân, trên Số 4. Năm Mậu Thân chạy tản cư xuống xóm mình, hủ hoá, mang bầu. Chị phải về quê để sinh nở. Chị sinh được một người con trai. Bà Tư Thân sinh toàn con gái, cô nào cô nấy to lớn cứ như người Mỹ. Bà Tư Thân, về Huế, xin người con trai, đem vào Đà Lạt nuôi. Nghe nói làm nghề thợ mộc trên Số 4. Mình về Huế, đi kiếm mấy người làm xưa như Chị Gấm, Chị Hoa, Chị Tình nhưng không ra.


Đến năm 1952, Ấp Ánh Sáng mới được thực sự mang tên. Nghe nói có 36 căn nhà (xem hình). Đặc biệt là hình này cho thấy dân ấp này ra chợ Cũ (chợ Cây) bằng con dốc lên đường Thành Thái, cạnh rạp xi-nê Ngọc Lan. Con dốc này mình đi lại rất nhiều lần, mỗi khi chú Ký, bạn của ông cụ về phép. Có màn ông cụ dẫn mình xuống nhà chú nói chuyện đánh trận Đồng Soài, Pleime,…mình dạo ấy, buồn ngủ mà người lớn nói chuyện từ thời năm Thìn sang tết Đoan Ngọ. Đi về nhà, từ Ấp Ánh Sáng về Hai BÀ Trưng, mình cứ như người Zombie.

 

Sau này, thị trưởng Trần Văn Phước, dưới thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, cho thành lập bến xe đò Sàigòn-Đàlạt nên mới xây thêm đường ăn thông ra bến xe đò và cây xăng Caltex vào những năm đầu 60 của thế kỷ 20. Thành phố cho tiệm Chic Shanghai đất, để xây trạm xăng Caltex, ngay bến xe đò, ngoài ra tiệm này cũng trúng thầu xây rạp xi-nê Hoà BÌnh.

 


Nhìn tấm ảnh này, mình đoán là chụp từ trên chuông nhà thờ Con Gà, thấy bên trái là một khúc trường bà sơ Nazareth, đường Hùng Vương (Yersin).  Thấy 36 căn nhà đầu tiên của Ấp Ánh Sáng 


Hình này chụp cận cảnh hơn hình trên. Chúng ta thấy đường Lê Đại Hành mà thời tây gọi là Gia Long. Bên phải thấy nhà ông Quản Đạo, xây cầu và cái đập chận nước hồ Xuân Hương mà người Đàlạt gọi cầu ông Đạo. Dạo mình ở Đàlạt thì kêu cầu ông Đạo nhưng không biết ông Đạo là ai. Chưa thấy cây xăng Caltex và bến xe đò Đà Lạt, Sàigòn.

 


Tấm ảnh này chụp từ cầu Ông Đạo, chưa có bến xe đò, và cây xăng Caltex. Thấy rạp xi-nê Eden (Ngọc Lan) trên đồi, đường Thành Thái. Bên tay trái là ấp Ánh Sáng, có con dốc đi lên rạp Ngọc Lan và con đường nhỏ đi ra cầu. Con dốc này, mình đi lại hoài khi đến khu ấp Ánh Sáng, dọc theo đường Thành Thái, MInh Mạng đi về Hai BÀ Trưng. Phía sau rạp Ngọc Lan lác đác vài căn biệt thự nằm trên con đường Trương Vĩnh Ký.

 


Không ảnh này, chụp từ phía khách sạn Palace. Thấy một phần hồ Xuân Hương, cái đập và cầu ông Đạo. Bên tay trái là vườn của mấy người ở ấp Ánh Sáng. Thấy hai dãy nhà của ấp Ánh Sáng. Phía trước thì có bến xe đò và cây xăng Caltex…. Đoán là chụp độ năm 1967-1968 vì người Mỹ có tập tài liệu không ảnh về Đàlạt vào năm 1968 sau Mậu Thân. 

 


Không ảnh này chụp trên không, đoán là trên mái nhà của trường Ấu Việt, thấy 1 khúc đường Cường Để bên tay trái, đâu với đường Thành Thái. Đường Cường Để chạy đến ấp Ánh Sáng thì hết, quẹo phải là cầu BÁ Hộ Chúc, rồi con con đường nhỏ chạy vào trường Ấu Việt.


Mình thấy có tấm ảnh, đoán là đường Cầu Quẹo, có ghi chú là ông bá hộ Chúc, có tiệm nấu nước nóng cho người Đàlạt. Ông ta giàu có nên có làm cái cầu bắt ngang con suối từ cầu ông Đạo chảy về Cam-ly. Sau này, chính phủ làm cầu bằng bê tông cốt sắt nhưng vẫn gọi cầu bá hộ Chúc.

 

Tiếp nối cầu Bá Hộ CHúc là đường Bà Triệu, gặp đường Phạm Ngũ Lão, bên tay trái, chạy dọc con suối từ đập cầu Ông Đạo, đến ngã ba dốc chạy lên nhà thờ Con Gà. Theo chú Phấn, tiệm thuốc Tây Mình Tâm; ông bá hộ Chúc, giàu có ở miền NAm, lên Đà Lạt, làm nghề thầu khoán. Ông ta lãnh xây chiếc cầu từ đường Cường Để, nối với đường Bà Triệu, bắt ngang suối Cam Ly, nên người Đà Lạt gọi cầu Bá Hộ CHúc, tương tự cầu Ông Đạo. 

 

Điều lạ, lúc đầu Ấp Ánh Sáng có hai dãy nhà nhưng sau Mậu Thân, thiên hạ dọn đến ở nhiều nên cắm dùi tùm lùm, thấy có thêm dãy nhà tôn bên tay phải gần mấy cái vườn.

 


Hình này thấy tổng quan thành phố chính Đàlạt. Chụp năm 1967 Thấy tháp nhà thờ Con Gà, bên trái là trường bà sơ Nazareth, có nhà bưu điện bên phải.

 

Bây giờ về thì họ cho giải toả một phía của ấp Ánh Sáng để chuẩn bị xây một dãy phố, chung cư nhưng nghe nói là còn một phần chưa được đền bù nên chưa làm gì cả nên họ trồng hoa cho đẹp thành phố.

 

Ấp Ánh Sáng này có một người đi không quân, lái F5, bay lượn trên ấp bị nổ bung chết khiến thiên hạ đến nhà mụ Toàn để mắng vốn. Nhìn tấm không ảnh này mới hiểu được lý do mấy người bán hàng hay đi ngang cầu Ông Đạo bị sức ép nổ chết, bay xuống hồ theo hà-bá. Cmd 

 

Thấy phi trường Cam ly xa xa mà mình chưa bao giờ đến đây vì là phi trường quân sự.

 


Hình ảnh này là mình thấy trước khi đi Tây. Nhà cửa được xây dựng bú xua la mua, do dân chạy loạn vào thị xã nên cứ cắm  dùi đất rồi xây đại lên mà ở. 



Có bác nào biết đây là đâu?

Nhs