Tại sao phải huỷ bỏ hay thay đổi cảnh sát tại Hoa Kỳ?

Dạo này, Hoa Kỳ đang trải qua những chuyện quái gở. Hôm qua, chính quyền kêu cách giãn xã hội, ở trong nhà là yêu nước, nay thiên hạ kêu gọi xuống đường đòi công lý, khiến ông thần vi-rút cô-rô-na bổng nhiên biến mất như phép lạ. Dân chúng tại Hoa Kỳ run sợ trước kẻ thù vô hình, chờ đợi thuốc chích ngừa.

 

Bổng có ông cảnh sát da trắng ở Minneapolis, đè cổ ông Mỹ đen đến ngộp thở chết vô hình trung tạo được thuốc chích ngừa cực mạnh, thiên hạ không sợ chết nữa mà chạy ra đường, họ thấy chính phủ gửi $1,200/ người quá ít nên lấy gậy đập phá các tiệm để hôi của.

 

Có lẻ vì vậy, quốc chội đang tính in thêm tiền để cho dân chúng thêm để khỏi đập phá.

 

Người ta chửi bới đám biểu tình, hôi của nhưng lại im tiếng trước đám tài phiệt nhận tiền trợ cấp từ chính phủ. Người Mỹ nhận được $1,200/ người trong khi đám tài phiệt nhận đến mấy chục triệu. Nghe kể có công ty khai phá sản mấy năm nay, nhận được 50 triệu.

 

Xem tài liệu thì được biết cảnh sát Mỹ giết người nhiều nhất thế giới khi thi hành công vụ. Người Mỹ sống tại Hoa Kỳ có xác suất bị giết bởi cảnh sát gấp 60 lần ở Anh Quốc. 

 

Người ta tìm hiểu lý do cảnh sát Mỹ lại sử dụng bạo lực nhiều nhất thế giới cho dù cảnh sát viên ở các nước khác đều chịu chung hoàn cảnh, có thể bị giết khi thi hành công vụ. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là công đoàn lao động cảnh sát. 

 

Các công đoàn lao động cảnh sát thương lượng với thành phố về an sinh xã hội, lương bổng cho hội viên của họ. Ngoài ra họ còn thương lượng như vô trách nhiệm về những tai nạn khi thi hành công vụ như bắn chết lầm người Mỹ ngoài đường. Họ thương lượng về bị bắt hay ở tù khi bị tuyên án, ngày giờ trả lời về các tai nạn, bạo hành xảy ra hay không được chiếu các hình ảnh thu thập khi họ thi hành công vụ. Do đó mới đó vụ tên cảnh sát giết chết ông Mỹ đen, được đi khơi khơi đến khi bạo loạn nổi lên thì họ mới bắt giam. 

 

Tương tự khi mình mới dọn về Los Angeles, có vụ mấy cảnh sát da trắng, bắt một ông mỹ đen tên Rodney King. Xui cho họ là có người quay video cảnh họ đánh ông mỹ đen tàn nhẫn. Tỉnh bơ, ty cảnh sát chả kỹ luật gì cả đến khi ra toà thì được trắng án khi dân chúng xuống đường đốt cháy tiệm ăn, hôi của như ngày nay thì họ mới xử lại và cho đi tù.

 

Chính quyền cho phép cảnh sát viên có quyền gia nhập các công đoàn từ những năm 1950 và sau đó họ nhận thấy số người bị cảnh sát giết gia tăng hàng năm từ 0.026 lên 0.029 mỗi quận hạt và đa số người bị giết là người thiểu số, tính ra là từ 60 đến 70 người bị sát hại thêm hàng năm. 

 

Ít ai nói đến là 80,000 cảnh sát Cali cũng vớt tiền của dân rất nhiều. Lương bổng họ rất cao thêm trả tiền khi tăng ca. Về hưu được trả lương cao với đủ loại lợi ích về y tế. Ngân sách chính của mỗi thành phố là trả lương cho cảnh sát và lính cứu hỏa. Nhiều thành phố phải cắt giảm ngân sách của các thư viện hay các chương trình mùa hè dành cho học sinh nghỉ học. 

 

Trên thực tế thì chính công đoàn cảnh sát kiểm soát quyền lực của thành phố. Họ ủng hộ tài chánh cho các nghị viên nào để mua chuộc các người này không bầu cắt giảm lương bổng và đặc ân của họ. 

 

Với trên 120,000 nhân viên trong ngành công lực tại Cali, các thành phố tốn trung bình $414 cho mỗi người dân số với $354 ở các tiểu bang khác. 

 

20 năm trước, ngành cảnh sát Cali khởi đầu hôi của cướp tiền của công chúng khi họ được về hưu ở tuổi 50 và lương của họ gần như bằng lương cuối cùng của họ. Đưa đến tình trạng một cảnh sát trưởng của thành phố nghỉ hưu ở tuổi 50 rồi qua thành phố Bellgardens để làm việc. Tên này móc nối với city manager được trả lương $500,000 trong khi tên city manager tự trả lương cho mình $800,000 khiến thành phố phải khai phá sản. 

 

Điển hình cảnh sát trưởng Michel Moore của thành phố Los Angeles làm sơ sơ được hưu trí với 1.27 triệu đôla. Điều tếu lâm là giới trẻ đi biểu tình, đốt phá sẽ phải đóng thuế để nuôi mấy cảnh sát viên dùng bạo lực, xịt hơi cay vào họ. 

 

Có lẻ người ta đang tìm cách hô hào để bỏ cơ quan cảnh sát để tiết kiệm tiền cho thành phố. Đang ngồi đợi vợ thấy đài truyền hình chiếu và có nhiều bình luận gia đòi hủy bỏ ngành công lực này. Bạo lực vẫn còn nhưng thành phố sẽ tiết kiệm tiền nhiều. Chán Mớ Đời 

 

Hưu trí của người Mỹ rất mong manh vì trong tương lai sẽ không có tiền để trả. Họ bắt đầu huỷ các hợp đồng với các công đoàn mà ta thấy vụ ở Wisconsin, thống đốc, giải tán vụ tiền hưu cho công đoàn và họ làm dữ, kêu gọi bãi nhiệm.

 

Các thành phố đều te tua về ngân quỹ nên mình đoán sau vụ này người ta sẽ tìm cách giải tán các ty cảnh sát của thành phố và lập một cơ quan khác, bãi bỏ các chế độ ưu đãi như trước đây.


Có ông thượng nghị sĩ da đen của đảng Cộng Hoà đang thảo dự luật, cải tổ lại ngành cảnh sát nhưng không biết có được hay không vì lần trước bị hạ viện không thông qua vì có lợi cho đảng Dân Chủ hơn với tình hình hiện tại. Chán Mớ Đời 


A.P Photos

 A.P. Photos

Nhs

 

Thằng Hoàng 11B

Hôm nay bổng nhiên nhớ đến Hoàng, tên bạn học cũ năm 11B mà gần 50 năm nay, chưa bao giờ nghĩ về nó. Ký ức hình như lâu lâu hé mở một quãng đời của mình như một hồ sơ được đóng kín rồi bất chợt một tia nắng rọi chiếu xuống khiến mình chợt giật mình, nhận ra một nhân vật, hình bóng nào đó đã để lại cho mình vài kỷ niệm.

 

Khi một người ngồi tù, xung quanh là bốn bức tường nhỏ thì họ bực bội, chán nản. Nếu công an, dời anh ta sang một nhà tù khác rộng hơn thì anh ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Được vài hôm quen với không gian mới, anh ta sẽ than van để được đổi đến trại tù khác rộng lớn hơn.

 

Tương tự khi xưa ở Đàlạt, mình ở trong ranh giới của một thị xã nhỏ bé, rồi được đi tây thì không gian rộng lớn hơn. Dòng đời đưa mình đến làm việc trên 6 quốc gia rồi an cư lập nghiệp tại Nam Cali.


 

Nay nhìn lại kỷ niệm hay ký ức thì mình như đi từ ranh giới bao la của 4 phương trời, để rồi trở về dòng sông đầu nguồn nên thấy rất rõ ràng những người quen, người thân khi xưa ở Đàlạt. Có lẻ nhờ đi xa, không ranh giới, nay mình trở lại dòng sông ký ức nên lâu lâu chợt nhớ đến nhiều nhân vật mà tuyệt nhiên từ ngày rời Đàlạt đến nay, không bận tâm đến. Lạ!

 

Thằng Hoàng ngồi sau lưng mình, hay đấu láo nhau về những chuyện gái gú. Nhà nó đâu trên đường Hoàng Diệu, cạnh lò gạch. Hình như hắn lớn tuổi hơn mình, dùng khai sinh thằng em sinh năm 1958 để học lại, tránh đi quân dịch. Tên cúng cơm của nó thì không biết chỉ gọi tên trong khai sinh của em nó.

 

Nó kết một cô lớp đệ tam, nếu mình không lầm tên MN, nhà đâu gần hồ Vạn Kiếp, cạnh trường Trần Hưng Đạo. Mình có quen một tên ở khu biệt thự khu này, anh là giáo sư trường Trần Hưng Đạo, toàn là cây thông xung quanh. Mình nhớ nhà hắn có cưa mấy cây thông, làm bàn ghế để ngoài trời. Một hôm, trong giờ ra chơi, nó hồ hởi, kể đã nhận được thư hồi âm, cô bé đệ Tam chấp nhận đi xem xi-nê “summer ‘40” đang chiếu ở rạp Ngọc Lan với Jennifer O’neill, đẹp như đầm.

 

Mình ngạc nhiên và đầy ngưỡng mộ tên này, cứ suýt soa sao tên này giỏi quá, toán thì nó rất chậm hiểu, tuy học lại hay hỏi mình nhưng tán gái sao mau dính quá. Mới nghe nói cá với thằng Trung tuần rồi, là sẽ mời được em bé đi chơi. Từ hôm ấy, tên này cứ bô bô nói về cuộc hẹn đi xi-nê với em gái đệ tam. Mặt hắn cứ vênh vênh lên trời để mấy tên trong lớp nhìn hắn đầy ngưỡng mộ. Cô bé đệ Tam này rất xinh, cũng là đối tượng của nhiều tên trong lớp thậm chỉ ở mấy lớp khác.

 

Nó viết thư, nhờ một cô học chung lớp đưa dùm, sáng nay nhận được thư hồi âm, nhất trí vụ hắn mời đi xi-nê phim nói về chuyện tình của một cô gái bất hạnh trong thời chiến.

 

Mình thì cũng phát hiện một đối tượng học lớp đệ tam nhưng không dám mở mồm. Mỗi ngày, thấy đối tượng trên sân trường là vui rồi, không đòi hỏi gì thêm. Hạnh phúc dạo ấy rất đơn sơ, không cầu mong như thằng Hoàng, mời ghế đi xem xi-nê. Trưa về nhà, mình ăn cơm rất được, loáng thoáng hình bóng đối tượng trong tô canh, phần đói vì không ăn điểm tâm. Cứ đến 11 giờ là bụng đói nhưng khoa học kêu càng đói là tạo ra neuron giúp có trí nhớ dai. Có lẻ vì vậy mà ngày nay mình còn nhớ đến thời đi học trong khi mấy tên học chung thì mặt cứ đực như bò đội nón khi nhắc đến một nhân vật nào trong lớp.


Có tên bạn học chung khi xưa, hắn cứ than là học cùng lớp, sống tại Đàlạt cùng thời, mà sao hắn không nhớ gì hết những gì mình kể, thậm chí về bản thân hắn. Chán Mớ Đời 

 

Sau này mình mới khám phá ra nhiều tên ngày xưa cứ thấy lừ đừ, ít nổ về gái gú mà rủ gái đi chơi mút mùa lệ thuỷ ở sân cù hay thung lũng tình yêu. Chúng viết thư tình, làm thơ nhớ nhung như sau 75, phải làm thơ nhớ bác, còn tặng ô mai cho mấy đối tượng. Mấy tên nổ như mìn Claymore thì không thấy rủ được cô nào đi chơi.  Ứ như tên Thịnh trong Ngày Xưa Còn Bé của Duyên Anh. Chán Mớ Đời 

 

Dạo ấy, có một tên Bắc kỳ, không nhớ tên, hay đi chơi với thằng Dân, kết một nữ sinh Bùi Thị Xuân, nhà đâu ở cư xá đường Phạm Ngũ Lão. Xóm này có nhiều cô gái, con công chức rất xinh. Cô này tên Nhung thì phải, người khá mũm mĩm nhưng có đôi mắt to như hai viên đạn 105 ly. 

 

Chiều nào, nắng hay mưa, hắn đều đứng ngay góc Duy Tân và Hải Thượng, chỗ mấy quán ăn gần Abattoir, đợi cô nàng tan trường, đi bộ về từ dốc Duy Tân, rồi rẽ sang đường Cường Để. Mình không biết mối tình hữu nghị, say nắng này kết thúc ra sao vì sau tú tài thì không gặp lại hắn.  

 

Có một tên bạn, mới liên lạc được gần đây, kể về những mối tình hữu nghị khi xưa với những ả mà mình biết trong trường khiến mình thất kinh. Không ngờ tên này cực giỏi về tình yêu, nay về hưu sớm, ở nhà trông cháu ngoại, ôn lại dĩ vãng vàng son của một thời khét tiếng “đào hoa”. Một Hot boy của Yersin. Kinh

 

Trở lại vụ thằng Hoàng rủ em bé đi xi-nê. Nó hẹn em đi trong tuần để tránh gặp người quen. Sáng hôm sau, mình đi học sớm, để có thời gian nghe thằng Hoàng kể chuyện đi xi-nê, ngồi cạnh gái ra sao.

 

Vừa đến trường, đã thấy hắn đang đứng hút thuốc dưới đường ngay quán bà Cai. Mắt láo liêng, phần sợ thầy CBA bắt gặp, phần có vẻ trông gặp mình sớm để báo cáo tình hình trái tim của hắn. Thấy mình hắn chạy theo lên cầu thang vào lớp. Mặt hắn phảng phất niềm vui lẫn sợ hãi. Hai thằng ngồi xuống ghế rồi không cần mình hỏi, hắn bắt đầu kể.

 

Hắn kể, hai đứa hẹn nhau ở rạp Hoà Bình, chỗ người ta dán mấy tấm ảnh của phim sắp chiếu, bên lưng tiệm đồng hồ Tiến Đạt. Nó đứng xem tới xem lui mấy tấm ảnh, điều nghiên ánh mắt của mấy cô đào và tài tử xi la ma cả tiếng đồng hồ, mới thấy người đẹp giá lâm.

 

Không ai nói với ai, chỉ nhìn nhau rồi cuốc bộ qua đường Thành Thái, đến rạp Ngọc Lan. Nói đến rạp xi-nê Ngọc Lan, hôm trước mình nhắn tin cho con trai của ông bà chủ rạp, hỏi về bố mẹ hắn quê quán ở đâu lại đến Đàlạt lập nghiệp mở 2 rạp xi-nê. Mình tính viết về hai rạp này, ai ngờ hắn bưng ngay bài “xi-nê một thời” của mình viết về rạp xi-nê Đàlạt ngày xưa. Gần đây, mình có đọc đâu đó, nhà hàng Chic Shanghai là chủ rạp Hoà Bình. Hắn hứa sẽ email cho mình sơ sơ các tin tức nhưng cả tháng nay, chưa thấy gì cả.


Mình có một số hình ảnh xưa của Đàlạt, tính từ từ sẽ viết kể lại chuyện xưa thời mình còn đi học ở Đàlạt. Hôm trước, mình gửi cho anh của một tên bạn học cũ, tấm không ảnh, có chụp nhà của anh ta mà ông thần nhìn không ra. Chán Mớ Đời 

 

Trở lại vụ thằng Hoàng đi xi-nê với em. Hắn kể vào xem phim, hai đứa ngồi cách giãn tình yêu xã hội thời ấy. Coi xong phim người đẹp buồn, hỏi hắn có phải đi lính không. Hắn kêu sinh năm 1958, nên không đi. Rớt tú tài đến 3 năm được, nếu không có thằng em sinh năm 1960, lấy khai sinh của nó.

 

Sau đó, nó mời người đẹp đi ăn kem ở tiệm Việt Hưng của ông bắc kỳ, có hai đứa cháu gái học Couvent des oiseaux . Mấy thằng bên cạnh, hỏi tụi mày nói chuyện gì. Hắn chợt ngưng nói, nhìn qua cửa sổ, ánh mắt hướng về xa xăm như để ôn tưởng lại những giờ phút thiêng liêng, cách giãn xã hội bên cạnh người đẹp, trong khi mấy tên hóng chuyện tình yêu, cứ nhìn hắn như hối thúc như chó tháng 5.

 

Hắn nói về mấy ông thầy và hỏi có bị thầy CBA đánh roi mây,… nói tới đây thì chuông reng vào lớp. Mấy thằng ngồi hóng chuyện chán đời, về chỗ ngồi, đợi thầy vào.

 

Đến giờ ra chơi, cả đám xúm lại, kêu thằng Hoàng kể tiếp. Hắn kể ăn kem ngon thiệt, hắn chơi kem dừa còn người đẹp chơi kem cà phê. 

 

Sau đó, người đẹp nói đến giờ phải về, hắn hứng lên nói để hắn đưa về. Thế là hai đứa đi bộ về khu Hoà Bình, rồi rẻ đường Hàm Nghi, lên Võ Tánh, rồi Nguyễn Công Trứ, rồi đến nhà nàng. Hắn nói nhà cô bé gần nhà thầy H, dạy toán.

 

Khi chia tay, hắn lớ quớ móc ra bịch ô mai và lá thư mà hắn nắn nót viết trên giấy pelure xanh, mua tại nhà sách Khai Trí ở đường Minh Mạng, đưa cho cô bé, hẹn tuần sau đi chơi ở Thung Lũng Tình Yêu.

 

Chia tay cô nàng, hắn sướng rêm mé điều hiu, đi ngược lại con đường tình ta đi với bàn chân nhỏ bé lúc nảy. Lúc đi thì có người đẹp bên cạnh nên không thấy mỏi chân, không để ý đến mấy ngôi mộ bên kia đường. Khi về thì đường xa ngàn dặm. Trời bắt đầu tối, gió thổi qua mấy hàng cây rít rít, lại đi ngang mã thánh khiến hắn bắt đầu lo, miệng cứ lâm râm khấn Phật phù hộ đừng cho gặp ma.

 

Phịch! Một đống đất từ đâu bay đến, rơi xuống mặt hắn khiến hắn hoảng hồn, rồi ầm, một cục đá trúng vào lưng hắn rồi trên đường bên phải, có tiếng hú từ mấy ngôi mộ, khiến hắn hoảng quá. Tuy mỏi chân nhưng bỏ chạy một mạch ra La Sơn Phu Tử rồi rẽ đường Phan Đình Phùng tìm đường trở lại dương thế.

 

Hắn chạy một mạch đến khúc Ga ra Phan Xứng, có đồn cảnh sát thì đi chậm lại. Hắn kể đến đây, mấy tên trong lớp rú lên như heo bị thọc tiết còn thằng Hoàng thì chửi thề. Bị ma quăng đất bùn mà chúng dám cười.

 

Sau này, nghe nó kể lại thì khu đó có một đám con trai hay trêu ghẹo cô bé mỗi khi đi học về nên có lẻ vì vậy chúng làm ma nhát nó. Từ đó, mỗi lần đi chơi với cô bé, hắn đều mượn xe bạn bè để đưa cô bé về. Sau đó thì lái xe Honda, chạy tới bến.

 

Một chiều ta cặp vợ vô quán mì La Cay 

Ngập ngừng ta hỏi vợ, vợ bảo vợ không ăn 

Ừ thì vợ không ăn, ta ngồi ta ăn nhé Vợ ơi

Vợ bảo ngu ghê

Ừ thì ngu ghê, ta ngồi ăn hết tô mì.

 

NHS

 

 

Suy đồi văn minh tây phương?

Dạo mình mới sang Pháp, bị tây đầm chửi vì bênh Việt Nam Cộng Hoà. Lâu lâu gặp đám sinh viên Việt kiều, lại bị chúng chửi tay sai ngụy quyền ngụy quân khiến mình ngơ ngơ ngác ngác, không hiểu nên phải mò mò vào thư viện.

 

Mình kể về Mậu Thân, Việt Cộng giết dân chúng, chôn sống hay pháo kích thì chúng không tin. Bảo mình là ngụy, nói láo. Mình hỏi đám Việt kiều hay tây đầm chúng mày có về Việt Nam lần nào chưa thì đứa nào cũng lắc đầu. Năm 1972, Việt Nam Cộng Hoà có tổ chức mời các sinh viên và kiều bào Việt Nam ở hải ngoại về thăm nhà trong kỳ nghỉ hè, để tìm hiểu tình hình, thực trạng tại Việt Nam để không bị tuyên truyền bởi truyền thông tây phương và Hà Nội.


Cho thấy Việt Nam Cộng Hoà thắng trận Mậu Thân, đọc tài liệu Việt Cộng thì cho biết có trên 300,000 binh lính của họ bị chết trong mấy vụ tổng công kích Mậu Thân nhưng chúng ta lại thua trên mặt trận tuyên truyền chính trị. Thế giới tin và ủng hộ Hà Nội hơn Việt Nam Cộng Hoà.

 

Dần dần mình mới hiểu là xứ Pháp, nói chung các nước tây phương mới trải qua một cuộc cách mạng văn hoá năm 1968. Chính phủ DeGaulle bắt buộc phải thay đổi sau khi hứa với các nhóm biểu tình, nhất là sinh viên học sinh mà người Pháp thương gọi “les 68arts”.

 

Văn hoá phản loạn chống đối chính quyền lan tràn, giới trẻ hút sì ke, tham gia các nhóm cộng đồng, sống chung, như chống lại trật tự tư sản mà trong đó chỉ 2 quốc gia, vẫn cầm cự được sau đệ nhị thế chiến. Hoa Kỳ và Gia-nã-đại, không bị ảnh hưởng trực tiếp của đại chiến nên hạ tầng cơ sở vẫn còn nguyên, không bị hư hao nên kinh tế vươn mạnh lên và đứng đầu thế giới tự do, khác với các quốc gia Âu Châu.


Có đến 25% cử tri bầu cho đảng Cộng sản pháp, 35% ở Ý Đại Lợi. Cho nên khi nói chuyện với tây đầm là mình bị chửi vì bênh Việt Nam Cộng Hoà.

 

Mình hay bò vào các đại học khác để xem tình hình như Sorbonne,..thì thất kinh vì chúng treo hình ông hỒ to tướng, cạnh các hình ảnh Marx, Mao, và Che Guevara,…

 

Sau thế chiên thứ 2, các xứ tây phương bị ảnh hưởng bởi  thuyết tương đối văn hoá, do giáo sư Franz Boas, gốc đức, được xem là cha đẻ của môn nhân chủng học Hoa Kỳ và học trò tên Ruth Benedict chủ trương. Các tư tưởng được thiên hạ nghe theo đều xuất xứ từ người do thái như thiên chúa giáo, mát xít,...

 

Chủ thuyết này cho rằng không thể định nghĩa các nền văn hoá cao hay thấp hơn. Tuỳ hoàn cảnh, địa phương người ta quan sát thế giới qua nền văn hoá của họ, như đeo vào một lăng kính, đứng từ một gốc độ khác nhau. Một thế giới đại đồng văn hoá, văn minh như nhau, không  phân biệt.


Điển hình người ta chấp nhận cho mấy ông tây đen, hàng năm về xứ họ, lấy thêm 2, 3 vợ bé, đem qua pháp, ăn trợ cấp và sinh con được chính phủ Chirac thưởng tiền và nuôi. Trong khi ở pháp, luật chỉ một vợ một chồng nên mình có đi phi châu kiếm vợ nhưng sợ quá, đành bỏ về âu châu lại.

 

Từ đó chủ thuyết này, dẫn đến chủ thuyết đạo đức tương đối, cho rằng không ai có quyền phán xét ai, văn hoá khác vì cơ sở đạo Đức khác biệt. Chúng ta không được phán xét tục lệ người phi châu, cắt xén bộ phận sinh dục của phụ nữ để họ không được thoả mãn khi làm tình, tránh nạn vợ cắm sừng chồng. Hay phụ nữ hồi giáo đeo khăn che mặt.

 

Chủ nghĩa văn hoá tương đối cộng thêm thuốc ngừa thai xuất hiện vào những năm 1960, đưa đến phong trào giải phóng phụ nữ đợt 2. Phong trào giải phóng phụ nữ đợt 1, đòi sự bình đẳng cho phụ nữ, được đi bầu, đi làm,…

 

Các đoàn biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, giới trẻ hút sì-ke mà mình thấy đám học chung hút như điên trong trường. Phong trào giải phóng phụ nữ giai đoạn 2 dẫn đến chủ nghĩa nữ quyền (feminism). Phong trào đưa đến chủ nghĩa phụ nữ độc tôn và tạo dựng một cuộc cách mạng mới, một trận chiến trường kỳ chống đàn ông, tượng trưng cho giai cấp cai trị trong một xã hội phụ hệ.

 

Có nhiều nhà nữ quyền mơ về một thế giới không có đàn ông với những phương thức tạo dựng một thế giới mẫu hệ. Có những phương châm của nữ quyền khá đặt thù như “men are trash” hay “kill all men”. Mình nhớ dạo mới sang New York, lên xe buýt ngồi, thấy một thiếu nữ đi lên, theo thói quen ở Âu châu, mình đứng dậy, nhường chỗ thì bị cô nàng chửi một mách, kêu là đồ sexist đủ trò.

 

Các môn học về nữ giới, xã hội ở đại học được giảng dạy bởi các giáo sư cấp tiến, tuyên truyền về nữ quyền. Họ ủng hộ các luật lệ giúp phụ nữ, như phụ nữ được ưu tiên nhận vào đại học hơn các thí sinh nam. Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, có quen một số sinh viên gốc Việt tại MIT, Harvard, Princeton, Yale,..thì khám phá ra nữ sinh viên gốc Việt đông hơn con trai. Thắc mắc không lẻ con gái Việt Nam giỏi hơn con trai Việt Nam. Hỏi ra thì phụ nữ và thiểu số được ưu tiên nhận vào. Có lẻ vì vậy mà con trai mình không được nhận vào đại học USC còn con gái thì được nhận.

 

Nữ quyền xem văn hoá mỹ là một văn hoá hiếp dâm (rape culture) , không dựa vào các nền tảng như tự do, bình đẳng và dân chủ.

 

Thay vì ủng hộ xã hội mỹ tạo điều kiện để cho mọi công dân, có thể hưởng sự bình đẳng để giúp họ tạo dựng một cuộc sống thanh bình, thịnh vượng. Các nhà nữ quyền sử dụng kiểu mẩu của xã hội chủ nghĩa mát-xít, dùng đấu tranh giai cấp; giai cấp giàu có bốc lột giai cấp công nhân. Họ sử dụng các môn học kinh tế mát-xít, đưa vào môn học về sinh lý, giới tính, xã hội nhân văn.

 

Cho rằng người đàn ông trong chế độ phụ hệ bốc lộc, bạc đãi phụ nữ mà ngày nay chúng ta thấy họ cứ rêu rao lương bổng bình đẳng cho phụ nữ mà không ai biết đâu là sự thật. Vợ mình kể tình cờ khám phá ra lương cao hơn mấy tên đồng nghiệp. Họ hô hào lương phụ nữ ít hơn đàn ông nhưng không ai biết có thật hay không.

 

Công ty Google cho biết là kỹ sư nam hay nữ đều được lãnh lương ngang nhau. Các nhà hoạt động nữ quyền không thoả mãn, cho rằng các nữ kỹ sư không được giao phó các chức vụ cao hơn. Nếu mình không lầm thì công ty Pepsi có một nữ tổng giám đốc, gốc Ấn Độ. Có nhiều phụ nữ làm tổng giám đốc các công ty lớn của Hoa Kỳ, cho thấy người Mỹ đâu có kỳ thị nam nữ. Ai giỏi thì họ cho lên cao để tìm cách hái ra tiền cho công ty và các nhà đầu tư.


Bà Condi Rice, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, người da đen, cho rằng bà ta phải phấn đấu gấp 3 lần người da trắng để lên đến chức ngoại trưởng. Da màu hơi bị thiệt thòi nhưng nếu thật sự giỏi thì vẫn được trọng vọng.

 

Chủ nghĩa nữ quyền ở Hoa Kỳ được các cộng đồng thiểu số bắt chước, sử dụng, ” nạn nhân hoá” như một vũ khí để đòi hỏi quyền lợi, cải thiện đời sống của cộng đồng họ. Mình hay viết thư cho thị trưởng khi thành phố làm khó dễ mỗi lần xin phép xây nhà. Nói có lẻ vì tôi là gốc á châu nên nhân viên văn phòng làm khó dễ,… thì có người của thành phố gọi lại ngay và chấp thuận đồ án.

 

Dạo ở New York, lâu lâu mình được mời đi nói chuyện, tranh luận trong các đại học về chiến tranh Việt Nam, có nên lập bang giao với Việt Nam,…. Trong các lần này, mình hay tranh luận với các giáo sư thiên tả, chống chiến tranh Việt Nam, ca tụng Hà Nội như một thiên đường. Ngày nay, mình theo dõi họ thì thấy họ chuyển hướng “tranh đấu cho nhân quyền”.

 

Khi xưa, mình đưa ra tài liệu ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng của Hà Nội, tuyên bố có trên 2 triệu người trong các trại cải tạo. Họ cãi cố với mình dù mình đưa tờ Paris Match đã phỏng vấn ông Đồng. Mình dùng cụm từ Concentration camp (trại tập trung) để nói về Holocaust của Việt Nam, với những chiếc tàu Exodus, vượt biển tìm tự do.

 

Ngày nay, phong trào ”Black Lives Matter” lan rộng, được sử dụng như một vũ khí, tô vẽ hình ảnh cảnh sát da trắng là một đám kỳ thị chủng tộc, khiến nhiều cảnh sát bị ám sát chết đến nổi cảnh sát trưởng New York phải lên tiếng mấy ngày trước.

 

Để mưu đồ chính trị, người ta sử dụng, vũ khí hoá các vấn đề người da đen để mưu cầu, dành quyền lợi chính trị về mình. Nói chuyện với mấy đứa con, gửi chúng đi học đại học, bị đám giáo sư thiên tả tẩy não, kêu mình kỳ thị chủng tộc. 

 

Ở Hoa Kỳ ngày nay rất lạ, mình không đồng ý với ai là bị quy tội kỳ thị chủng tộc. Mình hỏi đám mỹ trắng ở hội Toastmasters , ai có bạn là người Mỹ da đen. Không ai đưa tay lên, mình thì quen 2 tên da đen, gặp đều đặn ăn cơm trưa mỗi tháng. Có lẻ sống trong cộng đồng da đen khó khăn nên hai tên này rất giỏi, và chịu khó, biết rất nhiều về đầu tư. Mình học ở họ khá nhiều cách rất hay.

 

Phong trào các người đồng tính, bisexual, đủ loại,…kêu gọi sự chấp nhận giới tính của họ và được hưởng quyền lợi như mọi người mỹ bình thường khác, lên án văn hoá mỹ là kỳ thị và dị hợm. Tương tự, họ sử dụng chủ thuyết Mát-xít, cho rằng bị áp bức, dị hoá thậm chí đòi hỏi được chuyển giới và được pháp luật công nhận và trả tiền cho họ.


Nhớ có lần đọc một bài viết của một cô gái ở Việt Nam, kêu là hối hận vì khi xưa, đi nạo thai đến 17 lần. Nay muốn có con nhưng không được. Mình biết một chị, đến Đông Phương Hội nhờ chửa dùm vì cái vong (thai bị phá) đi theo phá đứa con trai của chị ta.

 

H kêu gào, đòi công lý xã hội, dựa trên các tư tưởng mát-xít, đổ lỗi cho Hoa Kỳ là kỳ thị chủng tộc, cai trị bởi chủ nghĩa da trắng độc tôn. Họ cho rằng các thiểu số không được tôn trọng, và không được đại diện trong xã hội Hoa Kỳ đầy kỳ thị, phân biệt giới tính.

 

Có hai cộng đồng thiểu số, bị ghét nhiều nhất đó là cộng đồng á châu và Do Thái có mặt nhiều trong các viện đại học và công ty Hoa Kỳ hay làm ngành y khoa, y tế,... có dạo thiên hạ gọi trường đại học M.I.T làm Made In Taiwan. Có tên Ấn Độ kể là đi tỏng khuôn viên đại học, thì đám sinh viên khác hay chận lại, nhờ sửa dùm máy tính thay vì hỏi tập Yoga như xưa.

 

Cộng đồng người mỹ da đen được các đảng chính trị, nạn nhân hoá trong chính trường Hoa Kỳ nhưng nếu chúng ta xét các cộng đồng người da đen đến từ các quốc gia vùng Trung Mỹ thì các cộng đồng này rất thành đạt trong xã hội mỹ so với người mỹ da đen sinh tại Hoa Kỳ.

 

Tương tự các cộng đồng gốc la tinh Trung Mỹ như Guatemala, Salvador,…mà mình quen đều thành đạt. Đa số tự mở công ty nhỏ làm việc tại Hoa Kỳ, ngược lại người Mễ, tuy đông nhưng te tua.

 

Người ta giải thích vấn nạn cộng đồng người Mỹ da đen là cấu trúc gia đình rất yếu, với 70% gia đình có 1 phụ huynh, đa phần là người mẹ đơn thân. Trong khi đó, các gia đình da đen đến từ phi châu, hay trung-mỹ đều có cha mẹ sống chung nên khá hơn cộng đồng người Mỹ da đen. Do đó người ta cho đó là hậu quả của văn hoá cộng đồng người Mỹ da đen, không phải vì sự kỳ thị.

 

Khi một cây nhỏ ra hoa, thì chỉ có vài trái còi và như thế kéo dài năm này sang năm sau. Người làm vườn có kinh nghiệm sẽ ngắt hoa, bỏ đi không cho đậu trái. Sau này, cây đó lớn lên sẽ sinh ra trái nhiều hơn. Tương tự gia đình, có cha mẹ, con cái ở chung đến năm 25 tuổi, lập gia đình, dọn ra thì cứng cáp hơn, sẽ có nhiều cơ may để thành công trong xã hội. Nếu mới 18 tuổi, ra đời, nhiều khi lo đi làm, bỏ học rồi có con rồi bỏ nhau thì khó mà có một tương lai vững chắc. Tỷ lệ thành công khi ra riêng, không có cha mẹ năm 18 tuổi khó thành đạt hơn là ở với bố mẹ đến khi lập gia thất.

 

Mình nhớ có lần, mình được mời đi dự lễ phát bằng tưởng thưởng cho thằng con và con gái ở trường trung học. Con mình học chết cha chết ông, toàn là điểm A mới được bằng bằng khen trong khi đó một học sinh gốc Mễ, chỉ được có 3 điểm C là được phát bằng đủ trò. Mình nói nếu con mà tên José hay Maria thì được nhận vào Harvard, Stanford với học bổng toàn phần.

 

Có cuốn phim kể về cuộc đời ông Ben Carson, nay là bộ trưởng gia cư của chính phủ Trump. Mình xem lâu rồi và rất thích vì hơi tương tự cuộc đời của mẹ mình. Phim nói về bà mẹ da đen đơn thân, mù chữ, nuôi ông ta và người em. Bà mẹ đi giúp việc Ô sin cho một giáo sư da trắng. Ông này khám phá ra bà ta không biết chữ nên sau khi dọn nhà, ông ta dành thì giờ dạy bà ta viết và đọc.

 

Từ đó, về nhà bà bắt hai anh em ông Carson học hành, không được xem truyền hình như trước. Vào thư viện mượn sách đọc thêm và từ đó ông ta học giỏi lên và được học bổng vào đại học, sau này trở thành bác sĩ nổi tiếng thế giới.

 

Một người mẹ đơn thân, đi làm nhiều khi hai ba công việc để có tiền trả tiền nhà, nuôi con. Về nhà đừ chỉ muốn ngủ thì sức đâu mà dạy dỗ con cái. Mình có một người mướn nhà, có 4 đứa con với 4 ông chồng. Lý do là một phụ nữ ít học, có con, khó mà trả nổi tiền nhà nên phải ở chung với một một ông nào để trả phụ tiền nhà. Khi tìm được bà khác thì tên Bồ bỏ chạy mất dép vì không muốn nuôi con thiên hạ. 

 

Nói như vậy, không có nghĩa là Hoa Kỳ không có vấn đề kỳ thị chủng tộc. Võ sĩ Casius Clay (Mohammed Ali) kể là khi ông ta đoạt chức vô địch thế vận hội, sau khi hạ một võ sĩ Đông Âu, cộng sản. Khi nhận được huy chương vàng trong buổi thượng kỳ với tiếng quốc ca. Ông ta xuống phố, vào một tiệm ăn. Chủ tiệm không tiếp. 


Theo thống kê thì thế kỷ 20, 21 cho thấy các định kiến chủng tộc đang giảm dần. Không những thái độ thay đổi mà họ còn bầu cho một người da đen làm tổng thống, mà tỷ lệ người Mỹ da đen chiếm có 13% dân số Hoa Kỳ. Các đám cưới giữa các chủng tộc gia tăng nhiều. Các chương trình truyền hình đều có sự góp mặt của các diễn viên da màu.


Mình tuy không bầu cho ông Obama, nhưng rất hãnh diện về Hoa Kỳ khi thấy ông ta đọc diễn văn nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ.

 

Chẳng bù lại khi xưa, Yul Brunner đóng vai ông vua Xiêm La, trong  phim The King and I. Sau này họ có cho Châu Nhượng Pháp đóng vai đó với một nữ tài tử da trắng. 

 

Theo thống kê của FBI, 50% nạn nhân bị giết tại Hoa Kỳ là người Mỹ da đen mà đa số thủ phạm cũng là người da đen. Xét về tỷ lệ dân số thì xem như 300%. Thêm nữa người da đen giết nhiều cảnh sát viên hơn là cảnh sát giết người da đen nhưng các nhà hoạt động da đen kêu các thống kê này là kỳ thị chủng tộc.

 

Chính trị dùng chiêu bài người Mỹ da đen để hốt phiếu. Tương tự các nhà hoạt động nữ quyền đều tô vẽ người đàn ông như một loại chất độc, họ quên một điều là đàn ông bỏ cả đời họ để phụ giúp mẹ, vợ, chị em và con gái của họ. Đa số đi làm để nuôi phụ nữ, thậm chí họ phải làm việc trong các môi trường nguy hiểm hơn phụ nữ như trong các hầm mỏ,…hay bị tai nạn, tật nguyền vì tai nạn nghề nghiệp.

 

Phong trào #MeToo lên ào ào, kêu gào phụ nữ bị hiếp dâm như trường hợp ông giám đốc công ty điện ảnh Miramax . Mình không rành vụ này lắm nhưng có lướt sơ tin tức thì cho thấy ông này hay đòi hỏi các nữ tài tử trao đổi sinh lý để được đóng phim. Sau mấy chục năm, nhiều phụ nữ ra mặt kiện cáo và ông này bị tù. Ông này lợi dụng chức quyền của mình để đòi hỏi các phụ nữ chìu chuộng ông ta trên giường hay nhiều khi đè đầu xuống hiếp dâm. Tội ông này đáng ở tù.

 

Năm ngoái khi có một ông được bổ nhiệm chánh án tối cao pháp viện. Phong trào #MeToo lên án khi có một bà giáo sư tuyên bố bị ứng viên này hiếp dâm khi còn học trung học. Mình nhớ rõ bà thượng nghị sĩ Feinstein, sử dụng bà này cho mục tiêu chính trị của bà, đến khi trước thượng viện, người ta hỏi bà giáo sư này, thấy đuối lý thì bà Feisntein thấy thua nên bỏ rơi bà giáo sư này. Thấy tội nghiệp! Chính trị rất dã man. Xài không được thì họ quăn thùng rác ngay. Theo mình thì có thể bà giáo sư này bị hiếp dâm khi xưa khi đi dự party nhưng có lẻ say hay gì đó nên quên mất người đã làm hổn bà ta.

 

Gần đây có bà nào kêu ông Joe Biden, cựu phó tổng thống khi xưa có làm hổn bà ta thì phong trào #MeToo không lên tiếng, tìm cách làm im tiếng bà này. Cho thấy phong trào này chỉ được sử dụng khi nào cần. Nhiều bà kêu bị ông Al Gore hiếp dâm nhưng bị chìm, trong khi đó bà vợ ly dị sau khi ông chồng thất cử tổng thống.

 

Ngày nay, cánh hữu cũng như cánh tả đều nạn nhân hoá mọi việc, đỗ lỗi cho Hoa Kỳ kỳ thị chủng tộc, bất bình đẳng, không tôn trọng,.. người Mỹ nhìn nhau như kẻ thù, chửi bới nhau.

 

Các chính trị gia thiên tả mát-xít sử dụng lá bài da trắng là một giai cấp lãnh đạo để tạo nên cuộc đấu tranh như Lenin đã nói: “nơi nào có áp bức, nơi đó có đấu tranh”. Nếu không có giai cấp áp bức thì chúng ta phải tạo ra như Giới phú nông, trung nông trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam hay bên tàu.

 

Họ kêu gào, đòi công bằng công lý xã hội để tạo dựng một chính quyền trung ương. Chúng ta thấy trong trường học, các giáo sư thiên tả kiểm soát ngôn luận và tư tưởng. Có nhiều giáo sư phải từ chức vì không muốn theo lời họ.


Tổng thống dương nhiệm của Ba-lan Tuyên bố chủ nghĩa của giới đồng tính, chuyển giới còn nguy hiểm hơn chủ nghĩa cộng sản mà quê hương của ông đã phải trải qua 40 năm trời.

 

Đại học Berkeley nổi tiếng về tự do ngôn luận, nơi mà phong trào chống chiến tranh Việt Nam lên cao điểm, đã huỷ bỏ cuộc nói chuyện của một diễn giả đồng tính nhưng thiên hữu. Họ đòi quyền bình đẳng, được công nhận cho người đồng tính nhưng phải thiên tả, còn thiên hữu thì không được.

 

Các giáo sư thiên tả kêu gọi người Mỹ cho con em học về khoa nhân văn trong khi Ấn Độ sản xuất mỗi năm 1.5 triệu kỹ sư, Trung Cộng có đến 3 triệu người tốt nghiệp đại học còn Hoa Kỳ chỉ có 500,000. Ai cũng biết là tương lai ai nắm được kỹ thuật công nghệ thông tin là nắm phần giàu sang. 


Cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Xã Hội Hoa Kỳ, Norman Thomas tuyên bố: “ The American people will never knowingly adopt socialism. But, under the name of 'liberalism,' they will adopt every fragment of the socialist program, until one day America will be a socialist nation, without knowing how it happened."  "I no longer need to run as a Presidential Candidate for the Socialist Party. The Democratic Party has adopted our platform."

 

Chúng ta không cần các thuyết âm mưu như Nga Sô, Trung Cộng tìm cách lũng đoạn bầu cử chính trị tại Hoa Kỳ, chỉ cần người Mỹ hai bên choảng nhau sẽ đưa đến ngày tàn của đế quốc mỹ hay nền văn mình tây phương, dựa trên nhân bản, tự do ngôn luận.


 

Nhs

Làm sao để bụng nhỏ hoài

 

Mình nhớ lần đầu tiên sang Hoa Kỳ, đi chơi ở Chicago để viếng kiến trúc của trường phái Chicago. Cuốn “guide des routards “  có giới thiệu một tiệm ăn pizza nổi tiếng của thành phố nên mình bò lại.

 

Vào tiệm, cô tiếp viên hỏi mình ăn gì, mình kêu một cái pizza, cô ta hỏi cỡ nào, mình kêu trung bình thì cô ta lắc đầu kêu, mình ăn không hết đâu, chọn cỡ nhỏ. Khi cô này đem cái pizza cở nhỏ thì to gấp 3 lần pizza ở âu châu. Mình ăn phân nữa thì no càng hông, kêu họ gói lại đem về khách sạn, sáng mai ăn tiếp. Kinh

 

Sang Hoa Kỳ làm việc ở New York, mình từ từ ăn hết một cái pizza New York. Sau này lấy vợ, làm thùng nước gạo cho vợ nên sau 1 năm, ai cũng quở mình là béo ra. Và từ đó mình tìm cách xuống cân, bơi mỗi ngày 1 tiếng đồng hồ nhưng bụng càng ngày càng to như phụ nữ có mang 3 tháng.

 

Đọc đủ loại sách và áp dụng về dinh dưỡng nhưng không thành công, cứ béo phì ra.

 

27 năm sau mình mới thành công giảm cái bụng xẹp lép như thời còn độc thân. Mình phải tìm hiểu lý do mình làm đủ trò nhưng không giảm cân, đến khi năm ngoái, đi mỗ cục bướu ra, nằm nhà dưỡng sức, đọc 5 cuốn sách về ung thư, tiểu đường,…mới giác ngộ cách mạng là mình hiểu sai suốt 27 năm về cách dinh dưỡng.

 

Năm 1977, khi chính phủ Hoa Kỳ đưa ra chính sách dinh dưỡng cho toàn nước thì người Mỹ trung bình cân nặng 170 cân anh, ngày nay thì trung bình là 197 cân anh, hơn 27 cân anh, độ 12 ký-lô. Còn phụ nữ mỹ từ 145 cân anh lên 170 cân anh (thêm 25 cân anh, độ 10 ký-lô).

 

Tưởng tượng mỗi ngày phải đeo trên mình thêm 27 cân anh, rất là mệt. Năm ngoái mình xuống 15 cân anh thì cảm thấy khoẻ vì không phải na thêm 6,7  ký-lô mỗi lần di chuyển. Khi đã tìm ra cách giảm cân thì mình cứ tà tà từ 158-160 cân anh từ một năm nay với BMI <25.

 

Gia tăng sức nặng có những hệ quả khác: số người Mỹ bị bệnh tiểu đường gia tăng từ 2% lên đến 10%, độ 36 triệu người. Người Mỹ lười biếng, không tập thể dục?Mình đi bơi mỗi ngày, hoặc tập dưỡng sinh đều đặn từ 27 năm qua nhưng bụng vẫn béo phì ra. Người Mỹ học theo các phương cách giảm cân nhưng béo vẫn béo vì những chỉ định của chính phủ đưa ra sai.

 

Theo các nhà nghiên cứu, vấn nạn khởi đầu khi tổng thống Eisenhower bị đột quỵ khi còn đang nhiệm chức khiến bệnh tim mạch trở thành cái bệnh mà người Mỹ lo lắng nhất.

 

Một khoa học gia của đại học Minnesota, tên Ancel Keyes, nổi tiếng về làm thực phẩm C-ration cho binh sĩ Mỹ trong thế chiến. Ông ta nghiên cứu dinh dưỡng của 22 quốc gia nhưng cuối cùng ông ta chọn có 7 quốc gia để phù hợp với giả thuyết của ông ta về bệnh tim mạch.

 

Ông ta tuyên bố là chất béo làm nghẹt tim mạch, trong khi ông Eisenhower hút thuốc lá như ống khói. Ông ta đưa giải pháp là giảm tiêu thụ chất béo, sẽ giảm bệnh tim mạch.

 

Dựa vào bản phúc trình của ông Keyes, năm 1973 American Heart Association đề nghị giảm chất béo còn 10% và năm 1977, chính phủ mỹ chấp nhận giải pháp này trong khi năm 1957, công ty Western Electric nghiên cứu nhân viên của họ thì kết quả lại ngược nhưng ai cũng hồ hởi, hô hào chất béo là kẻ thù số một.

 

Họ đưa ra biểu đồ kim tự tháp dinh dưỡng mà học sinh tiểu học được dạy. Giảm ăn chất béo đến 40% nhưng gia tăng tinh bột. Vấn đề là thực phẩm ít chất béo thì không ngon, hạp khẩu với người Mỹ nên các công ty thực phẩm bỏ đường vào.

 

Lần đầu tiên qua mỹ ăn bánh của mỹ, ngọt kinh hoàng. Ngày nay, mình cũng không dám ăn, năm khi mười hoạ ăn bánh của người Việt làm ở bolsa, bớt ngọt hơn.

 

Hậu quả việc thay đổi dinh dưỡng, giảm chất béo, thay vào đó là đường, đưa đến tình trạng người Mỹ bị tiểu đường loại 2 và 1/3 trẻ em tại Hoa Kỳ bị béo phì. Người ta tiên đoán vào năm 2030, 30% người Mỹ bị béo phì. Đó là đại nạn của quốc gia cần phải chửa ngay nếu không sẽ đưa Hoa Kỳ đến bờ vực thẳm.

 

Đế quốc la-mã suy tàn vì công dân của họ ăn uống sung sướng, nhiều quá, béo phì, bị bệnh. Họ có kiểu ăn xong rồi thì ói ra, để ăn tiếp.

 

Dạo ở âu châu, mình có xem một phim hài rất vui đó là Airplane, do đạo diễn Jim Abrahams làm. Ông này có đứa con lên 2 tuổi bị bệnh kinh phong. Ông ta giàu có nên đưa con đi khám các bác sĩ chuyên khoa giỏi khắp nước mỹ. Họ đòi mỗ đầu thằng bé, tùm lùm.

 

Cuối cùng Chán Mớ Đời ông ta chạy vào thư viện thì thấy có cuốn sách của ông bác sĩ gì quên tên, viết từ năm 1927, cách chữa trị của người Mỹ khi xưa cho con nít bị kinh phong là ăn chất béo theo phương pháp kitogenesis. Mình có kể phương pháp dinh dưỡng này rồi.

 

Ông ta gọi bác sĩ bệnh viện John Hopkins, ông này kêu đem thằng bé đến và cho ăn theo phương pháp này thì 2 ngày sau, thằng bé hết bị kinh phong. Từ đó trở thành  học sinh giỏi, chơi dương cầm,… mình có nghe anh chàng này đọc diễn văn về thời gian ấy.

 

Người ta đổ lỗi cho các công ty thực phẩm và dược phẩm mà mình có kể rồi. 60% nhân viên của các cơ quan như FDA, USDA đều là nhân viên cũ của các công ty thực phẩm hay dược phẩm.

 

Họ muốn người Mỹ thèm thức ăn ngọt của họ và để tránh bị phát giác, họ có đến 79 tên để chỉ định cho đường thêm vào đó bị bệnh tiểu đường thì sẽ uống thuốc suốt đời, giúp các công ty làm giàu. Các công ty này mướn các khoa học gia để nghiên cứu làm sao để thực khách ghiền đồ ăn của họ tương tự ở sòng bài người ta xịt mùi thơm để giúp người chơi bài ngồi lâu hơn để cháy túi.

 

Ngày nay, thiên hạ bắt đầu hiểu vấn đề do thực phẩm công nghệ nên họ ngưng ăn đường, tinh bột và giảm cân. Mình theo phương pháp của bác sĩ Jason Fung, gia-nã-đai, ăn trong 8 tiếng và không ăn trong vòng 16 tiếng. Không đường, ít tinh bột vì trong rau cải đã có mấy loại này nhưng ít hơn.

 

10 tuần lễ thì xuống 15 cân và cứ như vậy cả năm nay. Tóc mình bắt đầu đen lại vì ngưng ăn trong vòng 16 tiếng giúp các tế bào tái tạo lại, bớt lao động. Mình có nói cho mấy người bạn mỹ thì có 3 ông  xuống được 20 cân trong vòng 3 tháng. Có 1 người hết uống thuốc cáo máu, cao đường, cao mỡ. Mừng như chết đi sống lại.

 

Mình có theo dõi một nhóm theo phương pháp ông bác sĩ Fung thì thấy có nhiều người sau một năm xuống 50 cân anh, hết bệnh tiểu đường,…đủ trò.

 

Điểm mình thích nhất là không phải đeo trên người 15 cân. Thân thể thấy nhẹ nhàng, đi nhanh hơn trước, ít mệt. Chán Mớ Đời 

 

Nhs

Nên hay không mua nhà đầu tư thời Cô-vi


Có chị bạn hỏi có nên mua nhà bây giờ để đầu tư khiến mình ngọng. Không ai có thể biết được ngày mai sẽ ra sao. Nhớ mới ăn Tết xong, thấy bên Trung Cộng bị cúm cô-vi, thiên hạ kêu đáng đời, cho chúng xụp luôn. Ai ngờ tháng sau ở Hoa Kỳ và khắp thế giới bị lây lan, Hoa Kỳ có trên 20 triệu người bị thất nghiệp.

 

Đầu tư là phải chấp nhận có sự lỗ hay mất vốn như người Việt hay nói: “có gan làm giàu”. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư thay vì để lòng tham khiến chúng ta mờ mắt. Con số không bao giờ nói láo.

 

Mình có anh bạn, có vợ làm nghề địa ốc. Hai vợ chồng dạo ấy còn trẻ, mua được căn hộ ở Santa Ana giá đâu $85,000. Khi giá nhà lên đâu $100,000 thì vợ anh ta nói nhà sắp xuống nên bán, mướn nhà ở rồi đợi khi nhà xuống, nhảy ra mua lại. Nghe thấy có lý.

 

Hai vợ chồng đợi dài cả cổ mà nhà không xuống lại còn đi lên, giá căn hộ của họ nay đâu $250,000 trong khi họ trả tiền thuê nhà từ 15 năm qua, mỗi tháng $1,750.

 

Khác với đầu tư mua cổ phiếu thị trường chứng khoán, khi xuống thì mình có thể mất hết tiền đầu tư. Trong khi mua nhà cho thuê thì khi giá nhà xuống nhưng mình vẫn có tiền thuê nhà vào mỗi tháng và mỗi năm có quyền tăng tiền thuê nhà lên 5%. Người mướn nhà trả tiền ngân hàng cho mình, 30 năm sau là mình có căn nhà hết nợ.

 

Mình nhớ mua căn nhà đầu tiên năm 1992, với giá $180,000. Kinh tế Cali te tua đến năm 1994, giá nhà xuống $150,000 mà không ai mua. Người ta bán Short sale giá $130,000. Mình vẫn có tiền thuê nhà đủ trả ngân hàng, nay cho thuê được $2,450/ tháng và giá nhà theo thị trường ngày nay.

 

Ngoài tiền thuê nhà, chủ nhà hưởng được nhiều lợi ích khác như khấu hao tài sản (depreciation) căn nhà đến 27.5 năm và nếu bỏ hơn 700 tiếng đồng hồ mỗi năm thì có thể khấu trừ các thứ khác như xe cộ, di chuyển, liên quan đến quản lý nhà cửa.

 

Chúng ta không thể nào tiên đoán khi nào nhà xuống hay lên cả. Mình mua tài liệu của tiến sĩ Christopher Thornberg của công ty Beacon Economics thì ông ta cho rằng chưa có dấu hiệu suy thoái kinh tế vì Cô-Vi và rất tin tưởng vào năm sau.

 

Theo mình mua nhà lúc nào cũng được, miễn sao là tiền thuê nhà có thể trả tiền nợ ngân hàng, bảo hiểm và thuế địa ốc. Đừng bao giờ mua nhà mà không trả nổi tiền mượn nợ ngân hàng và sửa chửa. Người mỹ họ gọi là negative cash flow. Thí dụ mua căn nhà cho thuê, tốn mỗi tháng là $3,500/ tháng, cho thuê có $2,800/ tháng. Mỗi tháng mình phải chi thêm $700, chưa kể tiền sửa chửa khi hư. Về đường dài là mình chết mất nhà ngoại trừ có lương bổng cao.

 

Điển hình, mình mới mua 1 duplex ở Anaheim do chủ bán và cho vay lại. Chủ nhà bị mỗ lưng nên hơi yếu, chủ một công ty lớn đến 300 nhân viên. Ông ta bán giá $575,000, cho vay lại 5%. Tính ra sau khi trừ tiền nợ, thuế địa ốc, bảo hiểm, mỗi tháng mình vẫn còn dư độ $1,200. Mình không phải đặt cọc gì cả vì ông ta sợ đóng thuế. Căn nhà này, nằm cạnh bên căn nhà của mình cho thuê. Có lần mình tính mua khi giá mới $275,000, bị nhà bank kéo.

 

Chị ta hỏi thêm có nên làm 1031 Exchange. 

 

Khi bán nhà cho thuê thì sẽ bị đóng thuế trên số tiền lời . Lấy thí dụ duplex mình mới mua ở Anaheim , chủ nhà mua năm 2009 với giá $275,000 và nay ông ta bán cho mình là $575,000, xem như lời $300,000 trong vòng 10 năm. Mình đoán ông ta khấu hao căn nhà đó mỗi năm độ $15,000 hay $150,000 trong vòng 10 năm qua.

 

Nay bán thì phải đóng thuế số tiền lời $300,000 cộng số tiền ông ta đã khấu hao $150,000 xem như $450,000 phải đóng thuế. Khá nặng.

 

Do đó người ta phải sử dụng luật thuế của IRS section 1031 để khỏi phải đóng thuế. Họ có 180 ngày để mua căn nhà khác với giá tương tự hay hơn giá nhà bán là $575,000. Nếu không sẽ bị đóng thuế. Họ gọi đổi nhà mà người Mỹ hay gọi 1031 Exchange.

 

Thường thì phải để một pháp nhân trung gian, có bằng để giữ số tiền bán nhà trong vòng 180 ngày. Nếu mình không lầm thì người Mỹ gọi là “accommodator ” . Công ty chuyển nhượng này lấy rẻ lắmmình có quen một tên chỉ lấy $600 nhưng hắn làm tiền bằng cách sử dụng tiền của mình cho ngân hàng vay hay ai khác với 6%- 12% xem như 6 tháng hắn bỏ túi mấy chục ngàn.


 

Có lợi khi làm Exchange 1031,? Theo mình thì tuỳ trường hợp. Điển hình ông bán nhà cho mình, mua căn nhà giá $275,000, đóng thuế địa ốc 1.2% xem như $4,000/ năm, nay bán nhà để đổi lấy căn khác cùng gái tiền hay hơn thì sẽ đóng thuế địa ốc gấp đôi. 


Căn nhà mình mua đầu tiên, người thuê nhà ở đó trên 15 năm, muốn mua nhưng mình đâu dám bán vì tiền thuế hiện tại, đóng đâu $3,000/ năm. Nếu phải mua căn khá để khỏi phải đóng thuế thì đóng thuế độ $8,000/ năm. Để $5,000 trả tiền vợ đi mua sắm.

 

Ở các tiểu bang không có luật “proposition 13” như ở Cali thì nên đổi nhà ở khu cũ, kém an ninh qua các khu có an ninh hơn, cho mướn giá cao hơn. Điển hình ở Texas, thuế địa ốc là 3.5% thì phải, do đó giá nhà ít lên như ở Cali, nên đổi nhà khi giá nhà lên vì chỗ nào cũng trả 3.5%.

 

Người chủ già bán cho mình và cho vay lại, thể thức bán này được gọi “installment sale”. Họ chỉ trả thuế mỗi năm khi nhận tiền của mình. Do đó đa số các nhà mình mua đều do chủ về già bán và cho vay lại. 


Đó là mua và bán nhà theo kiểu thông thường còn trên thực tế thì thiên hạ bán nhà, không cần phải làm 1031 Exchange mà không bị thuế. Đó là chuyện khác, rảnh sẽ kể.


Dạo này tiền lời xuống đến 3%, do đó chúng ta nên mua nhà vì quá rẻ. Trong lịch sử Hoa Kỳ, chưa bao giờ có vụ này. Mua nhà để đó đến 30 năm sau. Đợi thiên hạ mua nhà với tiền lời 3%, nhảy ra mua của họ lại là vui vẻ một đời.

 

Nhs

Mua nhà để trả tiền cho con học đại học

 

Nhớ dạo thằng con mới ra đời, vợ mình nghe bạn bè, mở một trương mục để dành tiền cho nó đi học đại học sau này. Dạo ấy, mình ngây thơ theo tục lệ truyền thống Việt Nam, để vợ quán xuyến tiền bạc.

 

Vợ mình bỏ vào quỹ đại học $3,000. Dạo ấy một gallon xăng chỉ có $1, nay là $3 nên độ $10,000. Một khoản tiền khá nhiều. Mình nhớ là bỏ vào American Funds. Cứ mỗi năm, thấy tiền càng ngày càng xuống, muốn rút ra không được đến mấy năm sau, thiên hạ kiện quá cở nên họ dẹp cái Fund này và được hoàn tiền lại đâu $1,200.

 

Sau này, mình đi học trùng tu về tài chánh sau những ngày lao động vinh quang. Năm 1998, con gái ra đời thì  chính phủ cho xuất hiện chương trình quỹ Coverdell ESA (Education Savings Account) nhằm giúp cha mẹ đầu tư, giảm thuế cho con đi học đại học sau này. 


Quỹ này tương tự chương trình 529, chỉ được bỏ mỗi năm $500, 18 năm $9,000 trong khi Coverdell ESA thì được bỏ $2,000/ năm. Một loại quỹ đầu tư cho con nít để sau này, có thể sử dụng để trả các chi phí học đường. Hình như sau này, ít công ty tài chánh nhận mở quỹ này nữa. Quốc hội đang tìm cách xoá quỹ này vì đám nhà giàu sử dụng rất nhiều.

 

Mình để dành 10 năm cho 2 đứa con trong một cái fund của T.Rowe Price, ($2,00/ năm) lên như diều nên sau 10 năm, từ $20,000 bỏ vào, lên đâu gấp đôi. Đi seminar thì họ cho biết, nhà cửa sắp xuống, nên cẩn thận. Mình chuyển tiền qua Money Market để đợi tình hình.

 

Năm 2008, nhà cửa xuống thiên hạ bị tịch thu nhà. Năm 2009, mình chạy ra Riverside, mượn tiền từ quỹ của 2 đứa con ra mua cho hai đứa hai cái nhà. Mỗi cái $50,000, tiền thuê nhà $1,250/ tháng. Xây nhà giá rẻ lắm thời đó cũng $100,000 chưa kể tiền đất.

 

Đến khi con đi học thì mình để chúng mượn tiền chính phủ thêm được học bổng của tiểu bang Cali. Nay chúng đi làm, mình sẽ chuyển tên qua cho hai đứa con hai căn nhà, để khấu trừ thuế. Sau 1 năm, chúng sẽ tái tài trợ lại căn nhà, lấy tiền trả tiền nợ mượn đi học.


Con trai nợ đâu $30,000 tiền mượn học đại học còn con gái thì $60,000.

 

Mình xem tiền lời là 6.15% trong khi mượn tiền nhà dạo này là 3.175%, gần như phân nữa. Chúng đang làm đơn xin gom tất cả các nợ lại và hạ tiền lời. Nếu được mình sẽ kể sau.

 

Làm tính xem:

Mua nhà giá: $50,000

Giá hiện tại: $350,000

Cho thuê $1,200/tháng từ 10 năm qua: $144,000

Nếu chúng tái tài trợ thì sẽ rút được một số tiền khá lớn độ $240,000. Trả số tiền nợ mượn đi học vì mỗi năm chỉ được khấu trừ thuê có $3,000. Còn lại có thể mua một hay 2 căn khác.

 

Vấn đề là khi có quỹ Coverdell thì khó xin được học bổng nên khi thằng con vào đại học, mình chuyển hết tiền của quỹ thằng con qua quỹ của em nó. Khi con gái vào đại học thì phải rút ra hết. Nếu được làm lại mình sẽ thành lập một quỹ này cho một đứa cháu, để chuyển tiền sang và cứ tiếp tục nhồi lên đến mấy đời sau mà không bị thuế như đám Romney, Kennedy, Bush,.. làm.

 

Đó là bài học đau thương mà mình đã học. Sau này, đi học tên luật sư chuyên về thuế, dạy cách chuyển sang cho cháu thay vì rút ra, mới thấy mình ngu. Nay thì con lớn hết rồi, không làm lại được. Thành lập quỹ này từ 1-18 tuổi và năm 30 tuổi phải lấy ra. Chúng ta có thể làm tương tự với Health Savings Account (HSA), để dùng tiền đó trả bảo hiểm y tế khi về hưu. Hình như mình có kể rồi, tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình.

 

Đợi khi nào có cháu ngoại, cháu nội, mình sẽ làm lại. Hy vọng chúng không bỏ chương trình này, biết đâu chính phủ lại tìm ra chương trình khác khá hơn cho dân chúng để dành tiền, không bị thuế.


 

Nhs

Cha con nói chuyện về tài chánh

Cách đây đâu 15 năm, mình nghe lời một ông bạn già, trả tiền cho hai đứa con $50 để đọc cuốn sách “Rich Dad Poor Dad “ của ông Robert Kiyosaki, để bố trí tư tưởng chúng về tài chánh, trước khi lao vào cuộc sống tiêu thụ tại Hoa Kỳ. Đọc xong phải tóm tắt lại cho mình những gì chúng đọc mới được $50. Mình có cho thằng con đi học khoá về căn bản tài chánh với mình nhưng nó ngồi như bò đội nón. 

 

Tuy vậy nó có nói chuyện với nhiều người già, động viên nó nên chuẩn bị, đầu tư khi còn bé thay vì đợi đến 50, 60 tuổi đầu như họ mới khám phá ra về tài chánh. Nhờ đó mà những năm tháng đại học chúng không tiêu pha nhiều. Hỏi bố trước khi mua sắm.

 

Nay chúng ra trường đi làm nên bố con có dịp nói chuyện nhiều hơn về tài chánh. Khi xưa, mình thích nói chuyện với chúng về tài chánh nhưng mẹ chúng cứ cấm cản. Lý do là đi theo mẹ mua sắm, mẹ chúng kêu rẻ quá, chúng lại nói mẹ phải đi làm gấp đôi, đóng thuế mới mua được giá này khiến mẹ chúng nổi khùng, chửi mình.

 

Có thằng cháu, làm việc ở New York, email hay điện thoại hỏi mình về đầu tư. Nó đi làm, để dành tiền rồi hỏi mẹ nó thì mẹ nó kêu gọi chú Sơn. Mình nói nó là đừng bao giờ nghĩ làm giàu rất nhanh. Cứ từ từ, chịu khó để dành tiền rồi từ từ mình sẽ chỉ nó. Đừng có nhảy vào chơi Stocks là bay hết. Mình kêu nó làm một trương mục hưu trí Roth_IRA, rồi từ từ mình sẽ giải thích. 

 

Thằng con mình thì đi làm tuy lương không cao lắm vì mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nhưng nhờ đọc RD PD nên mỗi tháng, nó bỏ ra 10% tiền lương để dành vào Roth-IRA, rồi tính chuyện tiêu pha. Chính phủ gửi cho cái ngân phiếu $1,200 vì Corronavirus, nó bỏ hết vào quỹ hưu trí, thay vì mua game. Thấy thương. Nó mà tiếp tục như vậy thì sửa này cô nào lấy nó khoẻ đời.

 

Nếu mình upload hay nó download được sự hiểu biết của mình thì chắc sau này sẽ khá. Gái gú thì nó không lo, chỉ có mẹ nó muốn kiếm con dâu nên hay mai mối với đám bạn của mụ vợ. Nó cứ lo đọc sách về tài chánh. Đó là dấu hiệu tốt vì khi xưa, bằng tuổi nó mình chỉ lêu bêu đầu đâu.

 

Nay em gái nó cũng bắt đầu đi làm nên chắc mình sẽ kiếm nhà mua để hai anh em, đứng tên cho thuê để khấu trừ tiền lương, tập dần con đường tài chánh, tạo dựng tương lai.

 

Cuối tuần mình hay kêu nó đi lên vườn để cha con có thời gian nói chuyện trong xe. Để kiểm nghiệm về gốc bần cố nông của nó. Được cái là khi mình nói về cái gì nó tìm tài liệu đọc rồi hỏi lại mình.

 

Hôm qua nó hỏi về Self-directed Roth-IRA. Mình giải thích là khi mình mở một trương mục hưu trí thì cần phải có một “Custodian” , một pháp nhân có bằng hành nghề để giữ tiền của mình, mình không được đụng đến. Lý do tiền mà qua tay của mình thì phá lệ quy của quỹ hưu trí, sẽ bị phạt và đóng thuế. Thông thường người ta dùng các công ty như Vanguard, Merryl Lynch,… các công ty bắt mình đầu tư theo họ và lấy Huê Hồng rất nhiều.

 

Còn Self-directed Roth-IRA hay IRA là do mình tự chọn đầu tư vào địa ốc, cho vay thay vì mua stocks hay mutual funds, miễn không phi pháp thôi nhưng phải cần một custodian, công ty này chỉ làm theo mệnh lệnh của mình. Thí dụ: ông Steve cần tiền, muốn bán cho bố 1 acre đất của ông ta với giá $10,000. Bố kêu custodian, nói là muốn mua 1 acre đất của Steve và làm giấy tờ. Ông Steve ký sang tên miếng đất sang cho trương mục Roth-IRA của bố. Custodian của bố gửi $10,000 cho ông Steve.

 

5 năm sau, ông Steve muốn mua lại miếng đất để xây tổ uyên ương với bà vợ mới. Bố bán lại với giá $20,000. Ông ta làm giấy tờ custodian của Roth-IRA của bố sang tên sang cho ông Steve, ông Steve gửi tiền cho Custodian. Vì đầu tư Roth-IRA nên bố không bị đóng thuế. Đưa giấy tờ để giải thích thường vụ này cho nó. Xong om

 

Nói như vợ mình là đầu độc mấy đứa con về tài chánh từ bé. Đi xe, mình cũng cho chúng nghe những cassette hay CD về tài chính nên dần dần chúng quen nên nay cũng bớt lo vì mình thấy mấy đứa cháu, đi làm xài sang, không chịu để dành tiền mua nhà. 

 

Tiền bạc là một trong những thứ quan trọng nhất trong đời nhưng người ta hay lánh xa, không chịu tìm hiểu. Họ lại cấm con nít biết về tài chính làm như biết về tài chánh là một tội lỗi nên vợ mình hay cấm mình nói hay dạy cho con về tài chính.

 

Nếu trang bị được những căn bản về tài chính khi chúng bắt đầu ra đời, sẽ là một lợi điểm. Tháng 9 này mình sẽ cho chúng đi học khoá căn bản về tài chánh lại. Nay chúng đi làm nên chắc chắn sẽ hiểu thêm. Chỉ vái trời thôi nhiều khi chúng điên điên, có bạn gái xúi mượn tiền thẻ tín dụng xài cho sướng rồi ôm hận về lâu về dài.


 

Xong om

Nhs

 

Trồng cây nhớ FDR

Mỗi lần đi dã ngoại, leo núi các công viên quốc gia, mình rất ngạc nhiên khi thấy các đường mòn được xây cất kỹ lưỡng từ chân núi lên đến đỉnh núi nên thắc mắc vì sao Hoa Kỳ có thể làm được những việc như vậy, giá vào cửa công viên không bao nhiêu nhất là về hưu thì trả một vé đi cả đời.

 

Tò mò mình hỏi mấy tên bạn Mỹ thì chúng cười, bảo là nhờ CCC, binh đoàn của FDR khi xưa, kiểu Thanh Niên Xung Phong của Hà Nội, chỉ có khác là ở Hoa Kỳ được trả lương để làm những việc này nên vẫn còn mãi đến ngày nay.

 

Cách đây 100 năm, Hoa Kỳ lâm vào tình trạng kinh tế suy thoái mà người ta hay gọi “Greater Depression”. Dạo ấy, Hoa Kỳ có đến 25% thất nghiệp nhất là thời ấy, đa số phụ nữ chưa đi làm, ở nhà lo quán xuyến việc gia đình và nuôi con.

 

Năm 1933, tân tổng thống Franlkin Rooselvelt trong bài diễn văn nhậm chức, đưa ra chương trình, tạo công ăn việc làm cho giới trẻ, đã mất niềm tin vào tương lai trong cuộc khủng hoảng tài chánh. Chương trình đã đang được thử nghiệm tại tiểu bang California và Pennsylvania, mướn các thanh niên để trồng cây, bảo vệ môi trường.

 

Ngày 31 tháng 3 năm 1933, tân tổng thống ký đạo luật Federal Unemployment Relief Act, mướn các thanh niên độc thân, khỏe mạnh, sau này được gọi là Civilian Conservation Corps hay CCC.

 

Thanh niên được tuyển mộ, đa số là ít học, được trả $30/ tháng, $25 được gửi thẳng đến gia đình. Họ sống trong các trại như lính, tuân theo các luật lệ nhà binh và cách biệt chủng tộc. Dạo ấy người da đen chưa được bình đẳng như ngày nay.

 

Vào năm 1935, CCC thu nhận trên 500,000 thanh niên, làm việc rãi rác trên 2,600 công trường khắp nước mỹ. Chương trình này được biến dần vào năm 1942 khi các thanh niên Hoa Kỳ được tuyển mộ vào quân đội để tham chiến đệ nhị thế chiến.

 

Trong vòng 9 năm, ccc đã đạt được mục đích, tạo công ăn việc làm cho một thế hệ trẻ, mất niềm tin vào tương lai, khai sáng lại tương lai hoặc đã gục ngã ở chiến trường âu châu và á châu. Chương trình này đã tái tạo lại thiên nhiên đã bị phá huỷ do nạn phá rừng để làm ruộng.

 

Khi tổng thống FDR còn trẻ, ông ta được chỉ định, chăm sóc đất đai của gia đình tại Hyde Park, New York. Đất của gia đình bị xói mòn nên ông ta quyết định trồng mấy ngàn cây. Sau này, đắc cử thống đốc tiểu bang New York, ông cho trồng rừng và mua các nông trại để biến thành rừng lại.

 

Hoa Kỳ có nhiều rừng nhưng nạn lâm tặc, chặt cây vô tội vạ đã làm 800 triệu mẫu rừng biến mất, chỉ còn lại độ 100 triệu mẫu vào năm 1933. Do đó, trồng cây lại không những để tạo công ăn việc làm mà còn để chống xoi mòn, tạo nên các biến đổi môi trường như Dust Bowl. Có dịp mình sẽ kể vụ này, để thấy hậu quả sự tàn phá môi trường khi chặt cây vô tội vạ. Mình thấy Đàlạt te tua, còn nghe nói vùng Bắc Giang nay không còn cây. Vô nhà thiên hạ thấy họ ngồi chễm chệ trên những cái ghế trạm trổ bằng gỗ, không có giá trị nghệ thuật mà thương cho núi rừng và con cháu sau này sẽ gánh chịu sự sa mạc hoá như Trung Cộng đang gặp phải ở các vùng phía Bắc.

 

Từ năm 1933 đến 1942, trong vòng 9 năm, chính phủ Hoa Kỳ đã cho trồng hơn 3.5 tỷ cây, phân nữa được xem là trồng rừng lại sau khi bị lâm tặc chặt cây, phá rừng vô tội vạ trong suốt mấy thập kỷ. Ngoài trồng cây, họ còn tỉa chặt bớt các cây để tránh nạn cháy rừng, tàn phá. Nhờ đó mà ngày nay, các ty kiểm lâm có thể kiểm soát rừng một cách chặt chẻ hơn.

 

Ngoài ra chương trình còn xây dựng được 711 công viên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong đó có 2 công viên nổi tiếng là Yellowstone và Yosemite. Tuy đã được thành lập ở thế kỷ trước nhưng đã được làm lại với các con đường mòn giúp du khách leo trèo. Nếu ai chưa viếng hai công viên này thì nên đi trước khi chân đi phải chống gậy. Nói vậy chớ có nhiều tiểu bang vẫn chưa có công viên tiểu bang. Ngày nay đi chơi, phải nhớ ơn ông FDR như ở Việt Nam họ có khẩu hiệu trồng cây nhớ Bác.

 

CCC có trên 2 triệu nhân công, tạo dựng các công viên liên bang và tiểu bang. Mình có mấy người bạn đến thăm từ Âu châu, họ thầm phục Hoa Kỳ qua các công viên này. Tổng cộng có 194 trại cho nhân công ăn ở làm ăn việc trong 94 công viên quốc gia và 697 trại CCC để thực hiện 881 công viên tiểu bang và địa phương.

 

Có 2 công viên quốc gia hoàn toàn được thành lập do CCC: Great Smoky Mountains National Park ở vùng biên giới tiểu bang North Carolina và tiểu bangTennessee, và Big Bend National Park ở Texas.

 

Trong 9 năm này, nạn cháy rừng tại Hoa Kỳ giảm thiểu nhiều nhất vì có các đội nhân công của CCC làm việc tại đây. Mỗi năm, nạn cháy rừng tại Hoa Kỳ rất nhiều vào mùa khô. Cali bị rất nặng vì thiên hạ phá rừng để xây nhà cửa.

 

Tính ra các nhân viên cứu hoả đã bỏ trên 6.5 triệu ngày trong vòng 9 năm để dập tắt lửa rừng, xây dựng trên 3,000 trạm quan sát lửa cháy. Để phòng nạn cháy rừng, họ cho xây các con đường mòn, để xe chửa lửa có thể vào, các trạm điện thoại để lính cứu hoả có thể liên lạc với nhau.

 

Sau bao nhiêu năm sử dụng đất đai vô tội vạ, chặt cây rừng để làm nông trại, tạo những biến đổi môi trường như đất lỡ, tạo nên những mối nguy cho các đất canh tác. Sở Soil Conservation Service được nha kiểm lâm chọn để thành lập các chương trình để bảo vệ đất mòn, đảo lỡ trên 44 tiểu bang Hoa Kỳ.

 

Họ cho trồng cây để tạo thành những vùng chắn gió và giữ đất. Đổi hướng nước chảy về các vùng canh tác. Quan trọng nhất là họ hướng dẫn nông dân các kỹ thuật mới để bảo vệ đất, nhằm giúp cho canh tác được màu mỡ hơn.

 

Có lẻ cách mà ty kiểm lâm làm hay nhất là tạo nhưng vùng đất bằng của những vùng đất đồi núi để giữ nước, giảm nước chảy mất. Họ đã thực hiện được 30,000 dậm đát bằng, giúp hàng ngàn thanh niên học được kỹ thuật mới, giúp họ tìm kiếm việc làm khi trở về quê quán.

 

Vào những năm 1920, Hoa Kỳ chưa có các trạm trượt tuyết. Nhớ CCC, đã thành lập được một trạm trượt tuyết đau tiên tại tiểu bang Vermont.

 

Ông Perry Merrill, nhân viên kiểm lâm đã học ngành này ở Thuỵ Điển, ông ta muốn đem môn trượt tuyết này về Hoa Kỳ. CCC cho ông ta 25 người để cưa cây, tạo dựng một bãi trượt tuyết ở Hoa Kỳ.

 

Dần dần người Mỹ thích một thể thao này và các khu nghỉ dưỡng trên núi với các đường mòn trượt tuyết được thành lập khắp nước mỹ.

 

Tuần vừa rồi, ở Việt Nam có xẩy ra vụ chặt đốn mấy cây Phượng, tiêu biểu những cuộc tình ở tuổi học trò vì khi hè về thì hoa này mới nở. Nghe nói mưa to gió lớn thì có một cây Phượng bị ngã, đè chết một học sinh hay  hai. Rồi từ đó các trường khắp nơi cho đón hết mấy cây trong sân trường, để che nắng cho học sinh khi ra chơi. Kinh

 

Mò mò thì thấy có ông nguyễn Ngọc Huy nào viết về rừng ở Việt Nam bị đốn gần như hết. Xem bản đồ. Kinh

Về Đàlạt thăm gia đình là mình thấy hoảng khi ra ngoại ô Đàlạt, thấy cây bị chặt như gần hết, để được thay thế với mấy nhà che nylon trồng rau.

 

Trong bài “Diện tích rừng bị mất ở Việt Nam trong 20 năm qua: Sốc!” của Nguyễn Ngọc Huy được đưa trên mạng với nhiều bản đồ. 

 

Xem bản đồ thì thất kinh vì Hà Nội quá giỏi. Khi xưa, thời kỳ chiến tranh, quân đội Hoa Kỳ thả biết bao nhiều là chất khai quang mà rừng Việt Nam không chịu chết. Nay từ năm 2000 đến nay xem như 20 năm, Hà Nội cho chặt hết cây rừng Trường Sơn. Không còn ai bắt võng ở đầu Trường Sơn. Vậy là mất cơ hội kiện Hoa Kỳ vụ thuốc khai Quang.


 

Rừng nguyên sinh bị mất hết thì khí hậu ở Đàlạt mà nóng, thêm nước không được giữ lại nên các trận bão  lụt càng ngày càng nhiều. Mình chứng kiến khi ghé Hội An lần về trước. Chán Mớ Đời 

 

Thời Xuân Thu, có ông Quản Trọng đưa ra kế sách:

Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc;

Thập niên chi kế mạc như thụ mộc;

“Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”

 

(Kế một năm không gì bằng trồng lúa

Kế mười năm không gì bằng trồng cây;

Kế trăm năm không gì bằng trồng người)

 

Hà Nội ngày nay có kế sách kế 10 năm không gì bằng chặt cây. Chán Mớ Đời 

 

Nhs